Nước ta là một nước giáp biển, có đường bơ biển tương đối dài (3260 Km), nguồn
hải sản phong phú và đa dạng về cả số lượng và loài (số liệu). Do đó ngành đánh bắt thủy
hải sản đã ra đời từ rất sớm, các ông cha ta trước kia đã đánh bắt thủy sản bằng những
ngư cụ, ngư thuyền thô sơ, nên không thể ra xa bờ biển đánh bắt được, làm cho nguồn
thủy sản ven bờ cạn kiệt dần và nhiều loài có nguy cơ tiệt chủng (số liệu).
Trước tình hình đó, ngày 9 tháng 6 năm 1997, Chính phủ nước ta ra Quyết định số
393/TTg đề ra chương trình phát triển đánh bắ xa bờ nhằm khai thác nguồn lợi thủy sản
ngoài khơi xa còn nhiều, tránh việc khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản ven bờ mà làm
tiệt chủng nhiều loài sinh vật quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Hiện nay sản lượng hải sản
khai thác cho phép ngoài khơi ở nước ta ước tính khoảng 1,1 triệu tấn, còn sản lượng cho
phép khai thác gần bờ khoảng 600 ngàn tấn. Nhưng hiện nay, sản lượng khai thác gần bờ
lại là 1,1 triệu tấn, còn khai thác xa bờ chỉ đạt 600 ngàn tấn, thật là một nghịch lí?
10 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2746 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Đánh giá hiệu quả của chương trình phát triển đánh bắt xa bờ của ngành thủy sản Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM
Khoa Thủy Sản
Môn: Thủy Sản Đại Cương
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Văn Tư
Chuyên đề báo cáo:
Đánh giá hiệu quả của chương trình phát triển
đánh bắt xa bờ của ngành thủy sản Việt Nam
Họ và tên sinh viên: Châu Văn Mạnh
Lớp: DH09CT
MSSV: 09117102
Thủy sản Đại Cương
Châu Văn Mạnh – DH09CT - 09117102 Trang - 2 -
Bài làm:
1. Giới thiệu:
Nước ta là một nước giáp biển, có đường bơ biển tương đối dài (3260 Km), nguồn
hải sản phong phú và đa dạng về cả số lượng và loài (số liệu). Do đó ngành đánh bắt thủy
hải sản đã ra đời từ rất sớm, các ông cha ta trước kia đã đánh bắt thủy sản bằng những
ngư cụ, ngư thuyền thô sơ,… nên không thể ra xa bờ biển đánh bắt được, làm cho nguồn
thủy sản ven bờ cạn kiệt dần và nhiều loài có nguy cơ tiệt chủng (số liệu).
Trước tình hình đó, ngày 9 tháng 6 năm 1997, Chính phủ nước ta ra Quyết định số
393/TTg đề ra chương trình phát triển đánh bắ xa bờ nhằm khai thác nguồn lợi thủy sản
ngoài khơi xa còn nhiều, tránh việc khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản ven bờ mà làm
tiệt chủng nhiều loài sinh vật quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Hiện nay sản lượng hải sản
khai thác cho phép ngoài khơi ở nước ta ước tính khoảng 1,1 triệu tấn, còn sản lượng cho
phép khai thác gần bờ khoảng 600 ngàn tấn. Nhưng hiện nay, sản lượng khai thác gần bờ
lại là 1,1 triệu tấn, còn khai thác xa bờ chỉ đạt 600 ngàn tấn, thật là một nghịch lí?
2. Mục tiêu chương trình:
Chương trình phát triển đánh bắt xa bờ do chính phủ ban hành năm 1997 nhằm bảo
vệ sự đa dạng sinh học biển, đảm bảo nguồn hải sản cho việc đánh bắt lâu dài, phát triển
bền vững kinh tế thủy sản Việt Nam, đồng thời phát triển hết mức thế mạnh tiềm tàng của
ngành thủy sản mà thiên nhiên đã ưu đãi cho nước ta. Ngoài ra chương trình này còn giải
quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động, cung cấp nguồn nguyên liệu cho
các nhà máy chế biến thủy sản, tăng GDP cho quốc gia,…
3. Nội dung và giải pháp của chương trình:
a. Từ năm 1997 trở đi, nhiều quyết định của Chính phủ được ban hành
nhằm hổ trợ dự án đánh bắt xa bờ.
