Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế của nước ta đã có những biến đổi đáng kể, hoạt động đầu tư trở nên sôi động hơn với sự tham gia ngày càng nhiều của các nhà đầu tư nước ngoài, sự đa dạng của các thành phần kinh tế. Cùng theo dòng chảy kinh tế đó, Hải Dương lại là một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao và ổn định. Do đó, trong những năm gần đây, Hải Dương đã có những bước chuyển biến đáng kể về kinh tế - Xã hội, hoạt động đầu tư vào địa bàn tỉnh ngày càng nhiều với các hình thức đầu tư đa dạng. Để thu hút được ngày càng nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương thì cần phải có chính sách đầu tư hợp lý và cơ sở hạ tầng kỹ thuật thuận lợi tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư. Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh thì chủ yếu sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Vì vậy, làm thế nào để tạo lập và sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả nhất điều đó phụ thuộc vào công tác quản lý đầu tư của tỉnh. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối của tỉnh trong việc quản lý các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh. Để đưa ra những quyết định ngày càng đúng đắn và phát huy mạnh mẽ hơn nữa hiệu quả của nguồn vốn đầu tư, do đó việc nâng cao chất lượng tiến tới hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư ngày càng trở nên cấp thiết và vô cùng quan trọng.
Xuất phát từ lý do trên, cùng với lòng nhiệt tình muốn nâng cao hiểu biết về lĩnh vực thẩm định dự án, trong thời gian thực tập tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương, em đã tập trung đi sâu vào tìm hiểu công tác thẩm định đối với những dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà Nước và đã quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương”.
Đề tài của em gồm 2 chương:
- Chương 1: Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương trong thời gian qua
- Chương 2: Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.
90 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2051 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục
Lời mở đầu 1
Chương I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HẢI DƯƠNG 3
1.1.Tổng quan về Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương 3
1.1.1. Lịch sử hình thành Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương. 3
1.1.2. Một số thành tựu đạt được của sở KH&ĐT tỉnh Hải Dương từ khi hình thành cho đến nay: 3
1.2. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương trong những năm vừa qua 6
1.2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương. 6
1.2.2. Đánh giá tổng quan về kết quả đạt được trong những năm vừa qua...................................................................................................................10
1.3. Thực trạng về công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại sở KHĐT tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 2005-2008 12
1.3.1. Tổng quan về hoạt động đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Hải Dương ...12
1.3.1.1. Thực trạng huy động và sử dụng vốn trong nước 12
1.3.1.2. Tình hình huy động và sử dụng nguồn vốn nước ngoài 21
1.3.2.Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở KH & ĐT tỉnh Hải Dương. 22
1.3.2.1. Quy mô và số dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách được thẩm định trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua 23
1.3.2.2. Tình hình thực hiện công tác thẩm định các dự án đầu tư tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương trong thời gian qua. 25
1.3.2.3. Nội dung và phương pháp thẩm định dự án 28
1.3.2.4. Tổ chức thực hiện thẩm định dự án đầu tư 30
1.3.2.5. Quy trình thẩm định dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Sở KH & DDTtỉnh Hải Dương 33
1.4. Ví dụ về một dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách được thẩm định tại sở KH & ĐT tỉnh Hải Dương 37
1.4.1. Tóm tắt nội dung chính của dự án 37
1.4.2. Quy trình thẩm định của dự án 38
1.4.3. Các mặt được thẩm định của dự án 38
1.4.3.1. Cơ sở pháp lý để lập dự án 38
1.4.3.2. Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư 39
1.4.3.3. Kết luận về sự cần thiết phải đầu tư: 42
