Chuyên đề Đánh giá thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội về lao động SA8000 tại công ty cổ phần 565

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều thử thách trong việc tìm kiếm và thực hiện những chính sách phát triển, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập khu vực và tiến tới hội nhập toàn cầu. Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, sự thành công trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế đang đặt ra cho đất nước nhiều vấn đề về môi trường và xã hội bức xúc. Chính những vấn đề đó đang đòi hỏi các chủ thể kinh tế, trong đó có cả các doanh nghiệp, phải có trách nhiệm để góp phần giải quyết, nếu không bản thân sự phát triển kinh tế sẽ không bền vững và sẽ phải trả giả quá đắt về môi trường và những vấn đề xã hội. Do vậy trách nhiệm xã hội nói chung và nội dung SA8000 được xem là tiêu chuẩn “ khẳng định giá trị đạo đức” của sản phẩm mà doanh nghiệp Việt Nam cần thiết phải trang bị cho “ hành trang” hội nhập của mình. Tuy nhiên hiện nay Trách nhiệm xã hội (Corporate Social Responsibility - CSR) nói chung và bộ tiêu chuẩn SA8000 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về lao động nói riêng đang còn mới mẻ ở nước ta, hầu hết các doanh nghiệp đang còn khá lúng túng khi tiếp cận với chứng chỉ SA8000. Không biết doanh nghiệp mình đã áp dụng có hiệu quả hay chưa? đó cũng là băn khoan chung của các nhà quản lý. Trước hết đó là sự hiểu biết của doanh nghiệp về CSR chưa đầy đủ, doanh nghiệp chỉ hiểu đơn thuần là làm từ thiện mà chưa hiểu rằng việc thực hiện CSR là từ ngay trong doanh nghiệp. Việc làm thứ hai tác động đến việc thực hiện CSR là do doanh nghiệp thiếu nguồn tài chính, và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực CSR đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để giải thích sâu hơn vấn đề này tôi quyết định chọn đề tài “ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BỘ TIÊU CHUẨN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VỀ LAO ĐỘNG SA8000 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 565” làm đề tài nghiên cứu.

doc27 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7136 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội về lao động SA8000 tại công ty cổ phần 565, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu Luận Chuyên Đề: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BỘ TIÊU CHUẨN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VỀ LAO ĐỘNG SA8000 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 565 SVTH: NGUYỄN XUÂN THẾ A. PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều thử thách trong việc tìm kiếm và thực hiện những chính sách phát triển, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập khu vực và tiến tới hội nhập toàn cầu. Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, sự thành công trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế đang đặt ra cho đất nước nhiều vấn đề về môi trường và xã hội bức xúc. Chính những vấn đề đó đang đòi hỏi các chủ thể kinh tế, trong đó có cả các doanh nghiệp, phải có trách nhiệm để góp phần giải quyết, nếu không bản thân sự phát triển kinh tế sẽ không bền vững và sẽ phải trả giả quá đắt về môi trường và những vấn đề xã hội.. Do vậy trách nhiệm xã hội nói chung và nội dung SA8000 được xem là tiêu chuẩn “ khẳng định giá trị đạo đức” của sản phẩm mà doanh nghiệp Việt Nam cần thiết phải trang bị cho “ hành trang” hội nhập của mình. Tuy nhiên hiện nay Trách nhiệm xã hội (Corporate Social Responsibility - CSR) nói chung và bộ tiêu chuẩn SA8000 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về lao động nói riêng đang còn mới mẻ ở nước ta, hầu hết các doanh nghiệp đang còn khá lúng túng khi tiếp cận với chứng chỉ SA8000. Không biết doanh nghiệp mình đã áp dụng có hiệu quả hay chưa? đó cũng là