Bài tập kỹ năng 3

Câu 1: Mô tả luật lợi nhuận giảm dần. Cho ví dụ minh họa. “Luật lợi nhuận giảm dần” là một trong những nguyên tắc nổi tiếng nhất bên ngoài lĩnh vực kinh tế. Nó được phát triển lần đầu vào năm 1767 bởi nhà kinh tế học người Pháp Turgot liên quan đến sản xuất nông nghiệp, nhưng nó thường được kết hợp với Thomas Malthus và David Ricardo. Luật được phát biểu rằng: nếu một trong những yếu tố sản xuất được tăng lên trong khi các yếu tố khác không đổi, lợi ich biên chế sẽ giảm, và sau một điểm nhất định, tổng thể sản xuất cũng sẽ suy giảm. Ban đầu có thể là sự gia tăng trong sản xuất khi nhiều yếu tố biến được sử dụng, nhưng cuối cùng nó sẽ chịu đựng sự giảm dần lợi nhuận khi ngày càng nhiều các yếu tố biến được áp dụng với cùng mộ mức độ, làm tăng chi phí để có được cùng một đầu ra. Lợi nhuận giảm dần phản ánh quan điểm lợi ích cận biên bắt đầu giảm cho một quá trình sản xuất nhất định. Ví dụ minh họa: Số lao động Lượng ngô Lợi nhuận biên 1 10 10 2 25 15 3 45 20 4 60 15 5 70 10 6 60 -10 Bảng trên chỉ ra với 3 lao động thì hiệu quả nhất vì lợi ích biên ở mức cao nhất. Ngoài điểm này thì lợi nhuận biên giảm dần và ở mức 6 công nhân thì lợi ích biên là số âm, nghĩa là không thu được lợi ích.

docx15 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập kỹ năng 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG Môn học KINH TẾ MÔI TRƯỜNG BÀI TẬP KỸ NĂNG 3 S Nhóm 3 Sinh viên Mã số sinh viên Tạ Công Sơn 91202188 Bùi Thị Xuân Nga 91202034 Ngô Quốc Nhân 91202164 Nguyễn Hoàng Nghĩa 91202159 Nguyễn Thanh Tuấn 91202256 Trần Quốc Việt 91202266 Nộp bài: 23g30 ngày 10/3/2014 Tp. Hồ Chí Minh, 2014 Câu 1: Mô tả luật lợi nhuận giảm dần. Cho ví dụ minh họa. “Luật lợi nhuận giảm dần” là một trong những nguyên tắc nổi tiếng nhất bên ngoài lĩnh vực kinh tế. Nó được phát triển lần đầu vào năm 1767 bởi nhà kinh tế học người Pháp Turgot liên quan đến sản xuất nông nghiệp, nhưng nó thường được kết hợp với Thomas Malthus và David Ricardo. Luật được phát biểu rằng: nếu một trong những yếu tố sản xuất được tăng lên trong khi các yếu tố khác không đổi, lợi ich biên chế sẽ giảm, và sau một điểm nhất định, tổng thể sản xuất cũng sẽ suy giảm. Ban đầu có thể là sự gia tăng trong sản xuất khi nhiều yếu tố biến được sử dụng, nhưng cuối cùng nó sẽ chịu đựng sự giảm dần lợi nhuận khi ngày càng nhiều các yếu tố biến được áp dụng với cùng mộ mức độ, làm tăng chi phí để có được cùng một đầu ra. Lợi nhuận giảm dần phản ánh quan điểm lợi ích cận biên bắt đầu giảm cho một quá trình sản xuất nhất định. Ví dụ minh họa: Số lao động Lượng ngô Lợi nhuận biên 1 10 10 2 25 15 3 45 20 4 60 15 5 70 10 6 60 -10 Bảng trên chỉ ra với 3 lao động thì hiệu quả nhất vì lợi ích biên ở mức cao nhất. Ngoài điểm này thì lợi nhuận biên giảm dần và ở mức 6 công nhân thì lợi ích biên là số âm, nghĩa là không thu được lợi ích. Câu 2: Phát biểu và mô tả luật cầu? Giải thích