Năm 1997: Quyết định 393/TTg ngày 9 tháng 6 của Thủ tướng ban hành về quy
chế vay vốn, không phải lập dự án tiền khả thi, không thế chấp bằng vốn của chủ đầu tư,
không đấu thầu và vốn đối ứng bằng nửa quy định (15%). Thời hạn vay 7 năm, lãi suất
0,81%/tháng, gia hạn 2 năm.
Năm 1998: Thủ tướng ban hành quyết định số 159 quy định mức lãi suất theo ưu
đãi của vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch của nhà nước, do Thủ tướng quy định hàng
năm (mức này thấp hơn 0,81%/tháng).
Thủy sản Đại Cương
Châu Văn Mạnh – DH09CT - 09117102 Trang - 3 -
Năm 2000: Thủ tướng ra quyết định 94 gia hạn thời hạn vay lên 10 năm.
Tháng 5/2003: Thủ tướng lại ra tiếp quyết định số 89 hạ lãi suất vay vốn xuống còn
5,4%/năm, kéo dài thời hạn vay lên 12 năm.
b. Một số địa phương nhờ có chương trình này mà bà con ngư dân vươn
lên làm giàu:
Chương trình đánh bắt xa bờ đã đạt hiệu quả khả quan và được bà con ngư dân
hưởng ứng tích cực. Chương trình này không những đem lại lợi nhuận kinh tế cao mà còn
góp phần bảo vệ nguồn lợi hải sản phục vụ phát triển kinh tế lâu dài và bền vững. Tuy
nhiên, nếu thiếu sự hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật,... thì chương trình khó
phát triển bền vững được.
Cuối năm 1997, Chính phủ ban hành chính sách cho ngư dân vay vốn đóng tàu
đánh bắt xa bờ. Tính trên phạm vi cả nước, từ khi có chương trình đến nay, Nhà nước đã
đầu tư cho ngư dân hơn 1.000 tỷ đồng.
Riêng ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, trong vòng 7 năm kể từ khi bắt đầu triển khai dự
án, ngành thủy sản đã thẩm định và trình lên UBND tỉnh phê duyệt 83 dự án đóng mới 83
chiếc tàu công suất từ 450CV/chiếc trở lên, trị giá 75,169 tỷ đồng. Bên cạnh đó, bằng
nguồn vốn của mình, bà con ngư dân trong tỉnh còn đầu tư thêm gần 1500 tỷ đồng để
đóng mới 1117 tàu thuyền đánh bắt hải sản xa bờ có công suất lớn, nâng tổng số tàu
thuyền có khả năng đánh bắt xa bờ của tỉnh lên 2131 chiếc với tổng công suất hơn
483000CV.
Do làm ăn đạt được hiệu quả cao, hiện
nay các hộ vay vốn trong chương trình phát
triển đánh bắt xa bờ đã trả nợ được 30 tỷ đồng,
chiếm 40% tổng vốn được vay (trong khi đó tỷ
lệ này ở các tỉnh khác như Tiền Giang, Kiên
Giang, Bình Thuận… chỉ đạt từ 10% đến 15%
tổng vốn vay). Sản lượng đánh bắt hải sản cao
không những mang lại lợi nhuận cho bà con
ngư dân mà còn thúc đẩy ngành chế biến hải
sản đạt kim ngạch xuất khẩu năm sau cao hơn
năm trước. Năm 1997, kim ngạch xuất khẩu của
ngành chế biến chỉ đạt 34 triệu USD thì năm
2004 đã tăng lên 126 triệu USD.
Gia đình anh Võ Minh Tuấn, ngụ ở ấp Tân Phước, xã Phước Tỉnh, huyện Long
Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 10 chiếc tàu đánh bắt xa bờ. Anh cho biết: Hiện nay, gia
Đánh bắt xa bờ hiện đang được quan
tâm nhằm khai thác tiềm năng từ biển khơi.