băn khoan chung của các nhà quản lý. Trước hết đó là sự hiểu biết của doanh nghiệp về CSR chưa đầy đủ, doanh nghiệp chỉ hiểu đơn thuần là làm từ thiện mà chưa hiểu rằng việc thực hiện CSR là từ ngay trong doanh nghiệp. Việc làm thứ hai tác động đến việc thực hiện CSR là do doanh nghiệp thiếu nguồn tài chính, và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực CSR đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để giải thích sâu hơn vấn đề này tôi quyết định chọn đề tài “ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BỘ TIÊU CHUẨN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VỀ LAO ĐỘNG SA8000 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 565” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Nhằm tuyên truyền và cung cấp thêm thông tin đến doanh nghiệp nói chung và tại Công ty cổ phần 565 nói riêng, để giúp doanh nghiệp nắm bắt đầy đủ hơn, hiểu rõ hơn về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng thực trạng áp dụng tiêu chuẩn SA8000 ở trong doanh nghiệp mình và đề ra một số giải pháp để áp dụng có hiệu quả. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứa là: Nội dung quy trình áp dụng tiêu chuẩn SA8000, quy định của pháp luật việt nam về lao động tại Công ty cổ phần 565. Phạm vi nghiên cứu là: Việc thực hiện SA8000 và các nội quy quy chế làm việc, thỏa ước lao động tập thể, các chính sách đối với các bộ công nhân viên tại Công ty cổ phần 565 4. Phương pháp nghiên cứu Thống kê, so sánh, tổng hợp dựa trên số liệu thu thập để nêu lên được nội dung cần nghiên cứu. 5. Nguồn số liệu Truy cập từ tài liệu, sách báo và internet những vấn đề liên quan đến thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về lao động. B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BỘ TIÊU CHUẨN SA 8000 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 565 I. MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm về trách nhiệm xã hội (CSR) Theo Ủy ban thương mại thế giới về phát triển bền vững thì “trách nhiệm xã hội của “Doanh nghiệp” là sự cam kết liên tục của doanh nghiệp thông qua hoạt động kinh doanh bằng cách cư xử có đạo đức và đóng góp và sự phát triển kinh tế trong khi cải thiện chất lương cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ cũng như cộng đồng địa phương và toàn xã hội nói chung. Doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là một tổ chức thu lợi nhuận mà còn cần phải trở thành một phần của cộng đồng. Họ không chỉ thúc đẩy lợi ích của các cổ đông mà còn hướng tới lợi ích của tất các những bên hữu quan (stakeholders). Từ những ngày đầu, đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về CSR. Trong cuốn Corporate Responsibility – a critical introduction, Blowfield và Murrayđã đề cập một số định nghĩa sau: “Một doanh nghiệp có trách nhiệm là một doanh nghiệp biết lắng nghe nguyện vọng của những bên hữu quan và đáp lại những nguyện vọng đó một cách chân thành” Báo cáo CSR, Starbuck, 2004 Với CSR, chúng tôi cam kết hoạt động một cách có trách nhiệm đối với xã hội ở bất cứ nơi nào chúng tôi kinh doanh, cân bằng nhu cầu ngày càng gia tăng của các bên hữu quan- bao gồm tất cả những người có ảnh hưởng, bị ảnh hưởng, hoặc có lợi ích hợp pháp trong hành động và hoạt động của công ty.” Chiquita, www.chiquita.com, ngày 24 tháng 3 năm 2004 “CRS là sự khẳng định của doanh nghiệp rằng họ không chỉ tập trung gia tăng lợi nhuận mà còn quan tâm đến nhu cầu nguyện vọng của các đối tượng liên quan như người lao động, khách hàng và thậm chí những khu vực mà họ phục vụ.” PricewaterhouseCoopers, www.pwcglobal.com, ngày 24 tháng 3 năm 2004 “CSR là sự  cam kết của doanh nghiệp nhằm cư xử một cách có đạo đức và đóng góp và sự phát triển trong khi cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình học cũng như cộng đồng địa phương nói riêng và xã hội nói