1.4.4. Mục tiêu, nhiệm vụ của dự án và giải pháp kỹ thuật 44
1.4.4.1. Mục tiêu và nhiệm vụ của dự án 44
1.4.4.2 Giải Pháp Kỹ thuật 45
1.4.5. Đánh giá tác động môi trường 46
1.4.5.1. Những tác động có lợi 46
1.4.5.2. Những tác động có hại 46
1.4.6. Nguồn vốn đầu tư 48
1.4.7.Tóm tắt ý kiến của các ngành và các đơn vị liên quan 52
1.4.7.1. Sở Nông nghiệp & PTNT: 52
1.4.7.2. Về phía địa phương nằm trong vùng dự án 53
1.4.7.3. Ban quản lý dự án công trình nông nghiệp: 53
1.4.7.4. Về phía kho bạc nhà nước tỉnh Hải Dương 53
1.4.7.5. Sở Tài chính 54
1.4.7.6. Sở Kế Hoạch và Đầu tư 54
1.4.7.7 Tổng hợp ý kiến 55
1.4.7.8. Ý kiến các nhân 56
1.5. Đánh giá về công tác thẩm định dự án tại Sở KH& ĐT tỉnh Hải Dương 57
1.5.1. Những kết quả đạt được. 57
1.5.1.1. Về tổ chức thực hiện: 57
1.5.1.2. Chất luợng công tác thẩm định: 58
1.5.1.3. Chất lượng đội ngũ thẩm định: 59
1.5.2. Những tồn tại và hạn chế. 60
1.5.2.1. Về đội ngũ cán bộ thực hiện 60
1.5.2.2.Về căn cứ và phương tiện thẩm định dự án 61
1.5.2.3.Đối với thông tin và trang thiết bị phục vụ thẩm định: 61
1.5.2.4. Nội dung thẩm định dự án chưa đầy đủ, còn nhiều điểm bất cập. 62
1.5.2.5. Phương pháp thẩm định còn đơn giản, truyền thống 63
Chương 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH HẢI DƯƠNG TRONG THỜI GIAN TỚI 67
2.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển 67
2.2. Định hướng đầu tư phát triển tỉnh Hải Dưong trong thời gian tới. 69
2.3. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Hải Dương tại Sở KH& ĐT 73
2.3.1. Nâng cao nhận thức đối với công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở KH&ĐT tỉnh Hải Dương. 73
2.3.2. Về căn cứ và phương tiện thẩm định dự án 74
2.3.3. Về tổ chức thẩm định dự án đầu tư 75
2.3.3.1.Về phân giao nhiệm vụ và trách nhiệm: 75
2.3.3.2.Về quy trình tổ chức thẩm định dự án đầu tư : 75
2.3.4. Về đội ngũ cán bộ thẩm định: 77
2.3.5. Về nội dung thẩm định dự án đầu tư. 79
Kết luận 84
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tỷ trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Hải Dương.
Bảng 1.2: Tỷ trọng cơ cấu lao động theo ngành
Bảng 1.3: Tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu trong thời gian qua:
Bảng 1.4: Nguồn vốn ngân sách tỉnh Hải Dương
Bảng 1.5: Tình hình sử dụng vốn ngân sách của tỉnh trong qua các năm
Bảng 1.6: Tình hình thực hiện vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh trong 2 năm vừa qua:
Bảng 1.7 : Tình hình đầu tư theo ngành của tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây:
Bảng 1.8: Dự án đầu tư trong kế hoạch trong thời gian qua
Bảng 1.9: Dự án quy hoạch và chuẩn bị đầu tư
Bảng 2.1: Dự báo Sự chuyển dịch cơ cấu tỉnh Hải Dương trong thời gian tới:
Bảng 2.2: Kế hoạch vốn đầu tư XDCB năm 2009:
Lời mở đầu
Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế của nước ta đã có những biến đổi đáng kể, hoạt động đầu tư trở nên sôi động hơn với sự tham gia ngày càng nhiều của các nhà đầu tư nước ngoài, sự đa dạng của các thành phần kinh tế. Cùng theo dòng chảy kinh tế đó, Hải Dương lại là một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao và ổn định. Do đó, trong những năm gần đây, Hải Dương đã có những bước chuyển biến đáng kể về kinh tế - Xã hội, hoạt động đầu tư vào địa bàn tỉnh ngày càng nhiều với các hình thức đầu tư đa dạng. Để thu hút được ngày càng nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương thì cần phải có chính sách đầu tư hợp lý và cơ sở hạ tầng kỹ thuật thuận lợi tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư. Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh thì chủ yếu sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Vì vậy, làm thế nào để tạo lập và sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả nhất điều đó phụ thuộc vào công tác quản lý đầu tư của tỉnh. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối của tỉnh trong việc quản lý các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh. Để đưa ra những quyết định ngày càng đúng đắn và phát huy mạnh mẽ hơn nữa hiệu quả của nguồn vốn đầu tư, do đó việc nâng cao chất lượng tiến tới hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư ngày càng trở nên cấp thiết và vô cùng quan trọng.
