Thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm gần đây có sự phát triển vượt bậc về lượng và chất. Cùng với sự phát triển của thị trường là sự gia tăng nhanh chóng của các công ty chứng khoán. Tính đến cuối năm 2008 đã có 102 công ty chứng khoán được cấp phép hoạt động. Vì cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh càng gay gắt.
Thực tế cho thấy, năng lực cạnh tranh là vấn đề sống còn của mọi doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán, đặc biệt hiện nay khi Việt Nam mới chuyển sang vận hành nền kinh tế thị trường và phải chống đỡ với hậu quả của khủng hoảng và suy thoái kinh tế. Các doanh nghiệp phải bằng mọi nỗ lực, thông qua các biện pháp khác nhau để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải đầu tư. Suy cho cùng mục đích sau cùng của đầu tư là nâng cao năng lực cạnh tranh.
Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn hiện được xếp trong nhóm những công ty chứng khoán hàng đầu của Việt Nam, tuy nhiên vấn đề đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh luôn là vấn đề mang tính thời sự và cần được nghiên cứu, xem xét một cách nghiêm túc.
Nội dung chuyên đề thực tập bao gồm các phần:
Chương I: Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán Sài Gòn.
Chương II: Giải pháp tăng cường đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán Sài Gòn
47 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2962 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm gần đây có sự phát triển vượt bậc về lượng và chất. Cùng với sự phát triển của thị trường là sự gia tăng nhanh chóng của các công ty chứng khoán. Tính đến cuối năm 2008 đã có 102 công ty chứng khoán được cấp phép hoạt động. Vì cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh càng gay gắt.
Thực tế cho thấy, năng lực cạnh tranh là vấn đề sống còn của mọi doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán, đặc biệt hiện nay khi Việt Nam mới chuyển sang vận hành nền kinh tế thị trường và phải chống đỡ với hậu quả của khủng hoảng và suy thoái kinh tế. Các doanh nghiệp phải bằng mọi nỗ lực, thông qua các biện pháp khác nhau để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải đầu tư. Suy cho cùng mục đích sau cùng của đầu tư là nâng cao năng lực cạnh tranh.
Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn hiện được xếp trong nhóm những công ty chứng khoán hàng đầu của Việt Nam, tuy nhiên vấn đề đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh luôn là vấn đề mang tính thời sự và cần được nghiên cứu, xem xét một cách nghiêm túc.
Nội dung chuyên đề thực tập bao gồm các phần:
Chương I: Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán Sài Gòn.
Chương II: Giải pháp tăng cường đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán Sài Gòn.
Chương I: Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn
1.1. Tổng quan về năng lực cạnh tranh
1.1.1. Khái niệm
Năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán có thể được định nghĩa như là khả năng của một công ty chứng khoán tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, lợi tức hoặc chất lượng các dịch vụ cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và làm nảy sinh các thị trường mới.
Năng lực cạnh tranh được định nghĩa như là khả năng của một công ty chứng khoán để tồn tại trong cạnh tranh, hàm ý các công ty thành công nhờ cố gắng vươn lên dẫn đầu, nhờ việc giảm giá, bằng việc tăng chất lượng các sản phẩm và dịch vụ hiện hành và bằng cách tạo ra các dịch vụ mới. Năng lực cạnh tranh của một công ty là một hàm số của các nhân tố như:
- Các nguồn lực của chính công ty (chẳng hạn vốn con người, vốn vật chất và trình độ công nghệ).
- Sức mạnh thị trường của công ty.
- Thái độ của công ty đối với các đối thủ cạnh tranh và các đại lý kinh tế khác.
- Năng lực của công ty để thích ứng với những tình huống thay đổi.
- Năng lực của công ty để tạo ra thị trường mới.
- Môi trường định chế, được cung cấp một cách rộng rãi bởi chính phủ, bao gồm cơ sở hạ tầng vật chất và chất lượng của các chính sách của chính phủ.