chung.” Lord Holme, nguyên giám đốc điều hành công ty Rior Tinto và Philip Watts, nguyên chủ tịch của công ty Royal Dutch Shell “CSR là một khái niệm mà doanh nghiệp kết hợp đến các yếu tố môi trường và xã hội trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp và trong mối tương tác với các bên hữu quan trên cơ sở tự nguyện.” Ủy ban Châu Âu, Uỷ ban điều hành các về đề xã hội và nghề nghiệp Theo mô hình “kim tự tháp” của A. Carroll (1999), CSR bao gồm trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện.  2. Bộ tiêu chuẩn SA8000 SA8000 hay "Trách nhiệm xã hội 8000” được xây dựng để thúc đẩy doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội trong tất cả các ngành nghề trên toàn cầu. SA 8000 được xây dựng để giúp các công ty có trách nhiệm xã hội đánh giá và phân biệt bản thân mình với những công ty có điều kiện lao động thấp hơn mức chấp nhận được. Được ban hành lần đầu năm 1997 và sửa đổi năm 2001, SA 8000 được công nhận rộng rãi như là một công cụ quan trọng nhất để đưa việc thực thi của doanh nghiệp đối với các quyền của người lao động phù hợp với các giá trị xã hội – một yếu tố sống còn đối với danh tiếng của một công ty ngày nay. Tiêu chuẩn này được công nhận rộng rãi bởi các công đoàn, cơ quan chính phủ và các tổ chức phi chính phủ (NGOs) như là một trong những tiêu chuẩn tốt nhất về điều kiện làm việc. Các tổ chức đã công nhận SA 8000 bao gồm Bộ ngoại giao Mỹ, Ủy ban Châu Âu và Tổ chức Ân xá quốc tế. Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu về: 2.1. Lao động trẻ em Khái niệm Trẻ em là người dưới 15 tuổi ngoại trừ luật pháp nước sở tại quy định một độ tuổi cao hơn để đi học hay làm việc; trong trường hợp đó độ tuổi cao hơn sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, nếu pháp luật nước sở tại quy định tuổi tối thiểu là 14 như ngoại lệ theo Quy ước số 138 của ILO cho các nước đang phát triển, khi đó áp dụng độ tuổi nhỏ hơn này. Lao động trẻ em là bất cứ công việc nào đươck làm do trẻ em ở độ tuổi nhỏ hơn độ tuổi nêu trên, trừ khi có ngoại lệ theo kiến nghị số 146 của ILO Tiêu chuẩn Công ty không được trực tiêp hay gián tiếp tham gia sử dụng lao động trẻ em theo định nghĩa trên. Công ty phải thiết lập, soạn thảo văn bản, duy trì và trao đổi mội cách hiệu quả với nhân viên và các bên liên quan về những chính sách và thủ tục để đền bù khi phát hiện có lao động trẻ em như đã định nghĩa ở trên, đồng thời cần cung cấp những hỗ trợ tương thích để các em đó có thể tham gia học tập và duy trì việc học cho tới khi hết độ tuổi trẻ em theo định nghĩa. Công ty cần thiết lập, soạn thảo văn bản, duy trì và trao đổi một cách hiệu quả với nhân viên và các bên liên quan về những chính sách, thủ tục để nâng cao trình độ học vấn cho trẻ em nằm trong diện kiến nghị số 146 của ILO. Giờ học cộng với giờ làm việc trong ngày không được vượt quá 10 tiếng. Bất kể là ở trong hay ngoài nơi làm việc, Công ty cũng không được để cho trẻ em hay nhân công trẻ rơi vào các tình huống nguy hiểm, thiếu an toàn hay có hại cho sức khỏe. 2.2. Lao động cưỡng bức Khái niệm lao động cưỡng bức Lao động cưỡng bức là mọi công việc được thực hiện bở bất kỳ người nào không do tự nguyện mà do bị đe doạ trừng phạt, hoặc được yêu cầu như một hình thức trả nợ. Tiêu chuẩn Công ty không được trực tiếp hay gián tiếp tham gia hành vi cưỡng bức lao động, cũng không được yêu cầu nhân công phải nộp lại tiền thế chấp hay giấy tờ tùy thân để được vào làm việc tại Công ty. 2.3. Sức khỏe và an toàn Công ty cần nắm rõ kiến thức hiện hành của nghành nghề mình, nhất là những tình huống rủi ro cụ thể để đảm bảo một môi trường làm việc an toàn, không gây hại sức khỏe, đồng thời tiến hành các bước thích hợp để ngăn ngừa tai nạn hay các tác nhân gây hại sức khỏe khi chúng có chiều hướng gia tăng trong quá trình làm việc, bằng cách giảm thiểu