Sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải có nguồn nhân lực, vốn và tài nguyên. Đối với Việt Nam, cả hai nguồn lực tài chính và tài nguyên thiên nhiên đều rất hạn chế nên nguồn lực con người đóng vai trò quyết định. Do vậy hơn bất cứ nguồn lực nào khác, nguồn nhân lực chiếm một vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nước ta. Đây là nguồn lực của mọi nguồn lực, là nhân tố quan trọng bậc nhất để đưa nước ta nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp phát triển. Trong bối cảnh chung đó, mỗi tổ chức doanh nghiệp cần phải đặc biệt quan tâm tới vấn đề phát triển nguồn nhân lực, coi đó là mục tiêu hàng đầu cho sự phát triển của doanh nghiệp, là điều kiện quyết định để các tổ chức doanh nghiệp có thể đứng vững và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Công ty cổ phần Woodsland là một tổ chức doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nên vấn đề phát triển nguồn nhân lực cũng là mục tiêu được Công ty ưu tiên hàng đầu trong quá trình hoạt động và phát triển. Xuất phát từ nhận thức trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Woodsland”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu đưa ra các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực cho Công ty, từ đó tạo điều kiện phát huy tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty, nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường.
53 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2510 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Woodsland, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
CHÚ THÍCH CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT
CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT
CHÚ THÍCH
QLCL
Quản lý chất lượng
NLG
Nguyên liệu gỗ
KHVT
Kế hoạch vật tư
KDNĐ
Kinh doanh nội địa
TC - HC
Tổ chức Hành chính
DC
Dây chuyền
DT
Doanh thu
TSCĐ
Tài sản cố định
TNST
Thu nhập sau thuế
VCSH
Vốn chủ sở hữu
TS
Tài sản
ROE
Tỷ số thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu
ROA
Tỷ số doanh lợi tài sản
CBCNV
Cán bộ công nhân viên
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
LỜI NÓI ĐẦU
Sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải có nguồn nhân lực, vốn và tài nguyên. Đối với Việt Nam, cả hai nguồn lực tài chính và tài nguyên thiên nhiên đều rất hạn chế nên nguồn lực con người đóng vai trò quyết định. Do vậy hơn bất cứ nguồn lực nào khác, nguồn nhân lực chiếm một vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nước ta. Đây là nguồn lực của mọi nguồn lực, là nhân tố quan trọng bậc nhất để đưa nước ta nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp phát triển. Trong bối cảnh chung đó, mỗi tổ chức doanh nghiệp cần phải đặc biệt quan tâm tới vấn đề phát triển nguồn nhân lực, coi đó là mục tiêu hàng đầu cho sự phát triển của doanh nghiệp, là điều kiện quyết định để các tổ chức doanh nghiệp có thể đứng vững và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Công ty cổ phần Woodsland là một tổ chức doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nên vấn đề phát triển nguồn nhân lực cũng là mục tiêu được Công ty ưu tiên hàng đầu trong quá trình hoạt động và phát triển. Xuất phát từ nhận thức trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Woodsland”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu đưa ra các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực cho Công ty, từ đó tạo điều kiện phát huy tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty, nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường.
PHẦN I
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN WOODSLAND
Giới thiệu khái quát về công ty
- Công ty Cổ phần Woodsland là Công ty Cổ phần được thành lập tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo giấy chứng nhận đầu tư số 192032000108 do Ban quản lý các khu công nghiệp Vĩnh Phúc cấp lần đầu ngày 30/06/2008 và thay đổi lần thứ nhất ngày 31/07/2008.
- Tên tiếng Anh: Woodsland Joint stock company
- Địa chỉ trụ sở chính của Công ty đặt tại lô số 11 khu công nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội, Việt Nam.
- Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty
+ Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ gỗ bao gồm đồ gỗ xây dựng và trang trí nội thất, các loại cửa đi, cửa sổ, ván sàn, giường, tủ, bàn, ghế,…
+ Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng và trang trí nội thất
- Qui mô Công ty: Công ty có tổng số vốn là 80.000.000.000 Việt Nam đồng, tương đương 5.000.000 USD, trong đó vốn điều lệ Công ty là 56.000.000.000 VNĐ, tương đương 3.500.000 USD, tương ứng 5.600.000 cổ phần. Mệnh giá cổ phần là 10.000 VNĐ/cổ phần với loại cổ phần là cổ phần phổ thông.
