Chuyên đề Hệ thống chính sách quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành thuỷ sản

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam vềVSATTP đã và đang được bổsung, điều chỉnh, hoàn thiện. Nhà nước đã xây dựng và sửa đổi một số đạo luật liên quan đến ATTP nhưLuật Thủy sản (2003), Pháp lệnh chất lượng hàng hóa (sửa đổi) (2003), Pháp lệnh Vệsinh an toàn thực phẩm (2004). Các Nghị định của Chính phủhướng dẫn thi hành Pháp lệnh, Thông tư liên tịch Y tế- Thủy sản hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật trên vềcơ bản đã được xây dựng và ban hành phù hợp với những quy định của thịtrường nhập khẩu, các tổchức quốc tế(Codex,.) đảm bảo tính hội nhập. Việc phân công thực thi chính sách và quy định pháp luật vềVSATTP giữa các Bộngành có liên quan nhưY tế, Thuỷsản cơbản phù hợp. Trong những năm vừa qua, việc thực hiện chính sách và pháp luật vềan toàn vệsinh thực phẩm nói chung, trong thủy sản nói riêng luôn được ngành Thuỷsản tổchức triển khai thực hiện đúng, hiệu quảnhằm nâng cao uy tín, chất lượng an toàn vệsinh thủy sản Việt Nam trên thịtrường quốc tế, bên cạnh đó góp phần đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng trong nước, quốc tế. Dưới sựchỉ đạo của BộThủy sản trước đây trước đây, Cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệsinh và Thú y Thủy sản trước đây đã tổchức triển khai thực hiện các văn bản Luật (Pháp lệnh vệsinh thực phẩm, Nghị định của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệsinh an toàn thực phẩm ) thông qua các hoạt động quản lý nhà nước vềan toàn vệsinh và thú y thủy sản.

pdf23 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2428 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hệ thống chính sách quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành thuỷ sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ NN & PTNT VIỆN KINH TẾ VÀ QUY HOẠCH THUỶ SẢN ======= o0o ======= BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG NGÀNH THUỶ SẢN Chủ biên: Nguyễn Mạnh Cường Trung tâm Tư vấn và Quy hoạch phát triển thuỷ sản Hà Nội, tháng 11 năm 2008 1 MỤC LỤC Phần 1: Tổ chức nghiên cứu triển khai thực hiện văn bản Luật, ban hành các văn bản dưới Luật trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản và bảo vệ động thực vật thủy sản................................................................................................ 4 1. Vỉệc phân công, phối hợp với các Bộ, Ngành trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về VSATTP: ............................................................................................. 4 2. Lĩnh vực Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thủy sản ............................. 5 3. Lĩnh vực quản lý sức khoẻ động thực vật dưới nước và lưỡng cư (Chức năng thú y thủy sản đã chuyển giao cho Cục Thú Y – BNN&PTNT) .................. 7 4. Công tác quản lý liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm: ..................... 9 Phần 2: Tổ chức xây dựng, kiện toàn bộ máy tổ chức và triển khai thực hiện hệ thống kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh từ trung ương đến địa phương...... 11 1. Hệ thống văn bản pháp quy về tổ chức hệ thống: ................................... 11 2. Bộ máy tổ chức ....................................................................................... 11 3. Hệ thống tổ chức quản lý chất lượng từ Trung ương đến địa phương ...... 13 4. Các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh thuỷ sản ........................................................................................................ 13 4.1. Văn bản pháp lý liên quan đến quản lý chất lượng an toàn vệ sinh sản phẩm thuỷ sản và quản lý điều kiện đảm bảo ATVS cơ sở sản xuất kinh doanh thuỷ sản .......................................................................................... 13 4.2. Văn bản pháp lý về kiểm soát nhằm đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh nguyên liệu trước chế biến:........................................................................ 16 4.2.1. Kiểm soát an toàn vệ sinh vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ ... 16 4.2.2. Kiểm soát dư lượng hoá chất độc hại trong thủy sản nuôi:............... 18 4.2.3. Quản lý thuốc thú y, chất xử lý môi trường ...................................... 19 4.2.4. Kiểm tra chất lượng thức ăn nuôi trồng thủy sản ............................. 