hành vi ứng xử của người dùng như “Cầu” – Giá trị lợi ích cho sự sẵn lòng trả. Cầu là hành vi ứng xử của người dùng. Các nhà kính tế giả dịnh rằng người tiêu dùng chọn hàng hóa để tối đã thoải dụng từ việc chi tiêu – một giả dịnh làm nên tảng cho khái niệm về cầu. Cùng một thị trường cùng người tiêu dùng, cùng khoảng thời gian người ta mua nhiều ở mức giá thấp và ít ở mức giá cao. Mối quan hệ hành vi này được gọi là luật cầu và nhu cầu được hình dung như bản liệt kê số lượng được mua ở mỗi mức giá. Giá trị lợi ích như sự sẵn lòng trả. Người tiêu dùng biết hợp lý hóa sẽ mua món hàng, miễn là lợi ích từ kiếm được và tiêu dùng vượt quá chi phí. Chi phí của món hàng là giá cả thị trường của nó, như vậy người tiêu dùng sẽ mua sắm miễn là sẵn lòng trả theo giá thị trường. Vì vậy sự sẵn lòng trả là một cách thể hiện bằng tiền của lợi ích và sự sẵn lòng trả tối đa, thể hiện của lợi ích tối đa. ( Lượng tối đa người tiêu dùng sẵn lòng trả là thước đo tổng lợi ích. Lượng này bị giới hạn bởi thu nhập của người tiêu dùng và bị ảnh hưởng bởi giá cả của những hàng hóa khác). Vì lợi ích của đơn vị hàng tăng thêm đo bằng sự sẵn lòng chi trả, do đó lợi ích của một loạt các đơn vị hàng hóa tăng thêm có thể được đo bằng sự sẵn lòng trả cho mỗi đơn vị của loat hàng hóa này. Câu 3: Phát biểu và mô tả luật cung? Giải thích hành vi ứng xử của người sản xuất như “Cung” – Chi phí là chi phí cơ hội. Cung là hành vi ứng xử của người sản xuất Các nhà kinh tế giả định rằng người sản xuất theo đuổi việc tối đa hóa lợi nhuận như mục đích chính của họ. Mỗi hãng sẽ tăng sản lượng nếu giá tăng, vì làm như vậy sẽ tăng lợi nhuận. Mối quan hệ ứng xử tổng quát này là khuy hướng tăng sản xuất khí giá tăng gọi là qui luât cung. Chi phí là chi phí cơ hội. Từng nhà sản xuất riêng lẻ định nghĩa chi phí như là lượng tiền cần thiết để có được nhập lượng dùng cho sản xuất. Tuy nhiên xã hội sẽ đánh giá chi phí theo cách khác. Chi phí đối với xã hội của một nhập lượng là số tiền kiếm được trong cách sử dụng khác tốt nhất, vì số tiền kiếm được này chính là cái mà ông ta đã từ bỏ. Khoản thu nhập bị hi sinh có thể chuyển về hãng khác hay từ hoạt động khác nhưng sẽ vẫn được tạo ra cho xã hội như là một tổng thể - sự đánh đổi. Chi phí xã hội thực của việc sử dụng nhập lượng cho phương án A là khoản thu nhập tiềm năng của nhập lượng đó nếu được sử dụng cho phuong án khác gọi là B như bị bỏ qua. Khoản thu nhập này gọi là chi phí cơ hội và định nghĩa nó như khoản thu nhập có thể kiếm được theo một phương án khác tốt nhất sử dụng nhập lượng khác. Câu4: Nêu đặc điểm của thị trường cạnh tranh ? Thị trường là bất kỳ thỏa thuận nào trong đó một sản phẩm được trao đổi giữa người mua và người bán.Thị trường cạnh tranh là một thỏa thuận trao đổi hàng hóa và dịch vụ trong đó mỗi người tham gia có thể được hưởng lợi và không ai bị thiệt hại. Có 3 loại hoạt động tổng quát trong nền kinh