Thủy sản Đại Cương
Châu Văn Mạnh – DH09CT - 09117102 Trang - 4 -
đình anh thường đi đánh bắt cách xa bờ từ 320 đến 400 hải lý mới có cá. Bình quân một
chuyến đi phải mất khoảng 40 ngày với chi phí rất cao. Tuy sản lượng đánh bắt không
còn nhiều như ngày trước nhưng đối với tàu đánh bắt xa bờ vẫn có lời. Trung bình một
cặp tàu, sau mỗi chuyến đi trừ chi phí còn lời trên dưới 50 triệu đồng.
Ngoài ra còn có tập đoàn cổ đông của anh Nguyễn Trịnh, ở ấp Phước Hiệp, xã
Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có 10 chiếc tàu có công suất từ
150 đến 180CV, trong đó có 2 chiếc có công suất lớn 450CV/chiếc. Theo anh Trịnh:
những tàu công suất dưới 180CV hiện làm ăn không đạt hiệu quả do đánh bắt gần bờ
không vươn ra khơi xa được. Tất cả các cổ đông chỉ trông chờ vào hiệu quả của cặp tàu
công suất lớn 450CV/chiếc. Do đánh bắt hải sản ở ngư trường xa nên một chuyến đi biển
của cặp tàu lớn đạt sản lượng bình quân 90 tấn. 10 tháng đầu năm 2004, doanh thu của
cặp tàu lớn này là 2,3 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận đạt 200 triệu đồng.
Rõ ràng chương trình đánh bắt xa bờ của Nhà nước đã đạt được những kết quả khả
quan, được bà con ngư dân trong tỉnh hưởng ứng tích cực. Nhờ chương trình này mà
nhiều hộ ngư dân trong tỉnh giờ đây đã có trong tay vài ba cặp tàu công suất lớn, trang bị
máy tầm ngư, máy đo độ sâu, thiết bị thông tin liên lạc trên biển với đất liền và giữa các
con tàu với nhau. Chương trình này còn mang ý nghĩa chiến lược về các mặt kinh tế – xã
hội và an ninh quốc phòng, vừa bảo vệ được nguồn hải sản ven bờ và khai thác tốt hơn
tiềm năng tài nguyên vùng biển khơi của Tổ quốc.
Theo đánh giá của ngành thuỷ sản, hiệu quả sản xuất của các con tàu hoạt động xa
bờ trong thời gian qua rất khả quan. Nhờ số lượng tàu thuyền này, sản lượng khai thác hải
sản hàng năm của tỉnh đạt ở mức cao. Nếu như, năm 1997, sản lượng khai thác chỉ đạt
95.200 tấn, năm 2004 đã tăng lên 190.000 tấn. Chương trình đánh bắt hải sản xa bờ còn
tạo việc làm ổn định cho 7.500 lao động trực tiếp trên biển.
4. Những bất cập gập phải của dự án phát triển đánh bắt xa bờ:
a. Các dự án ma:
44 dự án đóng mới tàu đánh bắt xa bờ được Chính phủ đầu tư cho tỉnh Quảng
Nam với tổng số tiền gần 52 tỷ đồng đã không mang lại hiệu quả. Nhiều chủ dự án còn
cấu kết với cán bộ rút tiền, sử dụng sai mục đích. Trong
tổng số 44 dự án, có 4 chủ dự án không tổ chức sản xuất
mà cho thuê tàu sử dụng vào mục đích riêng nên không
trả nợ vay; 9 dự án khác sau khi đã rút tiền từ ngân hàng
sắm ngư cụ hơn 2,6 tỷ đồng, đã đem bán lấy tiền đầu tư
vào các ngành nghề khác và thua lỗ.
Thủy sản Đại Cương
Châu Văn Mạnh – DH09CT - 09117102 Trang - 5 -
Ngoài ra, hai tàu của chủ dự án Trần Trúc (xã Tân An, Hội An) và ông Nguyễn
Văn Đua được Nhà nước đầu tư gần 2 tỷ đồng đã nằm bờ từ tháng 12/2002 đến nay,
nhưng cơ quan chức năng không hề hay biết.
