Vấn đề phát triển kinh tế là vấn đề mang tính chất toàn cầu mà mọi quốc gia đều đặt lên làm mục tiêu hàng đầu, đi đôi với nó là xu hướng quốc tế hoá các hoạt động kinh tế. Là nguyờn nhõn khiến các quốc gia phải thực hiện chính sách hoà nhập vào kinh tế nói chung, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh Đảng ta chủ trương chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập chung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Đó là tiền đề khách quan kích thích các tiềm năng trong nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển từng bước tham gia vào phân công lao động quốc tế cũng như tạo dựng tiền đề cho hoạt động tài chính tiền tệ, đặc biệt là hoạt động ngân hàng.
Hoạt động của Ngân hàng Thương mại gồm nhiều loại hình khác nhau như huy động vốn, cho vay, làm các dịch vụ cho khách hàng. Với tư cách là trung gian thanh toán nên hoạt động thanh toán là hoạt động cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
Hơn nữa thói quen dùng tiền mặt trong thanh toán chi trả hàng hoá, dịch vụ của dân cư đã tồn tại từ thời bao cấp. Mỗi năm phải tốn nhiều tỷ đồng cho chi phí, vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm. chưa kể thời gian thanh toán rất chậm. Đây là một lãng phí lớn trong khi hiện nay ta đang cần vốn để đầu tư và phát triển. Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng đã khắc phục được tình trạng đó. Nó không chỉ tiết kiệm cho nền kinh tế xã hội mà còn là công cụ thiết thực để điều tiết và thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá và tăng vòng quay của vốn. Bên cạnh đó thanh toán không dùng tiền mặt giúp cho Ngân hàng Thương mại có thêm nguồn vốn trong thanh toán. Đối với ngân hàng nhà nước thanh toán không dùng tiền mặt làm giảm lượng tiền trong lưu thông là điều kiện quan trọng của chính sách tiền tệ quốc gia chống lạm phát.
Sự tồn tại và phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường là tất yếu khách quan, vì nó đáp ứng được các nhu cầu thanh toán thường xuyên và rất lớn của nền kinh tế. Mặt khác, thanh toán không dùng tiền mặt còn có vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thị trường.
Từ thực trạng trên và trước yêu cầu đổi mới cấp bách của hệ thống ngân hàng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế, tiến tới hoà nhập vào hệ thống ngân hàng thế giới thì việc hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán ở các Ngân hàng Thương mại Việt Nam là rất cần thiết,em đã lựa chọn nghiên cứu khoá luận với đề tài: “Giải pháp về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh NHNNo Bách Khoa”. Kết cấu của khoá luận như sau:
Chương I: Những lý luận cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt trong kinh tế.
Chương II: Thực trạng về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh NHNNo & PTNT Bách Khoa.
Chương III: Giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh NHNNo & PTNT Bách Khoa.
70 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3332 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp Bách Khoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Để đề tài được hoàn thành như trên em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm ,giúp đỡ của các thầy cô và bạn bè.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự động viên chỉ bảo của các thầy cô giáo và các cô chú, anh chị đang công tác tại chi nhánh NHNNo & PTNT Bách Khoa.