Năng lực cạnh tranh có thể bao gồm năng lực cạnh tranh ngắn hạn và năng lực cạnh tranh dài hạn. Năng lực cạnh tranh ngắn hạn được biểu thị bởi: giá cả; chất lượng và chức năng của sản phẩm; thị phần; khả năng sinh lợi; lợi tức trên tài sản và giá cổ phiếu. Một số sáng tạo giới hạn nhằm cải thiện các dịch vụ hiện hành (chẳng hạn dưới dạng hiệu quả, chi phí và chất lượng) có thể cũng bao hàm ở đây. Trái lại năng lực cạnh tranh dài hạn thể hiện việc một công ty hoạt động tốt như thế nào so với các công ty chứng khoán khác trong việc phát triển công nghệ mới để tạo ra các dịch vụ mới và quá trình mới và cuối cùng là thị trường hoàn toàn mới.
Khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán còn có thể được hiểu là khả năng giành được và duy trì thị phần trên thị trường với một mức lợi nhuận nhất định. Có một quan điểm khác lại cho rằng khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán được hiểu là tích hợp các khả năng và nguồn nội lực để duy trì và phát triển thị phần, lợi nhuận và định vị những ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp đó trong mối quan hệ với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm năng trên cùng một thị trường mục tiêu.
Như vậy, trên thực tế có nhiều quan điểm khác nhau về khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán trên nhiều giác độ khác nhau. Tuy nhiên, khi tiếp cận đến năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán, ta thấy được một số nội dung cơ bản sau :
- Trong nền kinh tế thị trường, yêu cầu của khách hàng (thị trường) phải trở thành chuẩn mực đánh giá sức cạnh tranh của công ty. Điều này xuất phát từ khách quan là yêu cầu của khách hàng vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển dịch vụ.
- Yếu tố chính yếu tạo nên sức mạnh trong việc thu hút khách hàng đó là thực lực của doanh nghiệp. Thực lực này phải xuất phát từ yếu tố nội tại của công ty chứng khoán, được thể hiện ở uy tín của công ty chứng khoán.
- Khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán, tự thân nó đã hàm ý nói đến việc so sánh với các đối thủ cạnh tranh cùng hoạt động trên một thị trường. Để tạo nên sức mạnh cạnh tranh thực sự, công ty chứng khoán phải tạo ra lợi thế so sánh với các đối thủ cạnh tranh để có thể lôi kéo được khách hàng.
- Các biểu hiện khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán luôn có quan hệ ràng buộc. Một công ty chứng khoán có sức cạnh tranh mạnh khi nó đáp ứng các yêu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Tuy nhiên trên thực tế, việc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng bởi vì có khi công ty chứng khoán có lợi thế điểm này nhưng lại yếu về một số mặt khác. Chính vì vậy, việc tìm ra và đánh giá đúng các điểm mạnh, điểm yếu của công ty chứng khoán có ý nghĩa quan trọng trong việc đề ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh.
1.1.2. Vai trò của việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng
1.1.2.1. Vai trò
Có thể khẳng định việc đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh là yếu tố có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các công ty chứng khoán vì những lý do sau:
- Đầu tư là con đường duy nhất tạo ra sức mạnh cạnh tranh của mỗi công ty chứng khoán trên thị trường, bởi vì chỉ có qua việc đầu tư công ty chứng khoán mới đổi mới cải thiện chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật - công nghệ, nguồn nhân lực, năng lực tài chính cũng như khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường.
- Thông qua đầu tư thì mỗi công ty chứng khoán có thể tạo được lợi thế so sánh của mình.
- Đặc biệt hiện nay trên thị trường chứng khoán có nhiều công ty chứng khoán hoạt động dẫn đến tình trạng cạnh tranh vô cùng gay gắt. Khách hàng lại luôn có xu hướng thay đổi sử dụng dịch vụ nhằm tối đa hoá lợi ích của mình, công ty nào có sự vượt trội về chất lượng dịch vụ, uy tín thì luôn có thể thu hút được đông đảo khách hàng.
Do vậy đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh đóng vai trò quyết định trong chiếm lĩnh thị phần, mở rộng thị trường, gia tăng lợi nhuận của mỗi công ty chứng khoán.
