Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm thực
hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Tuy
nhiên, “Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển
mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự
phát triển nhanh và bền vững”. (Hội nghị Trung Ương 2 khóa VIII) vì chỉ có
giáo dục và đào tạo mới đảm đương được nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật công nghệ đã, đang và sẽ tác động
rất lớn đến mọi ngành nghề, lĩnh vực, mọi công ty của tất cả các quốc gia. Với
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam nói riêng, lợi thế ở một quốc gia có hơn 3.260
km bờ biển và khoảng 1.000.000 km
2
vùng đặc quyền kinh tế cộng thêm việc có
một đội thuyền bộ mạnh đang đặt Tổng công ty đứng trước nhiều vận hội lớn để
có những bước phát triển nhảy vọt. Thực tế nhiều năm đầu tư đổi mới, Tổng
công ty Hàng hải Việt Nam đã chứng minh được năng lực của mình. Cụ thể hàng
hoá xuất nhập khẩu thông qua cảng biển, cơ sở hạ tầng và đội tàu của Tổng công
ty ngày càng được nâng cao, yêu cầu xuất khẩu thuyền viên ngày càng lớn. Ngân
sách của Tổng công ty đóng góp cho Nhà nước năm sau luôn cao hơn năm trước
và các hoạt động luôn giữ được thế ổn định và phát triển.
Với dự báo về đà tăng trưởng của nền kinh tế trên mọi lĩnh vực trong những năm
sắp tới, đặc biệt là sau khi nền kinh tế thế giới thoát khỏi cuộc khủng hoảng, đòi hỏi
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phải tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đầu tư nâng
cao năng lực vận tải biển, đặc biệt là đầu tư đội tàu. Song song với việc đẩy mạnh
đầu tư, Tổng công ty cũng cần hoàn thiện công tác đào tạo đặc biệt là đội ngũ sỹ
quan, thuyền viên để làm sao vừa cung cấp đủ sỹ quan, thuyền viên làm việc cho đội
tàu của Tổng công ty và phục vụ xuất khẩu vừa đảm bảo chất lượng của đội ngũ
Chuyên đề tốt nghiệp - 2 - GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thu Thuỷ
Sinh viên:Phan Thu Hương Lớp: Quản trị lớp quản trị kinh doanh tổng hợp 47B
này. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với quan điểm đường lối của Đảng và Nhà
nước, v ới xu thế phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của các vấn đề đào tạo sỹ quan, thuyền viên và xuất
phát từ thực tiễn khách quan về nhu cầu đối với nguồn nhân lực này của Tổng
công ty Hàng hải Việt Nam, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác đào tạo
đội ngũ sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam” làm đề tài
chuyên đề tốt nghiệp của mình nhằm nghiên cứu rõ hơn thực trạng đội ngũ sỹ
quan, thuyền viên của Tổng công ty và công tác đào tạo trong những năm qua từ
đó đưa ra những giải pháp thích hợp giúp công tác đào tạo được hoàn thiện hơn
góp phần nâng cao trình độ đội ngũ sỹ quan, thuyền viên để Tổng công ty có thể
thực hiện các kế hoạch đã đặt ra trở thành một tập đoàn hàng hải mạnh trong khu
vực và vươn ra cả thế giới.
99 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1791 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác đào tạo đội ngũ sỹ quan, thuyền viên tại tổng công ty hàng hải Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
…………..o0o…………..