Em xin đặc biệt cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo đã giúp đỡ em thực hiền đề tài này.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 0
LỜI NÓI ĐẦU 2
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 7
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 5
1.1. Sự cận thiết và vai trò của Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt trong kinh tế thị trường. 5
1.1.1. Sự cần thiết của phương thức TTKDTM trong nền kinh tế thị trường: 5
1.1.2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong kinh tế thị trường: 8
1.2. Các hình thức TTKDTM tại chi nhánh NHNNo & PTNT Bách Khoa: 12
1.2.1. Thể thức thanh toán séc: 12
1.2.1.1 Séc lĩnh tiền mặt: 13
1.2.1.3. Séc định mức : 16
1.2.2. Thể thức thanh toán Uỷ nhiệm chi- chuyển tiền: 17
1.2.3. Thể thức thanh toán uỷ nhiệm thu: 19
1.2.4. Thể thức thanh toán thẻ : 20
1.2.5. Thư tín dụng: 21
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển TTKDTM 22
1.3.1. Các nhân tố khách quan: 22
1.3.1.1. Môi trường kinh tế vĩ mô, sự ổn định chính trị xã hội 22
1.3.1.2. Môi trường pháp lý: 23
1.3.1.3. Tâm lý, thói quen, trình độ dân trí và thu nhập của người dân: 23
1.3.2. Các nhân tố chủ quan : 24
1.3.2.1. Quy mô của NH: 24
1.3.2.2. Khoa học kỹ thuật và công nghệ: 24
1.3.2.3. Nhân tố con người : 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI CHI NHÁNH NHNN &PTNT BÁCH KHOA 26
2.1. Khái quát về Chi nhánh NHNNo & PTNT Bách Khoa 26
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNNo Bách Khoa : 26
2.1.2. Mô hình cơ cấu tổ chức: 28
2.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Bách Khoa 28
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn: 29
2.1.3.2. Hoạt động đầu tư vốn tín dụng (sử dụng vốn): 30
2.1.3.3. Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại : 34
2.1.3.4. Công tác tiền tệ - kho quỹ: 36
2.1.3.5. Công tác kế toán- Tài chính 36
2.1.3.6. Công tác Kiểm tra- kiểm soát: 37
2.1.3.7. Công tác bảo hiểm tiền gửi: 38
2.2. Thực trạng TTKDTM tại Chi nhánh NHNo & PTNT Bách Khoa 38
2.2.1. Tình hình chung về TTKDTM tại Chi nhánh NHNNo Bách Khoa. 38
2.2.2. Các hình thức TTKDTM tại Chi nhánh NHNNo Bách Khoa: 43
2.2.2.1. Séc thanh toán: 46
2.2.2.2. Uỷ nhiệm thu hay lệnh thu: 47
2.2.2.3. Uỷ nhiệm chi hay lệnh chi: 49
2.2.2.4. Thư tín dụng: 50
2.2.2.5. Thẻ Ngân hàng: 50
2.2.2.6. Các hình thức thanh toán khác: 51
2.3. Đánh giá chung về hoạt động TTKDTM tại Chi nhánh NHNNo & PTNT Bách Khoa 51
2.3.1. Những kết quả đã đạt được: 51
2.3.2. Một số khó khăn và tồn tại : 52
2.3.3. Nguyên nhân của những khó khăn và tồn tại: 54
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan: 54
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan: 55
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI 58
CHI NHÁNH NHNN & PTNT BÁCH KHOA. 58
3.1. Định hướng hoạt dộng kinh doanh và phát triển dịch vụ TTKDTM tại Chi nhánh NHNN & PTNT Bách khoa. 58
3.2. Các giải pháp nhằm phát triển hoạt dộng TTKDTM 60
3.2.1.Tạo thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch : 60
3.2.2. Tăng cường hoạt động Marketing NH: 62
3.2.3. Tăng cường tuyên truyền quảng cáo về thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội : 64
3.2.4. Mở rộng, phát triển dịch vụ thẻ NH, đặc biệt là dịch vụ thẻ thanh toán cá nhân: 65
3.2.5. Chi nhánh NHNN & PTNT Bách Khoa cần phải xây dựng tốt chính sách đào tạo và tuyển dụng cán bộ, nhân viên: 66
3.2.6. Giải pháp về vốn : 67
3.2.7. Tăng sự liên kết giữa các NH: 67
KẾT LUẬN 68
Danh mục tài liệu tham khảo 70
LỜI NÓI ĐẦU
Vấn đề phát triển kinh tế là vấn đề mang tính chất toàn cầu mà mọi quốc gia đều đặt lên làm mục tiêu hàng đầu, đi đôi với nó là xu hướng quốc tế hoá các hoạt động kinh tế. Là nguyờn nhõn khiến các quốc gia phải thực hiện chính sách hoà nhập vào kinh tế nói chung, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh Đảng ta chủ trương chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập chung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Đó là tiền đề khách quan kích thích các tiềm năng trong nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển từng bước tham gia vào phân công lao động quốc tế cũng như tạo dựng tiền đề cho hoạt động tài chính tiền tệ, đặc biệt là hoạt động ngân hàng.