1.1.2.2. Nhân tố ảnh hưởng
a. Sự phát triển của thị trường chứng khoán
Một thị trường chứng khoán phát triển là thị trường được vận hành trong một môi trường pháp lý thống nhất, các hoạt động của chủ thể tham gia thị trường đều điều chỉnh theo quy định của pháp luật. Thị trường chứng khoán phát triển phải có nhiều hàng hoá giao dịch để thực sự là một kênh huy động vốn hiệu quả của nền kinh tế. Sự phát triển của thị trường chứng khoán ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của công ty chứng khoán. Thêm vào đó thì việc thị trường chứng khoán phát triển tạo điều kiện cho công ty chứng khoán có vị thế cũng như năng lực đủ lớn để đầu tư cho công nghệ, đội ngũ nhân lực…
b. Môi trường pháp lý chính sách của nhà nước
Để xây dựng thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn hiệu quả và là sân chơi công bằng cho các nhà đầu tư thì các cơ quan nhà nước cần quản lý giám sát thị trường chặt chẽ bằng hệ thống pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ. Môi trường pháp lý hoàn thiện, đồng bộ và thống nhất tạo ra sự công bằng trên thị trường, các công ty chứng khoán phải phát triển bằng thực lực của mình. Để phát triển hoạt động kinh doanh các công ty không có cách nào khác ngoài việc đầu tư cho công nghệ, máy móc, nhân lực, cải tiến dịch vụ để thu hút khách hàng và nâng cao lợi nhuận.
c. Đối thủ cạnh tranh
Các công ty chứng khoán mới ra đời phải cạnh tranh với các công ty chứng khoán đã hoạt động lâu năm trong lĩnh vực này và đã có được thị phần đáng kể cũng như kinh nghiệm hoạt động. Để tồn tại và cạnh tranh với các công ty chứng khoán lâu năm đó, công ty chứng khoán mới ra đời phải không ngừng đầu tư công nghệ hiện đại, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đưa ra dịch vụ hấp dẫn.
Nhưng bên cạnh đó công ty chứng khoán mới cũng là đối thủ cạnh tranh đáng chú ý với các công ty chứng khoán đang hoạt động vì nhiều công ty trong số này có vốn lớn nên có thể đầu tư các công nghệ hiện đại vượt trội và có chính sách lương bổng cạnh tranh thu hút được nhân tài từ các công ty lớn. Vì thế các công ty chứng khoán có kinh nghiệm cũng phải không ngừng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh để giữ vững và nâng cao vị thế của mình.
d. Nhân tố khách hàng
Nhân tố khách hàng đóng vai trò quyết định tới sự tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào. Với công ty chứng khoán thì khách hàng là trọng tâm của sự cạnh tranh và là động lực thúc đẩy công ty chứng khoán đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh. Khách hàng sẽ lựa chọn công ty chứng khoán nào có những dịch vụ tốt nhất, giá cả phải chăng nhất. Muốn đáp ứng được điều kiện đó buộc công ty chứng khoán phải không ngừng đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, công nghệ, nhân lực…
1.1.3. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh
1.1.3.1. Thị phần của công ty
Thị phần cho biết khả năng chiếm giữ thị trường của một công ty chứng khoán cụ thể thông qua tỷ lệ phần trăm của từng công ty so với tổng thể. Để tồn tại và duy trì tốt các năng lực cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải tìm cách chiếm lĩnh thị phần, mở quy mô tiêu thụ hàng hoá. Thông qua thị phần ta đánh giá được hiệu quả của việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh vì suy cho cùng thì mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán là thu hút được nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của mình.