tế là: sản xuất, trao đổi và tiêu dùng. Thị trường cạnh tranh có một số đặc điểm sau: Nhỏ : mỗi người mua và người bán là rất nhỏ nên không thể gây ảnh hưởng đến giá cả hay sản phẩm. Di chuyển: Tất cả hàng hóa dịch vụ phải di chuyển. Người sản xuất có thể tham gia hay rời thị trường khi họ mong muốn. Bằng cách này họ có thể mua nhập lượng và bán hàng theo sự thay đổi giá và có thể sử dụng hàng ở bất cứ nơi nào miễn là tối đa thu nhập. Tương tự như vậy với người mua. Sự phản ứng không hạn chế: không có kiềm chế nào về cung cầu. Không có sự hạn chế bởi chính phủ, nghiệp đoàn,… Tính đồng nhất: Người mua nhận biết rằng sản phẩm đồng nhất giữa bất kỳ người bán nào cùng sản phẩm. Hiểu biết: Tất cả mọi người tham gia đều có đủ kiến thức. VD, người tiêu dùng hiểu rõ về giá và chỉ trả đúng mức cần thiết để mua hàng, Người sản xuất biết chi phí và giá cả thị trường vì vậy có thể sản xuất sản phẩm đem lại lợi nhuận tối đa. Trong thực tế không có thị trường nào đáp ứng tất cả đặc điểm này. Do đó những thị trường cạnh tranh là mô hình lý thuyết xây dựng trên giả định. Tuy nhiên nó giải thích được thái độ thực tế trong một số thị trường và mô hình thực tiễn về động thái người sản xuất và tiêu dùng. Câu 5: Mô tả khái niệm tối ưu Pareto. Cho ví dụ minh họa. Khái niệm do Paretô (V. F. S. Pareto; 1848 - 1923; nhà kinh tế học Italia) đề xuất, cho rằng khi các nguồn lực và sản lượng của một nền kinh tế được phân bổ theo một cách mà không có sự phân bổ nào có thể làm cho bất cứ ai khá lên mà không làm cho ít nhất một người khác sống khổ hơn thì lúc đó được coi là sự TƯP. Nếu sự phân bổ lại các nguồn tài nguyên làm cho ít nhất có một người sống khá hơn trước trong khi không làm bất cứ ai sống khổ hơn thì gọi là có sự cải thiện Paretô. Có 3 điều kiện phải được thực hiện thì mới có được tối ưu Pareto: 1) Việc phân phối tối ưu hàng hoá giữa những người tiêu dùng. 2)Việc phân bổ tối ưu các đầu vào cho việc sử dụng sinh lợi. 3) Sản lượng tối ưu của đầu ra. Tuy nhiên, tiêu chuẩn Paretô mang tính hạn chế lớn vì nó không đưa ra sự hướng dẫn nào để lựa chọn giữa các giải pháp thường làm cho một người khá lên trong khi gây tổn hại cho người khác. Do hầu hết bất cứ chính sách kinh tế nào cũng sẽ có điều bất lợi cho một người nào đó, đây là một sự hạn chế lớn. Để khắc phục tình trạng này, một số nhà kinh tế học đã tìm cách bổ sung tiêu chuẩn Paretô bằng những tiêu chuẩn dựa vào sự công bằng về phân phối; một số nhà kinh tế học khác đã xem xét các kiểm định bù trừ. Trong khi đang học về sự phân bố của cải và thu nhập tại nước Anh trong thế kỷ 19, Pareto đã phát hiện ra, phần lớn diện tích đất đai và thu nhập được kiểm soát bởi một lượng nhỏ số người trong xã hội. Trên thực tế, 20% dân số kiểm soát đến 80% của cải và thu nhập. Trong những phân tích và nghiên cứu tiếp theo, nhà kinh tế học huyền thoại này đã phát hiện ra rằng, nguyên tắc này không chỉ đúng trong