Tính từ thời điểm năm 1997, các dự án đánh bắt xa bờ đồng loạt khởi động Đến
nay là 1338,6 tỉ đồng, vốn vay ưu đãi đã được giải ngân, 1362 con tàu lớn trên 90CV đã
ra đời tại 28 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, kết quả thu được là “ngư dân nợ nần lo lắng, Nhà
nước lo mất vốn đầu tư còn biển bạc thì vẫn ở dạng tiềm năng. Đến thời điểm 30-9-2003
vừa qua, mới thu được 104 tỷ đồng nợ gốc và 38 tỷ đồng nợ lãi, bằng 15% số nợ phải thu
hồi. Tổng dư nợ còn tới hơn 1233,5 tỷ đồng, trong đó 385,8 tỷ đồng nợ quá hạn. Theo số
liệu của Quỹ Hỗ trợ phát triển, tổng dư nợ Quỹ này cho chương trình ĐBXB vay là 994 tỉ
đồng, tỉ lệ nợ khó đòi chiếm 87%.
b. Giá dầu tăng cao làm các ngư dân phải chao đão, Chính phủ phải
giúp đỡ vốn:
Khảo sát của Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản - Cục KT&BVNLTS
(Bộ NNPTNT) trong tháng 2/2008 - thời điểm giá dầu tăng thêm 3.400 đ/l dẫn đến chi
phí cho nhu cầu phục vụ chuyến biển đều tăng mạnh trong khi giá sản phẩm hải sản lại
tăng không đáng kể. Sự chênh lệch này khiến thu nhập của chủ tàu cũng như người lao
động trên tàu giảm rất mạnh dẫn đến thực tế là một loạt các đội tàu lưới kéo tại các tỉnh
trọng điểm như Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang và Cà Mau phải nằm bờ.
Không chỉ đối với riêng đội tàu lưới kéo, khảo sát của Cục KT&BVNLTS cũng
cho thấy một loạt đội tàu làm nghề vây rút chì, câu mực, lưới rê thu ngừ và nghề câu cá
ngừ đại dương cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi giá dầu tăng cao.
Trước những khó khăn này, Bộ NNPTNT chính thức có văn bản đồng ý với quan
điểm hỗ trợ giá dầu của Bộ Tài chính trong việc xây dựng chính sách hỗ trợ hoạt động
khai thác và coi đây là biện pháp cần thiết trong điều kiện giá dầu tăng cao như hiện nay
. Ước tính với 14.000 tàu có công suất trên 90CV, tổng mức hỗ trợ hàng năm cho
đội tàu đánh bắt hải sản sẽ lên tới 1.120 tỉ đồng.
Một giải pháp quan trọng khác, theo ông Phạm Ngọc Tuấn, ngư dân cần chuyển
đổi nghề từ khai thác tiêu tốn nhiên liệu (nghề lưới kéo) sang nghề tiêu tốn ít nhiêu liệu
hơn và đem lại hiệu quả khai thác cao hơn như các nghề câu, rê và vây.
c. Tình trạng hối lộ, tham nhũng con diễn ra
Nhiều bà con ngư dân đều cho rằng dự án đánh bắt xa bờ chỉ dành cho những chủ
dự án “chịu chơi”, hoặc bà con thân thích của lãnh đạo địa phương. Tại xã Điện Ngọc,
hai người được chọn làm chủ dự án là ông Huỳnh Thanh Lương - công an xã và ông
Thủy sản Đại Cương
Châu Văn Mạnh – DH09CT - 09117102 Trang - 6 -
Nguyễn Thế Dũng - công nhân lái xe lửa. Cả hai ông này không hề biết nghề đi biển
nhưng lại được chủ tịch UBND xã Điện Ngọc Nguyễn Hữu Nhất chọn mặt gửi... dự án.
Hàng chục dự án khác tại các xã Bình Dương (Thăng Bình), Tam Giang, Tam
Quang, Tam Hải (Núi Thành) không đưa ra xét chọn công khai trong dân, mà lãnh đạo
các địa phương này âm thầm đưa dự án cho bà con thân thích hoặc bạn bè của mình.
