Chuyên đề Giải pháp đẩy mạnh hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Đà Nẵng

Hoạt động Ngân hàng là một “mạch máu” của nền kinh tế, là lĩnh vực không thể thiếu được đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và nó thu hút sự quan tâm theo dõi của hầu hết chúng ta. Cách sống và mức sống của mỗi người phụ thuộc vào khá nhiều vào sự sẵn sàng của ngân hàng trong việc cung cấp tín dụng, dịch vụ tiền gửi và rất nhiều các dịch vụ tài chính khác. Cùng với sự phát triển kinh tế –xã hội, nhu cầu đòi hỏi của KH ngày càng cao trong sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Họ đòi hỏi từ phía ngân hàng những sản phẩm chất lượng cao với nhiều tiện ích, lợi ích. Như vậy, nhu cầu cao của KH vừa là thách thức vừa là căn cứ quan trọng đối với các ngân hàng trong việc hoàn thiện, phát triển các dịch vụ mới.Trong đó, thẻ là một dịch vụ đang được ưa chuộng nhất hiện nay trên thế giới và đem lại không ít những tiện ích vượt trội hơn hẳn so với các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trước đó. Nó thể hiện sự thành công to lớn trong việc ứng dụng những tiến bộ vượt bậc của ngành công nghệ thông tin và điện tử viễn thông vào hoạt động ngân hàng. Tại Việt nam, thẻ thanh toán đã được biết đến hơn 10 năm trước đây nhưng phải đến năm 1996, thị trường thẻ mới trở nên sôi động khi có sự tham gia của nhiều ngân hàng. Bởi lợi nhuận từ dịch vụ này cũng rất hấp dẫn đối với các ngân hàng và đó chính là cơ hội để các NHTM Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài trong lĩnh vực mới mẻ này. Tuy nhiên, đây cũng là dịch vụ đem lại không ít những khó khăn cho các ngân hàng Việt Nam.

doc67 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1521 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp đẩy mạnh hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT a&b NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng trung ương TCTD Tổ chức tính dụng TCKT Tổ chức kinh tế TGTK Tiền gửi tiết kiệm TMCP Thương mại cổ phần ĐVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ NHPH Ngân hàng phát hành NHTT Ngân hàng thanh toán MỤC LỤC a&b DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU a&b Bảng 1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh trong 3 năm 2009-2011. 19 Bảng 2: Tình hình cho vay của chi nhánh trong 3 năm 2009-2011. 21 Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong 3 năm 2009-2011. 23 Bảng 4. Hình ảnh và tham số sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa của chi nhánh. 27 Bảng 5: Tham số sản phẩm thẻ quốc tế Visa của SeAbank. 29 Bảng 6: Tham số sản phẩm thẻ quốc tế Visa của SeAbank. 31 Bảng 7: Biểu phí các loại thẻ phát hành của SeAbank. 32 Bảng 8: Số lượng thẻ được phát hành của chi nhánh trong năm 2009-2011. 34 Bảng 9: Số dư trên tài khoản thẻ tại chi nhánh trong năm 2009-2011. 36 Bảng 10: Thống kế số lượng máy ATM và đơn vị chấp nhận thẻ: 37 Bảng 11: Tình hình thanh toán thẻ của chi nhánh trong 3 năm 2009-2011 38 Bảng 12: Tình hình thu phí từ dịch vụ thẻ của chi nhánh trong 3 năm 2009-2011. 40 LỜI MỞ ĐẦU a&b 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động Ngân hàng là một “mạch máu” của nền kinh tế, là lĩnh vực không thể thiếu được đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và nó thu hút sự quan tâm theo dõi của hầu hết chúng ta. Cách sống và mức sống của mỗi người phụ thuộc vào khá nhiều vào sự sẵn sàng của ngân hàng trong việc cung cấp tín dụng, dịch vụ tiền gửi và rất nhiều các dịch vụ tài chính khác. Cùng với sự phát triển kinh tế –xã hội, nhu cầu đòi hỏi của KH ngày càng cao trong sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Họ đòi hỏi từ phía ngân hàng những sản phẩm chất lượng cao với nhiều tiện