1.1.3.2. Năng lực tài chính
Để cạnh tranh có hiệu quả, vấn đề năng lực tài chính của công ty chứng khoán có tính chất rất quan trọng, một công ty chứng khoán có năng lực cạnh tranh cao là một công ty có quy mô lớn về vốn đầu tư và vốn kinh doanh. Một quy mô vốn lớn là nền tảng đảm bảo cho công ty chứng khoán tiến hành các hoạt động hướng tới lợi nhuận cao nhất, mở rộng thêm các lĩnh vực hoạt động (do luật chứng khoán quy định mức vốn điều lệ tối thiểu để thực hiện các nghiệp vụ) và đầu tư được công nghệ tiên tiến làm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ. Khi công ty chứng khoán tham gia thị trường với quy mô nhỏ thì phải chấp nhận bất lợi về khả năng tài chính, do vậy rất khó có thể cạnh tranh với các đối thủ. Một số chỉ tiêu năng lực tài chính:
- Lượng vốn điều lệ.
- Lượng vốn chủ sở hữu…
1.1.3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán. Do đặc điểm của hoạt động kinh doanh không sản xuất ra sản phẩm vật chất mà chỉ cung cấp dịch vụ cho khách hàng dựa trên công nghệ, kỹ thuật hiện đại. Việc đánh giá dịch vụ là thông qua sự hài lòng về dịch vụ của công ty. Vì vậy ở các công ty chứng khoán cở sở vật chất kỹ thuật công nghệ có ảnh hưởng quyết định tới năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán. Một công ty chứng khoán có trang thiết bị tiên tiến, công nghệ hiện đại thì dịch vụ của họ có chất lượng cao, thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Hơn nữa nhiều chi nhánh được mở sẽ làm tăng tính tiện lợi hơn trong giao dịch và thu hút được nhiều đối tượng khách hàng trên địa bàn rộng lớn từ đó khẳng định vị thế cạnh tranh của công ty. Một số chỉ tiêu cơ sở vật chất kỹ thuật - công nghệ như:
- Số lượng chinh nhánh, đại lý nhận lệnh.
- Các giải pháp giao dịch tiên tiến…
1.1.3.4. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của công ty chứng khoán là vốn quý nhất vì hầu hết các lĩnh vực đem lại doanh thu lớn cho công ty như dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp, quản lý tài sản, hoạt động tự doanh đều phụ thuộc chủ yếu và nhân tố con người. Trình độ nguồn nhân lực cao sẽ đưa ra tư vấn chính xác cho khách hàng cũng như có những quyết định đầu tư cổ phiếu, trái phiếu chính xác mang lại lợi nhuận cao cho công ty. Có thể nói nguồn nhân lực có vai trò quyết định tới năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán, nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa các công ty chứng khoán.
Các chỉ tiêu nguồn nhân lực bao gồm:
- Số lượng cán bộ nhân viên.
- Số lượng cán bộ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học.
- Số lượng nhân viên có chứng chỉ hành nghề chứng khoán.
- Trình độ, kinh nghiệm của cán bộ quản lý cao cấp của công ty…
1.1.3.5. Thương hiệu, uy tín của công ty
Thương hiệu cũng như uy tín của công ty chứng khoán là tài sản vô cùng quý giá của công ty bởi thương hiệu, uy tín được hình thành không phải trong một chốc, một lát mà là bằng cả một quá trình phấn đấu lâu dài, kiên trì theo đuổi mục tiêu chiến lược đúng đắn của mình. Khách hàng luôn có xu hướng lựa chọn những công ty chứng khoán uy tín, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực hoạt động. Đặc biệt là trong thời đại công nghệ thông tin phát triển một thương hiệu uy tín luôn tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn cho công ty. Một thương hiệu lớn cũng đồng nghĩa với khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.
1.1.3.6. Số lượng, chất lượng sản phẩm dịch vụ
Yếu tố quyết định cho việc khách hàng có sử dụng dịch vụ của công ty chứng khoán hay không chính là chất lượng dịch vụ của công ty. Công ty chứng khoán có khả năng xử lý lệnh giao dịch nhanh chóng chính xác, có những tư vấn chính xác hợp lý, có dịch vụ hỗ trợ, chi phí thấp sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn, điều này đã tạo ra sự khác biệt và tính ưu việt của sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp so với các sản phẩm dịch vụ do công ty chứng khoán khác cung cấp. Vì vậy chất lượng sản phẩm dịch vụ đóng vai trò quyết định tới sự tồn tại phát triển và năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán trên thường trường. Thêm vào đó công ty nào có nhiều dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của tất cả tầng lớp khách hàng sẽ chiếm được lợi thế cạnh tranh vì việc có nhiều dịch vụ đa dạng sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn.
