Trong những năm qua, kể từ khi Khu chế xuất Tân Thuận – Khu chế xuất đầu tiên ở nước ta được thành lập và phát triển vào cuối năm 1991 tại thành phố Hồ Chí Minh, đến nay cả nước đã có 219 Khu công nghiệp; 13 KKT được thành lập (chưa kể những khu công nghệ cao) phân bố trên khắp 42 tỉnh thành.
Thực tiễn phát triển Khu công nghiệp, Khu kinh tế (KKT) đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, chứng tỏ tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong việc phát huy lợi thế, lựa chọn khâu trọng điểm, đột phá phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Khu kinh tế là mô hình mới có tính đột phá cho phát triển kinh tế vùng nhằm khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, về vị trí địa kinh tế, thí điểm áp dụng những thể chế và chính sách kinh tế mới để huy động tối đa nguồn nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, kết hợp phát triển kinh tế với giữ vững an ninh, quốc phòng.
Phát triển có hiệu quả các Khu kinh tế gắn liền với việc thực thi cơ chế chính sách mới đã góp phần ngày càng hoàn thiện môi trường đầu tư của Việt Nam . Đây là giải pháp hữu hiệu nhất để thu hút mạnh vốn đầu tư và công nghệ, nhất là nguồn vốn nước ngoài và công nghệ tiên tiến của các nước phát triển, từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới.
Thật vậy, các Khu kinh tế ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình. Đến nay, các Khu kinh tế đã thu hút được 238 dự án đầu tư trong nước và nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký hiện đạt khoảng 9,9 tỷ USD (kể cả các dự án đã được cấp giấy phép từ trước khi thành lập KKT), trong đó có 62 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký 3,1 tỷ USD. Riêng Khu kinh tế Dung Quất đã có 90 dự án đầu tư được cấp phép với tổng vốn đăng ký khoảng 4,4 tỷ USD (kể cả nhà máy lọc dầu). Như vậy, tổng số vốn đầu tư đăng ký tại Khu kinh tế Dung Quất chiếm tới 45% tổng vốn đầu tư đăng ký vào các Khu kinh tế.
90 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2937 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm qua, kể từ khi Khu chế xuất Tân Thuận – Khu chế xuất đầu tiên ở nước ta được thành lập và phát triển vào cuối năm 1991 tại thành phố Hồ Chí Minh, đến nay cả nước đã có 219 Khu công nghiệp; 13 KKT được thành lập (chưa kể những khu công nghệ cao) phân bố trên khắp 42 tỉnh thành.
Thực tiễn phát triển Khu công nghiệp, Khu kinh tế (KKT) đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, chứng tỏ tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong việc phát huy lợi thế, lựa chọn khâu trọng điểm, đột phá phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Khu kinh tế là mô hình mới có tính đột phá cho phát triển kinh tế vùng nhằm khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, về vị trí địa kinh tế, thí điểm áp dụng những thể chế và chính sách kinh tế mới để huy động tối đa nguồn nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, kết hợp phát triển kinh tế với giữ vững an ninh, quốc phòng.
Phát triển có hiệu quả các Khu kinh tế gắn liền với việc thực thi cơ chế chính sách mới đã góp phần ngày càng hoàn thiện môi trường đầu tư của Việt Nam . Đây là giải pháp hữu hiệu nhất để thu hút mạnh vốn đầu tư và công nghệ, nhất là nguồn vốn nước ngoài và công nghệ tiên tiến của các nước phát triển, từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới.