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐỘI
NGŨ SỸ QUAN, THUYỀN VIÊN TẠI
TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thu Thuỷ
MỤC LỤC
---***---
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT
NAM ................................................................................................................................ 3
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG
HẢI VIỆT NAM ............................................................................................................. 3
1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM ................ 6
1.2.1. Hội đồng quản trị ....................................................................................... 8
1.2.2. Ban Kiểm soát ............................................................................................ 9
1.2.3. Tổng giám đốc ........................................................................................... 9
1.2.4. Các Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng ................................................ 9
1.2.5. Các ban chuyên môn, nghiệp vụ ................................................................. 9
1.2.6. Các công ty con ........................................................................................ 11
1.2.7. Các công ty liên kết .................................................................................. 11
1.3. NHỮNG KẾT QUẢ CHỦ YẾU TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY
HÀNG HẢI VIỆT NAM .............................................................................................. 12
1.3.1. Kết quả đạt được về sản xuất kinh doanh .................................................. 12
1.3.1.1. Chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh ......................................................... 12
1.3.1.2. Chỉ tiêu về tài chính ............................................................................. 13
1.3.2. Về đầu tư .................................................................................................. 16
1.3.2.1. Đầu tư phát triển năng lực vận tải biển ............................................. 16
1.3.2.2. Các dự án khác ................................................................................. 16
1.3.3. Về bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước ................................................... 17
1.3.4. Về thực hiện các nhiệm vụ xã hội ............................................................. 17
1.3.5. Đa dạng hóa ngành nghề .......................................................................... 17
1.3.6. Về công tác đào tạo và ứng dụng khoa học kỹ thuật ................................. 18
Sinh viên:Phan Thu Hương Lớp: Quản trị lớp quản trị kinh doanh tổng hợp 47B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thu Thuỷ
1.4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC
ĐÀO TẠO SỸ QUAN, THUYỀN VIÊN TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI
VIỆT NAM .................................................................................................................... 18
1.4.1. Thị trường lao động ngành hàng hải ......................................................... 18
1.4.2. Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới ............................ 20
1.4.3. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành............................ 21
1.4.4. Đặc điểm công việc của sỹ quan, thuyền viên ........................................... 23
1.4.5. Đặc điểm các trường đào tạo hàng hải ở Việt Nam ................................... 24
1.4.6. Thực trạng và nhu cầu cầu đầu tư phát triển đội tàu của Tổng công ty ...... 26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO SỸ QUAN, THUYỀN
VIÊN TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM ................................. 35
2.1. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ SỸ QUAN, THUYỀN VIÊN TẠI TỔNG CÔNG TY
HÀNG HẢI VIỆT NAM .............................................................................................. 35
2.1.1. Đánh giá theo số lượng ............................................................................. 35
2.1.2. Đánh giá theo chất lượng .......................................................................... 37
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO SỸ QUAN, THUYỀN VIÊN TẠI TỔNG
CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM .......................................................................... 42
2.2.1. Kết quả thực hiện công tác đào tạo tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam . 42
2.2.2. Thực trạng hoạt động đào tạo sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty Hàng
hải Việt Nam ............................................................................................ 45
2.2.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo ................................................................. 45
2.2.2.2. Xác định mục tiêu đào tạo ................................................................. 47
2.2.2.3. Xác định đối tượng đào tạo ............................................................... 47
2.2.2.4. Xác định chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo ................. 50
2.2.2.5. Chi phí đào tạo ................................................................................. 56
2.2.2.6. Công tác đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo ................................. 58
2.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT QUY TRÌNH ĐÀO TẠO SỸ QUAN, THUYỀN VIÊN
TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM ..................................................... 58
Sinh viên:Phan Thu Hương Lớp: Quản trị lớp quản trị kinh doanh tổng hợp 47B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thu Thuỷ
2.3.1. Ưu điểm ................................................................................................... 58
2.3.2. Nhược điểm.............................................................................................. 60
2.3.3. Nguyên nhân ............................................................................................ 62
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan ........................................................................ 62
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan ..................................................................... 63
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO SỸ QUAN,
THUYỀN VIÊN TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM ............. 64
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI
VIỆT NAM .................................................................................................................... 64
3.1.1. Các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh .......................................................... 64
3.1.2. Đầu tư phát triển đội tàu ........................................................................... 65
3.1.3. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ................................................................. 65
3.1.4. Công tác và nhiệm vụ khác ....................................................................... 66
3.1.4.1. Đầu tư phát triển hệ thống dịch vụ hàng hải ..................................... 66
3.1.4.2. Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh ................................................ 67
3.1.4.3. Phát triển nguồn nhân lực ................................................................. 67
3.2. ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO SỸ QUAN, THUYỀN VIÊN CỦA TỔNG CÔNG TY
HÀNG HẢI VIỆT NAM .............................................................................................. 67
3.2.1. Quan điểm, mục tiêu đào tạo sỹ quan, thuyền viên ................................... 67
3.2.2. Kế hoạch thực hiện ................................................................................... 67
3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO SỸ QUAN, THUYỀN VIÊN
TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM....................................................... 69
3.3.1. Xác định chính xác nhu cầu đào tạo.......................................................... 69
3.3.3. Lên kế hoạch xây dựng và lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp,chú trọng
đến công tác đổi mới nội dung đào tạo, mở rộng chương trình đào tạo ..... 71
3.3.4. Tăng thêm và sử dụng hợp lý chi phí cho hoạt động đào tạo ..................... 74
3.3.5. Thực hiện công tác đánh giá hoạt động đào tạo một cách khoa học .......... 76
3.3.2. Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải đào tạo sỹ quan, thuyền viên ...... 78
Sinh viên:Phan Thu Hương Lớp: Quản trị lớp quản trị kinh doanh tổng hợp 47B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thu Thuỷ
3.3.6. Một số giải pháp khác .............................................................................. 80
3.3.6.1. Sử dụng hợp lý sau đào tạo .................................................................. 80
3.3.6.2. Đào tạo gắn với khuyến khích lao động ............................................... 81
3.3.6.3. Phát triển các cơ sở đào tạo hàng hải hiện có trong Tổng công ty và duy
trì mối quan hệ tốt đẹp với các cơ sở đào tạo hàng hải bên ngoài .................... 82
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC VÀ BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỐI
VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO SỸ QUAN, THUYỀN VIÊN TẠI TỔNG CÔNG TY
HÀNG HẢI VIỆT NAM .............................................................................................. 83
Sinh viên:Phan Thu Hương Lớp: Quản trị lớp quản trị kinh doanh tổng hợp 47B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thu Thuỷ
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
---***---
Biểu số 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
Biểu số 1.2: Tổng sản lượng vận tải giai đoạn 2002 – 2008
Biểu số 1.3: Tổng sản lượng hàng thông qua cảng giai đoạn 2002 – 2008
Biểu số 1.4: Tổng doanh thu giai đoạn 2002 – 2008
Biểu số 1.5: Tổng lợi nhuận giai đoạn 2002 – 2008
Biểu số 1.6: Nộp ngân sách NN giai đoạn 2002 – 2008
Bảng số 1.7: Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2002 – 2008
Bảng số 1.8: Vốn Nhà nước qua các giai đoạn
Bảng số 1.9: Tình hình phân bố trọng tải đội tàu
Bảng số 1.10: Tình hình độ tuổi bình quân của đội tàu
Bảng số 1.11: Kế hoạch phát triển đội tàu giai đoạn 2006 - 2010
Bảng số 2.1: Số lượng sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty Hàng hải Việt
Nam giai đoạn 2004 – 2008
Bảng số 2.2: Cơ cấu sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty Hàng hải Việt
Nam giai đoạn 2004 – 2008
Bảng số 2.3: Số lượng sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty Hàng hải Việt
Nam phân theo trình độ đào tạo năm 2008
Bảng số 2.4: Cơ cấu sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty Hàng hải Việt
Nam phân theo trình độ đào tạo năm 2008
Bảng số 2.5: Số lượng sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty Hàng hải Việt
Nam phân theo độ tuổi năm 2008
Bảng số 2.6: Cơ cấu sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty Hàng hải Việt
Nam phân theo độ tuổi năm 2008
Bảng số 2.7: Số lượng sỹ quan, thuyền viên được đào tạo giai đoạn 2004 – 2008
Sinh viên:Phan Thu Hương Lớp: Quản trị lớp quản trị kinh doanh tổng hợp 47B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thu Thuỷ
Bảng số 2.8: Số lượng và doanh thu từ hoạt động xuất khẩu thuyền viên giai
đoạn 2004 - 2008
Bảng số 2.9: Bảng tổng hợp nhu cầu đào tạo sỹ quan, thuyền viên giai đoạn
2004 – 2008
Bảng số 2.10: Đối tượng sỹ quan, thuyền viên đào tạo theo kế hoạch
Bảng số 2.11: Số lượng chương trình đào tạo toàn Tổng công ty giai đoạn
2004 - 2008
Bảng số 2.12: Chi phí đào tạo sỹ quan, thuyền viên giai đoạn 2002 - 2008
Bảng số 2. 13: Tiêu chuẩn đánh giá kết quả đào tạo tại Tổng công ty Hàng
hải Việt Nam
Sinh viên:Phan Thu Hương Lớp: Quản trị lớp quản trị kinh doanh tổng hợp 47B
Chuyên đề tốt nghiệp - 1 - GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thu Thuỷ
LỜI NÓI ĐẦU
---***---
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm thực
hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Tuy
nhiên, “Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển
mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự
phát triển nhanh và bền vững”. (Hội nghị Trung Ương 2 khóa VIII) vì chỉ có
giáo dục và đào tạo mới đảm đương được nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật công nghệ đã, đang và sẽ tác động
rất lớn đến mọi ngành nghề, lĩnh vực, mọi công ty của tất cả các quốc gia. Với
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam nói riêng, lợi thế ở một quốc gia có hơn 3.260
km bờ biển và khoảng 1.000.000 km2 vùng đặc quyền kinh tế cộng thêm việc có
một đội thuyền bộ mạnh đang đặt Tổng công ty đứng trước nhiều vận hội lớn để
có những bước phát triển nhảy vọt. Thực tế nhiều năm đầu tư đổi mới, Tổng
công ty Hàng hải Việt Nam đã chứng minh được năng lực của mình. Cụ thể hàng
hoá xuất nhập khẩu thông qua cảng biển, cơ sở hạ tầng và đội tàu của Tổng công
ty ngày càng được nâng cao, yêu cầu xuất khẩu thuyền viên ngày càng lớn. Ngân
sách của Tổng công ty đóng góp cho Nhà nước năm sau luôn cao hơn năm trước
và các hoạt động luôn giữ được thế ổn định và phát triển.
Với dự báo về đà tăng trưởng của nền kinh tế trên mọi lĩnh vực trong những năm
sắp tới, đặc biệt là sau khi nền kinh tế thế giới thoát khỏi cuộc khủng hoảng, đòi hỏi
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phải tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đầu tư nâng
cao năng lực vận tải biển, đặc biệt là đầu tư đội tàu. Song song với việc đẩy mạnh
đầu tư, Tổng công ty cũng cần hoàn thiện công tác đào tạo đặc biệt là đội ngũ sỹ
quan, thuyền viên để làm sao vừa cung cấp đủ sỹ quan, thuyền viên làm việc cho đội
tàu của Tổng công ty và phục vụ xuất khẩu vừa đảm bảo chất lượng của đội ngũ
Sinh viên:Phan Thu Hương Lớp: Quản trị lớp quản trị kinh doanh tổng hợp 47B
Chuyên đề tốt nghiệp - 2 - GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thu Thuỷ
này. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với quan điểm đường lối của Đảng và Nhà
nước, với xu thế phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của các vấn đề đào tạo sỹ quan, thuyền viên và xuất
phát từ thực tiễn khách quan về nhu cầu đối với nguồn nhân lực này của Tổng
công ty Hàng hải Việt Nam, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác đào tạo
đội ngũ sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam” làm đề tài
chuyên đề tốt nghiệp của mình nhằm nghiên cứu rõ hơn thực trạng đội ngũ sỹ
quan, thuyền viên của Tổng công ty và công tác đào tạo trong những năm qua từ
đó đưa ra những giải pháp thích hợp giúp công tác đào tạo được hoàn thiện hơn
góp phần nâng cao trình độ đội ngũ sỹ quan, thuyền viên để Tổng công ty có thể
thực hiện các kế hoạch đã đặt ra trở thành một tập đoàn hàng hải mạnh trong khu
vực và vươn ra cả thế giới.
Về kết cấu chuyên đề được bố cục thành 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo đội ngũ sỹ quan, thuyền viên tại Tổng
công ty Hàng hải Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo đội ngũ sỹ quan,
thuyền viên tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Thạc sỹ Nguyễn Thu Thủy cùng những anh,
chị, cô, chú ở Tổng công ty Hàng hải đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ em hoàn
thành chuyên đề này.
Do thời gian ngắn và còn hạn chế về kiến thức lý luận cũng như thực tiễn,
chuyên đề của em không tránh khỏi thiếu sót vì vậy em rất mong nhận được sự
đánh giá, nhận xét góp ý từ thầy cô và các cô, chú, anh, chị trong Tổng công ty
để đề tài của em ngày càng hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên:Phan Thu Hương Lớp: Quản trị lớp quản trị kinh doanh tổng hợp 47B
Chuyên đề tốt nghiệp - 3 - GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thu Thuỷ
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ
TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM
----***----
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG
TY HÀNG HẢI VIỆT NAM
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VINALINES) là Tổng công ty nhà nước được
thành lập và hoạt động từ ngày 1/1/1996 theo Quyết định số 250/TTg ngày
29/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị: vận tải
biển, bốc xếp, sửa chữa tàu biển, dịch vụ hàng hải thuộc Cục Hàng hải Việt Nam
và Bộ Giao thông vận tải quản lý và hoạt động theo Điều lệ của Tổng công ty
Hàng hải Việt Nam do Chính phủ phê chuẩn tại Nghị định số 79/CP ngày
22/11/1995.