Xuất phát từ lý do trên, cùng với lòng nhiệt tình muốn nâng cao hiểu biết về lĩnh vực thẩm định dự án, trong thời gian thực tập tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương, em đã tập trung đi sâu vào tìm hiểu công tác thẩm định đối với những dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà Nước và đã quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương”.
Đề tài của em gồm 2 chương:
- Chương 1: Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương trong thời gian qua
- Chương 2: Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.
Do còn nhiều hạn chế nên trong bài viết không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, vì vậy em mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn T.S Trần Mai Hương đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt chuyên để thực tập này.
Chương 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH HẢI DƯƠNG
1.1.Tổng quan về Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương
1. 1.1. Lịch sử hình thành Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương.
Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, ngành Kế Hoạch và Đầu tư Hải Dương đã được hình thành và có bước chuyển mạnh mẽ, cơ cấu tổ chức bộ máy dần hoàn thiện và được sắp xếp lại ngày một phù hợp, đội ngũ cán bộ công chức luôn được tăng cường cả về số lượng và chất lượng:
Trước năm 1959, tiền thân cơ quan kế hoạch và đầu tư của tỉnh là Tổ Kế hoạch thống kê thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh với 3 cán bộ phụ trách.
Từ năm 1959, Thống kê tách khỏi kế hoạch hình thành ban kế hoạch thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh.
Đến năm 1961, Uỷ ban kế hoạch được thành lập nhằm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn mới.
Từ năm 1997, Uỷ ban kế hoạch tỉnh Hải Dương được đổi tên thành Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương.
1.1.2. Một số thành tựu đạt được của sở KH&ĐT tỉnh Hải Dương từ khi hình thành cho đến nay:
Giai đoạn 1955-1957, Ngành đã tham mưu giúp cấp uỷ và chính quyền các địa phương xây dựng, tổng hợp và tổ chức thực hiện kế hoạch khôi phục kinh tế sau chiến tranh
Giai đoạn 1958-1960, Ngành đã tham gia vào kế hoạch 3 năm cải tạo phát triển kinh tế, hoàn thành cải cách ruộng đất, xây dựng kế hoạch khôi phục các cơ sở sản xuất do địch rút đi, khôi phục các tuyến đường giao thông chủ yếu, phục hồi hệ thống trường học, bệnh viện, tiếp quản và duy trì các cơ sở hạ tầng kỹ thuật…
Bước vào giai đoạn 1961- 1965, ngành đã xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất phù hợp với điều kiện kinh tế địa phương và đất nước. Trong giai đoạn 1966-1975, toàn ngành đã chuyển sang xây dựng kế hoạch thời chiến, tập trung vào công trình phục vụ chiến đấu.
Giai đoạn 10 năm từ khi thống nhất đất nước đến trước thời kỳ đổi mới, Công tác kế hoạch đã tích cực tham gia vào việc nghiên cứu kế hoạch tổ chức lại nền kinh tế, phân bổ lực lượng sản xuất, tổ chức nghiên cứu quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội dài hạn và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về công tác kế hoạch đầu tư.