các nguyên nhân gây nguy hiểm thường gặp tại môi trường làm việc, theo từng trường hợp thực tế và theo một cách hợp lý. Công ty cần chỉ định một đại diện trong bộ máy quản lý cấp cao để chịu trách nhiệm về sức khỏe và an toàn lao động cho mọi nhân viên, đòng thời có bổn phận thi hành các yếu cầu về sức khỏe và An toán theo tiêu chuẩn SA8000. Công ty cần bảo đảm việc tổ chức đều đặn và có ghi nhận lại các chương trình huấn luyện về sức khỏe và an toàn cho mọi nhận viên, đồng thời tái huấn luyện về sức khỏe và an toàn cho mọi nhân viên mới cũng như nhân viên được bổ nhiệm vào vị trí khác. Công ty cần thiết lập các hệ thống phát hiện, phòng tránh hay xử lý những mối nguy hiểm tiềm tang đối với sức khỏe và an toàn của toàn bộ nhân viên. Công ty cần cung cấp cho nhân viên phòng vệ sinh sạch sẽ, nước uống an toàn và nếu cần thiết cung cấp các phương tiện bảo quản vệ sinh an toàn thực phẩm. Công ty cần đảm bảo trong trường hợp có sắp xếp chỗ ở cho nhan viên thì mọi tiện nghi phải sạch sẽ, an toàn và đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của nhân viên. 2.4. Quyền tự do đoàn thể và thương lượng tập thể Công ty phải tôn trọng quyền của mọi nhân viên trong việc thành lập và tham gia công đoàn do họ tự lựa chọn và quyền được tiến hành thương lượng, khiếu nại tập thể. Trong những trường hợp mà quyền tự do đoàn thể và quyền thương lượng tập thể bị hạn chế bởi luật pháp sở tại, Công ty tạo điều kiện cho nhân viên có cách thức tương đương để họ có thể hội họp và thương lượng một cách tự do và độc lập. Công ty cần đảm bảo rằng các đại diện của nhân viên sẽ không bị phân biệt đối xử và các đại diện ấy có quyển tiếp xúc với thành viên của mình ngay tại nơi làm việc. 2.5. Phân biệt đối xử Công ty không được tham gia hay ủng hộ việc phân biệt đối xử trong khi tuyển dụng, thanh toán lương bổng, tổ chức huấn luyện, thăng chức, cho nghỉ việc hay nghỉ hưu. Nếu chỉ sựa trên yếu tố sắc tộc, đẳng cấp. quốc tịch, tôn giáo, khuyết tật, giới tính,quan hệ chính trị hoặc tuổi tác. Công ty không được can thiệp vào quyền của nhân viên trong việc tuân thủ đức tin hay tập tục vì động cơ của Công ty có liên quan đến sắc tộc, đẳng cấp, tôn giáo, giới tính, khuyết tật… Công ty cần nghiêm cấm các hành vi, bao gồm cử chỉ, ngôn ngữ và hành động xâm phạm thể chất có tính chấp cưỡng bức tình dục, đe dọa, lăng mạ hay lợi dụng. 2.6. Hình thức kỷ luật Công ty không được tham gia hoặc ủng hộ việc sử dụng các hình phạt xâm phạm thể xác, tinh thần hay vật chất kể cả việc lặng mạ bằng lời nói. 2.7. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi Công ty phải tuân thủ luật pháp và các chuẩn mực công nghiệp về thời giờ làm việc. Tuần làm việc bình thưởng phải theo luật định, nhưng không vượt quá 48 giờ. Nhân viên phải có tối thiểu một ngày nghỉ trong mỗi chu kỳ 7 ngày. Mọi công việc làm thêm đều phải được trả ở mức thì lao cao hơn bình thường và trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được vượt quá 12 giờ/tuần cho mỗi người. Khi Công ty tham gia thỏa ước lao động tập thể, đại diện cho lực lượng lao động, qua tự do thương lượng với nghiệp đoàn, giờ làm việc phụ trội có thể gia tăng như đã thỏa ước nhưng chỉ để đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngắn hạn, đồng thời vẫn phải phù hợp với các yêu cầu nên trên. 2.8. Tiền lương Công ty cần đảm bảo trả lương cho một tuần làm việc chuẩn mực phải phù hợp với tiêu chuẩn tối thiểu trong công nghiệp hoặc theo luật định và phải đủ để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của nhân viên, đồng thời cung cấp thêm thu nhập cho các mục đích sử dụng khác của nhân viên. Công ty cần bảo đảm rằng những khỏan cắt giảm từ lương không nhằm mục đích kỷ luật và các chi tiết về lương cũng như quyền lợi phải được ghi rõ ràng và cung cấp đều đặn cho nhân viên. Công ty cũng phải bảo