Hoạt động của Ngân hàng Thương mại gồm nhiều loại hình khác nhau như huy động vốn, cho vay, làm các dịch vụ cho khách hàng. Với tư cách là trung gian thanh toán nên hoạt động thanh toán là hoạt động cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
Hơn nữa thói quen dùng tiền mặt trong thanh toán chi trả hàng hoá, dịch vụ của dân cư đã tồn tại từ thời bao cấp. Mỗi năm phải tốn nhiều tỷ đồng cho chi phí, vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm... chưa kể thời gian thanh toán rất chậm. Đây là một lãng phí lớn trong khi hiện nay ta đang cần vốn để đầu tư và phát triển. Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng đã khắc phục được tình trạng đó. Nó không chỉ tiết kiệm cho nền kinh tế xã hội mà còn là công cụ thiết thực để điều tiết và thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá và tăng vòng quay của vốn. Bên cạnh đó thanh toán không dùng tiền mặt giúp cho Ngân hàng Thương mại có thêm nguồn vốn trong thanh toán. Đối với ngân hàng nhà nước thanh toán không dùng tiền mặt làm giảm lượng tiền trong lưu thông là điều kiện quan trọng của chính sách tiền tệ quốc gia chống lạm phát.
Sự tồn tại và phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường là tất yếu khách quan, vì nó đáp ứng được các nhu cầu thanh toán thường xuyên và rất lớn của nền kinh tế. Mặt khác, thanh toán không dùng tiền mặt còn có vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thị trường.
Từ thực trạng trên và trước yêu cầu đổi mới cấp bách của hệ thống ngân hàng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế, tiến tới hoà nhập vào hệ thống ngân hàng thế giới thì việc hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán ở các Ngân hàng Thương mại Việt Nam là rất cần thiết,em đã lựa chọn nghiên cứu khoá luận với đề tài: “Giải pháp về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh NHNNo Bách Khoa”. Kết cấu của khoá luận như sau:
Chương I: Những lý luận cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt trong kinh tế.
Chương II: Thực trạng về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh NHNNo & PTNT Bách Khoa..
Chương III: Giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh NHNNo & PTNT Bách Khoa.
Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, các cô chú trong ngân hàng để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
KTTT
: Kinh tế thị trường
TTKDTM
: Thanh toán không dùng tiền mặt
NH
: Ngân hàng
NHNN
: Ngân hàng Nhà Nước
NHTM
: Ngân hàng thương mại
NHNN & PTNT
: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
TTBT
: Thanh toán bù trừ
UNC
: Uỷ nhiệm chi
UNT
: Uỷ nhiệm thu
TTD
: Thư tín dụng
TTLCNNH
: Thanh toán liên chi nhánh ngân hàng
TTĐT
: Thanh toán điện tử
TTĐTLNH
: Thanh toán điện tử liên ngân hàng
CHƯƠNG I
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1. Sự cận thiết và vai trò của Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt trong kinh tế thị trường.
1.1.1. Sự cần thiết của phương thức TTKDTM trong nền kinh tế thị trường:
Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng và những ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin, tự động hóa…, có rất nhiều hình thức TTKDTM tiện lợi, an toàn đã, đang được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Phương tiện thanh toán tiền mặt là không thể thiếu, song ngày nay, thanh toán bằng tiền mặt không còn là phương tiện thanh toán tối ưu trong các giao dịch thương mại, dịch vụ nữa, đặc biệt là giao dịch có giá trị và khối lượng lớn.
Ngày nay các hoạt động giao dịch thương mại, dịch vụ, hàng hóa diễn ra mọi lúc, mọi nơi, vượt qua cả giới hạn về khoảng cách. Xét trên nhiều góc độ, khi hoạt động thanh toán trong xã hội còn thực hiện phổ biến bằng tiền mặt, nhất là trong thanh toán các khoản có giá trị lớn có thể dẫn đến một số bất lợi và rủi ro như: Chi phí của xã hội để tổ chức hoạt động thanh toán (như chi phí của Chính phủ cho việc in tiền; chi phí vận chuyển, bảo quản, kiểm, đếm tiền của hệ thống ngân hàng, của các chủ thể tham gia giao dịch thanh toán) là rất tốn kém; Việc thực hiện giao dịch thanh toán bằng tiền mặt với khối lượng lớn dễ bị các đối tượng phạm pháp lợi dụng để gian lận, trốn thuế, trì hoãn hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng hoặc các chủ nợ; Vấn đề an ninh trong thanh toán, bảo quản, vận chuyển tiền mặt luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm; Sử dụng nhiều tiền mặt trong giao dịch thanh toán của xã hội sẽ là môi trường thuận lợi cho tội phạm lưu hành tiền giả, đe dọa trực tiếp đến lợi ích của các tổ chức, cá nhân và tình hình an ninh quốc gia.
