RNM là một thành phần rất quan trọng trong môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái
đất.
RNM là một hệ sinh thái độc đáo nhưng
những nghiên cứu về chúng còn rất ít .
RNM chính là nguồn tài nguyên ven biển thật
sự quý giá và hữu ích.Những năm qua, RNM ven biển bị tác động làmsuy giảm mạnh mẽ , những vùng có RNM che phủ đã sụt giảm mạnh do những hành vi của con người
36 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4358 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hệ sinh thái môi trường rừng ngập mặn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ 6 HỆ SINH THÁI MÔI TRƯỜNG RỪNG NGẬP MẶN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của chuyên để RNM là một thành phần rất quan trọng trong môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất. RNM là một hệ sinh thái độc đáo nhưng những nghiên cứu về chúng còn rất ít . RNM chính là nguồn tài nguyên ven biển thật sự quý giá và hữu ích.Những năm qua, RNM ven biển bị tác động làmsuy giảm mạnh mẽ , những vùng có RNM che phủ đã sụt giảm mạnh do những hành vi của con người 2. Mục đích của chuyên đề Có thêm các kiến thức , có cái nhìn đúng đắn , khách quan hơn về tầm quan trọng, vai trò và lợi ích của HST RNM đem lại cho con người. Mối quan hệ giữa HST RNM với môi trường xung quanh. Có các biên pháp trong quản lí cũng như khai thác hợp lí để bảo vệ HST RNM. Giúp mọi người có thêm các kiến thức về hệ HST RNM từ đó có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này 3. Cách tiếp cận vấn đề Để nghiên cứu một hệ sinh thái cần phải có một kiến thức không chỉ chuyên sâu mà cần phải tính tổng thể, không chỉ là một bộ môn khoa học mà tổng hợp của nhiều nghành khoa học như : sinh thái học, hóa học,…cách tiếp cận gồm : Cách tiếp cận đa nghành. cách tiếp cận cộng đồng . cách tiếp cận tích hợp . 4.Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu HST RNM chúng ta phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, từ đơn giản đên phức tạp, và cần sự giúp đỡ của nhiều người có liên quan trong lĩnh vực kết hợp với các công cụ như quy hoạch , đánh giá tác động môi trường để có thể đạt được kết quả khách quan nhất Nhóm tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: + phương pháp thu thập ,kế thừa , tổng hợp số liệu. + phương pháp điều tra nhanh + phân tích thống kê, đánh giá tổng hợp NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ 1.TỔNG QUAN VỀ HỆ SINH THÁI MÔI TRƯỜNG RỪNG NGẬP MẶN. Khái niệm hệ sinh thái : Hệ sinh thái là tổ hợp của một quần xã sinh vật với môi trường vật lý mà quần xã đó tồn tại, trong đó các sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để tạo nên chu trình vật chất (chu trình sinh-địa-hoá) và sự chuyển hóa của năng lượng VD: Ao, hồ, một khu rừng, một con sông, thậm chí một vùng biển...là những hệ sinh thái điển hình Khái niệm về rừng ngập mặn: Rừng ngập mặn là loại rừng đặc biệt ở vùng cửa sông ven biển của các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Vị trí địa lí: Đường bờ biển nước ta có chiều dài là 3.260 km trải dài dọc từ bắc vào nam, dọc theo nó là sự phát triển của các khu HST RNM ven biển.Hiện nay nước ta có diện tích rừng ngập mặn là 155.920 ha và diện tích đó vẫn đang trên đà bị suy giảm Thành phần cấu trúc của hệ sinh thái rừng ngập mặn: Đây là mộ số hình ảnh tổng quan về rừng ngập mặn: 2.TẦM QUAN TRỌNG CỦA RỪNG NGẬP MẶN Với tự nhiên Các khu RNM được coi là lá phổi không thể thiếu đảm bảo cho hệ sinh thái ven biển phát triển lành mạnh. Lá loại cây trong hệ thống RNM rụng xuống nước, mục nát, thôi rữa trở thành thức ăn cho vi trùng và sinh vật phù du. RNM còn là nơi bảo vệ các động vật khi nước triều dâng và sóng lớn. RNM còn là nơi cư trú của vô số loài chim nước, như cò ,vạc ,thìa…nó còn như một sân ga của những đàn chim di cư. RNM là nơi nuôi dưỡng ,bảo vệ các ấu trùng ấu thể hải sản và con non. Với con người. RNM giúp chúng ta ứng phó với biến đổi khí hậu: RNM chính là dải đê thiên nhiên, ngăn chặn và bảo vệ rất hiệu quả miền duyên hải trước sự dâng cao của nước biển. RNM là một nhà máy lọc sinh học khổng lồ Hấp thụ lượng CO2 ,và cung cấp O2 cho khí quyển. Trong đất RNM có các loại vi sinh vật này có khả năng phân giải dầu DO rất mạnh…và các loại chất thải có độc tính khác . Giúp con người giữ đất:giữ đất không bị cuốn trôi đi và mở rộng diện tích đất. Giá trị kinh tế:hàng năm rừng cung cấp số lượng lớn các loài hải sản ,gỗ ,than ,ta-nin,chim thú và các lại hải sản có thể xuất khẩu . Giá trị về du lịch:Rừng ngập mặn có giá trị rất lớn về du lịch ,tuy hình thái này ở nước ta chưa phát triển lắm nhưng tiềm năng là vô cùng lớn 3. Tác dụng của việc trồng rừng và bảo vệ rừng Về môi trường Nâng cao được độ che phủ của RNM ,cải thiện môi trường sống, nhất là môi trường nước ven bờ, cung cấp chất dinh dưỡng. Tạo khu cư trú cho các loài sinh vật biển ,cải tạo độ phì nhiêu của đất . Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ,tăng cường sự bền vững của nền sản xuất nông –lâm-ngư nghiệp vùng ven biển ,tạo cảnh quan xanh sạch đẹp. Về kinh tế Tăng tuổi thọ cho các công trình đê điều thủy lợi ,giảm thiệt hại do thiên tai gây ra ,tiết kiệm được ngân sách cho các công tác nâng cấp ,tu bổ các công trình. Phục hồi và phát triển thêm vốn rừng , nâng cao chất lượng ,giá trị rừng. Đáp ứng một phần nhu cầu về chất đốt ,khai thác thủy hải sản, tăng thêm thu nhập cho cộng đồng dân cư. 4.Hiện trạng của HST MT rừng ngập mặn Theo một báo cáo mới đây của Liên Hiệp Quốc trong 3 thập kỷ qua, có đến 1/5 RNM của thế giới đã biến mất, diện tích RNM trên thế giới hiện còn khoảng 150.000 km2, bằng ½ diện tích của Philippines . Hơn 1 trong số 6 loài thực vật RNM trên thế giới đang trong nguy cơ tuyệt chủng ,11 trong tổng số 70 loài thực vật RNM (chiếm khoảng 16%) đã được khảo sát đánh giá, sẽ được thay thế trong Danh sách đỏ của IUCN. Theo điều tra mới nhất tại Việt Nam: Số liệu của bộ NN - PTNT, năm 1943 diện tích RNM Việt Nam trên 400.000 ha, đến năm 1996 giảm còn 290.000 ha và 279.000 ha vào năm 2006, hiện chỉ còn khoảng trên 155.290 ha, giảm 100.000 ha so với trước năm 1990 và vẫn tiếp tục giảm nhanh. ĐBSCL hiện có khoảng 347.500 ha rừng các loại, trong đó rừng tự nhiên là 53.700 ha, rừng trồng là 294.500 ha. Như vậy, diện tích rừng che phủ trong toàn vùng đạt chưa đến 10% diện tích đất tự nhiên. Trong đó, tổng diện tích RNM chưa đến 100.000 ha Những năm qua, RNM ven biển bị tác động làm suy giảm mạnh mẽ những tác động tiềm ẩn vẫn đang tiếp tục đe dọa HST RNM. RNM có độ che phủ cao giờ trở nên trơ trọi, thay bằng các đầm tôm, kênh mương đào đắp; môi trường đất bị ô nhiễm do quá trình phèn hóa gia tăng ở quy mô lớn; gia tăng quá trình rửa trôi đất, giảm đi quá trình bồi tụ phù sa. Đa dạng sinh học bị suy giảm nhanh do không còn điều kiện thích hợp để các loài sinh vật sinh sống; sự biến đổi môi trường vi khí hậu, sụp lở bờ biển, cửa sông gia tăng... làm mất cân bằng sinh thái. 5. Nguyên nhân của suy giảm HST MT rừng ngập mặn Nhân tạo Dân số gia tăng, nhu cầu của con người ngày càng tăng cao. Khai thác tài nguyên rừng quá mức. Ý thức của người dân chưa đúng:luôn quan niệm “rừng vàng biển bạc”,”tài nguyên là bất tận”. Quản lí của nhà nước chưa chặ chẽ, triển khai chậm hiệu quả không cao Đội ngũ bảo vệ rừng còn mỏng. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đây là một số hình ảnh khai thác “sâm đất” Các lợi ích kinh tế mà các hộ dân tham gia bảo vệ và nhận khoán quá thấp. Do chiến tranh làm mất đi khoảng 2 triệu ha. Phá rừng do tập quán du canh du cư Xây dựng các công trình thủy điện,đập và hồ chứa. Do nước thải sinh hoạt, công nghiệp và phát triển ngành dịch vụ. Nói tóm lại hầu hết các nguyên nhân gây suy thoái HST RNM đều là bắt nguồn từ các lợi ích kinh tế 6.Hậu quả suy thoái RNM Hệ sinh thái: Mất nơi sống, nơi sinh sản, vườn ươm của nhiều loài động vật dưới nước và trên cạn. Ô nhiễm đất, nước, không khí do sự xâm mặn. Tăng khí hiệu ứng nhà kính gây biến đổi khí hậu. Hệ sinh thái bị suy giảm nghiêm trọng, đa dạng sinh học giảm: một số loài có nguy cơ tuyệt chủng Con người Người dân chịu ảnh hưởng của thiên tai do bị mất rừng. Nhiều người dân không có công ăn việc làm,hiệu quả kinh tế nông nghiệp giảm. Gây bệnh tật cho người dân do nguồn nước bị ô nhiễm. Xã hội Thay đổi cơ cấu nghề nghiệp. Giảm công bằng xã hội gây mất lòng tin của người dân với Nhà nước dẫn đến nhiều vấn đề cần giải quyết. Phân chia giàu nghèo ảnh hưởng tới chủ trương xóa đói giảm nghèo của Nhà nước. 7. Biện pháp khắc phục Tuyên truyền đến người dân về tầm quan trọng, những tác hại của sự suy giảm RNM và những biện pháp bảo vệ và phát triển RNM. Nhà nước phải có chiến lược quy hoạch phát triển HST RNM. Khai thác sử dụng tài nguyên RNM hợp lí,phải có những biện pháp trồng mới đối với những khu rừng đã bị phá hủy.Đồng thời bảo vệ những khu rừng đang phát triển. Giao rừng cho từng hộ dân,hỗ trợ giống, vốn, ki thuật trồng và bảo vệ rừng. Các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, cơ quan quản lý́ thực hiện nghiêm những quy định của nhà nước về bảo vệ rừng ngập mặn, xử lý nghiêm những hành vi phá hoại rừng. Phát động những đợt trồng rừng của học sinh, sinh viên. 8. Kết quả đạt được và chưa đạt được. Hiểu rõ thành phần, cấu trúc của rừng ngập mặn Mối quan hệ của nó đối với con người ,xã hội và môi trường . Hiện trạng về HST RNM hiện nay đang bị ô nhiễm và suy thoái nặng nề ,ảnh hưởng xấu đến HST rừng, con người và môi trường xung quanh. Đưa ra một số biện pháp khắc khục Bên cạnh những kết quả đạt được nhóm chúng tôi cũng còn một số hạn chế như về mặt thời gian , khoảng cách địa lí…nên thiếu sự khảo sát thực tế dẫn đến số liệu đưa ra còn chưa sát thực Kết luận Kết lại rừng ngập mặn hiện nay đang bị tàn phá nghiêm trọng đe doạ trực tiếp đến hệ sinh thái môi trường : động vật , thực vật, con người .......và mối quan hệ giữa chúng. Trước hiện trạng rừng bị tàn phá và hậu quả của biến đổi khí hậu, nhiệm vụ bảo vệ rừng không chỉ là trách nhiệm của nhà nước mà còn cả nhân dân. Vấn đề cốt yếu để giải quyết cơ bản việc phát triển rừng ngập mặn, nuôi trồng thủy sản hiệu quả, bền vững là cân nhắc đầy đủ ba yếu tố gồm kinh tế (hiệu quả kinh tế), xã hội (xóa đói giảm nghèo), môi trường (an ninh sinh thái) và lồng ghép chúng vào các kế hoạch sử dụng rừng ngập mặn. "Bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn sống của mình“ Bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót , hạn chế do kinh nghiệm cũng như kiến thức thực tế chưa có.Rất mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình của thầy cô và các bạn . Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn! thank you for listening! The end