- Điện thoại: 04.35840122 – 38134775
- Fax: 04.38134944
- Email: Woodsland@hn.vnn.vn
- Website: Woodsland.vn
Các sản phẩm chính của công ty chủ yếu là các sản phẩm mộc đã gia công hoàn thiện, sử dụng nguồn nguyên liệu chính từ gỗ rừng trồng trong nước và gỗ nhập khẩu từ Cộng hoà liên bang Nga, Đức và Mỹ. Sản phẩm của công ty được xuất sang thị trường các nước châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Nhật…và một phần cung cấp cho thị trường nội địa.
Với địa điểm gần trục giao thông Bắc Thăng Long - Nội Bài và sân bay nên công ty có rất nhiều điều kiện thuận lợi trong việc vận tải, xuất nhập khẩu hàng hoá bằng cả đường hàng không tại sân bay Nội Bài và đường biển tại cảng Hải Phòng. Không những thuận lợi trong vấn đề giao thông vận tải mà công ty còn nằm gần những vùng nguyên liệu lớn như Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Hoà Bình…do vậy cũng rất thuận tiện trong vấn đề thu mua nguyên liệu phục vụ sản xuất.
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Woodsland tiền thân là Công ty Liên doanh Woodsland được thành lập theo giấy phép số 19/GP-VP ngày 22 tháng 05 năm 2002 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc và được sửa đổi bổ xung theo giấy phép số 19/GPDDC3-VP ngày 10 tháng 04 năm 2006. Công ty được xây dựng từ năm 2002 đến 2003, chính thức đi vào sản xuất từ tháng 11 năm 2003. Ngay sau đó, vào tháng 4 năm 2004 Woodsland đã được lựa chọn để trở thành nhà cung cấp chính thức cho IKEA - tập đoàn đồ gỗ nội thất hàng đầu thế giới. Ngày 30 tháng 06 năm 2008 Công ty Liên doanh Woodsland được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Woodsland theo Giấy chứng nhận đầu tư số 192032000108. Tháng 8 năm 2008 công ty trở thành nhà cung cấp chính thức cho tập đoàn đồ gỗ HABUFA – Hà Lan. Ngoài ra Công ty cũng chủ động mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang thị trường Nhật Bản, Trung Quốc.
Qui mô của Công ty cũng liên tục được mở rộng trong những năm qua, từ một dây chuyền sản xuất chính Công ty đã mở rộng thêm dây chuyền sản xuất số 2, dây chuyền sản xuất số 3. Trong năm 2010 Công ty cũng đang triển khai dự án mở rộng qui mô sản xuất, xây dựng mới và triển khai hoạt động sản xuất tại dây chuyền số 4 và số 5, nâng công suất xuất hàng Habufa từ 10 Container hàng một tháng lên 30 container một tháng, thành lập dây chuyền chuyên sản xuất các sản phẩm cung cấp cho thị trường nội địa.
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
Sơ đồ tổ chức của công ty
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
X. NỘI THẤT
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG QLCL
PHÒNG NLG
PHÒNG KHVT
KHỐI SẢN XUẤT
PHÒNG K.TOÁN
PHÒNG KDNĐ
PHÒNG TC-HC
XƯỞNG XẺ
KHO VẬT TƯ
KHO GỖ NL
CỬA HÀNG
X. CƠ ĐIỆN
TỔ THỐNG KÊ
X. SẤY PHÔI
X. LỰA PHÔI
DÂY CHUYỀN
1
DÂY CHUYỀN
2
DÂY CHUYỀN
3
CÁC TỔ SẢN XUẤT
CÁC TỔ SẢN XUẤT
CÁC TỔ SẢN XUẤT
TỔ KCS
- Hội đồng quản trị, do đại hội cổ đông bầu ra, có nhiệm kỳ hoạt động 4 năm, Hội đồng quản trị có đầy đủ quyền hạn và chức năng để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty và là cơ quan chi phối lãnh đạo bộ máy của Công ty theo các điều khoản của luật doanh nghiệp và điều lệ Công ty. Hội đồng quản trị đại diện quyền lợi cho các nhà đầu tư, xác định đường lối, định hướng chiến lược phát triển và quyết định các vấn đề quan trọng của Công ty.
- Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Công ty chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh chung. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng quản trị cũng như các cổ đông của Công ty trong phạm vi quyền hạn nghĩa vụ của mình.
