Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp thương mại phục vụ quản trị kinh doanh

Doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng muốn phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường thì nhất thiết phải làm tốt công tác quản trị kinh doanh, nhưng bằng cách nào và thực hiện ra sao? Phân tích hoạt động kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng là một trong những công cụ hữu hiệu đối với công tác quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp; Thực tiễn cho thấy có rất nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính sẽ là cầu nối thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp tới những đối tượng cần quan tâm; Hơn nữa, phân tích tài chính là một công đoạn không thể thiếu của quá trình hạch toán. Nó góp phần nâng cao tính hữu ích của kế toán và không chỉ có tác dụng trong việc đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp để nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm về những công việc đã làm mà còn phát hiện rõ tiềm năng cũng như dự báo triển vọng tương lai của doanh nghiệp; Phân tích tài chính chỉ đạt được hiệu quả trên cơ sở lượng hoá các đối tượng phân tích bằng một hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính; Tuy nhiên về lý luận cũng như trên thực tế hiện nay cho thấy hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp vẫn còn nhiều bất cập chẳng hạn như: tên gọi, cách xác định, ý nghĩa, phương pháp sử dụng đối với các chỉ tiêu phân tích tài chính . Đặc biệt, trong một loại hình đơn vị đặc thù như doanh nghiệp thương mại thì hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính phục vụ quản trị kinh doanh vẫn còn bị bỏ ngỏ và cần phải được giải quyết; Chính vì vậy đề tài: “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp thương mại phục vụ quản trị kinh doanh” đã được lựa chọn và triển khai nghiên cứu.

pdf15 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3214 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp thương mại phục vụ quản trị kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Bé Tµi chÝnh Häc viÖn tμi chÝnh XWXWXW NguyÔn V¨n HËu Hoμn thiÖn hÖ thèng chØ tiªu ph©n tÝch tμi chÝnh trong doanh nghiÖp th−¬ng m¹i phôc vô qu¶n trÞ kinh doanh Chuyªn ngµnh: KÕ to¸n M· sè: 62.34.30.01 Tãm t¾t LuËn ¸n tiÕn sÜ kinh tÕ Hμ Néi-2009 C«ng tr×nh ®−îc hoμn thμnh t¹i Häc viÖn Tμi chÝnh Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: 1. GS.TS Ng« ThÕ Chi 2. TS NguyÔn TuÊn Ph−¬ng Ph¶n biÖn 1: PGS.TS NguyÔn N¨ng Phóc Tr−êng §¹i häc Kinh tÕ quèc d©n Ph¶n biÖn 2: PGS.TS §Æng V¨n Thanh Héi KiÓm to¸n viªn hµnh nghÒ ViÖt Nam Ph¶n biÖn 3: PGS.TS §oµn Xu©n Tiªn KiÓm to¸n Nhµ n−íc LuËn ¸n sÏ ®−îc b¶o vÖ tr−íc héi ®ång chÊm luËn ¸n cÊp Nhµ n−íc t¹i Häc viÖn Tµi chÝnh. vµo håi 14 giê ngµy 28 th¸ng 5 n¨m 2009 Cã thÓ t×m hiÓu luËn ¸n t¹i: - Th− viÖn Quèc gia - Th− viÖn Häc viÖn Tµi chÝnh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng muốn phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường thì nhất thiết phải làm tốt công tác quản trị kinh doanh, nhưng bằng cách nào và thực hiện ra sao? Phân tích hoạt động kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng là một trong những công cụ hữu hiệu đối với công tác quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp; Thực tiễn cho thấy có rất nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính sẽ là cầu nối thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp tới những đối tượng cần quan tâm; Hơn nữa, phân tích tài chính là một công đoạn không thể thiếu của quá trình hạch toán. Nó góp phần nâng cao tính hữu ích của kế toán và không chỉ có tác dụng trong việc đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp để nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm về những công việc đã làm mà còn phát hiện rõ tiềm năng cũng như dự báo triển vọng tương lai của doanh nghiệp; Phân tích tài chính chỉ đạt được hiệu quả trên cơ sở lượng hoá các đối tượng phân tích bằng một hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính; Tuy nhiên về lý luận cũng như trên thực tế hiện nay cho thấy hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp vẫn còn nhiều bất cập chẳng hạn như: tên gọi, cách xác định, ý nghĩa, phương pháp sử dụng đối với các chỉ tiêu phân tích tài chính ... Đặc biệt, trong một loại hình đơn vị đặc thù như doanh nghiệp thương mại thì hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính phục vụ quản trị kinh doanh vẫn còn bị bỏ ngỏ và cần phải được giải quyết; Chính vì vậy đề tài: “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp thương mại phục vụ quản trị kinh doanh” đã được lựa chọn và triển khai nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Làm rõ về cơ sở lý luận và thực tiễn đối với hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính để nhằm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp thương mại phục vụ quản trị kinh doanh đạt được hiệu quả cao nhất. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Cơ sở lý luận về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp thương mại phục vụ quản trị kinh doanh; 2 - Thực trạng về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam; - Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp thư- ơng mại phục vụ quản trị kinh doanh. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về quản trị kinh doanh và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp thương mại phục vụ quản trị kinh doanh; - Phân tích và đánh giá thực trạng về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam; - Đề xuất yêu cầu, nguyên tắc, nội dung và điều kiện thực hiện đối với việc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp thương mại phục vụ quản trị kinh doanh. 5. Kết cấu luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, bảng biểu, sơ đồ, danh mục công trình đã công bố liên quan đến luận án, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 3 chương gồm 141 trang: Chương1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI PHỤC VỤ QUẢN TRỊ KINH DOANH 1.1. Thông tin tài chính với yêu cầu phục vụ quản trị kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại 1.1.1. Những loại hình doanh nghiệp thương mại và hoạt động kinh doanh thương mại Trong nội dung này, luận án đã làm rõ: các loại hình doanh nghiệp thương mại, các loại hình kinh doanh thương mại, các hoạt động của doanh nghiệp thương mại và nội dung hoạt động kinh doanh thương mại. Trên cơ sở xem xét các loại hình doanh nghiệp thương mại và hoạt động kinh doanh thương mại cho thấy việc nghiên cứu mục tiêu và nội dung quản trị kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại là hoàn toàn cần thiết. 1.1.2. Mục tiêu và nội dung quản trị kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại Mục tiêu quản trị kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại có thể khái quát qua Sơ đồ 1.1: 3Trên cơ sở mục tiêu quản trị kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại đã dẫn đến cần phải giải quyết tốt những nội dung quản trị kinh doanh, gồm: quản trị kinh doanh theo chức năng, quản trị kinh doanh theo nghiệp vụ kinh doanh, quản trị kinh doanh theo tình huống. Như vậy, nội dung quản trị kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại khá rộng, rất tổng hợp và được xem xét trên nhiều góc độ khác nhau. Mặt khác, quan sát hoạt động của doanh nghiệp thương mại cũng dễ thấy hoạt động kinh doanh thương mại luôn gắn liền với hoạt động tài chính. Vì thế trong quá trình xây dựng mục tiêu và nội dung quản trị kinh doanh, các doanh nghiệp thương mại đều phải suy nghĩ: kinh doanh mặt hàng gì và cần bao nhiêu vốn, kinh doanh như thế nào và vốn lấy từ đầu, vốn được sử dụng như thế nào và hiệu quả sử dụng vốn ra sao?... Để giải quyết được những câu hỏi đó, trước hết cần phải làm rõ mục tiêu và nội dung phân tích tài chính trong doanh nghiệp thương mại phục vụ quản trị kinh doanh. 1.1.3. Mục tiêu và nội dung phân tích tài chính trong doanh nghiệp thương mại phục vụ quản trị kinh doanh Một là: Đánh giá đúng về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại trong từng lĩnh vực kinh doanh cũng như từng khâu kinh doanh, đánh giá về khả năng sinh lời, thanh toán, thanh khoản, tăng trưởng, rủi ro tài chính ... Hai là: Hướng các quyết định của hội đồng quản trị, ban giám đốc và các nhà quản trị kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp trong việc quyết định về đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận ... Đưa doanh nghiệp thương mại ngày càng phát triển bền Có năng lực và tiềm lực tài chính vững mạnh, có cấu trúc tài chính hợp lý Kinh doanh luôn có hiệu quả cao Đảm bảo kinh doanh an toàn Sơ đồ 1.1: Mục tiêu quản trị kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại 4 Ba là: Kiểm tra, kiểm soát về tài sản - nguồn hình thành tài sản, quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Để thực hiện những mục tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp thương mại phục vụ quản trị kinh doanh thì cần phải giải quyết tốt những nội dung phân tích tài chính, gồm: phân tích chính sách tài chính, phân tích tình hình sử dụng vốn, phân tích tiềm lực tài chính, phân tích tốc độ tăng trưởng và phân tích rủi ro tài chính. Có thể nói, mục tiêu và nội dung phân tích tài chính trong doanh nghiệp thương mại phục vụ quản trị kinh doanh là vấn đề cơ bản và rất cần thiết đối với công tác quản trị kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại. Tuy nhiên, để thực hiện tốt những mục tiêu và nội dung phân tích tài chính đó thì cần phải có nguồn thông tin tài chính đáng tin cậy. 1.1.4. Thông tin tài chính với yêu cầu phục vụ quản trị kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại Để quản trị kinh doanh thì cần phải có thông tin hữu ích, thông tin trong doanh nghiệp thương mại có nhiều loại và được sử dụng cho nhiều mục đích không giống nhau, gồm: thông tin tài chính và thông tin phi tài chính. Thông tin tài chính là thông tin về lượng giá trị phản ánh toàn bộ hoạt động tài chính trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thương mại và được thu thập chủ yếu từ bộ phận kế toán doanh nghiệp. Quy trình thu thập thông tin tài chính trong doanh nghiệp thương mại được mô tả qua Sơ đồ 1.3: 5Góp vốn Mua sắm tài sản Thanh toán các khoản nợ Trả các dịch vụ Chủ doanh nghiệp Rút vốn Tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ Thu khác Thu tiền BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ Tồn đầu kỳ + Thu trong kỳ - Chi trong kỳ = Tồn cuối kỳ BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH Doanh thu - Giá vốn hàng bán - Chi phí hoạt động = Lợi nhuận Chi tiền BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tài sản - Nợ phải trả = Vốn chủ sở hữu Sơ đồ 1.3: Quy trình thu thập thông tin tài chính 6 Qua sơ đồ trên cho thấy, bất cứ một nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh nào liên quan đến việc thu tiền hoặc chi tiền cũng được kế toán ghi nhận vào sổ kế toán. Vào tại thời điểm cuối kỳ, kế toán sẽ phản ánh chúng trên các báo cáo tài chính; từ đó tạo thông tin tài chính phục vụ quản trị kinh doanh như Sơ đồ 1.4: Hệ thống thông tin kế toán Báo cáo tài chính Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Thuyết minh báo cáo tài Tỷ số thanh toán Tỷ số cấu trúc tài chính Tỷ số hiệu suất hoạt động Tỷ số hiệu quả hoạt động Các tỷ số tài chính Phân tích tài chính Xu hướng, cơ cấu, chỉ số Thông tin tài chính Khả năng thanh toán; Kết quả hoạt động; Cấu trúc tài chính Quản trị kinh doanh Đầu tư, tài trợ, quản lý Sơ đồ 1.4: Quy trình tạo thông tin tài chính phục vụ quản trị kinh 7Sử dụng thông tin tài chính phục vụ quản trị kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại muốn đạt được hiệu quả cao thì thông tin tài chính cung cấp phải đảm bảo có chất lượng và đáng tin cậy; do đó, cần phải đáp ứng tốt các yêu cầu: Một là: Ghi chép phản ánh đúng thực tế khách quan toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại để nhằm giúp các nhà quản trị kinh doanh nắm chắc thực trạng về hoạt động kinh doanh; Hai là: Phải hệ thống hoá toàn bộ hoạt động kinh doanh theo các chỉ tiêu tài chính (tổng hợp, chi tiết), phản ánh tài sản, sự vận động của tài sản trong quá trình kinh doanh. Ba là: Quá trình hệ thống hoá thông tin tài chính phải đảm bảo đúng nội dung của từng chỉ tiêu tài chính để nhằm tổng hợp số liệu của từng chỉ tiêu tài chính cũng như so sánh được các chỉ tiêu tài chính cùng loại khi sử dụng thông tin tài chính phục vụ quản trị kinh doanh; Bốn là: Thông tin tài chính phải đảm bảo tính hợp lý, tính lôgíc và có căn cứ rõ ràng; Năm là: Quá trình hệ thống hoá thông tin tài chính từ các tài liệu phải đảm bảo chính xác và không được phép sai số; Sáu là: Quá trình thu thập - hệ thống hoá thông tin tài chính phải được tiến hành kịp thời để đáp ứng yêu cầu quản trị kinh doanh đạt hiệu quả; Trên cơ sở nhận biết thông tin tài chính với yêu cầu phục vụ quản trị kinh doanh, mục tiêu và nội dung quản trị kinh doanh, mục tiêu và nội dung phân tích tài chính trong doanh nghiệp thương mại phục vụ quản trị kinh doanh cho thấy sự cần thiết phải có hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp thương mại phục vụ quản trị kinh doanh. 1.2. Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính phục vụ quản trị kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại ở Việt nam 1.2.1. Vai trò của hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp thương mại phục vụ quản trị kinh doanh Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp thương mại phục vụ quản trị kinh doanh có vai trò quan trọng nhất, quyết định nhất, tổng hợp, trung tâm và cầu nối trung gian; Xuất phát từ vai trò của hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trên các góc độ khác nhau đã dẫn đến việc phân loại hệ thống chỉ tiêu phân tích tài 8 chính trong doanh nghiệp thương mại phục vụ quản trị kinh doanh là hoàn toàn cần thiết. 1.2.2. Phân loại hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp thương mại phục vụ quản trị kinh doanh Thứ nhất, theo mục đích và công dụng của chỉ tiêu phân tích tài chính; Thứ hai, theo quyết định ngắn hạn và dài hạn; Thứ ba, theo nội dung phân tích khái quát tình hình tài chính và phân tích chi tiết tình hình tài chính; Thứ tư, theo tính chất của chỉ tiêu phân tích tài chính; Thứ năm, theo cách thức biểu hiện; Thứ sáu, theo mối quan hệ tương quan; Thứ bảy, theo phương pháp tập hợp số liệu. 1.2.3. Sử dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp thương mại phục vụ quản trị kinh doanh 1.3.2.1. Các nguyên tắc cần quán triệt khi sử dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp thương mại phục vụ quản trị kinh doanh Một là, nguyên tắc biện chứng; Hai là, nguyên tắc khách quan và lịch sử; Ba là, nguyên tắc mâu thuẫn. 1.3.2.2. Sử dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp thương mại phục vụ quản trị kinh doanh bằng các phương pháp và kỹ thuật phân tích tài chính Sử dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp thương mại phục vụ quản trị kinh doanh bằng các phương pháp phân tích tài chính, gồm: phương pháp chi tiết hoá chỉ tiêu phân tích, phương pháp phân tích tác nghiệp, phương pháp phân tích so sánh, phương pháp phân tích liên hệ, phương pháp phân tích loại trừ, phương pháp phân tích đồ thị, phương pháp phân tích dự đoán; Các kỹ thuật phân tích cơ bản được sử dụng trong phân tích tài chính, gồm: kỹ thuật phân tích dọc, kỹ thuật phân tích ngang, kỹ thuật phân tích qua hệ số, kỹ thuật phân tích độ nhạy, kỹ thuật chiết khấu dòng tiền. 1.3.2.3. Sử dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp thương mại phục vụ quản trị kinh doanh bằng phân tích khuynh hướng Một là, so sánh số liệu tính toán được với số liệu bình quân của ngành; 9 Hai là, đánh giá khuynh hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích tài chính; Ba là, xem xét những đặc điểm riêng (đặc thù) đối với từng doanh nghiệp thương mại cụ thể. 1.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam 1.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính ở một số nước trên thế giới 1.3.1.1. Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính ở Trung Quốc Trên cơ sở nghiên cứu thực tế về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính đối với doanh nghiệp thương mại nhà nước ở Trung Quốc có thể rút ra một số nhận xét: Một là, hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính phân chia theo các giai đoạn của quá trình kinh doanh và sử dụng để đánh giá: cơ cấu tài sản và nguồn vốn, hiệu suất hoạt động kinh doanh, tốc độ tăng trưởng ... Hai là, sử dụng các chỉ tiêu phân tích tài chính phản ánh mối quan hệ giữa khoản thuế với tổng vốn, vốn lưu động và vốn cố định để đánh giá gián tiếp hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn nhà nước ... 1.3.1.2. Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính ở Singapore Trên cơ sở khảo sát thực trạng về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính ở Singapore có thể dễ nhận thấy hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp thương mại phục vụ quản trị kinh doanh được kết cấu thành: Nhóm chỉ tiêu phân tích tài chính được sử dụng vào mục đích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh gồm các chỉ tiêu: lợi nhuận trên vốn tự có, lợi nhuận trên tài sản, lợi nhuận hoạt động trên vốn hoạt động, lợi nhuận hoạt động trên doanh thu. Nhóm chỉ tiêu phân tích tài chính sử dụng vào đánh giá hiệu suất hoạt động kinh doanh gồm các chỉ tiêu: số vòng quay vốn, giá trị gia tăng trên doanh thu, giá trị gia tăng trên vốn hoạt động; Nhóm chỉ tiêu phân tích tài chính dùng vào đánh giá cấu trúc tài chính và khả năng thanh toán gồm các chỉ tiêu: nợ trên tổng vốn, tỷ lệ nợ trên vốn tự có, hệ số khả năng thanh toán hiện hành. 1.3.1.