Trong 20 năm đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước, kinh tế xã hội tỉnh đã có bước tiến bộ vượt bậc. Đấy là do Ngành kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương đã thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình nhằm ổn định tình hình kinh tế -xã hội và chính trị, sớm thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và lạm phát, đưa nền kinh tế đi vào thế ổn định và có tốc độ tăng trưởng nhất định bình quân là 10.8 %/ năm; nền kinh tế nhiều thành phần phát triển nhanh, hoạt động sôi nổi năng động, có hiệu quả và đạt được nhiều thành tựu quan trọng; giá trị nông nghiệp tăng 5 %, công nghiệp trên địa bàn phát triển mạnh giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 22.1 %/ năm, hình thành các khu, cụm và một số ngành công nghiệp có tính chất mũi nhọn như: vật liệu xây dựng, may, giầy xuất khẩu, cơ khí rắp ráp và chế tạo…Nhiều dự án đầu tư trong nước và nước ngoài đã đựơc cấp phép và đi vào hoạt động; góp phần đầy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá của tỉnh nhà; từng bước tăng cường cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế…
Hiện nay, Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương có 11 phòng ban chức năng, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và lĩnh vực đầu tư bao gồm các lĩnh vực: tham mưu tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và kiến nghị, đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước, nước ngoài ở địa phương; quản lý hỗ trợ phát triển chính thức, đầu thầu, đăng ký kinh doanh trên phạm vi địa phương; về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật; thựchiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật. Mỗi phòng ban có chức năng và nhiệm vụ khác nhau, xong lại có mối quan hệ khăn khít với nhau nhằm hỗ trợ nhau trong việc cùng giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương nhằm đưa nền kinh tế của tỉnh ngày càng tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ. Một trong số đó là phòng thẩm định đầu tư tại sở KH&ĐT. Đây là phòng có vị trí quan trọng tại sở KH&ĐT. Với chức năng và nhiệm vụ như sau:
Chức năng:
Thực hiện công tác lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm, thẩm định dự án đầu tư và kế hoạch đấu thầu các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh theo quy định.
Nhiệm vụ:
- Chủ trì tổng hợp, xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và chuẩn bị đầu tư hàng năm và dài hạn của tỉnh trên các lĩnh vực: Xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các công trình công cộng, hạ tầng của các cơ quan nhà nước, hệ thống giao thông và lưới điện bằng nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung, nguồn vốn hỗ trợ của nước ngoài và các nguồn vốn khác trình giám đốc Sở duyệt, báo cáo UBND tỉnh xem xét, ban hành.
- Chủ trì thẩm định các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách theo quy định của Nhà nước.
- Chủ trì, phối hợp với các phòng chức năng trong sở thẩm định kế hoạch đấu thầu các dự án xây dựng, các dự án mua sắm trang thiết bị bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước,
- Báo cáo và tiếp nhận, giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư cho các dự án trong nước theo luật đầu tư.
- Theo dõi, tổng hợp, theo dõi định kỳ các báo cáo giám sát đầu tư theo quy định về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản các dự án đầu tư trong nước được cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn tỉnh.
- Tham mưu, đề xuất, xây dựng kế hoạch và các biện pháp triển khai thực hiện nhiệm vụ đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các phòng chức năng liên quan, giám sát, kiểm tra các công trình xây dựng thuộc khối mình phụ trách.
1.2. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương trong những năm vừa qua
1.2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương.
Tăng trưởng kinh tế:
Trong những năm qua, kinh tế Hải Dương phát triển nhanh chóng với sự đóng góp quan trọng của các dự án FDI. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt bình quân 10,8%/ năm trong giai đoạn 2001-2005; trong năm 2006-2007 đạt trên 11%, năm 2008 đạt 10.5%. GDP bình quân đầu người năm 2006 đạt 580 USD, năm 2007 đạt 620 USD, năm 2008 đạt 750 USD. Dự kiến đạt 1.000 USD vào năm 2010 và 2.500 USD vào năm 2020. Đây là tín hiệu đáng mừng để tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư tiếp tục đầu tư vào tỉnh và là động lực thúc đẩy các nhà đầu tư tiềm ẩn tham gia đầu tư vào tỉnh Hải Dương.