Các bất lợi và rủi ro trên là vấn đề xảy ra với bất kỳ quốc gia nào, song với các nước mà thanh toán bằng tiền mặt còn ở mức phổ biến trong xã hội, tình hình sẽ càng phức tạp và khó kiểm soát hơn.
Mặt khỏc,sau nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, với sự chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, hoạt động của nền kinh tế đã trở nên sôi động hơn với nhiều loại hình kinh doanh thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau.
Bên cạnh đó, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII cũng đã khẳng định: “Hệ thống ngân hàng cần phải vươn lên làm tốt chức năng trung tâm tiền tệ - tín dụng - thanh toán của các thành phần kinh tế, huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần từng bước ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam”.
Ngân hàng- một ngành có vai trò hết sức quan trọng của toàn bộ nền kinh tế, phải đi trước các ngành kinh tế khác trong công cuộc đổi mới và phát triển của đất nước. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 của Đảng ta đã khẳng định rõ: “Phải cải tổ hệ thống ngân hàng để hoạt động có hiệu quả, thực sự trở thành trung tâm tiền tệ - tín dụng - thanh toán, đóng vai trò nòng cốt trên thị trường vốn và tiền tệ”.
Do đòi hỏi ngày càng cao của kinh tế thị trường, thanh toán không dùng tiền mặt đó ra đời. Sản xuất hàng hoá phát triển qua nhiều giai đoạn từ thấp đến cao. Tuy nhiên ở giai đoạn nào tiền tệ vẫn luôn luôn đóng vai trò là một công cụ có tầm quan trọng lợi hại đặc biệt và có độ nhạy rất cao. Việc sử dụng công cụ tiền tệ như thế nào sẽ gây tác động dây chuyền như là một tác nhân kinh tế đối với từng mắt xích hoặc có khi đối với các quá trình kinh tế. Trong các học thuyết kinh tế, người ta đã xác định ngân hàng có vai trò là trung tâm thanh toán của hệ thống ngân hàng ngày càng rõ nét và to lớn. Tái sản xuất xã hội là một quá trình liên hoàn, trong đó tồn tại các quan hệ trao đổi, mua bán hàng hoá dịch vụ và do đó phát sinh quan hệ thanh toán.
Thêm vào đó, tập trung thanh toán vào ngân hàng là một vấn đề thiết yếu đối với mỗi doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư trong điều kiện nền kinh tế phát triển. Ngân hàng là nơi tập trung một khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế, số tồn khoản này dành cho các tổ chức kinh tế trong nước để tiến hành mở rộng công việc làm ăn, kinh doanh buôn bán. Trong nền kinh tế hiện đại, ngân hàng kiểm soát và điều động một cách hợp lý khối lượng tiền tệ, chịu ảnh hưởng của mọi chính sách phát triển kinh tế quốc gia. Tập trung công tác thanh toán vào ngân hàng có một ý nghĩa to lớn không chỉ đối với xã hội, chính phủ mà còn với cả các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư.
Trên diện rộng, Ngân hàng phản ánh kinh tế của một nước. Nhìn vào những hoạt động và trình độ công nghệ của các nghiệp vụ trong ngân hàng là ta có thể đánh giá được trình độ phát triển kinh tế của nước đó. Hệ thống ngân hàng phát triển mạnh mẽ sẽ tạo ra động lực cho mọi ngành kinh tế khác trong nước phát triển và ngược lại.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hóa thanh toán bằng tiền mặt ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm bởi các quan hệ kinh tế trở nên đa dạng, phức tạp, thanh toán không ngừng tăng lên về khối lượng và chất lượng. Như vậy, chính sự phát triển của nền sản xuất và lưu thông hàng hoá đã dẫn đến sự ra đời của một phương thức thanh toán mới ưu việt hơn: “Thanh toán không dùng tiền mặt”
Như vậy, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ra đời đã khắc phục những hạn chế của thanh toán dùng tiền mặt, đồng thời thúc đẩy sự phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá trong nền linh tế.Thanh toán không dùng tiền mặt là một nấc thang phát triển tất yếu của nghiệp vụ thanh toán trong nền kinh tế thị trường và chính nó đã tong bước đáp ứng được yêu cầu cảu nền kinh tế hiện đại.Vậy ta hiểu TTKDTM là gì ?
“ TTKDTM phải được hiểu là tiền mặt vẫn phải nằm trong ngân hàng nhưng tổng phương diện thanh toán không thay đổi.”
Rõ hơn thì “ TTKDTM là cách thanh toán không có sự xuất hiện của tiền mặt mà được tiến hành bằng cách trích từ tài khoản của người chi trả để chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng mở tại ngân hàng, hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của ngân hàng “.
1.1.2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong kinh tế thị trường:
Công tác thanh toán là một trong những chức năng trung tâm của ngân hàng. Theo đà phát triển chung của xã hội và hệ thống ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt ngày trở nên quan trọng bởi những vai trò to lớn của nó đối với nền kinh tế thị trường
* Thứ nhất, nó mang lại lợi ích cho những người sử dụng, cụ thể là:
Thuận tiện: bởi vì các cá nhân và các tổ chức doanh nghiệp có thể sử dụng séc hoặc thẻ thanh toán khi họ mua hàng từ món hàng nhỏ nhất cho tới những món hàng có giá trị lớn mà không cần lúc nào cũng phải mang lượng tiền mặt lớn theo người. Bên cạnh đó, việc mang tiền mặt có thể gây nhiều bất tiện, không an toàn bằng séc và có thể rơi vào tình huống “không mang tiền” hoặc “không mang đủ tiền” khi đột xuất có việc cần chi tiêu.
An toàn: Khi phải vận chuyển một lượng tiền lớn thanh toán ở nơi xa, thì rất nhiều rủi ro có thể gặp phải như bị cướp, hoặc các mất mát khác do thiên tai, tai nạn, v.v... ; Vì thế, hiện nay, các ngân hàng luôn sử dụng những xe chuyển tiền đặc biệt và được bảo vệ kĩ càng để vận chuyển tiền. Nhưng các doanh nghiệp và cá nhân thì không phải ai cũng có thể sử dụng những biện pháp bảo vệ an toàn tốn kém đó; khi ấy, các phương thức chuyển tiền hoặc thanh toán qua ngân hàng sẽ tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.
Khả năng quản lí tài chính, Trên thực tế, khi mở một tài khoản và sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng, chủ tài khoản có thể yêu cầu được bảng kê về thu nhập và chi tiêu của họ theo định kì hoặc theo yêu cầu, điều này đặc biệt hữu ích với cá nhân và đặc biệt với doanh nghiệp trong quản lí luồng tài chính vào ra của họ.
* Thứ hai, đối với nền kinh tế, nó giúp tăng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong lưu chuyển hàng hoá tiền tệ góp phần làm giảm lượng tiền mặt trôi nổi trên thị trường, tiết kiệm được chi phí xã hội gắn liền với việc in tiền, huỷ tiền, hư hỏng, bảo quản, kiểm đếm...
Khối lượng tiền cần thiết để thanh toán trong lưu thông có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu thanh toán không dùng tiền mặt tăng sẽ làm giảm khối lượng tiền mặt cần thiết. Vì vậy khối lượng tiền mặt trong lưu thông giảm xuống, sẽ giảm được chi phí lưu thông mà chủ yếu là chi phí phát hành, bảo quản, kiểm đếm, cất giữ v.v... Giảm được chi phí này sẽ tạo điều kiện tốt để điều hoà lưu thông tiền tệ vì quá trình thanh toán này chịu giám sát trực tiếp hoặc gián tiếp của ngân hàng nhà nước. Vì vậy mà chúng ta kế hoạch hoá và điều hoà lưu thông tiền tệ.
Thêm vào đó, thanh toán không dùng tiền mặt phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá. Trong nền kinh tế, bất kỳ một chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá nào đều bắt đầu bằng khâu thanh toán. Do vậy, phải tổ chức thanh toán nhanh gọn, chính xác vừa đảm bảo an toàn về vốn vừa rút ngắn được chu kỳ sản xuất, tăng tốc độ luân chuyển vốn. Đứng ở tầm vĩ mô, khâu thanh toán ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn, đến kết quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Nếu như thanh toán được tiến hành trôi chảy sẽ giúp cho lưu thông hàng hoá thông suốt, các hoạt động của nền kinh tế sẽ tiến hành thuận lợi.
Để có thể tiến hành thanh toán qua ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác, các tổ chức, cá nhân phải mở tài khoản tiền gửi thanh toán thông qua việc gửi một khoản tiền nhất định vào ngân hàng. Tính chất của tài khoản này là dư có, đó là nguồn vốn huy động tạm thời tồn đọng trên các tài khoản tiền gửi thanh toán nhưng chưa sử dụng đến. Xuất phát từ tính chất không liên tục của việc nộp tiền bán hàng hoá, dịch vụ vào tài khoản và việc chi trả từ tài khoản, do không phải lúc nào các lệnh chi trả cũng được tiến hành cùng một lúc với giá trị như nhau, nên trên tài khoản luôn lưu ký một số dư nhất định. Đây là nguồn vốn tín dụng khá lớn và có chi phí thấp (vì trả lãi thấp), mà ngân hàng được phép sử dụng để mở rộng đầu tư và tín dụng cho nền kinh tế, (sau khi duy trì một tỷ lệ nhất định để đảm bảo chi trả cho chủ tài khoản trong mọi trường hợp).
Bên cạnh đó, TTKDTM giúp NH và các tổ chức tín dụng tập trung được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư vào nền kinh tế để mở rộng việc cấp tín dụng ngân hàng.
Trong vai trò thứ hai, ngân hàng có thể sử dụng một phần nguồn vốn từ tài khoản tiền gửi thanh toán để cho vay, mở rộng việc cấp tín dụng cho nền kinh tế.
Chỉ tiêu kế hoạch tín dụng tổng hợp là một trong những chỉ tiêu kế hoạch quan trọng của nền kinh tế, mà kế hoạch tín dụng muốn thực hiện được tốt thì phải đẩy mạnh công tác thanh toán qua ngân hàng. Việc thanh toán này diễn ra càng nhanh chóng thì sẽ giải phóng nhanh vốn trong khâu thanh toán, kết quả là tạo ra nguồn vốn nhàn rỗi lớn thì đẩy mạnh hoạt động cho vay của ngân hàng và cuối cùng là tạo điều kiện để kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân.
Xu hướng trong thời gian tới khối lượng thanh toán sẽ tiếp tục tăng nhanh, do vậy nguồn vốn tiền gửi thanh toán sẽ chiếm một tỷ trọng đáng kể trong toàn bộ cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng.
Với ngân hàng thanh toán qua ngân hàng đã và đang trở thành công cụ cạnh tranh có hiệu quả của các ngân hàng nhằm thu hút khách hàng. Điều này thể hiện trên hai khía cạnh sau:
+ Về dịch vụ ngân hàng:
Như chúng ta đã biết, mục đích của khách hàng gửi tiền vào ngân hàng không chỉ đề hưởng lãi mà còn để mua các dịch vụ ngân hàng và dịch vụ dần sẽ trở thành mục đích chính của khách hàng. Vì vậy sức mạnh và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng được đo bằng số lượng và chất lượng các dịch vụ ngân hàng trong đó có dịch vụ thanh toán.
+ Về chi phí ngân hàng:
Đối với các tài khoản tiền gửi thanh toán, lãi suất ngân hàng phải trả cho số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán là rất thấp, thậm chí một số nước trên thế giới người gửi tiền không được hưởng lãi trên số dư tài khoản tiền gửi thanh toán. Vì vậy ngân hàng có thể lợi dụng việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt như một giải pháp hữu hiệu để thay đổi cơ cấu nguồn vốn theo xu hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn có chi phí thấp, giảm tỷ trọng nguồn vốn có chi phí cao theo những biến động thực tế.
Thêm vào đó, từ việc quản lý biến động về số dư trên tài khoản tiền gửi ngân hàng thực hiện chức năng kiểm tra và giám sát hoạt động, khả năng tài chính của các doanh nghiệp. Đây là cơ sở rất quan trọng để ngân hàng thực hiện nghiệp vụ tư vấn, đầu tư có hiệu quả và quản lý mức độ rủi ro tín dụng đối với các tổ chức doanh nghiệp này
* Thứ ba, nó có vai trò quản lí vĩ mô của nhà nước. Việc TTKDTM qua ngân hàng đòi hỏi hoạt động thanh toán của khách hàng phải qua ngân hàng hoặc phải mở tài khoản tại ngân hàng. Vì vậy, thông qua h