20 4.2.5. Về kiểm soát xuất, nhập khẩu giống thủy sản.................................. 21 4.2.6. Công tác phòng bệnh, chống dịch bệnh thuỷ sản ............................ 21 5. Tồn tại, khó khăn:................................................................................... 23 2 MỞ ĐẦU Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về VSATTP đã và đang được bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện. Nhà nước đã xây dựng và sửa đổi một số đạo luật liên quan đến ATTP như Luật Thủy sản (2003), Pháp lệnh chất lượng hàng hóa (sửa đổi) (2003), Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm (2004). Các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh, Thông tư liên tịch Y tế - Thủy sản hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật trên về cơ bản đã được xây dựng và ban hành phù hợp với những quy định của thị trường nhập khẩu, các tổ chức quốc tế (Codex,...) đảm bảo tính hội nhập. Việc phân công thực thi chính sách và quy định pháp luật về VSATTP giữa các Bộ ngành có liên quan như Y tế, Thuỷ sản cơ bản phù hợp. Trong những năm vừa qua, việc thực hiện chính sách và pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm nói chung, trong thủy sản nói riêng luôn được ngành Thuỷ sản tổ chức triển khai thực hiện đúng, hiệu quả nhằm nâng cao uy tín, chất lượng an toàn vệ sinh thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế, bên cạnh đó góp phần đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng trong nước, quốc tế. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Thủy sản trước đây trước đây, Cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y Thủy sản trước đây đã tổ chức triển khai thực hiện các văn bản Luật (Pháp lệnh vệ sinh thực phẩm, Nghị định của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm…) thông qua các hoạt động quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh và thú y thủy sản. 3 Phần 1: Tổ chức nghiên cứu triển khai thực hiện văn bản Luật, ban hành các văn bản dưới Luật trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản và bảo vệ động thực vật thủy sản 1. Vỉệc phân công, phối hợp với các Bộ, Ngành trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về VSATTP: Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003, Nghị định 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm, ngày 08/12/2005 Bộ Thủy sản trước đây và Bộ Y tế đã ký Thông tư liên tịch số 24/2005/TTLT-BYT-BTS hướng dẫn phân công, phối hợp quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản. Trong đó xác định: Bộ Thủy sản trước đây : - Kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản kể từ khâu sản xuất thức ăn cho thủy sản, quá trình nuôi trồng, đánh bắt, bảo quản vận chuyển thủy sản tươi ướp đá, chế biến, và cấp chứng nhận chất lượng cho lô hàng thủy sản trước khi xuất khẩu, hoặc đưa ra tiêu thụ tại thị trường nội địa. - Kiểm tra chất lượng và an toàn vệ sinh thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu cho chế biến và cấp chứng nhận cho các lô hàng chế biến từ nguyên liệu nói trên, trước khi tái xuất hoặc đưa ra thị trường tiêu thụ nội địa. - Căn cứ kết quả kiểm tra chứng nhận chất lượng phụ gia, phẩm màu, hóa chất bảo quản, sản phẩm tẩy rửa khử trùng của Bộ Y tế, thực hiện kiểm tra quá trình sử dụng trong Ngành thủy sản. Về công tác bảo vệ sức khỏe động thực vật (công tác thú y): Pháp lệnh Thú y, Pháp lệnh bảo vệ Thực vật, Pháp lệnh Giống cây trồng, Pháp lệnh Giống vật nuôi và các Nghị định hướng dẫn kèm theo, đã phân định rõ trách nhiệm, phạm vi kiểm soát giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Thủy sản trước đây; Qua đó việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng của hai Bộ là Cục Thú y - Bộ NN&PTNT và Cục Quản lý CL, ATVS & TYTS trước đây tốt và thường xuyên hỗ trợ cho nhau. Từ quý 1/2005: Định kỳ hàng quý, các cơ quan có chức năng liên quan đến quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm là: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học Công nghệ), Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thuơng), Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), 4 Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), Cục Quản lý CL, ATVS & TYTS (Bộ Thủy sản trước đây) họp giao ban để thống nhất giải pháp phối hợp, giải quyết chồng chéo hay bỏ sót và thống nhất kế hoạch hành