Đảng ta đã xác định mục tiêu chiến lược cho đất nước là: đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Công nghiệp đã, đang và sẽ là động lực quyết định phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong suốt thời kỳ công nghiệp hoá. Cùng với xu thế phát triển của cả nước, tỉnh Ninh Bình cũng xác định cho mình con đường phát triển dựa trên những thế mạnh của tỉnh. Một trong nghững điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp ở tỉnh là có vị trí đại lý thuận lợi với tài nguyên khoáng sản phong phú, có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt ở mức cao, quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, công nghiệp của tỉnh phát triển sau, quy mô còn nhỏ hẹp, trình độ khoa học công nghệ còn lạc hậu, tài nguyên sản xuất công nghiệp đa dạng nhưng phân tán, công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, hạ tầng cơ sở yếu kém. Đây là những đặc trưng của công nghiệp của tỉnh Ninh Bình.
Do vậy cần phải tích cực phát triển ngành công nghiệp với vai trò là nền tảng cho phát triển kinh tế, mà trước hết là phát triển theo hướng hợp lý, khai thác các nguồn lực của địa phương.
Chuyên đề thực tập “Định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2015” là những nghiên cứu cơ bản nhằm xác định phương hướng và đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. Bài viết gồm ba phần:
Chương I: Sự cần thiết phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Chương II: Thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2005 – 2009.
Chương III: Định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 – 2015.
66 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2087 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
KHOA kÕ ho¹ch vµ ph¸t triÓn
--- o0o ---
CHUY£N §Ò
THùC TËP CHUY£N NGµNH
§Ò tµi:
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
Gi¸o viªn híng dÉn : PGS.TS. PH¹M V¡N VËN
Sinh viªn thùc hiÖn : NGUYÔN THÞ HIÒN
Líp : KINH TÕ PH¸T TRIÓN 48A
MSSV : cq482903
Hµ Néi, 2010
LỜI MỞ ĐẦU
Đảng ta đã xác định mục tiêu chiến lược cho đất nước là: đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Công nghiệp đã, đang và sẽ là động lực quyết định phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong suốt thời kỳ công nghiệp hoá. Cùng với xu thế phát triển của cả nước, tỉnh Ninh Bình cũng xác định cho mình con đường phát triển dựa trên những thế mạnh của tỉnh. Một trong nghững điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp ở tỉnh là có vị trí đại lý thuận lợi với tài nguyên khoáng sản phong phú, có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt ở mức cao, quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, công nghiệp của tỉnh phát triển sau, quy mô còn nhỏ hẹp, trình độ khoa học công nghệ còn lạc hậu, tài nguyên sản xuất công nghiệp đa dạng nhưng phân tán, công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, hạ tầng cơ sở yếu kém. Đây là những đặc trưng của công nghiệp của tỉnh Ninh Bình.
Do vậy cần phải tích cực phát triển ngành công nghiệp với vai trò là nền tảng cho phát triển kinh tế, mà trước hết là phát triển theo hướng hợp lý, khai thác các nguồn lực của địa phương.
Chuyên đề thực tập “Định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2015” là những nghiên cứu cơ bản nhằm xác định phương hướng và đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. Bài viết gồm ba phần:
Chương I: Sự cần thiết phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Chương II: Thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2005 – 2009.
Chương III: Định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 – 2015.
CHƯƠNG 1
SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH NINH BÌNH
CƠ SỎ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của công nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm về công nghiệp
Trong nền kinh tế quốc dân, công nghiệp có một vị trí đặc biệt; nó bao gồm nhiều hoạt động, nhiều bộ phận và được cụ thể bằng các khái niệm khác nhau như: công nghiệp lớn, công nghiệp vừa và nhỏ; công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; công nghiệp quốc doanh, công nghiệp ngoài quốc doanh…Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu một cách khái quát như sau:
Công nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất – một bộ phận cấu thành nền sản xuất vật chất của xã hội. Công nghiệp gồm 3 loại hoạt động chủ yếu:
Khai thác tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên thủy;
Chế biến các loại sản phẩm của công nghiệp khai thác và của nông, lâm, ngư nghiệp thành các loại sản phẩm khác nhau đáp ứng các nhu cầu khác nhau của xã hội;
Hoạt động dịch vụ sửa chữa các sản phẩm công nghiệp nhằm khôi phục giá trị sử dụng của chúng.