1.2. Giới thiệu công ty
1.2.1. Giới thiệu chung về công ty
- Tên gọi: Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn
- Tên tiếng Anh: Saigon Securities Inc.
- Tên giao dịch: SSI
- Địa chỉ: 72 Nguyễn Huệ, P. Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, Việt nam
- Điện thoại: (84.8) 8 242 897 Fax: (84.8) 8 242 997
- Vốn điều lệ hiện tại: 1.366.666.710.000 đồng (một nghìn ba trăm sáu mươi sáu tỷ sáu trăm sáu mươi sáu triệu bảy trăm mười nghìn đồng)
- Logo
- Ngành nghề kinh doanh:
+ Môi giới chứng khoán
+ Tư vấn đầu tư chứng khoán và lưu ký chứng khoán
+ Tự doanh chứng khoán
+ Bảo lãnh phát hành chứng khoán
+ Sản phẩm/dịch vụ chính: Môi giới chứng khoán, tư vấn tài chính doanh nghiệp (tư vấn CPH, tư vấn niêm yết, tư vấn phát hành…), tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán, tự doanh chứng khoán và bảo lãnh phát hành chứng khoán.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Hội sở: số 056679 do Sở Kế hoạch đầu tư Tp Hồ chí Minh cấp ngày 30/12/1999.
- Giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán: số 03/GPHĐKD do Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp ngày 05/04/2000. Giấy phép điều chỉnh số 81/UBCK- GPDCCTCK do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 05/10/2007.
- Quyết định số 276/Qđ -UBCK ngày 25/04/2007 về việc chấp thuận thay đổi địa chỉ trụ sở chính Công ty chứng khoán Sài gòn.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chi nhánh CTCK SG tại Hà Nội tại 1C Ngô Quyền, Hà Nội số 0113000160 do Sở Kế hoạch và đầu tư Tp.Hà Nội cấp ngày 09/07/2002.
- Quyết định số 08/Qđ -UBCK ngày 11/01/2007 của Chủ tịch UBCKNN về việc chấp thuận mở chi nhánh Trần Bình Trọng tại địa chỉ 25 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Quyết định số 282/Qđ -UBCK ngày 27/04/2007 về việc thành lập chi nhánh Nguyễn Công Trứ tại địa chỉ 180-182 Nguyễn Công Trứ, Q1, Tp.HCM.
- Quyết định số 277/Qđ -UBCK ngày 25/04/2007 về việc thành lập chi nhánh Hải phòng tại địa chỉ 22 Lý Tự Trọng, Quận Hồng Bàng, Tp.Hải Phòng.
- Công ty Quản lý quỹ SSI (SSIAM), được Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép chính thức ngày 03/8/2007 theo quyết định số 19/UBCK-GP, là công ty TNHH một thành viên của Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI).
- Mã số thuế: 030 1955 155
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn
SSI là doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần, được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 056679 do Sở Kế hoạch Đầu tư Tp Hồ Chí Minh cấp ngày 30/12/1999 và Giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán số 03 ngày 05/4/2000 của UBCKNN với hai nghiệp vụ Môi giới và Tư vấn đầu tư chứng khoán. Vốn điều lệ ban đầu là 6 tỷ đồng. Các mốc thời gian quan trọng đối với hoạt động của Công ty:
- 02/2001: SSI tăng vốn điều lệ lên 9 tỷ đồng
- 07/2001: SSI tăng vốn điều lệ lên 20 tỷ đồng với 4 nghiệp vụ chính: Tư vấn Đầu tư, Môi giới, Tự doanh và Lưu ký chứng khoán.
- 09/07/2002: Mở chi nhánh tại Hà nội, mở rộng hoạt động kinh doanh chứng khoán trên địa bàn từ Bắc vào Nam .