Tuy tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá nhanh, song chất lượng tăng chưa cao. Tính năm 2008 kinh tế tăng trưởng chưa đạt mục tiêu đề ra (10.5%/ mục tiêu là 11-11.5%), chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế cũng như từng ngành còn thấp, môi trường đầu tư, kinh doanh còn nhiều vướng mắc.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông – lâm nghiệp. Điều đó được thể hiện rõ qua các năm: Tỷ trọng Nông – Lâm - Thuỷ sản; Công nghiệp – xây dựng; dịch vụ từ 34,8%- 37,2%- 28,0% năm 2000 sang 26,9%-43,7%- 29,4% năm 2006. Dưới đây là bảng thể hiện tỷ trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây:
Bảng 1.1: Tỷ trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Hải Dương.
Đơn vị: %
Năm
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Nông-lâm nghiệp
29.8
26.9
25.5
25.8
Thuỷ sản - công nghiệp
42.5
43.7
44
43.7
Xây dựng-dịch vụ
27.7
29.4
30.5
30.5
Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương.
Với những ưu thế của mình cùng với những chính sách quy hoạch phát triển đúng đắn, tỉnh Hải Dương đã có những thành tựu phát triển đồng đều ở mọi lĩnh vực kinh tế với cơ cấu kinh tế chuyển dich hợp lý. Ngành xây dựng và dịch vụ tăng tỷ trọng từ năm 2006 là 29.4%, năm 2007 tăng 1.1%. Đến năm 2008 thì tỷ trọng này là không đổi. Đây cũng là một tín hiệu vui vì năm 2008 là năm có nhiều biến động về kinh tế, chịu sự tác động tiêu cực của suy thoái toàn cầu, đồng thời trong nước tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, lạm phát cao...vậy mà tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ vẫn ổn định. Điều này chứng tỏ Hải Dương đã từng bước phát triển theo chiều hướng tích cực không chỉ về số lượng mà còn cả về chất lượng.
Xong cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm. Năng lực sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng chậm, thiếu những ngành sản xuất có hàm lượng công nghệ cao, có khả năng tạo ra giá trị gia tăng lớn. Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề phát triển phân tán, nhỏ lẻ. Các ngành dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở khu vực đô thị còn chậm.
Chuyển dịch cơ cấu lao động:
Cơ cấu lao động trong các ngành có sự dịch chuyển theo hướng chuyển dịch của sản xuất. Cơ cấu lao động trong khu vực nông, lâm, thuỷ sản giảm từ 82,4% năm 2000 xuống 67,5% năm 2006, công nghiệp xây dựng từ 9% lên trên 18,6%, các ngành dịch vụ từ 8,6% lên 13,9%. Điều này thể hiện rõ trong bảng số liệu sau:
Bảng 1.2: Tỷ trọng cơ cấu lao động theo ngành
Đơn v ị : %
Năm
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Nông-lâm nghiệp
70.9
67.5
62.5
60.4
Thuỷ sản-công nghiệp
16.3
18.6
21.8
23.4
Xây dựng - dịch vụ
12.8
13.9
15.7
16.2
Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương
Cơ cấu lao động của tỉnh đã chuyển hướng tích cực điều này chứng tỏ cơ cấu ngành công nghiệp - dịch vụ của tỉnh ngày càng phát triển, ngày càng có nhiều nhà đầu tư đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn tỉnh
Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu.
Hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh những năm gần đây có tiến bộ, cả về mặt hàng xuất khẩu, thị trường và giá trị kim ngạch.
Thị trường xuất khẩu từng bước được mở rộng ra nhiều châu lục (Châu Á khoảng 60-70%, châu Âu 30% và đang từng bước vào các thị trường khác như Bắc Mỹ và một số khu vực khác). Dưới đây là bảng thể hiện tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh trong thời gian qua:
Bảng 1.3: Tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu trong thời gian qua:
Đơn vị: Triệu USD
Năm
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu
253
290
337.6
606
Tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu
324.3
382.5
430.1
643
Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương
Nhìn chung hoạt động xuất khẩu của tỉnh trong thời gian qua có sự chuyển biến tốt cả về cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất khẩu. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chuyển dịch từ các mặt hàng gia công (như hàng may mặc, giày da) sang các mặt hàng chế biến như: hàng điện tử, dây và cáp điện...Nhìn chung hoạt động xuất khẩu của tỉnh đều tăng qua các năm. Năm 2006 tổng giá trị xuất khