Nông nghiệp có vai trò hết sức to lớn đối với đời sống con người, là ngành sản xuất ra sản phẩm và tư liệu sinh hoạt chủ yếu phục vụ đời sống và sinh hoạt của cơn người.
Nước ta có khoảng 80 % dân số làm nông nghiệp. Vì vậy Đảng và Nhà nước ta luôn coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, mặt trận tiên phong trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đảng ta đã rất quan tâm chú trọng đầu tư cho phát triển nông nghiệp, vì vậy trong những năm qua nền nông nghiệp nước ta đã có những chuyển biến rõ rệt, đặc biệt là sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, làm cho cơ cấu cây trồng phong phú hơn, sản phẩm đa dạng hơn, nền sản xuất nông nghiệp đã được mở rộng về quy mô để phát huy hết tiềm năng sẵn có của mình.
Trong những năm gần đây thì nền nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất an toàn, các loại rau, củ, quả không chỉ đảm bảo chất lượng mà còn phải đảm bảo an toàn cho nguời tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Sản xuất theo hướng an toàn không chỉ đảm bảo sức khỏe mà còn mang lại độ tin cậy cho mọi người đó là mục tiêu của ngành Nông Nghiệp nói chung và xã Hùng Sơn nói riêng. Qua tìm hiểu thực tế tình hình sản xuất mô hình trông rau an toàn tại xã chúng tôi thấy rằng điều kiện nơi đây rất thích hợp trồng rau, củ, quả Cây rau là loại cây trồng chính của xã, nó là cây giúp bà con nơi đây phát triển kinh tế. Có rất nhiều mô hình rau, củ, quả, được trồng theo hướng sản xuất an toàn mang lại giá trị kinh tế cao.
20 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4145 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Đánh giá mô hình trồng dưa chuột theo hướng sản xuất rau an toàn tại xã Hùng Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập lý thuyết tại trường và 20 ngày thực tế tại cơ sở nhóm sinh viên chúng em đã hoàn thành đợt thực tế này.Qua đây chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Khuyến Nông & Phát Triển Nông Thôn, các thày giáo, cô giáo đã tận tình giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, sự quan tâm giúp đỡ tận tình của thầy giáo và cô giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Ngọc, giảng viên. Dương Xuân Lâm đã trực tiếp hướng dẫn chũng em hoàn thành đợt thực tế này.
Chúng em xin cảm ơn ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên ủy ban nhân dân xã Hùng Sơn và đặc biệt cảm ơn những cô, chú, anh,chị ở trạm Khuyến Nông như cô Dinh( trạm trưởng), chú Dũng( trạm phó), anh Giang (KNV cơ sở)… đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng em trong quá trình thực tế tại xã Hùng Sơn.
Một lần nữa chúng em xin trân trọng gửi tới thầy cô giáo, bạn bè lời cảm ơn chân thành, lời chúc sức khỏe thành đạt và hạnh phúc.
LỜI NÓI ĐẦU
Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành”,“ lý thuyết gắn liền thực tiễn sản xuất” thực tế là một giai đoạn chiếm một vị trí khá quan trọng đối với sinh viên trước khi bước vào giai đoạn thực tập tốt nghiệp.Đâylà khoảng thời gian để sinh viên củng cố và hệ thống hóakiến thức đã học, đồng thời nhân dịp này sinh viên chúng em được làm quen với thực tiễn sản xuất, từ đó học hỏi được nhiều kiến thức để ứng dụnh và thực tiễn sản xuất tạo cho mỗi sinh viên những tác phong làm việc đúng đắn, sáng tạo, linh hoạt khi ra trường trở thành người kỹ sư giỏi góp phần vào việc xây dựng và phát triển chung của đất nước.
Xuất phát từ nguyện vọng của các thành viên trong nhóm, được sự đồng ý của tháy cô giáo hướng dẫn và sự giúp đỡ của ủy ban nhân dân xã Hùng Sơn cùng trạm Khuyến Nông nhóm sinh viên chúng em đã tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Đánh giá mô hình trồng dưa chuột theo hướng sản xuất rau an toàn tại xã Hùng Sơn”.
Do lần đầu được làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, với thời gian và trình độ có hạn nên trong khi thực tế lần này chúng em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vậy chúng em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của thày cô giáo và bạn bè để chuyên đề của chúng em được hoàn chỉnh hơn.
Phần I: Đặt vấn đề
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp có vai trò hết sức to lớn đối với đời sống con người, là ngành sản xuất ra sản phẩm và tư liệu sinh hoạt chủ yếu phục vụ đời sống và sinh hoạt của cơn người.
Nước ta có khoảng 80 % dân số làm nông nghiệp. Vì vậy Đảng và Nhà nước ta luôn coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, mặt trận tiên phong trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đảng ta đã rất quan tâm chú trọng đầu tư cho phát triển nông nghiệp, vì vậy trong những năm qua nền nông nghiệp nước ta đã có những chuyển biến rõ rệt, đặc biệt là sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, làm cho cơ cấu cây trồng phong phú hơn, sản phẩm đa dạng hơn, nền sản xuất nông nghiệp đã được mở rộng về quy mô để phát huy hết tiềm năng sẵn có của mình.
Trong những năm gần đây thì nền nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất an toàn, các loại rau, củ, quả…không chỉ đảm bảo chất lượng mà còn phải đảm bảo an toàn cho nguời tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Sản xuất theo hướng an toàn không chỉ đảm bảo sức khỏe mà còn mang lại độ tin cậy cho mọi người đó là mục tiêu của ngành Nông Nghiệp nói chung và xã Hùng Sơn nói riêng. Qua tìm hiểu thực tế tình hình sản xuất mô hình trông rau an toàn tại xã chúng tôi thấy rằng điều kiện nơi đây rất thích hợp trồng rau, củ, quả…Cây rau là loại cây trồng chính của xã, nó là cây giúp bà con nơi đây phát triển kinh tế. Có rất nhiều mô hình rau, củ, quả, được trồng theo hướng sản xuất an toàn mang lại giá trị kinh tế cao.
Trong số các cây thực phẩm thì dưa chuột loại cây trồng ngắn ngày cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến rau quả xuất khẩu, được nhiều quốc gia ưa thích. Kết quả nghiên cứu cho thấy dưa chuột là cây có giá trị dinh dưỡng cao, trong quả chứa nhiều vitamin A, B, B6, E…và đặc biệt có nhiều men tiêu hóa có lợi cho quá trình đồng hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn.
Trước những điều kiện tự nhiên thích hợp để trồng cây dưa chuột và giá trị kinh tế mamg lại thì mô hình trồng dưa chuột sản xuất theo hướng an toàn được áp dụng rộng rãi tại xã Hùng Sơn được nhóm sinh viên chúng tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Đánh giá mô hình trồng dưa chuột theo hướng sản xuất rau an toàn”.
1.2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục đích
Đánh giá mô hình trồng dưa chuột theo hướng sản suất rau an toàn và từ đó đưa ra được những mặt hạn chế của mô hình theo hướng sản xuất rau an toàn.
1.2.2. Mục tiêu
Tìm hiểu được tình hình trồng dưa chuột theo hướng sản xuất rau an toàn ở x ã Hùng Sơn, huyện Đại Từ.
Xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sản xuất.
Điểm khác biệt giữa sản xuất theo hướng sản xuất an toàn và không an toàn.
Đánh giá được hiệu quả giữa sản xuất theo hướng an toàn và không an toàn.
1.3. Đối tượng, địa điểm, thời gian và nội dung nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các mô hình trồng dưa chuột theo hướng sản xuất rau an toàn.
- Nông dân trực tiếp tham gia vào mô hình trồng dưa chuột.
1.3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Địa điểm Tại xóm Cầu Thành( đội 18), xã Hùng Sơn, Huyện Đại Từ.
- Thời gian tiến hành từ ngày 11/4 đến ngày 23/4 năm 2011
1.3.3. Nôi dung nghiên cứu
Chuyên đề gồm 3 phần
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phần III: Kết luận và kiến nghị
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp quan sát trực tiếp
Phương pháp này được sử dụng bằng cách đến thăm hỏi các hộ gia đình trong xóm Cầu Thành và tiến hành đi thăm và giúp đỡ ngoài cánh đồng. Qua phương pháp này có thể thu thập được nhiều thông tin chính xác vì đều dựa trên thực tế, thông tin thu được mang tính chất khách quan.
1.4.2. Phương pháp điều tra
Để bài báo cáo này có được đầy đủ và chi tiết hơn chúng em đã sử dụng nhiều phương pháp điều tra khác nhau:
Trực tiếp: Sử dụng bộ câu hỏi đã được chuẩn bị kĩ từ trước thông qua bảng hỏi. trực tiếp phỏng vấn cá nhân, nhóm người, người cung cấp thông tin chủ yếu…
Gián tiếp: Thông qua các nguồn tin có sẵn đã được tổng hợp từ các cán bộ trạm Khuyến nông Đại Từ, cán bộ nông nghiệp xã Hùng Sơn, các cán bộ xóm…Các tài liệu và ấn phẩm của tổng cục thống kê và một số tài liệu khác.
1.4. Phương pháp xử lý thông tin
Từ các nguồn số liệu điều tra, thu thập được trên địa bàn nghiên cứu, chúng tôi tiến hành tổng hợp và phân tích:
+ Xử lý thông tin định tính: Các số liệu thu thập được biểu thị thông qua phân tích tổng hợp.
+ Xử lý thông tin định lượng: Các số liệu thu thập được từ các tài liệu thống kê, báo cáo, quan sát, phỏng vấn.
Phần II: Tổng quan tài liệu
* Giới thiệu chung về dưa chuột và tác dung của của dưa chuột
- Dưa Chuột hay còn gọi là dưa leo được biết ở Ấn Độ cách nay hơn 3.000 năm, sau đó được lan truyền dọc theo hướng Tây Châu Á, Châu Phi và miền Nam Châu Âu. Dưa leo được trồng ở Trung Quốc từ thế kỹ thứ 6 và hiện nay được trồng rộng rãi khắp nơi trên thế giới.
- Dưa Chuột cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất. Trái dưa leo chứa 96% nước và 100g trái tươi cho 14 calo; 0,7 mg protein; 24 mg calcium; vitamin A 20 IU; vitamin C 12 mg; vitamin B1 0,024 mg; vitamin B2 0,075 mg và niacin 0,3 mg và một lượng nhỏ VitaminE
- Dưa chuột là một lại cây tương đối rễ trồng và yêu cầu về điều kiện sống không quá khắc nhiệt, do vậy được trồng phổ biến ở nhiều vùng trong nước ta
- Dưa chuột được người tiêu dùng rất ưa chuộng do có nhiều công dụng rất hữu ích cho người sử dụng như:
* Làm đẹp
- Tác dụng trị mụn: Dưa chuột thái lát, đắp lên khắp mặt và cổ để trong vòng từ 15 đến 20 phút. Bạn đã có thể loại trừ nguy cơ bị mụn “tấn công”. Ngoài ra nó còn có tác dụng làm mềm mịn và chống khô da.
- Đối với da mặt: Thêm một vài giọt nước cốt chanh và nước hoa hồng vào nước dưa chuột ép. Dùng bông gòn thấm lên da mặt, sau đó rửa lại bằng nước ấm. Kiên trì sau một thời gian ngắn, bạn sẽ thấy bất ngờ bởi làn da của bạn sẽ trở nên trắng hồng và tươi sáng tự nhiên.
- Tái tạo da: Hoà lẫn nước ép dưa chuột với sữa tươi với tỷ lệ bằng nhau, thêm một vài giọt nước hoa hồng. Bôi lên mặt trong khoảng từ 15 đến 20 phút, có tác dụng làm mềm và mịn da.
- “Ứng phó” với quầng thâm: Thường xuyên mất ngủ, hay làm việc khuya, sẽ xuất hiện những quầng thâm trên mắt. Hãy trộn lẫn 1 thìa nước ép dưa chuột với 1 thìa nước ép cà chua. Dùng bông gòn hay vải mềm thấm hỗn hợp và thoa lên mặt cũng như vùng xung quanh mắt. Thận trọng tránh để nước rơi vào mặt và để khoảng 15 phút sau đó rửa sạch.
- Phục hồi mái tóc hư tổn: Duỗi tóc, nhuộm tóc, hay uốn sấy đều là những tác nhân gây hại cho mái tóc của bạn. Hãy pha lẫn nước ép dưa chuột và nước ép cà rốt, rồi sau đó bôi lên tóc thường xuyên.
* Chữa bệnh
- Chữa đau họng: Ngoài các loại thuốc đặc trị chữa viêm họng, bạn cũng có thể sử dụng dưa chuột như một loại thảo dược có tác dụng làm giảm đau rát cổ họng. Chỉ đơn giản mỗi khi đau họng bạn hãy súc miệng bằng nước dưa chuột vài lần trong một ngày.
- “Thuốc" giúp nhuận tràng, chữa thấp khớp: Các thành phần trong dưa chuột có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, loại bỏ hàm lượng axit dư thừa. Nếu bạn đang là “nạn nhân” phải chịu đựng chứng táo bón hoành hành, đừng quên bổ sung dưa chuột trong thực đơn của mình nhé.
- Thêm vào đó, các minh chứng đã cho thấy, dưa chuột cũng có đem lại hiệu qủa cao trong việc điều trị và giảm đau đối với bệnh nhân mắc chứng thấp khớp mãn tính.
- Có tác dụng giảm cân: Trong dưa chuột có chứa một lượng lớn khoáng chất và rất ít calo. Cho nên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn sự “góp mặt” của dưa chuột vào chế độ ăn kiêng của mình. Bạn có thể ăn dưa chuột hay chế biến theo sở thích, thậm chí uống nước ép dưa chuột đều mang lại hiệu quả. Cũng xin nói thêm rằng, dưa chuột cũng rất thích hợp với bệnh nhân mắc tiểu đường.
Phần III: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
2.1. Tình hình sản xuất dưa chuột trên cả nước
Trong những năm qua, quá trình đô thị hóa đã làm diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp với tốc độ rất nhanh. Do đó, việc sản xuất nông nghiệp của nông dân ở các vùng ngày càng khó khăn. Đứng trước thách thức này đòi hỏi họ phải vận động để thay đổi hoạt động sản xuất như chuyển dần một phần lao động trong nông hộ sang tham gia hoạt động phi nông nghiệp, chuyên môn hóa các loại cây đặc sản (cây ăn quả, cây cảnh…) hay chuyển từ sản xuất rau truyền thống sang sản xuất rau an toàn. Đi cùng với quá trình thay đổi hình thái canh tác là sự thay đổi về tổ chức sản xuất như sự ra đời của các nhóm, hợp tác xã chuyên ngành kiểu mới, công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên sản xuất và phân phối rau an toàn… Tuy nhiên, đối với mỗi địa phương cũng có những đặc thù riêng về phát triển nghề trồng rau an toàn.