ích, lợi ích. Như vậy, nhu cầu cao của KH vừa là thách thức vừa là căn cứ quan trọng đối với các ngân hàng trong việc hoàn thiện, phát triển các dịch vụ mới.Trong đó, thẻ là một dịch vụ đang được ưa chuộng nhất hiện nay trên thế giới và đem lại không ít những tiện ích vượt trội hơn hẳn so với các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trước đó. Nó thể hiện sự thành công to lớn trong việc ứng dụng những tiến bộ vượt bậc của ngành công nghệ thông tin và điện tử viễn thông vào hoạt động ngân hàng. Tại Việt nam, thẻ thanh toán đã được biết đến hơn 10 năm trước đây nhưng phải đến năm 1996, thị trường thẻ mới trở nên sôi động khi có sự tham gia của nhiều ngân hàng. Bởi lợi nhuận từ dịch vụ này cũng rất hấp dẫn đối với các ngân hàng và đó chính là cơ hội để các NHTM Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài trong lĩnh vực mới mẻ này. Tuy nhiên, đây cũng là dịch vụ đem lại không ít những khó khăn cho các ngân hàng Việt Nam. Với mong muốn nâng cao sự hiểu biết của mình về một lĩnh vực hoạt động mới mẻ và mang đầy yếu tố khoa học - kỹ thuật hiện đại của nghành ngân hàng, sau thời gian thực tập, nghiên cứu tìm hiểu em đã quyết định chon đề tài: “ Giải pháp đẩy mạnh hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Đà Nẵng” làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề cơ bản của thẻ ngân hàng, một công cụ thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại và những rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ. - Chuyên đề sẽ phân tích đánh giá thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh thẻ, nhưng kết quả đạ đực và những mặt còn hạn chế tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á-chi nhánh Đà Nẵng. - Qua đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh thẻ, giảm thiểu tổn thất, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng: Hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á-chi nhánh Đà Nẵng giai đoạn 2009 - 2011 - Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Đông Nam Á-chi nhánh Đà Nẵng, tình hình hoạt đông phát hành và thanh toán thẻ trong giai đoạn 2009-2011 4. Phương pháp nghiên cứu - Đề tài áp dụng các phương pháp tiếp cận thực tế, phân tích số liệu của nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á- chi nhánh Đà Nẵng. - Dựa vào các kết quả phân tích, vận dụng lý luận vào thực tiễn để đưa ra các nhận định về thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Đà Nẵng. - Đưa ra những đề xuất cấp thiết để củng cố và mở rộng thị phần thanh toán thẻ ATM địa bàn Đà Nẵng. 5. Kết cấu của đề tài CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận về thẻ thanh toán. CHƯƠNG II: Thực trạng hoạt động phát hành và thanh toán thẻ Ngân hàng TMCP Đông Nam Á-chi nhánh Đà Nẵng CHƯƠNG III: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á-chi nhánh Đà Nẵng Để hoàn thành đề tài này, em đã được sự hướng dẫn tận tình của cô Th.S Võ Hoàng Diễm Trinh cùng sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các cô chú, anh chị trong Ngân hàng TMCP Đông Nam Á-chi nhánh Đà Nẵng. Trong quá trình làm đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong thầy cô cùng những người quan tâm đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN a&b Tôi xin cam đoan bản chuyên đề này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả trong chuyên đề là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Sinh viên thực hiện Lê Ngọc Hoàn CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẺ THANH TOÁN 1.1. Một số vấn đề chung về thẻ thanh toán. 