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính ở Anh và Pháp Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính phục vụ quản trị kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại ở Anh được phân loại: 10 Một là, các chỉ tiêu phân tích tài chính dùng để đánh giá khả năng thanh toán, gồm: tỷ số thanh toán hiện hành, tỷ lệ thanh toán nhanh, hệ số vòng quay khoản phải thu, hệ số vòng quay hàng hoá; Hai là, các chỉ tiêu phân tích tài chính sử dụng vào đánh giá rủi ro dài hạn và cơ cấu vốn, gồm: tỷ số nợ, tỷ số vốn chủ, tỷ số giữa tài sản cố định thế chấp và nợ có thế chấp, số lần tạo ra tiền lãi cố định; Ba là, các chỉ tiêu phân tích tài chính dùng vào đánh giá tính hiệu quả và khả năng sinh lợi của hoạt động kinh doanh, gồm: tỷ suất số dư lợi nhuận, hệ số vòng quay tài sản, tỷ suất thu nhập trên tổng tài sản sử dụng, tỷ suất thu nhập trên vốn cổ đông thường, tỷ suất thu nhập so với giá cả, lãi suất cổ phần. Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính phục vụ quản trị kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại ở Pháp được phân loại, gồm: Một là, các chỉ tiêu phân tích tài chính đánh giá tính hiệu năng, gồm: tỷ suất sinh lợi của nguồn vốn đầu tư, tỷ suất sinh lợi trên doanh thu, năng suất, khả năng sinh lợi kinh tế của tài sản, tính hiệu quả; Hai là, các chỉ tiêu phân tích tài chính đánh giá khả năng thanh toán, gồm: tỷ số thanh toán ngắn hạn, tỷ số thanh toán chung, tỷ số thanh toán hạn hẹp, tỷ số thanh toán ngay; Ba là, các chỉ tiêu phân tích tài chính đánh giá khả năng sinh lời, gồm: tỷ số sinh lời của doanh thu, tỷ số sinh lời của nguồn vốn đầu tư. Qua nghiên cứu thực tế về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính ở Anh và Pháp đã cho thấy hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính phục vụ quản trị kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại ở các nước này đã đánh giá được khá toàn diện về tình hình tài chính, cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại. 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Một là, số lượng các chỉ tiêu phân tích tài chính không nhiều, khá đơn giản và được phân loại cụ thể, như: nhóm chỉ tiêu phân tích đánh giá cấu trúc tài chính, nhóm chỉ tiêu phân tích đánh giá khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu phân tích đánh giá khả năng sinh lời, nhóm chỉ tiêu phân tích đánh giá hiệu suất hoạt động kinh doanh, nhóm chỉ tiêu phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh ... mặc dù một số chỉ tiêu còn chưa thống nhất về tên gọi; Hai là, các chỉ tiêu phân tích tài chính đều có cơ sở số liệu từ báo cáo kế toán (báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị), rất thuận tiện cho việc tính toán; 11 Ba là, phương pháp phân tích các chỉ tiêu tài chính được thực hiện theo hai phương pháp: - Phương pháp phân tích xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích tài chính quá các kỳ kinh doanh để đánh giá và dự báo về tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh trong các kỳ tiếp theo; - Phương pháp phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phân tích tài chính bằng mô hình Dupont. Bốn là, ở các nước này đều có các hiệp hội, các tổ chức nghề nghiệp và hàng năm đều công bố số liệu tham khảo về các chỉ tiêu phân tích tài chính của doanh nghiệp tiêu biểu, của ngành ... từ đó cung cấp nguồn thông tin hữu ích để giúp các doanh nghiệp có được các quyết định quản trị kinh doanh đúng đắn. Năm là, số lượng các chỉ tiêu phân tích tài chính phục vụ quản trị kinh doanh trong mỗi loại hình doanh nghiệp có thể không giống nhau; tuỳ theo đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp thương mại cũng như tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh và từng mặt hàng kinh doanh cụ thể ... Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI PHỤC VỤ QUẢN TRỊ KINH DOANH 2.1. Tổng quan về doanh nghiệp thương mại Việt Nam 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển doanh nghiệp thương mại Việt Nam Lịch sử hình thành và phát triển doanh nghiệp thương mại Việt Nam gắn liền với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Số lượng các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ của Việt Nam ngày càng gia tăng về số lượng, đa dạng hoá về lĩnh vực kinh doanh; góp phần to lớn vào thành tựu trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
Luận văn liên quan