Thật vậy, các Khu kinh tế ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình. Đến nay, các Khu kinh tế đã thu hút được 238 dự án đầu tư trong nước và nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký hiện đạt khoảng 9,9 tỷ USD (kể cả các dự án đã được cấp giấy phép từ trước khi thành lập KKT), trong đó có 62 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký 3,1 tỷ USD. Riêng Khu kinh tế Dung Quất đã có 90 dự án đầu tư được cấp phép với tổng vốn đăng ký khoảng 4,4 tỷ USD (kể cả nhà máy lọc dầu). Như vậy, tổng số vốn đầu tư đăng ký tại Khu kinh tế Dung Quất chiếm tới 45% tổng vốn đầu tư đăng ký vào các Khu kinh tế. Không chỉ vậy, Khu kinh tế Dung Quất còn là khu lọc và hóa dầu đầu tiên cả nước, khu tập trung nhiều ngành công nghiệp quy mô lớn, gắn với cảng biển Dung Quất và sân bay quốc tế Chu Lai, là trung tâm kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng. Có thể khẳng định chắc chắn rằng, với kết quả phát triển ban đầu như hiện nay, trong thời gian tới Dung Quất sẽ phát triển nhanh chóng về kinh tế và trở thành vùng động lực có sửc lan toả và thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ngãi và các tỉnh miền Trung. Do đó, em đã lựa chọn đề tài chuyên đề “Đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất. Thực trạng và giải pháp ” với mục tiêu là nhằm tìm hiểu sâu hơn thực trạng đầu tư phát triển cũng như đánh giá kết quả trong công tác quản lý, thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất. Qua đó phân tích một số tồn tại hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất trong thời gian tới.
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
KHU KINH TẾ DUNG QUẤT
1.1 Tổng quan về tình hình phát triển các khu kinh tế ven biển ở Việt Nam hiện nay.
1.1.1 Tình hình thành lập các khu kinh tế.
Đến cuối tháng 12/2007 cả nước ta có 10 Khu kinh tế (KKT) gồm: 1 KKT ở vùng đồng bằng sông Hồng là Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh; 8 KKT ở vùng Duyên hải miền Trung là Nghi Sơn tỉnh Thanh Hoá, Đông Nam Nghệ An tỉnh Nghệ An, Vũng áng tỉnh Hà Tĩnh, Chân Mây – Lăng Cô tỉnh Thừa Thiên Huế, Chu Lai tỉnh Quảng Nam, Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi, Nhơn Hội tỉnh Bình Định và Vân Phong tỉnh Khánh Hoà và 1 KKT ở miền Nam là KKT đảo Phú Quốc và cụm đảo nam An Thới tỉnh Kiên Giang với tổng diện tích mặt đất và mặt nước biển của 10 KKT là 541.073 ha.
Ngày 10/1/2008, thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 06/2008/QĐ-TTg cho phép thành lập KKT Đình Vũ – Cát Hải thành phố Hải Phòng. Đồng thời trong năm 2008, thủ tướng chính phủ cũng xem xét việc thành lập KKT Hòn La tỉnh Quảng Bình và KKT Nam Phú Yên tỉnh Phú Yên. Như vậy đến nay thì tổng số KKT được thành lập trên phạm vi cả nước là 13 KKT với tổng diện tích mặt đất và mặt nước biển khoảng 600.000 ha. Theo quy hoạch đến năm 2020 thì nước ta sẽ có 15 KKT, trong đó có 2 KKT là Định An và Năm Căn đang được xem xét thành lập.
Biểu 1.1: Quy hoạch các KKT tại Việt Nam
TT
KKT
Địa phương
Diện tích
(ha)
Quyết định
thành lập
1
Chu Lai
Quảng Nam
27.040
108/2003/QĐ-TTg
253/2006/QĐ-TTg
2
Dung Quất
Quảng Ngãi
10.300
50/2005/QĐ-TTg
3
Nhơn Hội
Bình Định
12.000
141/2005/QĐ-TTg
4
Chân Mây – Lăng Cô
Thừa Thiên Huế
27.108
04/2006/QĐ-TTg
5
Vũng áng
Hà Tĩnh
22.781
72/2006/QĐ-TTg
6
Nghi Sơn
Thanh Hoá
18.611
102/2006/QĐ-TTg
7
Vân Phong
Khánh Hoà
150.000
92/2006/QĐ-TTg
8
Đảo Phú Quốc
Kiên Giang
56.100
38/2006/QĐ-TTg
9
Đông Nam Nghệ An
Nghệ An
15.826
85/2007/QĐ-TTg
10
Vân Đồn
Quảng Ninh
217.133
120/2007/QĐ-TTg
11
Đình Vũ – Cát Hải
Hải Phòng
21.640
145/QĐ-TTg
12
Hòn La
Quảng Bình
10.000
79/2008/QĐ-TTg
13
Nam Phú Yên
Phú Yên
20.730
29/2008/NĐ-CP
14
Định An
Trà Vinh
34.000
Chưa thành lập
15
Năm Căn
Cà Mau
11.000
Chưa thành lập
Tổng diện tích
638.443
Nguồn: Vụ quản lý các Khu kinh tế – Bộ Kế hoạch và Đầu tư,2009.
1.1.2 Tình hình đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng các KKT.
Kể từ khi thành lập đến cuối năm 2008, các KKT đã huy động vốn từ tất cả các nguồn để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội khu kinh tế theo quy hoạch đã được phê duyệt là 35.892 tỷ đồng, trong đó phần vốn ngân sách nhà nước chiếm khoảng 12 %, cụ thể như sau:
Biểu 1.2: Thực hiện vốn đầu tư hạ tầng khu kinh tế từ khi thành lập đến 31/12/2008
TT
Chỉ tiêu
Tổng số (lũy kế)
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
TỔNG SỐ
35.892.136
100,00
I
Vốn đầu tư phát triển do địa phương quản lý
34.758.930
96,85
1
Vốn ngân sách nhà nước (trung ương và địa phương)
3.195.264
8,90
2
Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước (kể cả đầu tư hạ tầng của nhà máy lọc dầu Dung Quất)
26.040.270
72,55
3
Vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh
3.287.196
9,16
4
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
1.944.600
5,42
5
Các nguồn vốn khác
291.600
0,81
II
Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn do Bộ, Ngành Trung ương quản lý
1.093.206
3,05
Nguồn: Vụ quản lý các Khu kinh tế – Bộ Kế hoạch và Đầu tư,2009.
Kể từ kế hoạch năm 2004, các KKT được hỗ trợ vốn từ ngân sách trung ương để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội và các công trình dịch vụ tiện ích công cộng quan trọng phục vụ chung cho KKT; đầu tư hạ tầng ngoài các khu chức năng, đền bù giải phóng mặt bằng các khu chức năng, xây dựng công trình xử lý nước thải và chất rắn.
Về tình hình hỗ trợ vốn ngân sách trung ương cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các KKT được phân bổ cụ thể qua các năm như sau:
Biểu 1.3: Vốn hỗ trợ ngân sách trung ương đầu tư hạ tầng khu kinh tế
Đơn vị tính: tỷ đồng
Khu kinh tế
2004
2005
2006
2007
Tổng
Chu Lai
110
130
210
150
600
Dung Quất (a)
132
155
333
451
1071
Nhơn Hội
-
-
60
110
170
Chân Mây – Lăng Cô
-
-
-
100
100
Nghi Sơn
-
-
-
60
60
Vũng Áng
-
-
-
90
90
Vân Phong
-
-
-
40
40
Tổng
242
285
603
1001
2131
Nguồn: Vụ quản lý các Khu kinh tế – Bộ Kế hoạch và Đầu tư,2008.
(a) Kể cả vốn trái phiếu chính phủ đường Bình Long – Cảng Dung Quất giai đoạn I trong năm 2006 và 2007.
(*) Không bao gồm vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương cân đối. Đối với 3 KKT khác gồm: Khu đảo Phú Quốc chưa thành lập Ban quản lý vào thời điểm cuối năm 2006; KKT Vân Đồn và KKT Đông Nam Nghệ An mới thành lập năm 2007 nên trong kế hoạch năm 2007 chưa bố trí vốn hỗ trợ ngân sách trung ương đầu tư hạ tầng KKT.
Do nguồn vốn ngân sách trung ương cho mục tiêu này còn hạn chế trong khi số lượng các KKT được thành lập tăng nhanh nên mức vốn hỗ trợ cho các KKT được thành lập trong năm 2006 và 2007 chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu của các địa phương về vốn hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật – xã hội của các KKT.
Các nguồn vốn khác do các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tự đầu tư để phát triển các hạng mục cơ sở hạ tầng như: cấp điện, cấp nước, bưu chính viễn thông, hạ tầng cảng biển và các công trình hạ tầng tiện ích phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là những nguồn vốn đặc biệt quan trọng cho đầu tư xây dựng và phát triển các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật của các KKT.
1.1.3 Kết quả xây dựng và phát triển hạ tầng các KKT.
Do mới được thành lập nên các KKT đang trong giai đoạn đầu của quá trình triển khai các công tác quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết các phân khu chức năng, chuẩn bị lập và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện các dự án quy mô lớn.
Đến nay các KKT Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây – Lăng Cô, Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội và Vân Phong đã hoàn thành công tác quy hoạch chung xây dựng KKT đến năm 2020 hoặc 2025 và đang triển khai công tác quy hoạch chi tiết các phân khu chức năng đồng thời tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật – xã hội; các KKT Vân Đồn, Đông Nam Nghệ An và KKT đảo Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới hiện đang trong giai đoạn xây dựng quy hoạch chung, hoàn thiện bộ máy và nhân sự, chuẩn bị các điều kiện tiền đề cho việc lập dự án và huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
Một số công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội tại các KKT được đầu tư trong thời gian qua đã hoàn thành và đưa vào sử dụng gồm:
KKT Dung Quất:
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật – xã hội giai đoạn I của KKT Dung Quất đã cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư gồm:
- Hệ thống giao thông trục chính như tuyến đường Dốc Sỏi - cảng Dung Quất, ngã ba Bình Long – nhà máy lọc dầu - cảng Dung Quất, các tuyến đường trục Khu công nghiệp (KCN) phía Đông, phía Tây và đô thị Vạn Tường.
- Hệ thống cấp điện, thông tin liên lạc, cấp nước, cảng chuyên dùng (đáp ứng nhu cầu vận chuyển thiết bụ siêu trường, siêu trọng của nhà máy lọc dầu và đóng tàu 3 vạn DWT).
- Hạ tầng phân khu công nghiệp Sài Gòn –Dung Quất, các khu dân cư, trường đào tạo nghề (hàng năm đào tạo 1.900 công nhân bạc 3/7 và 500 công nhân ngắn hạn, liên kết đào tạo 340 sinh viên các lớp đại học), trung tâm quan trắc giám sát môi trường, trung tâm văn hóa thể thao, bệnh viện Dung Quất (100 giường), trạm thu phát truyền hình, và khu du lịch dịch vụ...
KKTM Chu Lai:
Một số công trình hạ tầng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng gồm:
- Cầu cảng số 2, luồng vào cảng Kỳ Hà, đường vào nhà ga hàng không Chu Lai, đường An Hà - Quảng Phú, đường ĐT 618 mới, đường Nguyễn Văn Trỗi nối dài.
- Nhà ga hàng không quy mô 300 hành khách; hệ thống cấp điện, cấp nước, hạ tầng 12 khu tái định cư, hạ tầng KCN Tam Địêp, KCN Bắc Chu Lai.
-Cảng hang không Chu Lai đã mở chuyến bay thành phố Hồ Chí Minh – Chu Lai, cảng Kỳ Hà đã đón tàu 7.000 DWT.
KKT Nhơn Hội:
- Đã hoàn thành việc xây dựng tuyến cầu đường Quy Nhơn – Nhơn Hội để kết nối bán đảo Phương Mai với thành phố Quy Nhơn.
- Đang triển khai xây dựng hệ thống giao thông trục chính gồm: Đường nối từ đường trục đến trung tâm xã Nhơn Lý, Đường trục Khu kinh tế và các công trình cấp điện, nước, thông tin liên lạc, hạ tầng khu tái định cư Nhơn Phước giai đoạn I, hạ tầng KCN A và KCN B, cảng biển,...
KKT Chân Mây – Lăng Cô:
Đã hoàn thành bến cảng số 1 để đón tầu 3 vạn DWT; hệ thống đường giao thông phục vụ phát triển du lịch (khoảng 54 Km), hệ thống cấp nước sạch (6.000 m3/ngày đêm); đầu tư hoàn chỉnh 3 khu tái định cư.
KKT Vũng Áng:
Đã hoàn thành cầu cảng số I và số II để đón tàu 1,5 vạn DWT, Quốc lộ 12 đoạn từ Quốc lộ 1A xuống cảng Vũng áng, đang triển khai đầu tư xây dựng hệ thống cấp điện, thông tin liên lạc, cảng dầu khí, hạ tầng KCN Vũng áng, hạ tầng nhà máy nhiệt điện,...
KKT Nghi Sơn:
Một số công trình hạ tầng đang thực hiện gồm:
- Đường Đông Tây 2 và 3, đường vào nhà máy xi măng Công Thanh, đường Bắc – Nam 1B, đường Đông Tây 2 (giai đoạn 2); cầu Đò Dừa 2.
- Hệ thống cấp nước thô, đê chắn sóng cảng Nghi Sơn, hạ tầng các khu tái định cư Hải Bình, Trúc Lâm, Bình Minh, Tĩnh Hải, nạo vét luồng tày giai đoạn 2 cảng Nghi Sơn.
Cảng Nghi Sơn đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, có thể đóng tàu 1 vạN DWT.
KKT Vân Phong:
Chủ yếu tập trung công tác lập quy hoạch chi tiết xây dựng, chuẩn bị xây dựng hệ thống đường bộ, hệ thống cấp nước, rà phá bom mìn, thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng khu tái định cư.
1.1.4 Tình hình thu hút đầu tư vào các KKT.
1.1.4.1 Tình hình chung.
Các KKT đã thu hút được 238 dự án đầu tư trong nước và nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 9,9 tỷ USD (kể cả các dự án được cấp phép từ trước khi thành lập KKT), trong đó có 62 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký 3,1 tỷ USD.
1.1.4.2 Tình hình thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài tại các KKT.
KKT Dung Quất đã có 90 dự án đầu tư được cấp phép với tổng số vốn đăng ký khoảng 4,4 tỷ USD (kể cả nhà máy lọc dầu) trên các lĩnh vực như: lọc, hoá dầu, cơ khí nặng, đóng tàu, luyện cán thép, cảng biển, dịch vụ … Như vậy, tổng số vốn đầu tư đăng ký tại KKT Dung Quất chiếm tới 45 % tổng vốn đầu tư đăng ký vào các KKT. Trong số các dự án đầu tư tại KKT Dung Quất có 7 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký 838 triệu USD. Hiện có 40 dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh và 25 dự án đang triển khai thực hiện, các dự án khác đang hoàn thành thủ tục để chuẩn bị thực hiện. Các dự án quan trọng gồm: nhà máy lọc dầu, nhà máy Polypropylene, liên hợp công nghiệp tàu thuỷ, nhà máy cơ khí nặng Doosan, nhà máy luyện cán thép Tycoons, cảng chuyên dùng xuất sản phẩm của nhà máy lọc dầu, bến cảng số 1 Cảng tổng hợp đang khẩn trương triển khai đầu tư và xây dựng.
KKTM Chu Lai đã có 56 dự án đầu tư được cấp phép với tổng vốn đăng ký gần 1,27 tỷ USD trong các lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô, kính nổi, vật liệu xây dựng, công nghiệp điện tử, hoá chất, hạ tầng KCN, khu du lịch, khu đô thị,…, trong đó có 24 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký 627 triệu USD.Hiện có 24 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh, 14 dự án đang triển khai đầu tư xây dựng cơ bản và các dự án khác đang chuẩn bị triển khai.
KKT Nhơn Hội đã có 15 dự án đầu tư trong nước và nước ngoài được cấp phép với tổng vốn đăng ký gần 600 triệu USD trong các lĩnh vực như: hạ tầng KCN, viễn thông, cấp điện, cấp nước, kho tàng, cảng biển, khu du lịch, vật liệu xây dựng, … trong đó có 3 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký 299 triệu USD. Hiện có 9 dự án đang triển khai thực hiện và 6 dự án đang hoàn thành thủ tục để chuẩn bị khởi công.
KKT Chân Mây – Lăng Cô, đã thu hút được 20 dự án đầu tư trong nước và nước ngoài vào lĩnh vực khách sạn, khu du lịch, cơ khí, chế biến dăm gỗ, đóng tàu và cảng biển với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 500 triệu USD, trong đó có 8 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký 376 triệu USD. Hiện có 8 dự án đã đi vào hoạt động, 5 dự án đang triển khai thực hiện và các dự án khác đang chuẩn bị triển khai.
KKT Vân Phong: đã thu hút được 29 dự án đầu tư trong nước và nước ngoài (kể cả các dự án đã được cấp giấy phép từ trước khi thành lập KKT) vào lĩnh vực hạ tầng KCN, công nghiệp, cảng biển, đóng tàu,kho xăng dầu, dịch vụ du lịch, nuôi trồng thuỷ sản với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 500 triệu USD, trong đó có 14 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký 305 triệu USD. Hiện tại đã có 19 dự án sản xuất kinh doanh, 3 dự án đang triển khai đầu tư xây dựng cơ bản và các dự án khác đang chuẩn bị triểnt khai.
KKT Vũng áng: đã thu hút được 16 dự án đầu tư được cấp phép với tổng vốn đăng ký gần 1.363 triệu USD trong các lĩnh vực nhiệt điện, luyện cán thép, kho xăng dầu, cảng biển, trong đó có 3 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký 15,6 triệu USD. Hiện tại 8 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, 6 dự án đang triển khai đầu tư xây dựng cơ bản và các dự án khác đang chuẩn bị triển khai. Dự án nhiệt điện Vũng áng (1.200 MW với tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD) đang san lấp mặt bằng để triển khai xây dựng nhà máy.
KKT Nghi Sơn: đã thu hút được 12 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký khoảng 1,2 tỷ USD trong các lĩnh vực như: xi măng, hạ tầng KCN, đóng và sửa chữa tàu biển, nhiệt điện,… trong đó có 3 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký 636 triệu USD. Hiện tại 4 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh, 7 dự án đang triển khai đầu tư xây dựng cơ bản và 1 dự án đang chuẩn bị triển khai. Ngoài ra, chưa kể tới dự án nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn giai đoạn 1(công suất 800 MW / năm với tổng số vốn 725 triệu USD) được triển khai trong năm 2008. Một số dự án lớn như: nhà máy xi măng Nghi Sơn. cảng Nghi Sơn đã đi vào hoạt động.
Các KKT khác như: Vân Đồn, Đông Nam Nghệ An, Phú Quốc … mới được quyết định thành lập nên đang trong quá trình quy hoạch, chuẩn bị đầu tư nên chưa thu hút được các dự án đầu tư.
1.2 Vị trí địa lý, quy hoạch và quá trình hình thành,của khu kinh tế Dung Quất có ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư phát triển.
1.2.1 Vị trí địa lý của khu kinh tế Dung Quất.
Khu kinh tế Dung Quất nằm trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, có diện tích 10.300 ha bao gồm các xã Bình Chánh, Bình Thạnh, Bình Đông, Bình Thuận, Bình Trị, Bình Hải và một phần diện tích đất của các xã Bình Phước, Bình Hoà và Bình Phú của huyện Bình Sơn.KKT Dung Quất nằm trong vùng địa hình đồng bằng, xem kẻ đồi núi thấp và có cả cồn cát ven biển; phía Tây Bắc giáp sân bay Chu Lai, phía Tây giáp quốc lộ 1A, phía Đông và Đông Bắc giáp Biển Đông. Phía Tây Nam giáp Thành phố Quảng Ngãi, phiá Bắc giáp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam; phía Nam giáp các xã: Bình Long, Bình Hiệp, Bình Phú, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi.
- Cách Hà Nội: 880 km - Cách Tp Hồ Chí Minh: 870 km- Cách Tp Quy Nhơn: 185 km- Cách Tp Đà Nẵng: 100 km- Cách Tp Quảng Ngãi: 25-40 km- Cách sân bay Chu Lai: 13 km- Cách đường hàng hải nội địa: 30 km- Cách đường hàng hải quốc tế: 190 km- Cách các Trung tâm kinh tế lớn nhất của khu vực như: Hồng Kông, Singapore, BangKok khoảng 2000 km.- Toạ độ địa lý: 1080,47’ độ kinh Đông, 150,23’ độ vĩ Bắc.
KKT Dung Quất có nhiều tiềm năng, lợi thế và hội tụ đủ các yếu tố phát triển của một khu kinh tế tổng hợp:
Thứ nhất: Lợi thế về vị trí địa lý:Khu kinh tế Dung Quất có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông đường bộ, hàng hải cũng như hàng không: bên cạnh Quốc lộ 1A, Đường sắt Bắc - Nam, Quốc lộ 24 nối với Tây Nguyên và các nước thuộc Tiểu Vùng sông Mê Kông. Khu kinh tế Dung Quất là điểm đầu của con đường xuyên Á, nối Lào, Cam-pu-chia và đông - bắc Thái-lan do đó KKT Dung Quất có sức hút với toàn khu vực (một trong 5 tuyến đường ngang của hệ thống đường xuyên Á chạy qua Việt Nam: tuyến Dung Quất-Ngọc Hồi-Paksé-Upon). Về mặt địa lý, Dung Quất có thể được xem là vị trí trung tâm điểm của Việt Nam và của Đông Nam Á. KKT Dung Quất có đô thị mới được quy hoạch phát triển là th