Trong số các cây thực phẩm thì dưa chuột là cây trồng ngắn ngày cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến rau quả xuất khẩu, được nhiều quốc gia ưa thích. Trong thập kỷ qua, sản xuất rau của Việt Nam có mức tăng trưởng khá cao khoảng 30% với diện tích canh tác năm 2006 là 643.970 ha. Năng suất trung bình năm 2005 là 14,99 tấn/ha với tổng sản lượng vượt 9,655 triệu tấn. Với khối lượng này, sản lượng cao hơn làm tăng mức tiêu thụ bình quân đầu người của Việt Nam cũng như xuất khẩu một số loại rau chủ lực. Sản phẩm rau đóng góp 60% tổng kim ngạch xuất khẩu hoa quả và cây trung bình trong 5 năm (2000-2004) là 224,4 triệu USD và mục tiêu đến 2010 sẽ đạt 690 triệu USD. Năm 2007, tổng công ty rau quả Việt Nam đã xuất khẩu được 47.423 tấn dưa chuột hộp và 552 tấn dưa chuột đóng lọ thủy tinh. Năm 2008, tổng diện tích trồng là 1.685,56 ha, sản lượng xuất khẩu là 70.478 tấn dưa chuột hộp và 1718 tấn dưa chuột đóng lọ thủy tinh. Tổng giá trị xuất khẩu là 7,98 triệu USD.
Nhu cầu tiêu dùng dưa chuột và các dạng chế phẩm từ dưa chuột đang tăng mạnh kể từ cuối năm 2008 đến nay. Theo số liệu cục Hải Quan, kim ngạch xuất khẩu dưa chuột bao tử và các dạng chế phẩm 5 tháng đầu năm 2009 đạt hơn 22,2 triệu USD, tăng 155,6% so với năm cùng kỳ năm 2008.Tháng 6 năm 2009 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm đạt gần 1,9 triệu USD nâng tổng kim ngạch dưa chuột nửa đầu năm 2009 lên 24,1 triệu USD. Trong năm tháng đầu năm 2009, xuất khẩu mặt hàng dưa chuột đến các thị trường đều tăng. Trong đó xuất khẩu sang 3 thị trường Nga, Nhật Bản và Rumani chiếm ưu thế vượt trội chiếm 77,5 tổng kim ngạch.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, diện tích trồng rau cả nước đến năm 2005 là 644 nghìn ha, năng suất đạt 150 tạ/ha và sản lượng trên 9,5 triệu tấn. Đã hình thành nên các vùng chuyên canh rau lớn ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng Sông cửu Long và Đông Nam Bộ. Phát triển nghề trồng rau không những giải quyết tốt việc làm cho lực lượng lao động nông thôn, chuyển dịch cơ cấu cây trồng mà còn nâng cao thu nhập cho người sản xuất rau ở các vùng sản xuất thâm canh.
So với tổng diện tích và sản lượng rau hàng năm nói chung, rau an toàn hiện nay chiếm chưa tới 10%. Nhu cầu đối với rau an toàn và khả năng sản xuất rau an toàn là rất lớn. Nói đúng hơn, về lâu dài, trên thị trường chỉ được phép cung ứng và tiêu thụ rau an toàn, tất cả diện tích trồng rau cần phải chuyển sang sản xuất rau an toàn.
2.2. Tình hình sản xuất dưa chuột tại xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ
Xã Hùng Sơn là xã trung du miền núi nằm ở trung tâm của huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. Xã có 17 xóm, dân số 8857 người; với tổng diện tích đất tự nhiên hơn 13 Km2. Phía tây và khu vực trung tâm xã có địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho trồng một số cây màu ngắn ngày, cây hoa. Đất đai màu mỡ hệ thống vành đai đập, ao hồ, kênh mương tương đối thuận tiện cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Cây dưa chuột được trồng nhỏ lẻ tại xã Hùng Sơn từ rất lâu nhưng được trồng nhiều theo mô hình sản xuất rau an toàn trong vài năm trở lại đây do thị trường tiêu dùng đang ưa chuộng các sản phẩm rau quả sạch có lợi cho sức khỏe. Hiện nay tại xã hùng Sơn đang áp dụng mô hình sản xuất dưa chuột theo quy trình GAP bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế tương đối cao. Một số xóm trồng dưa chuột với quy mô tương đối lớn tại xã Hùng Sơn như: Xóm Liên Giới, An Long, Đồng Khuôn, Đá Mài và xóm Cầu Thành đã hình thành nên các vùng sản xuất với quy mô lớn đã đáp ứng nhu cầu xuất tiêu dùng trên địa bàn huyện Đại Từ và một số huyện khác trong tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên cây dưa chuột thực sự được trú trọng phát triển trên địa bàn xã từ năm 2006
2.3 Tình hình sản xuất dưa chuột tại xóm Cầu Thành (Đội 18) xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ
Dưa chuột được trồng ở xóm Cầu Thành từ lâu với kiêu canh tác một cách tự nhiên và được chú trọng phát triển thực sự theo hướng sản xuất rau an toàn kể từ năm 2009 sau khi mô hình sản xuất rau an toàn theo quy trình GAP được đưa vào .
Diện tích đất trồng dưa của xóm Cầu Thành năm 2011 là 24.4 sào (trong tổng số 126 sào đất trồng màu) tuy nhiên không tập trung, do diện tích đất trồng cây màu của các hộ tương đối ít, hộ nhiều nhất khoảng 5 sào còn lại các hộ chỉ từ vài thước đến 1 sào. Khiến cho việc quy hoạch thành các vùng sản xuất gặp rất nhiều khó khăn.
Cây dưa chuột là một cây tương đối dễ trồng đặc biệt điều kiện đất đai của xóm thuận lợi cho cây dưa chuột phát triển và hệ thống thủy lợi phát triển với các kênh rạch dẫn nước từ Hồ núi cốc cung cấp lượng nước tưới tiêu cho cả xóm rất thuận lợi cho việc mở rộng diện tích và quy mô trồng dưa chuột.
2.4. Kỹ thuật được người dân áp dụng trong mô hình trồng dưa chuột theo hướng sản xuát rau an toàn tại xóm Cầu Thành
2.4.1. Giống
Dưa chuột gồm có các giống quả nhỏ, quả trung bình và nhóm quả to nên chọn giống có chất lượng cao, năng suất cao và chống chịu được sâu bệnh.
Giống để phục vụ cho mô hình trồng này là giống ngắn ngày, quả trung bình, sai quả và được chi cục bảo vệ thực vật kiểm tra về chất lượng giống. Bà con nông dân tham gia mô hình mua giống tại hợp tác xã.
2.4.2. Làm đất và bón phân
Chọn đất cao, dễ thoát nước nhưng chủ động nguồn nước tưới. Đất thịt nhẹ hoặc cát pha có độ pH từ 5,5-6,5. Trước đó 2 vụ không trồng các cây cùng họ bầu, bí.
Do bộ rễ cây dưa chuột yếu nên đất trồng cần cày, bừa kỹ, nhỏ, tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại. Lên luống rộng 1,2m, cao 0,3m, rãnh rộng 0,3m.
Sau khi lên luống, rạch hàng chia luống với khoảng cách 60-70 cm, cách mép luống 20-30 cm rồi bón phân vào rãnh với lượng như sau:
- Phân đạm: 120 kg/ha hoặc 12-15 kg/sào
- Phân lân: 90 kg/ha hoặc 20-25 kg/sào.
- Phân kali: 120 kg/ha hoặc 12-15kg/sào
- Phân chuồng mục hoai mục: 20 - 30tấn hoặc 7,4 - 11 tạ/sào.
Ngoài ra có thể bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng cách dùng phân lân ngâm với nước phân chuồng hoai mục hoặc bã đậu để tưới cho cây. Nếu vào thời điểm bón thúc gặp trời mua liên tục nhiều ngày thì chuyển sang sử dụng phân bón lá theo hướng dẫn trên nhãn mác.
2.4.3. Kỹ thuật chăm sóc
Dưa chuột có bộ rễ ăn nông nên cần nhiều nước. Nguồn nước tưới là nước giếng khoan, nước sông. Trước khi cắm giàn (20-30 ngày sau khi trồng), cần tưới rãnh, để nước ngấm vào luống rồi tháo hết nước. Cần thường xuyên giữ ẩm đất từ giai đoạn cây ra hoa, đặc biệt từ khi thu quả để tăng chất lượng thương phẩm quả (khi thiếu nước, quả thường bị đắng và cong).
Thường xuyên nhặt sạch cỏ ở gốc cây, cắt bỏ những lá già ở phía dưới để tạo độ thông thoáng cho ruộng.
Giữ 3-4 cành cấp 1, mỗi cành chỉ để 1-2 đốt quả, còn lại cắt bỏ để tập trung dinh dưỡng cho quả ở thân chính.
2.4.4. Phòng trừ sâu bệnh
Đối tượng sâu hại chủ yếu trên cây dưa chuột là sâu xám, rệp, sâu vẽ bùa, nhện đỏ, bọ trĩ và sâu đục quả
Bệnh hại chính là bệnh sương mai, phấn trắng và héo xanh.
Ngoài các biện pháp phòng trừ tổng hợp kết hợp với thâm canh hợp lý, bón phân cân đối, đúng thời kỳ và vệ sinh đồng ruộng như đã trình bày ở trên, khi cần thiết vẫn sử dụng thuốc hoá học. Sử dụng khi thực sự cần thiết và luân phiên các thuôc bảo vệ thực vật khác nhau. Đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch đúng theo hước dẫn ghi trên các nhãn của các loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau. Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc nằm trong danh mục cấm BVTV cấm và hạn chế sử dụng. Tuy nhiên, qua quan sát và điều tra thì diện tích trồng dưa chuột an toàn của xóm Cầu Thành không hoặc ít thấy dấu hiệu của bệnh so với việc canh tác bình thường. Cây phát triển tốt và đang cho thu hoạch lứa quả đầu tiên.
2.4.5. Thu hoạch
Dưa chuột được thu hoạch khi quả đạt tiêu chuẩn khoảng 4-5 ngày tuổi là có thể thu hoạch, quả có màu xanh mượt còn lớp phấn trắng, suông đẹp và đầu trái còn cánh hoa chưa rụng, không nên hái non quá sẽ giảm năng suất, nhưng hái già quá sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất.
Khi thu quả dùng dao sắc hoặc kéo để cắt cuốn, quả được xếp đứng vào thùng hoặc giỏ.Quả nên thu vào buổi sáng để buổi chiều tưới thúc nước phân. Thời kỳ rộ quả, có thể thu 2-3 ngày một đợt.
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình trồng dưa chuột theo hướng sản xuất rau an toàn tại xóm Cầu Thành, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ.
2.5.1. Ảnh hưởng của chính sách nhà nước
Ngày nay khi mà giá cả các yếu tố đàu vào ngày cành tăng, người dân rất khó khăn trong việc đầu tư cho sản xuất rau an toàn, do thiếu vốn vì vậy cần có sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, chính quyền trong việc đưa ra các chính sách trợ giá giúp đỡ người nông dân. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất cũng như tạo tâm lý ổn định cho người nông dân yên tâm sản xuất.
2.5.2. Quy mô diện tích
Hiện nay, diện tích trồng màu tại xóm Cầu Thành 126 sào, trong đó diện tích trồng rau chiếm khoảng 80% tổng diện tích trồng màu. Tuy nhiên, diện tích trồng rau an toàn trong xóm không nhiều. Chủ yếu trồng theo quy mô nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình. Chính vì vậy, dưa chuột dược trồng theo hướng sản xuất rau an toàn tại xóm Cầu Thành là 24.4 sào (trong tổng số 126 sào đất trồng màu) tuy nhiên không tập trung, do diện tích đất trồng cây màu của các hộ tương đối ít, hộ nhiều nhất khoảng 5 sào còn lại các hộ chỉ từ vài thước đến 1 sào. Khiến cho việc quy hoạch thành các vùng sản xuất gặp rất nhiều khó khăn.