đảm rằng lương cùng phúc lợi phải được thực hiện theo đúng luật hiện hành, việc chi trả phải được thực hiện ở dạng tiền mặt hoặc ngân phiếu tùy theo cách nào tiện lợi cho nhân viên. Công ty cần đảm bảo không có bất kỳ một loại hợp đồng lao động không công nào hay một hình thức thử việc không xác đáng nào được thực hiện nhằm mục đích lảng tránh các nghĩa vụ đối với nhan viên về lao động và an sinh xã hội theo luật và quy định hiện hành. 2.9. Các hệ thống quản lý Các tổ chức muốn đạt và duy trì chứng chỉ cần xây dựng và kết hợp tiêu chuẩn này với các hệ thống quản lý và công việc thực tế hiện có tại tổ chức mình. SA 8000 bao gồm tất cả các vấn đề chính liên quan tới quyền của người lao động có trong Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em. Nó cũng thừa nhận tầm quan trọng của việc tuân thủ luật quốc gia, luật hiện hành và các yêu cầu khác mà công ty đã thỏa thuận chấp hành. Tiêu chuẩn SA 8000 và hệ thống thẩm tra là một công cụ đáng tin cậy, toàn diện và hiệu quả để đảm bảo điều kiện làm việc có tính nhân bản bởi vì nó bao gồm: Một tiêu chuẩn bao gồm tất cả các quyền quốc tế về lao động được chấp nhận rộng rãi. Thẩm tra sự tuân thủ một cách độc lập và chuyên nghiệp: Việc chứng nhận cho các điều kiện này được tiến hành bởi các tổ chức chứng nhận được Tổ chức trách nhiệm xã hội quốc tế (SAI) công nhận. Việc công nhận của SAI đảm bảo rằng các chuyên gia đánh giá có năng lực và trình độ cần thiết để tiến hành đánh giá toàn diện và khách quan. Gần đây có 9 tổ chức được công nhận để tiến hành chứng nhận SA 8000. Sự tham gia của tất cả các bên liên quan: Có sự tham gia của tất cả các ngành nghề chủ chốt như công nhân và công đoàn, công ty, tổ chức tài trợ xã hội, tổ chức phi chính phủ và các chính phủ trong hệ thống SA 8000. Khai thác mối quan tâm của người tiêu dùng và nhà đầu tư: Chứng nhận SA 8000 và chương trình liên quan tới các nghiệp đoàn giúp người tiêu dùng và nhà đầu tư xác định và hỗ trợ các công ty đã cam kết đảm bảo quyền con người trong các yếu tố tiêu chuẩn SA 8000 ở nơi làm việc. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP Vấn đề CSR ở các nước phát triển trên thế giới Thực tế trên thế giới đã chỉ ra rằng, doanh nghiệp nào thực hiện tốt trách nhiệm xã hội thì lợi ích của họ không những không giảm đi mà còn tăng thêm. Những lợi ích mà doanh nghiệp thu được khi thực hiện trách nhiệm xã hội bao gồm giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới. Chúng ta có thể dẫn ra đây một số ví dụ về lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Chẳng hạn, một doanh nghiệp sản xuất bao bì lớn của Ba Lan đã tiết kiệm được 12 triệu đô la Mỹ trong vòng 5 năm nhờ việc lắp đặt thiết bị mới, nhờ đó làm giảm 7% lượng nước sử dụng, 70% lượng chất thải nước và 87% chất thải khí(5). Chi phí sản xuất và năng suất lao động phụ thuộc chặt chẽ vào hệ thống quản lý nhân sự. Một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả cũng giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí và tăng năng suất lao động đáng kể. Chế độ lương, thưởng hợp lý, môi trường lao động sạch sẽ và an toàn, các cơ hội đào tạo và chế độ bảo hiểm y tế và giáo dục đều góp phần giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, do đó giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới. Tất cả cái đó góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động. Chẳng hạn, hãng điện tử dân dụng Best Buy đã có chương trình tái chế sản phẩm; hãng cà phê nổi tiếng Starbucks đã và đang bắt tay vào các hoạt động cộng đồng; hãng nước khoáng nổi tiếng của Pháp Evian phân phối sản phẩm của mình trong những chai nước thân thiện với môi trường. Những tập đoàn đa quốc gia như The Body Shop (tập đoàn của Anh chuyên sản xuất các sản phẩm dưỡng da và tóc) và IKEA (tập đoàn kinh doanh đồ dùng nội thất của Thụy Điển) là những