- 4/2004: SSI tăng vốn điều lệ lên 23 tỷ đồng
- 2/2005: SSI tăng vốn điều lệ lên 26 tỷ đồng, với 5 nghiệp vụ chính: Tư vấn đầu tư, Môi giới, Tự doanh, Lưu ký chứng khoán và Quản lý danh mục đầu tư.
- 6/2005: SSI tăng vốn điều lệ lên 52 tỷ đồng, bổ sung nghiệp vụ bảo lãnh phát hành.
- 02/2006: SSI tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ đồng.
- 05/2006: SSI tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng, trở thành công ty chứng khoán có quy mô vốn lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt nam tại thời điểm đó.
- 09/2006: Vốn điều lệ đạt 500 tỷ đồng.
- 11/2006: Hoàn thành đợt phát hành 500 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu chuyển đổi.
- 07/2007: SSI tăng vốn điều lệ lên 799.999.170.000 đồng
- 09/2007: SSI phát hành thêm 555.600 trái phiếu chuyển đổi (55,560 tỷ đồng mệnh giá) cho cổ đông chiến lược là Ngân hàng ANZ, nâng tổng số trái phiếu chuyển đổi đã phát hành đến thời điểm này là 5.555.600 trái phiếu.
- 29/10/2007: SSI chính thức niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (nay là Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh).
- 26/12/2007: Công ty chốt danh sách cổ đông để trả cổ phiếu thưởng theo tỷ lệ 2:1, tương đương với 39.999.954 cổ phiếu phổ thông.
- 31/01/2008: Trái phiếu SSICB0106 được chuyển đổi thành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.1.666.800 trái phiếu SSICB0106 được chuyển thành 16.668.000 cổ phiếu phổ thông.
- 03/3/2008: Công ty được UBCKNN cấp giấy phép số 110/UBCK-GPĐCCTCK công nhận mức vốn điều lệ mới là 1.199.998.710.000 đồng.
- 04/2008: Tăng vốn điều lệ lên 1.366.666.710.000 đồng
1.2.3. Vị thế của SSI trên thị trường chứng khoán
SSI hiện là công ty có tiềm lực vốn lớn nhất trong số các công ty chứng khoán đang hoạt động hoặc mới thành lập tại Việt Nam . Năm 2007, vốn điều lệ của SSI đạt xấp xỉ 1.200 tỷ đồng, giá trị nguồn vốn chủ sở hữu đạt trên 4.056 tỷ đồng, tổng giá trị tài sản do SSI quản lý đạt trên 9.300 tỷ đồng.
- Về các hoạt động nghiệp vụ, SSI tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu thị trường trong các mảng chính, cụ thể như sau:
+ Lĩnh vực môi giới: thị phần giao dịch cổ phiếu tính đến 31/12/2007 của SSI chiếm 17% thị phần tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM và 17% tại TTGDCK Hà Nội.
+ Lĩnh vực tư vấn: năm 2007, SSI đã thực hiện ký kết hơn 130 hợp đồng tư vấn các loại, phần lớn tập trung vào tư vấn phát hành, đã thực hiện phát hành thành công 36 hợp đồng với tổng giá trị thu được hơn 23.000 tỷ đồng trên gần 3.100 tỷ đồng mệnh giá.
+ Lĩnh vực bảo lãnh phát hành: tiếp nối thành công của năm 2006, năm 2007 SSI tiếp tục đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh phát hành. Một số khách hàng tiêu biểu mà SSI đã thực hiện bảo lãnh phát hành trong năm 2007 gồm: CTCP Xuất nhập khẩu Thuỷ sản An Giang (AGF), CTCP Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Bến Tre (ABT), CTCP Hoàng Anh Gia Lai, CTCP Bao bì Nhựa Tân Tiến, Công ty liên doanh Serrano Vietnam … Điểm nổi bật trong hoạt động bảo lãnh phát hành của SSI năm 2007 là ở chỗ đã bảo lãnh phát hành thành công 4.500 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp bao gồm: 4.000 tỷ đồng trái phiếu của T