- Khối sản xuất xuất có chức năng nhiệm vụ tiếp nhận các lệnh sản xuất của Tổng giám đốc hoặc bộ phận Kế hoạch vật tư và lập kế hoạch sản xuất của từng bộ phận trực thuộc cho các niên độ ngắn hạn: tuần, tháng. Quản lý việc sản xuất theo đúng yêu cầu kỹ thuật, số lượng, thời gian giao hàng của từng loại sản phẩm. Quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn lực của Công ty: nhân lực, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nguyên liệu, vật tư tại cơ sở sản xuất của Công ty.
- Phòng Kế hoạch vật tư có chức năng nhiệm vụ là xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn, ngắn hạn của Công ty. Nắm bắt tình hình thực hiện kế hoạch đã thông qua, tổng hợp tình hình tiến độ, chất lượng thực hiện kế hoạch, đề xuất các điều chỉnh, các biện pháp tăng cường, chấn chỉnh để đạt kế hoạch đã đề ra, báo cáo lãnh đạo về việc thực hiện kế hoạch. Cung cấp vật tư nguyên liệu đầu vào kịp thời, đủ số lượng, đúng chất lượng và chủng loại đồng thời quản lý việc sử dụng vật tư hiệu quả. Đảm bảo vật tư tồn kho ở mức an toàn cho sản xuất đồng thời an toàn cho việc sử dụng vốn của công ty. Thống kê, đánh giá định mức sử dụng vật tư phục vụ sản xuất và phân tích định hướng kinh doanh. Thực hiện các hợp đồng mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Xây dựng đơn giá và chào giá cho khách hàng, thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
- Phòng thu mua và kiểm soát nguyên liệu gỗ chịu trách nhiệm tổ chức thu mua gỗ nguyên liệu phục vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Phát triển hệ thống cung cấp gỗ và các hình thức hợp tác với nhà cung cấp nhằm đảm bảo sự ổn định về nguồn cung cấp gỗ nguyên liệu phục vụ sản xuất. Phát triển và quản lý các đối tác cung cấp bán thành phẩm gỗ cho Công ty. Đảm bảo thu mua và kiểm soát nguồn gốc hợp pháp, đáp ứng yêu cầu của pháp luật cũng như của khách hàng, đồng thời lưu trữ các hồ sơ, tài liệu liên quan.
- Phòng Kế toán có trách nhiệm thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo qui định. Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán, thống kê, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh định kỳ. Lưu trữ hồ sơ, sổ sách, hoá đơn, chứng từ kế toán theo qui định của Công ty và của pháp luật, phải xuất trình được khi có yêu cầu. Quản lý hiệu quả tiền mặt và tiền gửi, xây dựng kế hoạch tài chính ngắn hạn, dài hạn trên nguyên tắc an toàn và hiệu quả. Quản lý các khoản đầu tư và đảm bảo khả năng thanh toán. Thẩm định kế hoạch vật tư, xây dựng giá thành sản phẩm, phương thức thanh toán, chi tiêu mua sắm nội bộ. Xây dựng kế hoạch quyết toán thuế an toàn, hiệu quả và giao dịch trực tiếp với cơ quan thuế, kiểm toán và các cơ quan chức năng liên quan.
- Phòng Tổ chức – Hành chính có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc về bộ máy, bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh và mục tiêu phát triển của Công ty. Đề xuất ý kiến với Tổng giám đốc về việc thuyên chuyển, khen thưởng, kỷ luật, đề bạt, chấm dứt hợp đồng lao động với các cán bộ công nhân viên trong Công ty. Quản lý nhân sự, xây dựng và giám sát việc thực hiện qui chế làm việc, nội qui cuả công ty. Quản lý, theo dõi và cập nhật hồ sơ nhân sự của Công ty. Theo dõi việc chấm công và tính lương cho CBCNV toàn Công ty. Lập bảng theo dõi đối chiếu BHXH, BHYT và các quyền lợi, nghĩa vụ khác cho CBCNV của Công ty. Xây dựng kế hoạch, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, thi tay nghề cho CBCNV của Công ty. Quản lý con dấu, các hồ sơ tài liệu gốc của Công ty, xác nhận các thông tin, tài liệu nội bộ khi cần thiết theo uỷ quyền của Tổng giám đốc.
- Phòng Quản lý chất lượng chịu trách nhiệm việc kiểm soát đánh giá về chất lượng sản phẩm trong các công đoạn của quá trình sản xuất cũng như chất lượng nguyên vật tư, vật liệu đầu vào, máy móc thiết bị trước khi đưa vào sản xuất. Tổ chức nhân viên kiểm soát sản phẩm trên các công đoạn của quá trình sản xuất, phát hiện và ngăn chặn những nguy cơ gây sai hỏng sản phẩm, lãng phí vật tư nhân công. Chịu trách nhiệm kiểm tra đánh giá về chất lượng sản phẩm trước khi đóng gói và xuất hàng ra khỏi Công ty. Xây dựng các qui trình quản lý chất lượng của toàn công ty và theo dõi, báo cáo việc thực hiện các qui trình đó. Quản lý sử dụng và kiểm định các dụng cụ, thiết bị đo kiểm của bộ phận mình, đảm bảo các thiết bị đo luôn có độ chính xác.
- Phòng Kinh doanh nội địa có chức năng quản lý và phát triển các hoạt động kinh doanh ở thị trường nội địa nhằm vào hai mảng chính, thị trường bán lẻ và cung cấp nội thất cho các dự án. Nghiên cứu, đánh giá thị trường và tổ chức quảng bá, thâm nhập thị trường bằng các hình thức khác nhau. Phát triển nguồn cung cấp tốt và danh mục hàng hoá phong phú. Tổ chức việc trưng bày và quản lý hoạt động của các Showroom. Tổ chức công tác thiết kế và tư vấn cho chủ đầu tư để hỗ trợ công tác bán hàng. Nắm bắt được các phản ánh của từng khách hàng về chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ của Công ty trong suốt quá trình cung cấp và bảo hành sản phẩm để đưa ra được. Xây dựng thương hiệu và uy tín của Công ty trên thị trường nội địa, phát triển và quản lý nội dung website của Công ty. Xây dựng và phát triển mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng và các đối tác chiến lược.
- Các phân xưởng thuộc khối sản xuất, tuỳ theo kế hoạch sản xuất kinh doanh từng giai đoạn của Công ty, xưởng sản xuất có thể được phân chia thành nhiều phân xưởng sản xuất khác nhau và sản xuất hàng riêng biệt theo từng dây chuyền khác nhau.
1.4 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của doanh nghiệp
1.4.1 Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh
Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ gỗ bao gồm đồ gỗ xây dựng và trang trí nội thất; các loại cửa đi, cửa sổ, ván sàn, giường, tủ, bàn, ghế...
Sản phẩm là sản phẩm mộc đã được gia công chế biến và sơn phủ hoàn thiện hoặc lau dầu bảo quản. Sản phẩm có thể được phân loại theo kết cấu sản phẩm (tháo lắp rời từng chi tiết hoặc lắp cứng không tháo rời được); theo mục đích sử dụng (sản phẩm trong nhà hoặc sản phẩm ngoài trời); phân loại theo tên hoặc dòng sản phẩm…Tuỳ theo từng điều kiện và yêu cầu của khách hàng mà có sự phân loại sản phẩm phù hợp.
Công ty tập chung sản xuất cho thị trường xuất khẩu, năng suất và doanh số của Công ty không ngừng tăng trưởng trong suốt những năm vừa qua. Các sản phẩm do Công ty Woodsland sản xuất được xuất khẩu sang các thị trường lớn và khó tính nhất như Mỹ, Canada, Châu Âu, Nga, Nhật Bản…Với mục tiêu mang các sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu vô cùng khắt khe của các khách hàng nước ngoài.
Để phục vụ người tiêu dùng trong nước, Công ty Woodsland cũng tham gia vào việc cung cấp các sản phẩm nội thất cho thị trường nội địa. Kể từ khi thâm nhập thị trường nội địa, Công ty Woodsland đã sản xuất và lắp đặt hệ thống cửa và nội thất cho các công trình lớn như: Trụ sở chính và các chi nhánh Ngân hàng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VP Bank, Tòa nhà cao tầng Artex Building 172 Ngọc Khánh, Chung cư cao cấp Happy House Garden - khu đô thị Việt Hưng và rất nhiều các biệt thự, căn hộ khác…với chất lượng cao cấp luôn đem lại sự hài lòng cho khách hàng.
1.4.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất
Khối sản xuất đứng đầu là giám đốc sản xuất, có chức năng nhiệm vụ tiếp nhận các lệnh sản xuất của Tổng giám đốc hoặc bộ phận Kế hoạch vật tư và lập kế hoạch sản xuất của từng bộ phận trực thuộc cho các niên độ ngắn hạn: tuần, tháng. Quản lý việc sản xuất theo đúng yêu cầu kỹ thuật, số lượng, thời gian giao hàng của từng loại sản phẩm. Quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn lực của Công ty: nhân lực, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nguyên liệu, vật tư tại cơ sở sản xuất của Công ty.
Khối sản xuất có đơn vị trực thuộc là khối phục vụ sản xuất gồm Tổ thống kê, Tổ cơ điện; Xưởng sấy phôi và Xưởng lựa phôi; 3 dây chuyền sản xuất riêng biệt: DC1 – DC2 – DC3, mỗi dây chuyền bao gồm Xưởng mộc máy và Xưởng hoàn thiện; Khối sản xuất độc lập bao gồm Xưởng mộc nội thất. Các phân xưởng có thể được chia thành nhiều tổ với qui mô khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện sản xuất cụ thể của từng giai đoạn.
- Phân xưởng sấy phôi: Có chức năng tiếp nhận nguyên liệu (gỗ), tiến hành phân loại theo kích thước, thực hiện công việc sấy phôi theo đúng qui trình (xếp phôi, vào lò, ra lò), theo dõi và kiểm tra liên tục qui trình sấy đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Sắp xếp và quản lý nguyên liệu đảm bảo an toàn cả về số lượng và chất lượng trước khi bàn giao cho phân xưởng lựa phôi.
- Phân xưởng lựa phôi: Có chức năng phân loại, sắp xếp gỗ đã sấy theo đúng kích thước phôi qui định, phục vụ yêu cầu của sản xuất, đảm bảo chất lượng phôi gia công theo đúng yêu cầu. Xử lý những loại phôi có khuyết tật sau khi sấy để tạo ra phôi có tiêu chuẩn đúng qui định để đưa vào gia công chi tiết.
- Dây chuyền sản xuất: Các dây chuyền sản xuất độc lập được qui hoạch để đảm nhận sản xuất từng chủng sản phẩm khác nhau nhưng vẫn có thể tương trợ lẫn nhau trong từng khâu khi cần thiết. Các dây chuyền được chia thành nhiều tổ sản xuất tuỳ thuộc và tính chất đặc thù của dòng sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền đó.
+ Tổ sơ chế: Thực hiện các bước gia công ban đầu trên máy, đảm bảo các kích thước yêu cầu kỹ thuật đề ra với từng loại sản phẩm.
+ Tổ tinh chế: Tiến hành gia công các chi tiết theo theo kích thước định hình của bản vẽ thiết kế của từng loại sản phẩm. Thực hiện đúng các qui trình để hoàn thiện chi tiết sản phẩm đảm bảo yêu cầu, chất lượng kỹ thuật.
+ Tổ lắp ráp: Tiếp nhận các chi tiết đã được gia công tinh chế đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Tiến hành lắp ráp thành cụm chi tiết và các sản phẩm hoàn thiện theo yêu cầu chất lượng kỹ thuật của từng sản phẩm.
+ Tổ hoàn thiện bề mặt: Thực hiện công tác hoàn thiện bề mặt sản phẩm theo yêu cầu kỹ thuật của từng sản phẩm (để mộc, sơn phủ, lau dầu,…) theo chỉ định của từng loại sản phẩm. Tuân thủ các qui trình kiểm tra chất lượng, đúng yêu cầu kỹ thuật mới được đóng gói và xuất Xưởng.
- Xưởng cơ điện: Có chức năng theo dõi hoạt động của hệ thống cấp điện cho hoạt động sản xuất của các bộ phận phân xưởng cũng như toàn công ty. Lập phương án và thực hiện các công việc liên quan để phục vụ việc sử dụng điện, máy móc thiết bị một cách tối ưu. Kiểm tra bảo dưỡng máy móc thiết bị theo đúng định kỳ, sửa chữa khắc phục sự cố hỏng hóc của máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và hệ thống điện nước của công ty. Gia công các chi tiết theo thiết kế, bản vẽ và làm các công việc liên quan khác khi có phiếu yêu cầu công việc. Tham gia các hạng mục công việc liên quan đến cơ điện trong các phần sửa chữa, cải tạo và xây dựng cơ bản của công ty.
- Tổ thống kê: Có chức năng theo dõi và có ghi chép đầy đủ số lượng dở dang và hoàn thành của từng nhóm, tổ sản xuất theo từng ca, ngày làm việc. Lập báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu của người quản lý về các số liệu liên quan đến sản lượng sản xuất ở các công đoạn trong nhà máy.
Ngoài ra khối sản xuất còn có trách nhiệm phối hợp cùng các phòng ban khác để đảm bảo thực hiện được tốt các kế hoạch sản xuất đã đề ra:
- Phối hợp với phòng Kế hoạch vật tư để lập kế hoạch mua sắm vật tư, thiết bị, phụ tùng.
- Phối hợp với phòng Tổ chức – Hành chính để kiểm tra sát hạch tay nghề đảm bảo cho việc nâng bậc lương cho người lao động.
- Phối hợp với phòng Quản lý chất lượng để khắc phục và ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất.
1.4.3 Đặc điểm công nghệ
Qui trình công nghệ
Phân loại và sấy phôi
Phân loại phôi sau sấy
Gia công tinh chế
Lắp ráp sản phẩm
Hoàn thiện sản phẩm
Đóng gói, lưu kho, xuất hàng
Nguyên liệu sản xuất
Cắt lựa và sơ chế phôi sấy
Công ty có trụ sở chính tại lô 11 khu công nghiệp Quang Minh – Mê Linh – Hà Nội có diện tích là 15.128 m2, tại đây có hai dây chuyền sản xuất chính là dây chuyền số 1 và dây chuyền số 2. Dây chuyền số 3 đặt tại Nam Hồng – Đông Anh – Hà Nội có diện tích 11.220 m2. Ngoài ra còn có các phân xưởng khác đặt tại khu công nghiệp Quang Minh mở rộng thuộc xã Kim Hoa, huyện Mê Linh có diện tích 23.920 m2. Máy móc thiết bị của công ty chủ yếu được nhập từ Nhật Bản, Đài Loan, Đức, Nga và Trung Quốc…và một số máy móc thiết bị được mua từ các công ty chế tạo máy trong nước.
Phôi nguyên liệu sau khi nhập về được phân loại, xếp lên các Pallet theo kích thước qui định và được chuyển tới bãi tập kết chờ sấy hoặc đưa vào lò sấy. Gỗ nguyên liệu được sấy tự động bằng hệ thống lò sấy hơi nước hiện đại, tổng số lò sấy hiện nay của công ty là 23 lò với công suất sấy mỗi lò từ 50-60 m3/một lò. Sau khi gỗ sấy đạt yêu cầu về độ ẩm gia công được chuyển qua phân xưởng lựa phôi, tại đây phôi gỗ sấy được phân loại một lần nữa để loại trừ các phôi bị khuyết tật sau khi sấy. Phôi sấy đạt yêu cầu được pha phôi, cắt lựa đưa về các kích thước chi tiết thô, hoặc ghép định hình thành các chi tiết với qui cách lớn hơn. Việc pha phôi, cắt lựa hoặc ghép tạo hình được thực hiện với sự hỗ trợ của một loạt các máy móc thiết bị hiện đại như hệ thống máy cưa Ripsso, máy cắt tự động Opticut, máy phay Finger Joint, giàn máy ghép dọc, máy ghép ngang, máy bào bốn mặt…Phôi sau khi được tạo hình chi tiết lại tiếp tục được chuyển qua bộ phận gia công tinh chế, tại đây các phôi chi tiết thô được gia công chính xác về kích thước tinh của chi tiết sản phẩm với sự hỗ trợ của các máy móc thiết bị khác như máy phay cắt hai đầu, máy khoan, máy phay, máy chà nhám…Các phôi chi tiết đạt yêu cầu chất lượng lại được chuyển tiếp qua công đoạn lắp ráp sản phẩm, các sản phẩm được lắp dựng từ các phôi đã gia công chi tiết với sự hỗ trợ của các máy móc thiết bị như máy vam kẹp bằng thuỷ lực hoặc khí nén, hệ thống khuôn gá dưỡng để đảm bảo độ chính xác về hình khối sản phẩm…Sản phẩm sau khi lắp ráp được đưa tới xưởng hoàn thiện sản phẩm. Sản phẩm được chà nhám làm nhẵn bề mặt sau đó sơn phủ hoàn thiện hoặc lau dầu bảo quản rồi đóng gói lưu kho chờ xuất hàng. Tuỳ vào đặc điểm từng dòng s