nhiều quốc gia, giai đoạn lịch sử mà còn đúng với những gì xảy ra ngay trong khu vườn ông ta. Ở đây, ông ta thấy được, chỉ 20% cây đậu Hà Lan ông trồng đã cho ra đến 80% hạt đậu mà ông thu hoạch được. Từ khi quy luật này ra đời, nhiều nhà nghiên cứu khác đã phát biểu tương tự như: 20% tội phạm là nguyên nhân của 80% các vụ phạm tội. 20% số người lưu thông trên được tạo ra 80% các vụ tai nạn. 20% tuyền đường chiếm 80% lưu lượng xe cộ hàng ngày. 20% những lỗi hàng hoá làm nảy sinh 80% các vấn đề rắc rối. Thường gặp nhất là chúng ta vẫn nghe nói rằng, 20% khách hàng tạo ra 80% lợi nhuận cho một doanh nghiệp. Câu 6: Lợi ích ròng là lợi ích trừ đi chi phí. Trong nội dung xã hội của phân tích lợi ích – chi phí, lợi ích là sự sẵng lòng trả tiền (WTP) và chi phí là cơ hội (OC). Lợi ích xã hội ròng (NSB) được tính bằng cách lấy giá sẵng lòng trả trừ đi chi phí cơ hội NBS = WTP – OC Lợi ích kinh tế ròng = Thặng dư tiêu dùng - Thặng dư sản xuất Ký hiệu: BCE = PCE -BPE S Bài tập S C K F Q2 I B G E Q Q1 QQ QƯ 0 D H P Hình 1. Mô hình lợi ích xã hội ròng của thị trường BS là đường cung CD là đường cầu Trục tung là giá trị cung/ cầu Trục hoành là xuất/ nhập lượng Câu 1. Nếu hàng hóa sản xuất của thị trường tăng từ O đến OQ Vùng tổng lợi ích xã hội = OCEQ Vùng tổng chi phí xã hội = OBEQ Vùng tổng lợi ích xã hội ròng = 0BEQ – OBEQ = BCE Hãy nhìn vào Hình 1. Trên một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, đường cung chính là đường BS. Giao điểm giữa đường này và đường cầu CD là điểm E, điểm cân bằng thị trường. Tương ứng với sản lượng cân bằng là Q và mức giá cân bằng là P. Tại Q lợi ích xã hội ròng lớn nhất. Vùng lợi ích xã hội ròng tại Q được đo bằng diện tích của tam giác BCE. Câu 2. Nếu hàng hóa sản xuất của thị trường tăng từ O đến OQ1 Vùng tổng lợi ích xã hội = OCFQ1 Vùng tổng chi phí xã hội = OBHQ1 Vùng lợi ích xã hội ròng = OCFQ1 – OBHQ1 = BCFH Tại Q1, tổng lợi ích xã hội được biểu thị bằng diện tích hình thang OCFQ1. Còn tổng chi phí xã hội phải bỏ ra để sản xuất Q1 đơn vị hàng hóa thì được biểu thị bằng diện tích hình thang OBHQ1. Vì thế lợi ích xã hỗi ròng được tính bằng diện tích hình thang BCFH. Rõ ràng lợi ích xã hội ròng tại Q1 nhỏ hơn lợi ích xã hội ròng tại Q. Phần nhỏ hơn đó, diện tích tam giác EFH sau này thường được thể hiện như mức tổn thất hiệu quả khi xã hội sản xuất ở mức Q1 nhỏ hơn sản lượng ở mức cân bằng. Câu 3. Nếu hàng hóa sản xuất của thị trường tăng từ O đến OQ2 Vùng tổng lợi ích xã hội = OCIQ2 Vùng tổng chi phí xã hội = OBKQ2 Vùng tổng lợi íchxã hội ròng = OCIQ2 – OBKQ2 = BCE – EKI Nếu sản lượng mà xã hội sản xuất ra và tiêu dùng tại Q2 lớn hơn mức sản lượng cân bằng thì tổng lợi ích xã hội được đo bằng diện tích OCIQ2, còn tổng chi phí xã hội cần để sản xuất số lượng hàng hóa để sản xuất số lượng hàng hóa trên được đo bằng diện tích OBKQ2. Vậy lợi ích ròng xã hội trong trường hợp này bằng diện tích OCIQ2 trừ đi diện tích OBKQ2, tức cũng bằng diện tích tam giác BCEtrừ đi diện tích tam giác EKI. Rõ ràng tại Q2 lợi ích ròng xã hội nhỏ hơn tại Q, và diện tích EMN biểu thị mức tổn thất hiệu quả do sản xuất quá thừa gây ra. Vì các sản lượng Q1, Q2 được lấy bất kỳ nên chúng có tính chất đại diện cho các mức sản lượng còn lại. Điều đó cho phép chúng ta kết luận sản lượng cân bằng Q* là sản lượng hiệu quả Pareto vì nó cho phép tối đa hóa được lợi ích ròng xã hội. Hệ quả là: nếu nền kinh tế có tất cả các thị trường đều là thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì điểm cân bằng chung của nó là điểm hiệu quả Pareto. Nói cách khác, khi các thị trường đều là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nền kinh tế sẽ hoạt động một cách có hiệu quả vì nó sẽ tự điều chỉnh để nhanh chóng đi đến điểm cân bằng. Nhìn vào một thị trường, trạng thái hiệu quả chỉ đạt được khi nó ở trong trạng thái cân bằng của thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Câu 4: Đường cầu của một cá nhân về nước đóng chai được biểu diễn bởi phương trình: Q = 6 ̶ 0.5p + 0,0001 I (*) Với Q là lượng cầu tại mức giá p khi thu nhập cá nhân là I. Giả sử ban đầu thu nhập cá nhân của cá nhân này là 40.000 USD. Yêu cầu: Vẽ biểu đồ cung cầu và trả lời các câu hỏi sau: Biểu đồ đường cầu của một cá nhân về nước đóng chai Tại mức giá nào thì lượng cầu bằng không là: Lượng cầu bằng không ó Q =0 ó 6 ̶ 0.5p =0,0001 I = 0 (**) Thế I =40.000 USD vào (**), ta được 6 ̶ 0.5p + 0,0001* 40.000 =0 ó p = 20 USD Nếu giá tiệu thụ nước đóng chai là 10 USD, lượng cầu là Thế p =10 USD vào (*), ta được Q = 6 ̶ 0.5* 10 + 0,0001*40.000 = 5 Tại mức giá 10 USD, thặng dư tiêu dùng là: Thặng dư tiêu dùng = diện tích tam giác ABC = (10*5)/2 = 25 USD Nếu giá tăng lên 12 USD, thăng dư tiêu dùng sẽ giảm là: Thặng dư tiêu dùng = diện tích tam giác ADE = (8*4)/2 =16 USD Phần giảm trong thặng dư tiêu dùng là Phần giảm = diện tích tam giác ABC ̶ diện tích tam giác ADE = 25 ̶ 16 = 9 USD Câu 5: Những người câu cá ở sông Trà Khúc (Quảng Ngải) chi tiêu trung bình là 43.000đ/lần câu. Có một dự án được thực hiện ở sông Trà Khúc và làm sông bị ô nhiễm, lượng cá giảm đi đáng kể. Do đó, người đi câu phải đến sông Vệ xa hơn và phải chi tiêu 151.000đ/lần câu. Giả sử một người đi câu trung bình là 15 lần/ năm trong đó có 9 lần họ phải đi đến sông Vệ vì sông Trà không có cá. Yêu cầu: Vẽ biểu đồ đường cầu về nhu cầu cá với số liệu về chi phí và số lần đi câu theo đề bài. Tính giá trị bị mất đi khi có dự án. Đáp án Câu b: Giá trị của lợi ích bị mất đi = Chi phí sau khi có dự án – Chi phí trước dự án. Đáp số: 972.000 VNĐ Giải a) b) Chi phí khi chưa phát sinh dự án: 15 x 43000 = 645000 đồng Chi phí khi phát sinh dự án: 6 x 43000 + 9 x 151000 = 1617000 đồng Giá trị của lợi ích bị mất đi = Chi phí khi phát sinh dự án – Chi phí khi chưa phát sinh dự án : 1617000 – 645000 = 972000 đồng.