Mục đích thành lập Tổng công ty Hàng hải Việt Nam theo mô hình Tổng công
ty 91 là nhằm tăng cường tích tụ, tập trung vốn, phân công chuyên môn hóa, hợp
tác sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên cũng như
của toàn Tổng công ty.
Vào thời điểm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có 22 doanh nghiệp
nhà nước hoạt động độc lập và 09 doanh nghiệp liên doanh, 02 công ty cổ phần,
sở hữu 50 tàu với tổng trọng tải là 396.291 DWT và có 18456 lao động.
Ngày 29/9/2006, Thủ tướng có Quyết định số 216/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề
án chuyển đổi Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sang tổ chức hoạt động theo mô
hình công ty mẹ - công ty con và Quyết định số 217/2006/QĐ-TTg thành lập
công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Ngày 12/12/2007, Thủ tướng
Chính phủ đã có Quyết định số 192/2007/QĐ-TTg phê duyệt Điều lệ tổ chức và
hoạt động của Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
Sinh viên:Phan Thu Hương Lớp: Quản trị lớp quản trị kinh doanh tổng hợp 47B
Chuyên đề tốt nghiệp - 4 - GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thu Thuỷ
Cho đến nay, sau hơn 10 năm hoạt động, Vinalines đã chứng tỏ năng lực quản lý
và kinh doanh có hiệu quả mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do các cuộc khủng
hoảng, suy thoái kinh tế và những biến động liên tục của thị trường hàng hải. Tuy
nhiên, với những kế hoạch đang được triển khai về cải tạo và phát triển cảng biển,
đầu tư mở rộng đội tàu, nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ, Tổng công ty Hàng
hải Việt Nam đang tự tin và lạc quan hướng về phía trước.
Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt:
TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh:
VIETNAM NATIONAL SHIPPING LINES
Tên viết tắt bằng tiếng Anh:
VINALINES
Trụ sở chính : Số 1 Đào Duy Anh - Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại : (84 – 4) 5770825 ~ 30
Fax : (84 – 4) 5770850/60
Email : Vinalines@fpt.vn; vnl@vinalines.com.vn
Website : http:// www.vinalines.com.vn
Logo của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
Vốn điều lệ tại thời điểm 31/12/2008 vào khoảng 6.900.000.000.000 đồng
Theo giấy chứng nhận kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
cấp, ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty bao gồm:
- Kinh doanh vận tải biển;
- Khai thác cảng, sửa chữa tàu biển, đại lý môi giới cung ứng dịch vụ hàng hải;
Sinh viên:Phan Thu Hương Lớp: Quản trị lớp quản trị kinh doanh tổng hợp 47B
Chuyên đề tốt nghiệp - 5 - GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thu Thuỷ
- Xuất nhập khẩu phương tiện, vật tư thiết bị chuyên ngành hàng hải, cung ứng
lao động hàng hải cho các tổ chức trong và ngoài nước;
- Kinh doanh vận tải đường thủy, đường bộ;
- Sản xuất, mua bán, cho thuê phương tiện và thiết bị vận tải, bốc xếp chuyên
ngành, phá dỡ phương tiện vận tải, bốc xếp cũ;
- Xây dựng, lắp đặt trang thiết bị và hoàn thiện các công trình chuyên ngành;
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng;
- Dịch vụ vui chơi, giải trí;
- Nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho ngành;
- Đại lý giao nhận, bán buôn, bán lẻ hàng hóa, kinh doanh cửa hàng miễn thuế,
cung ứng tàu biển;
- Gia công chế biến hàng xuất nhập khẩu;
- Các hoạt động phụ trợ cho vận tải;
- Kinh doanh kho ngoại quan, thông tin chuyên ngành;
- Kinh doanh dịch vụ du lịch;
- Cho thuê nhà phục vụ các mục đích kinh doanh (kiốt, trung tâm thương mại);
- Vận tải đa phương thức;
- Đại lý giao nhận, bán buôn, bán lẻ hàng hóa - chất đốt;
- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô;
- Tổ chức nạo vét lòng sông, lòng hồ theo hợp đồng;
- Dịch vụ lai dắt tàu sông, tàu biển, các hoạt động hỗ trợ hoạt động đường thủy;
- Tổ chức dịch vụ đại lý vận tải, bốc xếp các loại hàng hóa siêu trường, siêu
trọng hàng hóa thông thường, thiết bị máy móc, conta