Để thực hiện các hoạt động đó, dưới sự tác động của phân công lao động xã hội trên cơ sở phát triển khoa học công nghệ, trong nền kinh tế quốc dân hình thành các ngành công nghiệp: khai thác, chế biến và dịch vụ sửa chữa. Xét trong tổng thể quá trình tái sản xuất xã hội, khai thác là hoạt động khởi đầu toàn bộ quá trình sản xuất công nghiệp, có nhiệm vụ cắt đứt mối liên hệ trực tiếp của đối tượng lao động với điều kiện tự nhiên. Chế biến là hoạt động sử dụng các tác động cơ học, lý học, hóa học và sinh học làm thay đổi hình dáng, kích thước, tính chất của các loại nguyên liệu nguyên thủy để tạo ra các sản phẩm trung gian và tiếp tục chế biến ra các sản phẩm cuối cùng đưa vào sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt. Sửa chữa là một loại dịch vụ quan trọng nhằm khôi phục giá trị sử dụng của một số loại máy móc thiết bị và vật phẩm tiêu dùng sau một thời gian sử dụng nhất định.
Các hoạt động khai thác, chế biến và sủa chữa các sản phẩm công nghiệp có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau và được khái quát trong sơ đồ sau:
Sơ đồ : Mối quan hệ giữa các hoạt động khai thác, chế biến và sửa chữa công nghiệp Sản phẩm cuối cùng sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt
Sửa chữa máy móc và vật phẩm tiêu dùng
Phế thải trong tiêu dùng
Chế biến công đoạn thứ 1
Chế biến công đoạn thứ n
Chế biến công đoạn thứ 2
Khai thác tài nguyên
Phế thải trong sản xuất
Nguồn nguyên liệu tái sinh
1.1.1.2. Những đặc trưng chủ yếu của công nghiệp
Quá trình sản xuất xã hội là sự tổng hợp của hai mặt: mặt kỹ thuật của sản xuất và mặt kinh tế - xã hội của sản xuất. Do sự phát triển của phân công lao động xã hội, các ngành sản xuất vật chất được chia thành nhiều ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng…Song, xét về phương diện sự khác biệt về công nghệ sản xuất, công nghiệp và nông nghiệp được coi là hai ngành lớn có tính chất đại diện, còn các ngành kinh tế khác chỉ là những dạng đặc thù của hai ngành này. Từ đó, việc xem xét các đặc trưng của công nghiệp chủ yếu là xem xét sự khác nhau giữa công nghiệp và nông nghiệp trên cả hai mặt kỹ thuật sản xuất và kinh tế - xã hội của sản xuất.
Đặc trưng về kỹ thuật sản xuất
Về công nghệ sản xuất
Sản xuất công nghiệp chủ yếu sử dụng các phương pháp cơ học, lý hoc, hóa học và quá trình sinh học làm thay đổi hình dáng, kích thước và tính chất của nguyên liệu để làm ra các sản phẩm phục vụ sản xuất hoặc sinh hoạt; trong khi đó, sản xuất nông nghiệp chủ yếu sử dụng quá trình sinh học thể hiện ở quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng và con vật nuôi. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, các phương pháp cơ học, lý học, hóa học (làm đất, bón phân, sử dụng các phế phẩm hóa học…) chỉ là những tác động làm cho cây trồng, vật nuôi thích ứng với điều kiện môi trường tự nhiên hoặc rút ngắn chu kỳ sản xuất nông nghiệp.
Nghiên cứu đặc trưng về công nghệ sản xuất có ý nghĩa quan trọng với việc tổ chức sản xuất và ứng dụng những thành tựu mới của khoa học công nghệ thích ứng với từng ngành.