Công đoan hoàn tất hồ sơ cũng có vấn đề khi mà lật lại hồ sơ hai dự án của ông
Phạm Phúc Quốc và ông Phạm Văn Hà - hai chủ dự án ở hai xã khác nhau nhưng có dự
án giống hệt nhau, thậm chí đến lỗi chính tả cũng sai giống nhau. Và hơn thế nửa, khi
thẩm tra, ông Võ Văn Thanh, Nguyên giám đốc Sở Thủy sản, không hề tiến hành kiểm
tra thực tế cũng như rà soát lại các đối tượng, cứ nhắm mắt ký bừa. Khi hồ sơ được phê
duyệt, các chủ dự án bắt đầu thực hiện công đoạn rút tiền từ ngân hàng. Tại Ngân hàng
Đầu tư và phát triển và Quỹ hỗ trợ phát triển Quảng Nam, chứng từ đưa vào thanh toán
không phù hợp với thời gian triển khai thực hiện, các chủ dự án rút lượng tiền mặt lớn, hồ
sơ thiết bị máy móc không đầy đủ, đơn vị ký hợp đồng bán máy không có chức năng kinh
doanh mua bán máy thủy... nhưng vẫn được lãnh đạo các ngân hàng này cho chuyển tiền
thanh toán hàng tỷ đồng. Các chủ dự án còn “đi đêm” với các đơn vị cung cấp ngư lưới
cụ, cơ sở đóng tàu..., kê khống nâng giá trị hợp đồng lên để rút tiền.
Hiện tổng nợ gốc của các dự án đánh bắt xa bờ ở Quảng Nam hơn 51,9 tỷ đồng,
mới thu hồi 4,8%, tỷ lệ thu lãi đạt 2,96% và tất cả chủ dự án đều nợ quá hạn, không có
khả năng thanh toán.
5. Những nguyên nhân dẫn đến sự thành công cũng như thất bại của
chương trình phát triển đánh bắt xa bờ:
Bộ Thuỷ sản có văn bản tiếp thu kết luận của Thanh tra Chính phủ về dự án đầu tư
đánh bắt hải sản xa bờ. Bộ thừa nhận 5 khuyết điểm khi triển khai như: chọn chủ dự án
đầu tư trong nhiều trường hợp không đúng đối tượng; lập và phê duyệt dự án thiếu căn cứ
thực tế; đăng ký, quản lý tàu nhiều yếu kém và bất cập.
Bộ Thủy sản thừa nhận đã lựa chọn chủ dự án đầu tư nhiều trường hợp không
đúng đối tượng; lập, thẩm định xem duyệt các dự án đầu tư không chặt chẽ, không đủ các
điều kiện theo quy định.
Khi triển khai dự án, tại nhiều địa phương, chủ đầu tư được tập trung ưu tiên là các
HTX. Hầu hết số này được thành lập sau khi Chính phủ có chủ trương cho vay vốn ưu
đãi, nhằm xin tiếp nhận tiền đầu tư... Kiểm tra hơn 280 HTX tại 9 tỉnh, thành phố có gần
Thủy sản Đại Cương
Châu Văn Mạnh – DH09CT - 09117102 Trang - 7 -
265 cơ sở vừa mới thành lập so với thời điểm xét duyệt. Có những HTX đứng tên chủ dự
án nhưng thực tế việc quản lý, sử dụng tàu, tài sản của dự án là do cá nhân thực hiện. Lãi
họ hưởng nhưng lỗ và trách nhiệm trả nợ lại là HTX.
Một lý do nữa là việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án thiếu căn cứ thực tế. Hầu
hết dự án do cán bộ thủy sản địa phương lập hoặc do đơn vị tư vấn lập theo khuôn mẫu
có sẵn, sao chép giống nhau. Tại Thanh Hoá, toàn bộ các dự án đều giống nhau, dù
phương án kinh doanh của mỗi người vay khác nhau. Ở Bình Định, trong 35 dự án đầu tư
được lập năm 1998 nội dung được sao chép từ dự án lập năm 1997. Còn tại Cà Mau,
phần lớn hồ sơ không có giấy phép hành nghề, không có xác nhận của chính quyền địa
phương, đảm bảo ngư dân vay vốn để thực hiện dự án. Đặc biệt, tại Quảng Ninh, việc
thẩm định, phê duyệt các dự án chỉ căn cứ hồ sơ được lập, các chỉ tiêu trong dự án được
thẩm định, phê duyệt không được kiểm tra, xem xét thực tế.
