Trước bậc thềm của thế kỷ XXI, kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đang từng bước tạo những dấu ấn cho một thời kỳ phát triển đầy năng động. Đặc biệt hơn, Đảng và Nhà nước ta đã và đang chủ trương phát triển đất nước, tạo một bước nhảy lớn để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
Để làm được điều đó, chúng ta phải không ngừng phấn đấu trong mọi khía cạnh xã hội nhất mà biểu hiện rõ nhất là tốc độ phát triển kinh tế. Tuy vậy, những năm 2008 -2009 là giai đoạn mà toàn thế giới đang phải đối mặt với những thách thức của cuộc khủng hoàng tài chính – kinh tế toàn cầu diễn ra ngoài mong đợi. Bắt nguồn từ Mỹ, cuộc khủng hoảng đã nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới với quy mô và mức độ nghiêm trọng. Theo đó, Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của cuộc đại khủng hoảng này. Khó khăn chồng chất khó khăn, con đường tiến tới mục tiêu của chúng ta đến năm 2020 lại càng trở lên gồ ghề hơn bao giờ hết. Thực tế đó đòi hỏi chúng ta phải hết sức tỉnh táo, thận trọng trong từng bước đi, các nhà quản lý kinh tế cần đưa ra được các giải pháp hữu hiệu cho những vấn đề còn tồn tại nhằm “một bước đi đôi”, đưa nền đất nước chúng ta đạt được mục tiêu đã định.
60 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2898 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KCN – KCX : Khu công nghiệp – Khu chế xuất
KT – XH : Kinh tế - Xã hội
CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
KTTĐBB : Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
BQLKCN : Ban quản lý Khu công nghiệp
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
CSHT : Cơ sở hạ tầng
GPMB : Giải phóng mặt bằng
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. KCN dự kiến thành lập mới và mở rộng đến 2015 ..................... 22
Bảng 1.2. Nguồn vốn đầu tư và số dự án KCN qua các năm....................... 31
Bảng 1.3. Số liệu về sử dụng đất.................................................................. 45
DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu 1.1. Cơ cấu nguồn vốn......................................................................... 34
Biểu 1.2. Tỷ lệ vốn thực hiện các năm......................................................... 36
Biểu 1.3. Số dự án và tổng vốn đầu tư trong, ngoài nước ........................... 37
Biểu 1.4. Vốn giải ngân trên vốn đăng ký.................................................... 38
Biểu 1.5. Kết quả hoạt động các KCN ........................................................ 40
Biểu 1.6 : Giá trị SXCN .............................................................................. 40
Biểu 1.7 : Giá trị xuất khẩu........................................................................ 40
Biểu 1.8 : Giá trị nhập khẩu........................................................................ 41
Biểu 1.9 : GT nộp ngân sách....................................................................... 42
Biểu 1.10. Số lao động qua các năm ........................................................... 49
MỞ ĐẦU
Trước bậc thềm của thế kỷ XXI, kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đang từng bước tạo những dấu ấn cho một thời kỳ phát triển đầy năng động. Đặc biệt hơn, Đảng và Nhà nước ta đã và đang chủ trương phát triển đất nước, tạo một bước nhảy lớn để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
Để làm được điều đó, chúng ta phải không ngừng phấn đấu trong mọi khía cạnh xã hội nhất mà biểu hiện rõ nhất là tốc độ phát triển kinh tế. Tuy vậy, những năm 2008 -2009 là giai đoạn mà toàn thế giới đang phải đối mặt với những thách thức của cuộc khủng hoàng tài chính – kinh tế toàn cầu diễn ra ngoài mong đợi. Bắt nguồn từ Mỹ, cuộc khủng hoảng đã nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới với quy mô và mức độ nghiêm trọng. Theo đó, Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của cuộc đại khủng hoảng này. Khó khăn chồng chất khó khăn, con đường tiến tới mục tiêu của chúng ta đến năm 2020 lại càng trở lên gồ ghề hơn bao giờ hết. Thực tế đó đòi hỏi chúng ta phải hết sức tỉnh táo, thận trọng trong từng bước đi, các nhà quản lý kinh tế cần đưa ra được các giải pháp hữu hiệu cho những vấn đề còn tồn tại nhằm “một bước đi đôi”, đưa nền đất nước chúng ta đạt được mục tiêu đã định.
Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, em nhận thấy hoạt động phát triển các KCN – KCX hiện nay có rất nhiều vấn đề đáng quan tâm: KCN – KCX đã và đang là một bộ phận quan trọng, không thể tách rời trong bức tranh chung của toàn nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh sự đóng góp không nhỏ vào quá trình tăng trưởng, quá trình thành lập và hoạt động của các KCN đã bộc lộ không ít những bất cập, hạn chế cần khắc phục. Từ nhận thức này, trong khi hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp tại Vụ, em đã lựa chọn cho mình đề tài nghiên cứu: “Đầu tư phát triển các KCN – KCX vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Thực trạng và giải pháp” những mong nâng cao được sự hiểu biết về thực trạng phát triển các KCN – KCX cả nước nói chung và vùng KTTĐBB nói riêng. Đồng thời từ đó từng bước đề ra các giải pháp nhằm xử lý các vấn đề còn tồn tại nhằm tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ các KCN – KCX cả nước nói chung và vùng KTTĐBB nói riêng trong tương lai.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế do thiếu thông tin và kinh nghiệm thực tiễn có hạn. Bởi vậy, rất mong thầy Nguyễn Hồng Minh chỉ bảo, góp ý để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn!
Em cũng xin chân thành cảm ơn quá trình hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy Nguyễn Hồng Minh, sự nhiệt tình và thiện chí giúp đỡ từ các cô chú, anh chị tại Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giúp em hoàn thành chyên đề này!
Nguyễn Văn Đảm
CHƯƠNG 1 : THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
CÁCKCN-KCX TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ.
1.1. Những nét khái quát về Khu công nghiệp, Khu chế xuất.
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm KCN - KCX.
1.1.1.1. Khái niệm.
Xuất phát từ các quốc gia ven bờ Đông và Nam Địa Trung Hải vào đầu thế kỷ XIX, mô hình KCN đã manh nha sang Châu Á dưới hình thức hải cảng tự do. Cùng với sự phát triển của hoạt động thương mại và đầu tư, KCN dần xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như khu mậu dịch tự do, khu quá cảng, các đặc khu kinh tế…
KCN, KCX ở nước ta được hình thành và phát triển từ năm 1991, khởi đầu là KCX Tân Thuận tại thành phố Hồ Chí Minh, đến nay đã trải qua 17 năm phát triển. Các KCN đã góp phần thúc đẩy công nghiệp phát triển, tăng trưởng kinh tế, hình thành các trung tâm công nghiệp gắn liền với phát triển đô thị, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, đào tạo cán bộ quản lý, công nhân lành nghề, tạo điều kiện để xử lý các tác động tới môi trường một cách tập trung. Các KCN thực sự đóng vai trò tích cực trong công cuộc CNH-HĐH đất nước.
Theo luật Đầu tư 2005, định nghĩa về KCN, KCX như sau:
Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính Phủ.
Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính Phủ.
Hai định nghĩa này đã cho chúng ta có một quan niệm đúng đắn, chính xác, từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý tiến tới phát triển một cách mạnh mẽ các KCN, KCX, góp phần trong tăng trưởng chính của đất nước.
1.1.1.2. Đặc điểm.
Cho đến nay, các KCN đã được phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Mặc dù có sự khác nhau về quy mô, địa điểm và phương thức xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng nói chung, các KCN có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
- Về tính chất hoạt động: KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ mà không có dân cư; là nơi xây dựng để thu hút các đơn vị sản xuất sản phẩm công nghiệp hoặc các đơn vị kinh doanh dịch vụ gắn liền với sản xuất công nghiệp. Theo điều 6, Quy chế KCN, KCX, KCNC ban hành kèm Nghị định 36CP thì doanh nghiệp KCN có thể là các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các bên tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh, các doanh nghiệp này được quyền kinh doanh các lĩnh vực sau:
+ Xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng.
+ Sản xuất, gia công, lắp ráp các sản phẩm công nghiệp để xuất khẩu và tiêu dùng ở trong nước; phát triển và kinh doanh bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ.
+ Nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng và tạo ra sản phẩm mới.
+ Dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp.
- Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Các KCN đều xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh như đường xá, hệ thống điện nước, điện thoại…Thông thường việc phát triển cơ sở hạ tầng trong KCN do một công ty xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng đảm nhiệm. Ở Việt Nam, những công ty này là các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc doanh nghiệp trong nước thực hiện. Các công ty phát triển cơ sở hạ tầng KCN sẽ xây dựng các kết cấu hạ tầng sau đó cho sau đó được phép cho các doanh nghiệp khác thuê lại.
- Về tổ chức quản lý: Mỗi KCN đều thành lập hệ thống BQL KCN cấp tỉnh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để trực tiếp thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh trong KCN. Ở tầm vĩ mô, quản lý các KCN còn gồm có nhiều Bộ như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp.
1.1.2. Vai trò của khu công nghiệp, khu chế xuất.
Hiện nay KCN - KCX đã và đang có những vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Dưới đây là một số vai trò tiêu biểu:
1.1.2.1. Đóng góp lớn vào thành tựu phát triển chung của kinh tế cả nước, thúc đẩy nền kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đây có lẽ là một trong những vai trò hàng đầu và cũng là mục tiêu phát triển các KCN của nhà nước ta. Nếu như trước đây, các đơn vị sản xuất công nghiệp hình thành một cách manh mún, chưa có tổ chức. Điều đó không chỉ tạo cho việc khó khăn trong việc quản lý, quy hoạch mà còn không tạo được đà trong quá trình phát triển vì mạnh ai người ấy làm, không xem xét đến sự ảnh hưởng chung như đầu ra của sản phẩm, môi trường, xã hội. Thì nay, việc quy hoạch các đơn vị đó thành các khu công nghiệp, có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, các KCN đã và đang tạo ra một lượng sản phẩm lớn, góp phần không nhỏ vào tăng trưởng GDP chung của cả nước. Cụ thể như trung bình giai đoạn 2001-2005, các KCN có tốc độ phát triển trung bình 7,5%, riêng năm 2006 đạt 8,17% tổng GPD toàn xã hội, ước đạt 61,7 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 11,5 triệu đồng, tương đương 720USD…
Các KCN đã và đang tạo nhân tố chủ yếu trong việc tăng trưởng công nghiệp theo quy hoạch, tăng khả năng thu hút đầu tư, đẩy mạnh nguồn hàng xuất khẩu, tạo việc làm và hạn chế tình trạng ô nhiễm do chất thải công nghiệp gây ra. Chính sự phát triển các KCN cũng đã thúc đẩy việc phát triển các đô thị mới, phát triển các cơ sở phụ trợ và dịch vụ, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội chung. Ảnh hưởng tích cực tác động của các KCN có thể xác định rõ trên một số khía cạnh chủ yếu như:
Tạo điều kiện mặt bằng thuận lợi cho việc hình thành các doanh nghiệp công nghiệp mới, tạo điều kiện để thu hút vốn đầu tư cho sản xuất công nghiệp (bao gồm cả vốn trong và ngoài nước, bao gồm cả vốn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất).
Tạo điều kiện để tập trung xử lý chất thải, bảo vệ môi trường thuận lợi hơn, hợp lý hơn, đặc biệt là đảm bảo việc hình thành một đô thị hợp lý, bền vững.
Trên cơ sở thuận lợi về mặt bằng sản xuất, các doanh nghiệp có điều kiện phát triển sản xuất, thu hút thêm lao động, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động (kể cả làm việc tại các KCN, các việc làm phụ trợ ngoài KCN, các dịch vụ cần thiết để hỗ trợ cho sự phát triển KCN).
Tạo điều kiện để thực hiện các liên kết, hỗ trợ kinh tế mới (hỗ trợ về công nghệ, hỗ trợ về quản lý. Đặc biệt với sự phát triển của công nghệ thông tin, hiện nay sự gắn kết hỗ trợ các ngành cơ khí, điện, điện tử với nguyên lý điều khiển số, xử lý tri thức).
Trên cơ sở các kết quả nêu trên sẽ đóng góp đáng kể vào sự phát triển ngành công nghiệp và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của bản thân các địa phương có KCN và cả nước nói chung.
Quá trình phát triển các KCN ở Việt Nam thời gian qua đã có những tác động tích cực đối với nền kinh tế nói chung và công cuộc CNH - HĐH nói riêng. Vai trò quan trọng của các KCN trong quá trình CNH - HĐH đã được thể hiện rõ trong sự đóng góp của các KCN trong việc tạo tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế (khối lượng vốn đầu tư cho công nghiệp, giá trị doanh thu và xuất khẩu của các KCN, số việc làm tạo ra, trình độ công nghệ và kinh nghiệm quản lý.) tạo nên một số ngành công nghiệp có năng lực cạnh tranh, một vài ngành công nghệ cao (sản xuất các phụ tùng, phụ kiện cho máy bay Airbus) cũng như sự chuyển giao công nghệ tiên tiến hơn, kỹ năng quản lý và tiếp thị, đào tạo tay nghề cho người lao động Việt Nam (kể cả tâm lý xã hội và phong cách lao động công nghiệp - một yếu tố không nhỏ trong quá trình phát triển).
1.1.2.2. Phát triển KCN, KCX cũng là hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng
Việc phát triển các KCN trong thời gian qua không những thúc đẩy các ngành dịch vụ phát triển, thúc đẩy CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, mà còn đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, góp phần đáng kể vào việc hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN. Điều này được thể hiện qua một số khía cạnh sau:
Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng các KCN có tác dụng kích thích sự phát triển kinh tế địa phương, góp phần rút ngắn sự chênh lệch phát triển giữa nông thôn và thành thị, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Điều này có thể dễ dàng nhận nhất ở những vùng có KCN phát triển mạnh như Biên Hòa, Nhơn Trạch (Đồng Nai), Thuận An (Bình Dương), Tiên Sơn (Bắc Ninh), cùng với quá trình phát triển KCN, các điều kiện về kỹ thuật hạ tầng trong khu vực đã được cải thiện đáng kể, nhu cầu về các dịch vụ gia tăng, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh cho các cơ sở dịch vụ trong vùng.
Cùng với các chính sách ưu đãi về tài chính và công tác quản lý thuận lợi của nhà nước, có thể nói việc thu hút nguồn vốn để đầu tư xây dựng hoàn thiện và đồng bộ các kết cấu hạ tầng trong KCN có vai trò quyết định trong việc thu hút đầu tư. Việc các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế (doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh) tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN không những tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong KCN hoạt động hiệu quả, mà còn tạo sự đa dạng hóa thành phần doanh nghiệp tham gia xúc tiến đầu tư góp phần tạo sự hấp dẫn trong việc thu hút doanh nghiệp công nghiệp vào KCN.
Việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật trong KCN không những thu hút các dự án đầu tư mới mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô để tăng năng lực sản xuất và cạnh tranh, hoặc di chuyển ra khỏi các khu đông dân cư, tạo điều kiện để các địa phương giải quyết các vấn đề ô nhiễm, bảo vệ môi trường đô thị, tái tạo và hình thành quỹ đất mới phục vụ các mục đích khác của cộng đồng trong khu vực như KCN Tân Tạo (thành phố Hồ Chí Minh), Việt Hương (Bình Dương).
Quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN còn đảm bảo sự liên thông giữa các vùng, định hướng cho quy hoạch phát triển các khu dân cư mới, các khu đô thị vệ tinh, hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ, các công trình hạ tầng xã hội phục vụ đời sống người lao động và cư dân trong khu vực như: nhà ở, trường học, bệnh viện, khu giải trí.
1.1.2.3. KCN, KCX góp phần trong việc nâng cao trình độ công nghệ, hiện đại hóa cách thức quản lý sản xuất.
KCN, KCX là khu vực có những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng cùng với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư được áp dụng. Đây chính là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư, trong đó có đầu tư nước ngoài. Một số công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới cùng trình độ quản lý cao của đội ngũ cán bộ doanh nghiệp, trình độ tay nghề của công nhân theo các chuẩn mực quốc tế đã được áp dụng tại Việt Nam. Đây cũng là những nhân tố quan trọng góp phần để nước ta thực hiện việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
KCN là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tập trung những ngành nghề mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Cùng với dòng vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh trong KCN, các nhà đầu tư còn đưa vào Việt Nam những dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại, trong đó có cả những dự án công nghiệp kỹ thuật cao (phần lớn của Nhật Bản), như Công ty TNHH Canon Việt Nam, Mabuchi Motor, Orion Hanel, những lĩnh vực mà chúng ta còn yếu kém và cần khuyến khích phát triển như cơ khí chính xác, điện tử.
Các doanh nghiệp trong KCN, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã góp sức đào tạo được đội ngũ lao động công nghiệp sử dụng và vận hành thành thạo các trang thiết bị phục vụ quản lý và sản xuất, nắm vững công nghệ, có tác động lan tỏa và nâng trình độ tay nghề của đội ngũ lao động Việt Nam lên một bước. Một lượng đáng kể người lao động Việt Nam được đảm nhận các vị trí quản lý doanh nghiệp, được tiếp xúc với phương thức quản trị doanh nghiệp tiên tiến, hiện đại, kỹ năng marketing, quản lý tài chính, tổ chức nhân sự. Việc được trực tiếp làm việc trong môi trường có kỷ luật cao, yêu cầu tay nghề cao, dã rèn luyện được những kỹ năng và bản lĩnh làm việc giúp người lao động Việt Nam thích ứng với một nền công nghiệp tiên tiến, hiện đại.
1.1.2.4. KCN, KCX đã góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Hiện nay, với tốc độ phát triển nóng của kinh tế trong nước nói riêng cũng như thế giới nói chung, vấn đề giải quyết ô nhiễm môi trường do quá trình sản xuất công nghiệp để lại đã và đang trở lên cấp thiết hơn lúc nào. Bởi nếu chúng ta cứ chăm chú phát triển mà quên đi vấn đề môi trường, chẳng bao lâu chính chúng ta sẽ phải nhận hậu quả. Điều này hiện nay đã và đang thấy rõ.
KCN, KCX là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghiệp, do đó có điều kiện tập trung, xử lý chất thải, tạo điều kiện kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp do sự tập trung về địa điểm sản xuất.
KCN, KCX góp phần thực hiện mục tiêu di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm ra khỏi thành phố, do đó góp phần giải quyết ô nhiễm đô thị, tạo điều kiện quy hoạch đô thị hiện đại.
Thực tế cho thấy các một số KCN, KCX thực hiện rất tốt và hài hoà mục tiêu thu hút đầu tư với giải quyết vấn đề môi trường, thực sự là những “công viên công nghiệp”, là mẫu hình để các KCN, KCX khác tiếp tục triển khai áp dụng, điển hình là KCN Biên Hoà II, KCN Bắc Thăng Long, KCX Tân Thuận.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư phát triển các KCN – KCX.
1.1.3.1. Các nhân tố vĩ mô:
- Tình hình phát triển chung của toàn nền kinh tế: Đây một yếu tố dễ thấy trong sự ảnh hưởng đến sự phát triển của các KCN nói chung. Bởi khi nền kinh tế có tốc độ phát triển cao đồng nghĩa với cung - cầu linh hoạt, xuất nhập khẩu cũng có những biểu hiện tích cực, góp phần đẩy nhanh đầu ra mà còn dễ dàng trong việc thu hút các đầu vào như vốn, nguồn lực... Ngược lại, khi nền kinh tế lâm vào suy thoái hoặc trì trệ phát triển. Biểu hiện dễ thấy nhất là tình hình kinh tế thế giới nói chung và trong nước nói riêng hiện nay. Điều đó sẽ gây ra nhiều tác động tới quá trình phát triển của nền kinh tế nói chung và sự phát triển của các KCN nói riêng: các nhà đầu tư dè dặt hơn, lao động bị cắt giảm, đầu ra sản xuất theo đó cũng giảm sút rõ rệt…Theo đó, đây là một trong những yếu tố khá quan trọng và có tác động lớn, từ đây đặt ra yêu cầu Chính phủ mỗi nước cần có các chính sách hợp lý, tránh để nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng mà nguyên nhân xuất phát từ chính nội tại nền kinh tế.
- Chính sách thu hút đầu tư và quy hoạch phát triển của Chính phủ: Mỗi Chính phủ trong quá trình phát triển nền kinh tế của mình sẽ có những kế hoạch cụ thể. Theo đó việc đưa ra những chiến lược thu hút đầu tư nhiều hay ít, bằng biện pháp nào sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến lượng vốn thu hút và tốc độ phát triển các KCN. Khi chúng ta đưa ra được một quy hoạch chi tiết và một kế hoạch cụ thể trong giai đoạn, việc thực hiện và đạt được các mục tiêu đề ra đó sẽ đảm bảo cho tính phát triển ổn định và bền vững các KCN sau này.
- Các cơ chế quản lý: Là hệ thống văn bản pháp luật như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Xây dựng, Đấu thầu…các Nghị định, Thông tư, Chế tài…nhằm điều chỉnh các quan hệ đầu tư nói chung và đầu tư vào các KCN nói riêng theo các quy tắc nhất định. Hệ thống các văn bản quy phạm Pháp luật này sẽ có những tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động đầu tư tùy theo trình độ xây dựng, soạn thảo của từng quốc gia, trong từng thời kỳ. Theo đó, khi hệ thống văn bản này được xây dựng và thể hiện khả năng điều chỉnh thực tiễn tốt, nó sẽ giúp giải quyết hài hòa các quan h