ví dụ điển hình. Cả hai công ty này đều nổi tiếng không chỉ vì các sản phẩm có chất lượng và giá cả hợp lý của mình, mà còn nổi tiếng là các doanh nghiệp có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội. (Nguồn xem Vấn đề CSR ở việt nam Trên thực tế, ở Việt Nam, vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mặc dù là vấn đề mới mẻ, nhưng bước đầu đã được một số bộ, ngành quan tâm, chú ý. Bằng chứng là, từ năm 2005, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Công thương cùng với các hiệp hội Da giày, Dệt may trao giải thưởng “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững” nhằm tôn vinh các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập. Ngoài ra nhiều công ty tư nhân trong nước nắm bắt vấn đề CSR rất nhạy bén. Một số công ty chủ động thực hiện CSR và tạo được hình ảnh tốt đối với công chúng như các tập đoàn: Mai Linh, Tân Tạo, Duy Lợi, Kinh Đô, ACB, Sacombank… Tuy nhiên, bên cạnh đó, phải thừa nhận rằng, trong thời gian qua ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện một cách nghiêm túc trách nhiệm xã hội của mình. Điều đó thể hiện ở các hành vi gian lận trong kinh doanh, báo cáo tài chính, không bảo đảm an toàn lao động, sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng, cố ý gây ô nhiễm môi trường. Điển hình là các vụ xả nước thải không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho các dòng sông và cộng đồng dân cư của các Công ty Miwon, Vedan, Công ty thuộc da Hào Dương, Công ty Giấy Việt Trì, công ty Hyundai Vinashin (Khánh Hòa), các vụ sản xuất thực phẩm chứa chất có hại cho sức khỏe con người, như nước tương có chứa chất 3-MCPD gây ung thư, bánh phở chứa phormol, thực phẩm chứa hàn the, sữa có chứa melamine. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp vi phạm các quy định pháp luật về lương bổng, chế độ bảo hiểm,vấn đề an toàn lao động cho người lao động cũng không còn là hiện tượng hiếm thấy,đã và đang gây bức xúc cho xã hội. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BỘ TIỂU CHUẨN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VỀ LAO ĐỘNG SA8000 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 565 I. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN 565 Tổng quan về công ty - Tên công ty: Công ty cổ phần 565 (Được chuyển thể từ doanh nghiệp Nhà nước: Công ty đầu tư kinh doanh Công Trình Giao Thông 565, số ĐKKD: 313409 do sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tp. HCM cấp ngày: 14/12/2000) - Tên công ty viết bằng tiếng nuớc ngoài: 565 HOLDING CORPORATION - Địa chỉ: Số 185 Hoa Lan, Phường 2, Quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh - Số điện thoại: 08.35122712 - Số Fax: 08.35120633 - Website: www.ctycp565.com.vn - Vốn điều lệ : 40.000.000.000 đồng.  Lĩnh vực hoạt động: (Ngành, nghề đăng ký kinh doanh) Xây dựng, kinh doanh, chuyển giao công nghệ công trình giao thông theo hình thức hợp đồng (B.O.T). Xây dựng: giao thông, công nghiệp, dân dụng, thủy lợi, thủy điện, điện. Tư vấn xây dựng (trừ thiết kế, khảo sát, giám sát công trình xây dựng). Sản xuất: vật liệu xây dựng, cấu kiện kê tông đúc sẵn. Sửa chữa phương tiện thiết bị thi công, gia công dầm cầu thép, cấu kiện thép, sản phẩm cơ khí khác (không sản xuất, gia công cơ khí, xi mạ điện, sơn hàn tại trụ sở). Cung ứng các loại vật tư, vật liệu xây dựng, thiết bị giao thông vận tải. Lập dự án đầu tư, đấu thầu, lập dự toán, tổng dự toán công trình. Thí nghiệm, kiểm nghiệm vật liệu xây dựng. Thẩm tra dự án đầu tư, thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thẩm định dự toán, dự toán công trình. Kiểm định chất lượng công trình xây dựng. Quản lý dự án; đánh giá sự cố lập phương án xử lý. Xây dựng cơ sở kỹ thuật hạ tầng khu công nghiệp, cụm dân cư và đô thị. Môi giới bất động sản. Đo đạc bản đồ. Nuôi trồng
Luận văn liên quan