Nhiều mánh khóe nâng giá vật tư, lập khống hợp đồng cung cấp thiết bị để rút
tiền dự án đã xuất hiện. Theo Bộ Thủy sản, thiết kế và dự toán độc lập và phê duyệt làm
cơ sở thi công đóng tàu không chính xác về khối lượng và đơn giá vật tư, vật liệu làm
tăng giá trị của con tàu so với giá trị thực tế... 48 tàu đánh cá của Thanh Hoá đã lập dự
toán tính sai, tăng chi phí 3,9 tỷ đồng. Dù vậy, chúng vẫn được chi cục bảo vệ nguồn lợi
thủy sản nghiệm thu, xác nhận hoàn thành đúng thiết kế, đảm bảo chất lượng để chủ dự
án được giải ngân vay vốn. Tương tự, ở Quảng Trị, số tiền sai phạm phải thu hồi từ 15 dự
án đóng tàu hơn 2,1 tỷ đồng. Trong khi đó, tại Nghệ An, các chủ dự án đã rút tiền chi sai
nguyên tắc 2,4 tỷ đồng.... Vì lẽ đó, sau khi hoàn thành xong, phương tiện không sử dụng
được, phải đầu tư thâm để khắc phục, gây lãng phí vốn đầu tư và thiệt hại cho nhà nước.
Việc kiểm tra, giám sát thiết kế, giám sát đăng kiểm trong quá trình đóng tàu
không chặt chẽ, công tác đăng ký, quản lý tàu đánh cá xa bờ còn nhiều yếu kém và bất
cập. Cục và chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản không nắm được cụ thể số lượng tàu đăng
ký, đăng kiểm hằng năm. Tình trạng phương tiện đăng ký tạm thời chưa đăng ký chính
thức là khá lớn. Không ít tàu đi biển không có giấy phép, không số hiệu.
Vì những nguyên nhân trên, việc thanh quyết toán vốn đầu tư của các dự án
chậm, không đúng với các quy định của Nhà nước. Tỷ lệ trả nợ vốn vay của các dự án rất
Thủy sản Đại Cương
Châu Văn Mạnh – DH09CT - 09117102 Trang - 8 -
thấp, nợ quá hạn khó đòi ngày càng tăng, khả năng không thu hồi được là rất lớn. Xét về
hiệu quả kinh tế của các dự án đầu tư là rất thấp. Tính đến tháng 6/2004, tổng vốn vay nợ
đã giải ngân hơn 1.340 tỷ đồng, song nợ thu hồi và xử lý chỉ đạt 1/10. Đặc biệt, tổng số
tiền sai phạm tại cá địa phương là 110 tỷ đồng. Trong đó, về tham ô, cố ý làm trái, chiếm
dụng vốn 12 tỷ đồng.
6. Hiện trạng đoàn tàu đánh bắt xa bờ
Hiện nay cả nước có 95.609 tàu hoạt động nghề cá ở biển Đông và biển Tây Nam
với từ 1 đến 2 triệu lao động tham gia. Trong đó tàu đánh bắt xa bờ có trên 14.000 chiếc,
có công suất từ 90 CV đến 360 CV và thường xuyên có khoảng 300 đến 500 nghìn ngư
phủ bám tàu, bám biển khai thác hải sản. Tập trung nhất là ngư trường vùng biển Hoàng
Sa, Trường Sa và biển Tây Nam. Các tỉnh ven biển từ Ninh Thuận, Bình Thuận đến Cà
Mau, Hà Tiên (Kiên Giang) tàu đánh bắt xa bờ, có khả năng đi biển dài ngày chiếm hơn
2/3 số lượng tàu đánh bắt xa bờ của cả nước. tàu đánh bắt xa bờ của các tỉnh ven biển
Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long với quy mô tương đối khá như Kiên Giang
gần 3.000 chiếc, Cà Mau 2.400 chiếc. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có đoàn tàu đánh bắt xa
bờ 1.808 chiếc, có công suất 26.000CV. Tỉnh Bạc Liêu có đoàn tàu đánh bắt xa bờ 806
chiếc. Trong những tháng đầu năm 2009 đoàn tàu Bạc Liêu đã đánh bắt có hiệu quả bình
quân mỗi chuyến tàu lãi hàng chục triệu đồng, nhất là đoàn tàu Thị trấn Gành Hàu, Nhà
Mát…
Tàu đánh bắt xa bờ với các nghề như: đánh bắt cá ngừ đại dương tập trung ngư
dân Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, nghề lưới bao, cào, te, câu mực hầu hết tập
rung ở các ngư trường biển Đông và Tây Nam… Năm 2008 đã khai thác được gần 2,1
triệu tấn hải sản xuất khẩu. Riêng tàu đánh bắt xa bờ đã đánh bắt trên 600.000 tấn hải sản
các loại, chiếm 33% sản lượng khai thác biển cả nước.
Theo nhận định của các nhà chuyên môn với chủ quyền lãnh hải trên 3 triệu km
vuông, tàu đánh bắt xa bờ của Việt Nam đã khai thác được khoảng 60-70% trữ lượng
khai thác cho phép, ước tính sản lượng cho phép khoảng 3 triệu tấn hải sản các loại mỗi
năm. Tàu đánh bắt xa bờ của Việt Nam đóng theo nguyên liệu truyền thống bằng gỗ.
Nghề khai thác biển cũng theo truyền thống “cha truyền con nối”. Theo kinh nghiệm đi
biển bằng truyền khẩu, chưa thông qua các lớp đào tạo chuyên môn kỹ thuật tiên tiến. Do
đó, phương tiện đánh bắt xa bờ còn đơn điệu, ngư lưới cụ chưa tiên tiến, các công cụ phụ
trợ chưa trang bị hiện đại như máy tầm ngư, máy định vị và thông tin liên lạc… Vỏ tàu
chưa đưa công nghệ cao như composite thay thế vừa giảm chi phí cho một chiếc tàu đánh
bắt xa bờ vừa giảm nguyên liệu cho mỗi chuyến ra khơi xa bởi vỏ tàu composite có ưu
thế nhẹ hơn tàu võ bằng gỗ…
7. Định hướng tương lai cho ngành khai thách thủy sản Việt Nam
Thủy sản Đại Cương
Châu Văn Mạnh – DH09CT - 09117102 Trang - 9 -
a. Định hướng phát triển thủy sản giai đoạn 2011-2015
Theo định hướng phát triển thủy sản từ nay đến năm 2015 và tầm nhìn 2020 của
BR-VT là đẩy mạnh hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ. Vì vậy, những năm qua, ngành
thủy sản đã không ngừng tập trung đầu tư phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ, với máy móc
tiên tiến, hiện đại để tăng sản lượng đánh bắt. Đến nay, toàn tỉnh có 5.400 tàu đánh cá,
trong đó có khoảng 2.510 chiếc có công suất từ 90CV trở lên. Từ nay đến năm 2015, tỉnh
sẽ đầu tư đóng mới thêm 400 tàu cá đánh bắt xa bờ, đồng thời với chủ trương giảm dần
các tàu có công suất nhỏ và hủy bỏ số tàu cá bị hư hỏng nặng, không cho sử dụng. Tính
đến năm 2015 sẽ còn khoảng 5.000 tàu cá, giảm gần 800 tàu cá có công suất dưới 90CV,
tăng số lượng tàu đanh bắt xa bờ lên 2.500 chiếc. Hơn 90% tàu cá đều được trang bị các
hệ thống máy móc hỗ trợ như: máy định vị, máy thông tin liên lạc, máy dò cá. Sự phát
triển nhanh chóng về năng lực đánh bắt là yếu tố quan trọng giúp cho sản lượng khai thác
hải sản của tỉnh liên tục gia tăng. Theo đó, mục tiêu phát triển thủy sản của tỉnh BR-VT
giai đoạn 2011-2015 là: Tổng sản lượng đánh bắt hải sản 1.195.000 tấn, tổng giá trị sản
lượng khai thác 11.736 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 7,34%/năm.
b. Thay vỏ tàu bằng composite (F.R.P)
Theo kỹ sư Bùi Hữu Đức, Giám đốc DNTN Đức Yến – TP. Cần Thơ, rừng có gỗ
cây sao ở Việt Nam và Đông Nam Á đang kiệt dần. Một chiếc tàu bằng gỗ cây sao giá
thành tốn kém, gỗ bị triệt hạ ảnh hưởng đến môi trường khí quyển. Trong khi vật liệu
composite (F.R.P) bền hơn gỗ, nhẹ và bảo vệ được rừng, môi trường sinh thái bền vững.
Cũng theo ông Đức, một chiếc tàu có công suất 90 CV đóng bằng gỗ cây sao có giá 5,4 tỷ
đồng nếu công suất,