động cho Quý tiếp theo. 2. Lĩnh vực Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thủy sản Trên cơ sở các văn bản Luật của nhà nước trong lĩnh vực ATVS TP, Ngành thủy sản đã xây dựng và ban hành các quy định về thủ tục, nội dung, phương pháp triển khai kiểm soát và chế tài xử phạt vi phạm về CL, ATVS (gồm các quy chế, hệ thống tiêu chuẩn về điều kiện đảm bảo vệ sinh, phương pháp kiểm nghiệm...). Một số văn bản khác hiện đang tiếp tục hoàn thiện, trình ban hành (văn bản hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành; Các Quy chế sửa đổi về kiểm tra chứng nhận điều kiện sản xuất, chứng nhận chất lượng; Quy chế kiểm soát tạp chất; quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm) tạo điều kiện về cơ sở pháp lý triển khai các hoạt động. - Theo các văn bản pháp quy mới này: chất lượng, an toàn thực phẩm thuỷ sản đã có một mặt bằng chung cho thực phẩm thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu và tiêu thụ nội địa, vừa đảm bảo yêu cầu hội nhập vừa đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng Việt Nam. - Thông tư liên Bộ Thủy sản – Bộ Y tế nhằm phân công quản lý CL, ATVS TP giữa Bộ Y tế và Bộ Thuỷ sản đã được làm rõ + Ngành Thủy sản: Kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản từ nuôi trồng, khai thác, cảng cá, chợ cá, đại lý thu gom, DN chế biến, thủy sản XNK và tiêu thụ nội địa; Kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh nguyên liệu thủy sản nhập khẩu để chế biến; Chất bảo quản, tẩy rửa, khử trùng trong sản xuất kinh doanh thủy sản. + Ngành Y tế: Kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản sau khi ra khỏi nhà máy để tiêu thụ nội địa; Hàng thủy sản nhập khẩu không qua chế biến đưa ra thị trường tiêu thụ nội địa; Phụ gia, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm nhập khẩu và sản xuất trong nước phục vụ sản xuất thực phẩm của tất cả các ngành. - Phân công quản lý theo lãnh thổ (Trung ương - địa phương) theo Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BTS-BNV ngày 3/2/2005 giữa Trung ương và địa phương được xác định như sau: 5 + Cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y Thủy sản trước đây trước đây (bao gồm các Trung tâm vùng): ƒ Tàu cá có chế biến, DN chế biến thủy sản xuất khẩu và DN quy mô công nghiệp; Cơ sở làm sạch NT2MV. ƒ Triển khai chương trình kiểm soát vùng thu hoạch NT2MV; Chương trình kiểm soát dư lượng hoá chất độc hại trong thủy sản nuôi. ƒ Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ và kiểm soát kết quả hoạt động của cơ quan quản lý chất lượng và thú y thủy sản địa phương. + Cơ quan chất lượng và thú y thủy sản tỉnh/thành phố: ƒ Đối tượng kiểm soát: Tàu cá (trừ tàu có chế biến), cảng cá, chợ cá, đại lý thu mua, DN chế biến thủy sản quy mô thủy công; Sản phẩm thủy sản tiêu thụ nội địa. ƒ Triển khai phòng chống tạp chất trong nguyên liệu thủy sản. ƒ Thực hiện lấy mẫu tại vùng nuôi theo chương trình NT2MV và kiểm soát dư lượng. Giám sát thu hoạch và cấp chứng nhận xuất xứ. ƒ Thực hiện mã hoá và truy xuất nguồn gốc thủy sản từ tàu cá, vùng nuôi đến quá trình bảo quản và vận chuyển nguyên liệu. + Sau khi hợp nhất 02 Bộ Nông nghiệp & PTNT và Bộ Thuỷ sản, Chính phủ ban hành Nghị định 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 Quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong đó thành lập Cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và thuỷ sản là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực ATTP hàng nông lâm sản và thuỷ sản. + Quyết định số 29/2008/QĐ-BNN ngày 28/1/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân công chức năng nhiệm vụ của Cục quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản. Trong đó Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản cụ thể như sau: a) Chủ trì, tổng hợp và trình Bộ chương trình giám sát quốc gia về an toàn vệ sinh thực phẩm thuỷ sản trong quá trình nuôi trồng, khai thác, thu hoạch, bảo quản, vận chuyển, sơ chế, nhập khẩu để chế biến, chế biến, bán buôn thực phẩm thuỷ sản; tổ chức thực hiện các chương trình sau khi được phê duyệt; b) Trình Bộ các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện đảm bảo và chất lượng sản phẩm đối với các cơ sở, nhóm 6 cơ sở, vùng nuôi trồng, khai thác, thu hoạch thủy sản, cảng cá, chợ cá, tàu cá, cơ sở thu mua, vận chuyển, bảo quản, sơ chế, chế biến, bán buôn thực phẩm thuỷ sản; c) Tổng hợp, phổ biến các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định của các tổ chức quốc tế, khu vực và các nước nhập khẩu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản; d) Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra việc công nhận, huỷ bỏ công nhận đủ điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với cơ sở nuôi trồng thuỷ sản, cảng cá, chợ cá, tàu cá, cơ sở thu mua, vận chuyển, bảo quản, sơ chế, chế biến thuỷ sản, bán buôn thực phẩm thuỷ sản; đ) Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra chứng nhận chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu và sản phẩm thuỷ sản sản xuất trong nước trước khi xuất khẩu hoặc đưa ra tiêu thụ nội địa theo pháp luật Việt Nam, qui định của các tổ chức quốc tế hoặc thoả thuận song phương với nước nhập khẩu; e) Tổ chức kiểm tra chứng nhận an toàn dịch bệnh thuỷ sản nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh theo pháp luật Việt Nam, qui định của các tổ chức quốc tế hoặc thoả thuận song phương với nước nhập khẩu; g) Tham gia hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá kết quả kiểm nghiệm, khảo nghiệm, thử nghiệm đối với thức ăn, thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản; h) Tham gia thẩm định các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nội dung an toàn thực phẩm đối với các vật tư đầu vào của quá trình sản xuất và điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm nông lâm sản, thủy sản và muối. 3. Lĩnh vực quản lý sức khoẻ động thực vật dưới nước và lưỡng cư (Chức năng thú y thủy sản đã chuyển giao cho Cục Thú Y - BNN&PTNT) - Công tác quản lý sức khoẻ động thực vật dưới nước và lưỡng cư - gọi tắt là thú y thủy sản được chuyển giao từ Cục Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản sang Cục Quản lý Chất lượng và Thú y Thuỷ sản bởi Quyết định số 07/2003/QĐ-BTS ngày 2/5/2003. Tiếp nhận nhiệm vụ mới trong điều kiện tốc độ tăng trưởng bình quân về sản lượng nuôi trồng hàng năm đạt 20.57% (năm 1995: 460.000 tấn, năm 2000: 723.000 tấn và năm 2005: 1.500.000 tấn); chuyển dịch cơ cấu vùng 7 + Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24/2/2005 banh hành danh mục hoá chất kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng trong sản xuất kinh doanh thuỷ sản + Quyết định số 26/2005/QĐ-BTS ngày 18/8/2005 bổ sung danh mục kháng sinh nhóm fluoroquinolone cấm sử dụng trong sản xuất kinh doanh thuỷ sản xuất khẩu vào Hoa kỳ và Bắc Mỹ. Dựa trên những văn bản này, các cơ sở từ nhà nhập khẩu, sản xuất thuốc, cửa hàng bán lẻ đến người nuôi và nhà chế biến đã biết rõ loại thuốc thú y (chẩn đoán, phòng, trị, điều chỉnh chức năng vật nuôi) bị cấm hoặc hạn chế sử dụng. Những loại thuốc khác không có nghĩa nhà cung cấp được tùy ý đưa ra tính năng, tác dụng như trước đây, mà phải chứng minh rõ tính năng, tác dụng, tác hại (nếu có) của sản phẩm; và phải có số liệu thực nghiệm để xác định rõ thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch. - Cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y Thủy sản trước đây đã triển khai xây dựng dự thảo các quy chế và quy định: + Qui chế đăng ký lưu hành thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường nuôi thuỷ sản + Qui chế kiểm dịch thủy sản & sản phẩm thủy sản + Qui chế quản lý XNK thức ăn, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường nuôi thuỷ sản, thuỷ sản làm giống + Qui chế khảo nghiệm thử nghiệm thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường nuôi thuỷ sản + Danh mục các loại bệnh thủy sản phải kiểm dịch khi chuyển vùng trong nước, danh mục các loại bệnh phải kiểm dịch khi nhập khẩu thủy sản. 8 Các dự thảo này đã 2 lần lấy ý kiến các Ban chuyên môn của Hội đồng thú y thủy sản Quốc gia và lấy ý kiến các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc thú y và chất xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức chuyên môn và thực tế sản xuất của nhóm biên soạn, mặt khác do quá nhiều công việc cấp bách, nên tốc độ hoàn thiện trình ban hành còn chậm. Nghị định 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh nêu trên. Những văn bản mới này ngoài phần nội dung chuyên môn đã sát đúng với từng loại động thực vật sống trên cạn, dưới nước và lưỡng cư còn phân định rõ ràng chức năng nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi kiểm soát giữa các cơ quan chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Thủy sản trước đây, đồng thời mở ra triển vọng hợp tác cùng phát triển giữa các cơ quan. Quyết định số 263/QĐ-BTS ngày 17/3/2005 thành lập Hội đồng tư vấn quốc gia về bảo vệ sức khoẻ động thực vật dưới nước và lưỡng cư. Hội đồng là cơ quan tư vấn cho Bộ trưởng và các cơ quan quản lý nhà nước về chính sách chiến lược, cơ sở khoa học và thực tiễn trong công tác phòng chống dịch bệnh thuỷ sản, xem xét để chấp nhận/không chấp nhận các loại giống mới, các loại thuốc thú y, các chất xử lý môi trường sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản. Sau khi hợp nhất 02 Bộ thì theo phân công nhiệm vụ của Bộ NN & PTNT thì nhiệm vụ quản lý nhà nước này chuyển giao cho Cục Thú Y theo quyết định số 19/2008/QĐ-BNN ngày 28/01/2008 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thú Y. Quốc hội đã thông qua Luật Thủy sản (2003), Pháp lệnh bảo vệ thực vật (2001), Pháp lệnh giống cây trồng (2004), Pháp lệnh giống vật nuôi (2004), Pháp lệnh Thú y (2004); Chính phủ đã ban hành các Nghị định hướng dẫn cho các Luật và Pháp lệnh trên. Riêng Luật Thủy sản đến nay đã có 7 Nghị định hướng dẫn. Nhìn chung, các văn bản luật và hướng dẫn của Chính phủ đã tạo bộ khung pháp lý rất quan trọng trong việc triển khai hoạt động bảo vệ sức khoẻ động thực vật nói chung, bảo vệ sức khoẻ động thực vật dưới nước và lưỡng cư nói riêng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phù hợp với tình hình thực tế của đất nước. 4. Công tác quản lý liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm: + Ngày 08/3/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 48/2005/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành về VSATTP. Bộ Y tế đã chủ động tổ chức các cuộc họp của Ban Chỉ đạo liên ngành để xây dựng, 9 thông qua các kế hoạch lớn, các hoạt động mang tính chất chiến lược, tổng thể của chương trình bảo đảm ATTP quốc gia. Đặc biệt, Bộ Y tế đã chủ động thành lập Tổ công tác liên ngành bao gồm 8 cơ quan, bao gồm: Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế); Cục Quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và Thú y thủy sản (Bộ Thuỷ sản trước đây); Cục Quản lý thị trường (Bộ Thương mại); Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ), Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính); Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nhằm duy trì các hoạt động thường xuyên, liên tục. - Xây dựng được Quy chế phối hợp liên ngành của Tổ công tác liên ngành. Theo đó, Tổ công tác liên ngành duy trì giao ban định kỳ 03 tháng/lần cùng với các cuộc họp đột xuất… Hoạt động này thực sự đã tạo sức mạnh tổng hợp và có kết quả rất tốt trong các việc sau: - Kiểm tra, thanh tra ATTP: việc thống nhất thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành đã khắc phục được tình trạng chồng chéo trong thanh, kiểm tra trong nhiều năm qua. - Công tác trao đổi thông tin giữa các Bộ và công tác giáo dục truyền thông được tăng cường. - Giải quyết kịp thời các sự kiện, sự vụ mới phát sinh có tính liên ngành. - Thống nhất kế hoạch hành động, cũng như tổ chức các chiến dịch cao điểm về tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra ATTP. + Huy động được các tổ chức đoàn thể, chính trị-xã hội tham gia công tác tuyên truyền, giám sát ATTP, như là: Hội Phụ nữ, Thanh niên, Mặt trận tổ quốc, Hội Nông dân, Cựu chiến binh, Chữ thập đỏ… Các hoạt động này đã tạo thành phong trào và đi vào nề nếp, hàng năm có kế hoạch tổ chức triển khai và đánh giá tổng kết. Các hoạt động liên ngành đã tạo thành hệ thống quản lý toàn bộ từ “trang trại đến bàn ăn” và đặc biệt tạo thành phong trào và thực hiện xã hội hoá công tác bảo đảm ATTP. 10 Phần 2: Tổ chức xây dựng, kiện toàn bộ máy tổ chức và triển khai thực hiện hệ thống kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh từ trung ương đến địa phương 1. Hệ thống văn bản pháp quy về tổ chức hệ thống: Nhận rõ tính cấp bách của tình hình VSATTP ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP. (1). Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới. Quyết định số 243/2005/QĐ-TTg ngày 05/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới. (2). Pháp lệnh VSATTP (số 12/2003/PL-UBTVQH11) ngày 7/8/2003. Nghị định số 163/2004/NĐ-CP của Chính phủ 07/9/2004 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh VSATTP. (3). Luật Thuỷ sản số 17/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Q
Luận văn liên quan