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ. Hình thức sơ khai của thẻ thanh toán xuất hiện ở Mỹ vào những năm 1920 dưới cái tên tạm gọi là “đĩa mua hàng” (Shooper’s plastic). Người chủ sở hữu của cái đĩa này có thể mua hàng tại các cửa hiệu phát hành ra chúng và hàng tháng họ phải trả tiền cho chủ cửa hàng vào một ngày cố định (thường là cuối tháng). Thực chất, ở đây chính là người chủ cửa hàng đã cấp tín dụng cho KH bằng cách bán chịu, mua hàng trước trả tiền sau. Tuy nhiên, tiền thân của thẻ ngân hàng ra đời vào năm 1940 với tên gọi là Dinners Club do ý tưởng của một doanh nhân người Mỹ tên là Frank Mc Namara. Năm 1950 chiếc thẻ nhựa đầu tiên được phát hành, những người có thẻ DC này có thể ghi nợ khi ăn tại 27 nhà hàng ở New York và phải chịu một khoản lệ phí hàng năm là 5 USD. Những tiện ích của chiếc thẻ ngay lập tức đã gây được sự chú ý và ủng hộ của đông đảo KH. Mặc dù phải chịu mức chiết khấu 5% nhưng doanh thu của các nhà hàng tăng đáng kể do lượng KH tiêu dùng tăng lên rất nhanh. Sau thành công của công ty Dinners Club, một loạt công ty thẻ ra đời như Trip Change, Golden Key, Esquire Club Phần lớn, lúc đầu thẻ chỉ phục vụ chủ yếu cho tầng lớp doanh nhân, nhưng sau đó các công ty thẻ và ngân hàng nhận thấy giới bình dân mới là đối tượng sử dụng thẻ trong tương lai. Thẻ thanh toán du nhập vào Việt Nam tương đối muộn và cho đến nay nó vẫn là một dịch vụ thanh toán tương đối mới, ít người biết đến. Tại Việt Nam thẻ thanh toán quốc tế được du nhập vào năm 1990. Và ngày nay thì hai loại thẻ Visa và Master được sử dụng phổ biến và chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường thẻ NH trên thế giới về số lượng phát hành và doanh số thanh toán. Ngoài ra còn có các loại thẻ khác như: JCB, DINNERS CLUB, AMEX,. Như vậy, thẻ ngân hàng ra đời từ nhu cầu thanh toán và phát triển dựa trên nền tảng công nghệ cũng như chiến lược thay thế tiền mặt trong lưu thông. Thực tế cho thấy, thẻ ngân hàng là sự phát triển tất yếu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đồng thời đã và đang phản ánh sự phát triển của khoa học công nghệ và văn minh xã hội. Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu của thế giới về khoa học kỹ thuật, nhất là về công nghệ thông tin, hệ thống thẻ ngày càng hoàn thiện và phát triển. Cùng với mạng lưới thành viên và KH phát triển hàng ngày, các TCTQT đã xây dựng hệ thống xử lý giao dịch và trao đổi thông tin toàn cầu về phát hành, thanh toán, cấp phép, tra soát, khiếu kiện và quản lý rủi ro. Với doanh số giao dịch hàng trăm tỷ USD mỗi năm, thẻ ngân hàng đang cạnh tranh quyết liệt cùng tiền mặt và séc trong hệ thống thanh toán toàn cầu. Đây là thành công đáng kể đối với một ngành kinh doanh mới chỉ có vài thập kỷ hình thành và phát triển 1.1.2. Khái niệm về thẻ thanh toán Thẻ thanh toán là một công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, được phát hành bởi các ngân hàng, các định chế tài chính hoặc các công ty mà người chủ thẻ có thể sử dụng để dùng để thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền và chuyển khoản tại các ngân hàng, các đại lý ngân hàng hoặc các máy rút tiền tự động. 1.1.3. Đặc điểm cấu trúc thẻ thanh toán. Kể từ khi ra đời cho đến nay, cấu tạo của thẻ đã có những thay đổi khá lớn nhằm tăng độ an toàn và tính tiện dụng cho khách hàng. Ngày nay với những thành tựu công nghệ kĩ thuật vi điện tử, một số lạo thẻ được gắn them nhưng con chip điện tử nhằm tăng khẳ năng ghi nhớ thông tin và tín bảo mật cho thẻ. Hầu hết các loại thẻ dù do bất cứ tổ chức nào phát hành đều được làm bằng plastic, có 3 lớp ép sát, lõi thẻ được làm bằng nhựa trắng cứng nằm giữa hai lớp tráng mỏng. Thẻ có kích thước chung theo tiêu chuẩn quốc tế là 5.50cm x 8.50cm. Trên thẻ phải có đủ các thông tin sau: ª Mặt trước của thẻ: - Tên, biểu tượng thẻ và huy hiệu của tổ chức phát hành thẻ - Số thẻ: là số dành riêng cho mỗi chủ thẻ, số này được dập nỗi trên thẻ và sẽ được in lại trên hóa đơn khi chủ thẻ sử dụng. Tùy theo loại thẻ mà có số chử số khác nhau và cách cấu trúc theo nhóm cũng khác nhau. - Ngày bắt đầu có hiệu lực và ngày hết hiệu lực của thẻ. - Tên chủ tài khoản: Được in nổi đầy đủ họ và tên. - Các đặc tính để tăng tính an toàn của thẻ, đề phòng giả mạo. ª Mặt sau của thẻ: - Dây băng từ có khả năng lưu trữ những thông tin như: số thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ thẻ, tên ngân hàng phát hành, số PIN. - Băng chử ký mẫu của chủ thẻ. - Các lưu ý trong việc dùng thẻ, tên, địa chỉ của ngân hàng phát hành. 1.1.4. Phân loại thẻ. Hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam có rất nhiều loại thẻ khác nhau với những đặc điểm khác nhau cũng như có công dụng phong phú và đa dạng. Từ đó thẻ được phân loại dựa theo một số tiêu chí sau: ª Phân loại theo đặc tính kỹ thuật: - Thẻ băng từ: Thẻ được sản xuất dựa trên kỹ thuật từ tính với một băng từ chứa hai rãng thông tin ở mặt sau của thẻ. Loại thẻ này đươc sử dụng phổ biến cho đến tận ngày nay tuy nhiên trong những năm gần đây loại thẻ này đã bị lợ dụng và lấy cắp do thông tin trong thẻ không tự mã hóa được và có thể đọc được bởi các công cụ vi tính hiện đại. - Thẻ thông minh: là loại thẻ điện tử có gắn bộ vi xử lý chip. Là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán, dựa trên kỹ thuật vi sữ lý tin học nhở thẻ có gắn chip điện tử có cấu trúc như một máy tính hoàn hảo. Thẻ thông minh an toàn và sử dụng hiệu quả hơn thẻ băng từ do chip có thẻ chứa thông tin gấp 80 lần so với dãy băng từ. ª Phân loại theo chủ thể phát hành: - Thẻ do ngân hàng phát hành (Bank Card): Là loại thẻ giúp cho khác hàng sử dụng linh động tài khoản của mình tại ngân hàng, hoặc sử dụng một số loại tiền do ngân hàng cấp tín dụng, thẻ này không chỉ lưu hành trong một quốc gia mà còn có thể lưu hành trên toàn cầu. - Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành: Là loại thẻ du lịch hoặc giải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn phát hành như Dinner Clud, Amex... ª Phân loại theo tính chất thanh toán. - Thẻ tín dụng (Credit Card): Đây là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó người chủ thẻ được sử dụng một hạn mức tín dụng quy định không trả lãi để thanh toán hàng hóa dịch vụ tại cơ sở cung cấp hàng hóa, dịch đó chấp nhận loại thẻ này. - Thẻ ghi nợ (Debit Card): Là loại thẻ có liên quan trực tiếp với tài khoản tiền gửi của chủ thẻ. Loại thẻ này khi mua hàng hóa dịch vụ sẻ được khấu trừ (ghi nợ) ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ, đồng thời sẽ chuyển ngân ngay (ghi có) số tiền thanh toán đó vào tài khoản của cơ sở cung cấp hàng hóa dịch vụ đó. - Thẻ rút tiền mặt (Cash card): là loại thẻ dùng để chuyển hay rút tiền tại các máy rút tiền tự động (ATM) hoặc ở đại lý ngân hàng. ª Phân loại theo hạn mức tín dụng: - Thẻ Vàng (Gold card): Thẻ này dùng phát hành cho các khách hàng có uy tín lớn, khả năng tài chính mạnh, nhu cầu sử dụng, chi tiêu lớn. Đặc điểm của loại thẻ này là có mức hạn mức tín dụng cao hơn so với các loại thẻ thường. - Thẻ thường (Standard card): Đây là loại thẻ căn bản nhất, phổ biến nhất trên thị trường do có mức hạn mức thấp. ª Phân loại theo hạn mức tín dụng: - Thẻ nội địa: Thẻ chỉ sử dụng được trong phạm vi một quốc gia với đồng nội địa. - Thẻ quốc tế: Là loại thẻ mà phạm vi sử dụng của nó không chỉ dùng tạo một hay hai quốc gia mà được sử dụng trên phạm vi toàn cầu. Nó được hổ trợ và quản lý bởi các tổ chức tài chính lớn trên thế giới như Master Card, Visa...hoặc các công ty điều hành như Dinner Club, Amex, JCB...hoạt động trong một hệ thống đồng nhất và đồng bộ. 1.1.5. Lợi ích khi sử dụng thẻ thanh toán. ª Đối với nền kinh tế - xã hội - Giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông : Là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, vai trò đầu tiên của thẻ là làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông. Ở những nước phát triển, thanh toán tiêu dùng bằng thẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số các phương tiện thanh toán. Nhờ vậy mà khối lượng cũng như áp lực tiền mặt trong lưu thông giảm đáng kể - Tăng nhanh khối lượng chu chuyển, thanh toán trong nền kinh tế: Hầu hết mọi giao dịch thẻ trong phạm vi quốc gia hay toàn cầu đều được thực hiện và thanh toán trực tuyến (online) vì vậy tốc độ chu chuyển, thanh toán nhanh hơn nhiều so với những giao dịch sử dụng tiền mặt. Thay vì thực hiện các giao dịch trên giấy tờ, với giao dịch thẻ, mọi thông tin đều được xử lý qua hệ thống máy móc điện tử thuận tiện, nhanh chóng, góp phần tiết kiệm được chi phí cho xã hội, chi phí phát hành tiềngiúp NHTW kịp thời có những chính sách tiền tệ và đưa ra những biện pháp phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và xây dựng một hệ thống tài chính vững mạnh. - Thực hiện chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước: Trong thanh toán thẻ, các giao dịch đều nằm dưới sự kiểm soát của ngân hàng. Nhờ đó các ngân hàng có thể dễ dàng kiểm soát được mọi giao dịch, tạo nền tảng cho công tác quản lý thuế của nhà nước, thực hiện công bằng xã hội, thực hiện chính sách ngoại hối quốc gia - Thực hiện biện pháp “kích cầu” của nhà nước: Sự tiện lợi mà thẻ mang lại cho người sử dụng, ĐVCNT, ngân hàng khiến cho ngày càng có nhiều người ưa chuộng sử dụng thẻ như “chiếc ví đa năng”. Điều này làm cho thẻ trở thành công cụ một công cụ hữu hiệu góp phần thực hiện biện pháp “kích cầu” của nhà nước. Khuyến khích phát hành, thanh toán thẻ cũng là khuyến khích tăng cầu tiêu dùng. Điều này cũng tạo nên một kênh cung ứng vốn hiệu quả của NHTM - Cải thiện môi trường văn minh, thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư nước ngoài: Thanh toán bằng thẻ là giảm bớt các giao dịch thủ công, tiếp cận với phương tiện văn minh của thế giới do đó sẽ tạo ra một môi trường thương mại văn minh, hiện đại hơn. Chính điều này cũng là một yếu tố thu hút khách du lịch, các đầu tư nước ngoài. ª Đối với Khách hàng. - Đối với người sử dụng. Thẻ có tác dụng như “ một người bảo vệ tiền” cho khách hàng vì mỗi thẻ thanh toán có một số PIN riêng mà duy nhất chủ thẻ mới biết mã số để rút tiền. Nếu trường hợp chủ thể đánh mất thẻ của mình thì chủ thể khác cũng không thể rút tiền trong tài khoản nếu không biết mã số PIN, máy ATM sẽ tự động nuốt thẻ nếu 3 lần nhập không đúng mã PIN. Hơn nữa, khi chủ thẻ mất thẻ có thể lên ngân hàng, hoặc gọi điện thoại trực tiếp yêu cầu phong tỏa tài khoản của mình và mang CMND lên ngân hàng để yêu cầu mở tài khoản hoặc làm lại thẻ thì tài khoản mới có thể hoạt động được. Bằng cách nhập mã số cá nhân, chủ thẻ có thể tiếp cận tài khoản cá nhân của mình tại ngân hàng mọi lúc, mọi nơi, 24/24 mỗi ngày và 7 ngày trong tuần tại hàng nghìn ATM rộng khắp trên toàn quốc của ngân hàng và các ngân hàng trong liên minh: Smarktin, Banknet và VNBC. Khi sử dụng thẻ, chủ thẻ đã được ngân hàng cũng cấp một dịch vụ thanh toán có độ bảo mật cao tại đơn vị kinh doanh chấp nhận thẻ Khách hàng không phải mang theo một lượng tiền mặt lớn khi đi du lịch, mua sắm hàng hóa, dịch vụ điều này hạn chế được rủi ro mất cắp cũng như bảo quản. Thường xuyên kiểm tra các khoản tiền đã được sử dụng qua thẻ giúp chủ thẻ quản lý tốt túi tiền của mình và có kế hoạch chi tiêu hợp lí. Khách hàng có số dư tài khoản không sử dụng, số dư này sẽ được hưởng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Dễ dàng theo dõi