Về sự biến đổi của đối tượng lao động sau mỗi chu kỳ sản xuất
Sau mỗi giai đoạn của quá trình công nghệ, các đối tượng lao động – nguyên liệu của công nghiệp có sự thay đổi về hình dáng, kích thước và tính chất. Trong sản xuất công nghiệp, từ một loại nguyên liệu có thể tạo ra nhiều loại sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau. Trong khi đó, quá trình sản xuất nông nghiệp, đối tượng lao động, gồm các loại động, thực vật khác nhau, có thể có sự thay đổi về hình dáng, kích thước, nhưng cuối quá trình sản xuất, người ta thu được sản phẩm giống như nguyên liệu ban đầu nhưng với khối lượng lớn hơn.
Nghiên cứu đặc trưng này của quá trình sản xuất công nghiệp, có thể thấy rõ khả năng của sản xuất công nghiệp và ý nghĩa thiết thực với việc tổ chức sản xuất, tổ chức lao đông trong công nghiệp.
Về công dụng kinh tế của sản phẩm
Trong khi sản phẩm nông nghiệp chủ yếu đáp ứng nhu cầu ăn uống của con người và dùng làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, thì sản phẩm công nghiệp có khả năng đáp ứng hầu hết mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống, phát triển khoa học công nghệ của nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp là ngành kinh tế duy nhất sản xuất các loại tư liệu lao động, từ những công cụ, dụng cụ thủ công đơn giản, tới hệ thống máy móc có trình độ hiện đại. Do đó, sự phát triển công nghiệp có tác động trực tiếp và to lớn đến quá trình hiện đại hóa nền kinh tế, phát triển sản xuất và nâng cao mức sống của dân cư.
Về mức ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến quá trình sản xuất
Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên nhiều hơn so với sản xuất công nghiệp. Các yếu tố thổ nhưỡng, địa hình, thời tiết, khí hậu…được coi là điều kiện không thể thiếu để phát triển trồng trọt và chăn nuôi. Trong quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, việc bố trí các loại cây trồng, con vật nuôi phải đảm bảo thích ứng với điều kiện tự nhiên của từng vùng. Tuy các thành tựu khoa học công nghệ được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, nhưng tình trạng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của sản xuất nông nghiệp vẫn không thể khắc phục được. Trong khi đó, các ngành sản xuất công nghiệp khác nhau chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên ở mức độ khác nhau: các ngành công nghiệp khai thác chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên với mức độ lớn hơn các ngành công nghiệp chế biến. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, công nghiệp có thể phát triển mạnh ngay cả khi điều kiện tự nhiên không thuận lợi.
Đặc trưng này cho thấy công nghiệp có khả năng sản xuất cao hơn nông nghiệp và cũng như vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế được xác định như vấn đề tất yếu.
Đặc trưng về kinh tế - xã hội của sản xuất
Về trình độ xã hội hóa sản xuất
Công nghiệp là ngành có trình độ xã hội hóa cao. Một sản phẩm công nghiệp thường là kết tinh lao động của nhiều đơn vị khác nhau, các đơn vị này có thể trong cùng một tổ chức, hoặc thuộc các tổ chức khác nhau được phân bố ở những địa điểm khác nhau. Sự liên kết giữa chúng, từ khâu nghiên cứu thiết kế sản phẩm tới khâu tiêu dùng sản phẩm và các dịch vụ sau bán hàng tạo thành chuỗi có liên kết chặt chẽ. Quan hệ liên kết này không chỉ thực hiện giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, mà còn thực hiện giữa các ngành khác nhau. Sản xuất nông nghiệp cũng đạt tới trình độ xã hội hóa nhất định, nhưng ở trình độ thấp hơn nhiều so với công nghiệp. Các khâu của quá trình sản xuất có thể thực hiện ở phạm vi hẹp, thậm chí chỉ ở phạm vi hộ nông dân.
Về đội ngũ lao động
Sự phát triển công nghiệp kéo theo sự phát triển đội ngũ lao động công nghiệp. Do những đặc trưng về kỹ thuật sản xuất, công nghiệp đại diện cho phương thức sản xuất mới, lao động công nghiệp có tư duy, tác phong và kỷ luật cao, nhanh nhạy với sự thay đổi của môi trường và có những đổi mới mang tính cách mạng. Sự phát triển của công nghiệp dẫn đến sự phát triển của đội ngũ lao động công nghiệp cả về số lượng và chất lượng. Trong khi đó, nền sản xuất nông nghiệp mang tính phân tán, trình độ kỹ thuật thấp, lao động nông nghiệp có chất lượng thấp hơn, tính bảo thủ cao hơn, sự đổi mới và khả năng thích ứng với cái mới chậm hơn so với lao động công nghiệp. Hơn nữa, tương ứng sự thay đổi vị trí các ngành trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong cơ cấu lao động xã hội ngày càng giảm. Liên minh giữa giai cấp công nghiệp và giai cấp nông dân là nhân tố đảm bảo sự thành công của cách mạng dân tộc dân chủ, nhưng trong đó, giai cấp công nhân luôn giữ vai trò lãnh đạo.
Về quản lý công nghiệp
Do trình độ kỹ thuật ngày càng hiện đại, trình độ xã hội hóa ngày càng được nâng cao, phân công lao đông xã hội ngày càng sâu sắc, quản lý quá trình sản xuất công nghiệp được thực hiện hết sức chặt chẽ và khoa học. Đó là điều kiện để bảo đảm quá trình sản xuất diễn ra liên tục với hiệu quả kinh tế cao. Các phương pháp quản lý công nghiệp ngày càng được hoàn thiện gắn với ứng dụng mới của thành tựu khoa học công nghệ và ngày càng hiện đại. Các phương pháp và mô hình quản lý công nghiệp thường được coi là hình mẫu cho đổi mới quản lý của các ngành kinh tế quốc dân, trong đó có nông nghiệp.
Nghiên cứu các đặc trưng của công nghiệp có thể thấy rõ hơn những ưu thế của công nghiệp, điều kiện bảo đảm công nghiệp có được vai trò lãnh đạo dẫn dắt các ngành kinh tế quốc dân trong quá trình xây dựng nền sản xuất lớn.
Phân loại công nghiệp
Với sự phát triển của khoa học công nghệ và phân công lao động xã hội, công nghiệp phát triển thành hệ thống phức tạp với nhiều bộ phận khác nhau, các bộ phận ấy được xác định theo những căn cứ khác nhau và có những đặc trưng khác nhau. Phân loại hệ thống công nghiệp thực chất là xác định những tiêu chí để phân chia công nghiệp thành những bộ phận khác nhau làm cơ sở để xác định nhũng nội dung và phương pháp quản lý phù hợp hướng tới mục tiêu phát triển hài hòa và có hiệu quả giữa các bộ phận.
1.1.2.1 Phân loại theo công dụng kinh tế của sản phẩm
Xem xét công dụng kinh tế của sản phẩm là xem xét một cách tổng quát sản phẩm công nghiệp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản xuất hay nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Theo công dụng kinh tế của sản phẩm, công nghiệp được chia thành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất và các ngành công nghiệp sản xuất tư liệu tiêu dùng và được xếp tương ứng vào các ngành nhóm A và nhóm B. Trong thực tế, người ta thường quy ước sắp xếp các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất vào nhóm công nghiệp nặng và các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất tư liệu tiêu dùng vào nhóm công nghiệp nhẹ. Nếu sản phẩm của một doanh nghiệp công nghiệp vừa có thể dùng làm tư liệu sản xuất, vừa có thể dùng làm tư liệu tiêu dùng, thì việc sắp xếp lại căn cứ vào tỷ trọng sản phẩm chủ yếu đáp ứng loại nhu cầu nào.
Phân loại công nghiệp theo cách này là cơ sở quan trọng để kế hoạch hóa phát triển công nghiệp bảo đảm sự cân đối giữa sản xuất tư liệu sản xuất và sản xuất tư liệu tiêu dùng phù hợp với yêu cầu cụ thể của đất nước và quan hệ kinh tế với nước ngoài.
1.1.2.2 Phân loại theo phương thức tác động đến đối tượng lao động
Quá trình sản xuất công nghiệp là quá trình người lao động sử dụng tư liệu lao động đến đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Những loại sản xuất sử dụng tư liệu lao động cắt đứt mối lien hệ trực tiếp của đối tượng lao động với các điều kiện tự nhiên để tạo ra các sản phẩm thô được xếp vào công nghiệp khai thác. Đối tượng lao động của công nghiệp khai thác là các loại đối tượng lao động do tự nhiên tạo ra, sự phát triển gắn liền với điều kiện tự nhiên; sản phẩm thường là các loại nguyên liệu nguyên thủy. Các loại sản xuất sử dụng tư liệu lao động với các phương pháp cơ học, lý học, hóa học và sinh học làm thay đổi hình dáng, kích thước và tính chất của nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng được xếp vào công nghiệp chế biến.
Cách phân loại này là cơ sở kế hoạch hóa cân đối giữa công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến. Sự cân đối này không phải hiểu theo nghĩa quy mô và tốc độ phát triển khai thác một loại tài nguyên phải tương ứng với quy mô và tốc độ chế biến loại tài nguyên đó. Sự cân đối giữa chúng phải xem xét phù hợp với trình độ phát triển của công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình hợp tác kinh tế quốc tế của đất nước trong mỗi thời kỳ.
1.1.2.3. Phân loại theo sự tương đồng về kinh tế - kỹ thuật
Hệ thống công nghệ được cấu thành bởi nhiều phân hệ. Đến lượt mình, mỗi phân hệ ấy được cấu thành bởi nhiều phần tử, mỗi phần tử là một doanh nghiệp công nghiệp. Trong đó, các doanh nghiệp công nghiệp có sự tương đồng nhất định về công nghệ hay sản phẩm…Dựa vào sự tương đồng của công dụng cụ thể của sản phẩm,về công nghệ sản xuất, về vật liệu sử dụng và cơ cấu lao động của các doanh nghiệp công nghiệp được chia ra thành các ngành chuyên môn hóa khác nhau. Như vậy ngành công nghiệp chuyên môn hóa là tập hợp các doanh nghiệp công nghiệp có sự tương đồng về công dụng cụ thể của sản phẩm, về công nghệ sản xuất, về nguyên vật liệu sử dụng và về cơ cấu lao động. Một ngành chuyên môn hóa tổng hợp có thể được phân chia thành các ngành chuyên môn hóa hẹp tùy theo trình độ phát triển công nghiệp và yêu cầu quản lý chuyên sâu.
Các phân loại này là cơ sở để thực hiện quản lý theo ngành kinh tế - kỹ thuật và tiến hành kế hoạch hóa cơ cấu ngành công nghiệp.
1.1.2.4. Phân loại theo hình thức sở hữu
Tương ứng với các hình thức sở hữu khác nhau, các doanh nghiệp công nghiệp được sắp xếp vào các thành phần kinh tế khác nhau. Ở Việt Nam, hệ thống công nghiệp đa thành phần bao gồm: công nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước, công nghiệp thuộc thành phần kinh tế tập thể, công nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân, công nghiệp thuộc thành phần kinh tế cá thể,tiểu chủ và công nghiệp thuộc thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong cơ cấu công nghiệp đa thành phần, mỗi thành phần kinh tế có vai trò, vị trí riêng và có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành nền tảng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy khác nhau về hình thức sở hữu, nhưng các doanh nghiệp công nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều bình đẳng với nhau, tồn tại trong môi trường vừa cạnh tranh, vừa hợp tác với nhau. Vai trò của Nhà nước là phải tạo lập môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp cùng phát triển, khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài nước phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
1.1.2.5. Phân loại theo trình độ trang bị kỹ thuật
Nâng cao trình độ trang bị kỹ thuật là xu hướng chung của sự phát triển các ngành, các lĩnh vực kinh tế. Nhưng trong những điều kiện nhất định, bên cạnh các doanh nghiệp hiện đại, vẫn còn các doanh nghiệp sản xuất ở trình độ thủ công. Theo đó, công nghiệp được chia thành hai bộ phận: công nghiệp hiện đại và thủ công nghiệp. Sản xuất thủ công sẽ dần được thay thế bằng máy móc thiết bị, nhưng có những loại sản xuất hoặc những bộ phận nhất định trên dây truyền sản xuất, máy móc thiết bị không thể thay thế được lao động thủ công. Chẳng hạn, trong một số ngành sản xuất thủ công mỹ nghệ, lao động thủ công sẽ tạo nên sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc phục vụ xuất khẩu.
Xét về trình độ công nghệ, công nghiệp một nước sẽ gồm các doanh nghiệp với nhiều “tầng công nghệ” khác nhau.
Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của công nghiệp
Công nghiệp là ngành cung cấp phần lớn các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất. Cùng với sự phát triển, nhu cầu của con người ngày càng được mở rộng, đa dạng và phức tạp hơn, như vậy việc xác định các yếu tố tác động tới sự phát triển của công nghiệp là điều cần thiết. Có nhiều yếu tố tác động tới sự phát triển của công nghiệp, tuy nhiên, ta có thể kể đến các yếu tố sau đây:
1.1.3.1. Yếu tố thị trường
Các quan hệ cung – cầu, giá cả cũng như dung lượng thị trường là những yếu tố tác động trực tiếp tới sự phát triển công nghiệp mỗi quốc gia. Thị trường tác động trực tiếp tới sự hình thành và phát triển của các ngành công nghiệp. Vì đây là những tín hiệu để các doanh nghiệp phân bổ các nguồn lực vào các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Hạt nhân cơ bản của nền công nghiệp là các doanh nghiệp và là những người phân tích rất kỹ quy mô và xu hướng vận động của thị trường khi quyết định đầu tư kinh doanh một loại sản phẩm nào đó. Mỗi doanh nghiệp phải hướng ra thị trường, xuất phát từ quan hệ cung cầu hàng hóa và các hoạt động dịch vụ của thị trường để hoạch định chiến lược kinh doanh của mình. Thị trường tác động vào đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp. Sự hình thành và chuyển đổi nhiệm vụ kinh doanh của các doanh nghiệp theo yêu cầu của thị trường được tổng hợp lại thành sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của nền kinh tế.
Thói quen tiêu dùng cũng là nhân tố quan trọng mà các nhà kinh doanh rất quan tâm khi quyết định bỏ vốn đầu tư và lựa chọn sản phẩm để đưa ra thị trường. Tính ưa thích theo thói quen tiêu dùng loại sản phẩm nào đó đòi hỏi các nhà đầu tư phải nghiên cứư để tìm cách đáp ứng và vì thế thoả mãn thói quen tiêu dùng của khách hàng đã trở thành một chỉ tiêu tác động vào chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của đất nước. Bên cạnh thị trường hàng hóa thì sự phát triển của công nghiệp còn chịu sự tác động của thị trường lao động, thi trường khoa học công nghệ, thị trường tài chính…
1.1.3.2. Các yếu tố nguồn lực và lợi thế
Các yếu tố nguồn lực ảnh hưởng tới sự phát triển của công nghiệp thể hiện ở các mặt sau:
- Tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, lâm sản, hải sản…) và các điều kiện tự nhiên cần thiết cho sự phát triển công nghiệp (đất đai, khí hậu…) là các yếu tố trở thành đối tượng lao động phát triển các ngành công nghiệp khai thác và chế biến, tạo điều kiện xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, trữ lượng lớn, điều kiện khai thác thuận lợi cho phép phát triển công nghiệp với một nền tảng vững chắc.
- Dân số và lao động được coi là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng. Dân số và mức sống dân cư tạo thành thị trường nội địa rộng lớ