và quản lý hiệu quả việc chi tiêu của người thân thông qua phát hành thẻ phụ. - Đối với doanh nghiệp. Thẻ thanh toán giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bằng cách giảm thiểu chi phí và thời gian trong việc trả lương. Các doanh nghiệp chỉ cần đăng ký mở tài khoản cho nhân viên của mình tại ngân hàng và chuyển bảng lương của doanh nghiệp vào mỗi kỳ phát lương cho ngân hàng, ngân hàng sẽ tự động hoạch toán và chuyển số lương tương ứng vào tài khoản của từng nhân viên. Các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian do không phải trực tiếp phát lương đến từng nhân viên như trước đây và hơn nữa khi thực hiện trả lương qua thẻ doanh nghiệp cũng giảm được chi phí cho bộ máy phát lương, quản lý tốt ngân quỹ trong chi trả và tránh tình trạng tiền giả. Các công nhân sẽ được hưởng mọi tiện ích từ chiếc thẻ ATM: rút tiền theo nhu cầu chi tiêu của mình, tiền lương còn lại trên tài khoản thẻ ATM của họ sẽ được bảo đảm an toàn và được hưởng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn theo quy định của ngân hàng. Sử dụng thẻ ATM trong việc chi trả lương giúp bảo mật tiền lương, thưởng và các khoản tiền phụ cấp khác của công nhân, điều này sẽ tránh được chuyện ganh tỵ lẫn nhau trong nội bộ. ª Đối với ngân hàng phát hành. Thẻ thanh toán ra đời không chỉ mang lại tiện ích cho người sử dụng mà nó còn góp phần thúc đẩy sự phát triển vững mạnh cho hệ thống tài chính của một quốc gia nói chung và các NHTM là NHPH nói riêng. Phát hành thẻ thanh toán (thẻ ATM) chính là một kênh huy động vốn lớn của các ngân hàng. Khi khách hàng đến mở thẻ, nộp tiền vào tài khoản để sử dụng và thanh toán thường khách hàng phải có số dư tài khoản ở một mức nhất định theo quy định của ngân hàng, điều này làm cho số dư tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng tăng lên một cách đáng kể theo số lượng thẻ được phát hành. Thẻ là một ứng dụng công nghệ thông tin. Phát triển thẻ thanh toán, các ngân hàng sẽ trang bị và nâng cao trang thiết bị công nghệ, khả năng tự động hóa, chất lượng trong giao dịch để có thể đáp ứng và phục vụ tốt hơn các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong và ngoài nước. Giảm gánh nặng trong việc vận chuyển, cất giữ, bảo quản tiền mặt cũng như tránh được nạn tiền giả lưu hành trong nền kinh tế. Sử dụng dịch vụ thẻ, hằng năm thì các chủ thể phải nộp một khoản lệ phí (phí thường niên..) để sử dụng dịch vụ thanh toán mà ngân hàng cung cấp, chính điều này cũng tạo nên nguồn thu đều đặn cho ngân hàng. Lắp đặt hệ thống máy ATM hay liên hệ với các ĐVCNT mới góp phần mở rộng địa bàn hoạt động của ngân hàng, điều này rất có ích ở những nơi mà việc mở chi nhánh là tốn kém. ª Đối với NH thanh toán. Trong quy trình thanh toán, NHPH thường mở tài khoản tại các ngân hàng thanh toán cho việc tiện thanh toán. Điều này đã làm tăng lượng số dư tiền gửi và nguồn huy động cho ngân hàng thanh toán. Với các loại phí: phí rút tiền mặt, phi đại lý thanh toán ngân hàng thu được một khoản thu tương đối ổn định. ª Đối với Cơ sở chấp nhận thẻ. Khi chấp nhận thẻ thanh toán, người bán hàng tăng doanh số tiêu thụ sản phẩm dịch vụ, giảm thiểu rủi ro và chi phí về quản lý tiền mặt như bảo quản, kiểm đếm, tiền giả, nộp tiền vào tài khoản ngân hàng. Đối với một số cơ sở, chấp nhận thanh toán bằng thẻ ngân hàng cũng là một điều kiện để được hưởng những ưu đãi của ngân hàng về tín dụng, dịch vụ thanh toán. 1.2. Hoạt động kinh doanh thẻ tại các ngân hàng thương mại. 1.2.1. Các chủ thể tham gia vào hoạt động phát hành và thanh toán thẻ. 1.2.1.1. Tổ chức quốc tế. Tổ chức thẻ quốc tế là Hiệp hội các tổ chức tài chính tín dụng tham gia phát hành và thanh toán thẻ quốc tế. Một số tổ chức thẻ quốc tế hiện nay như: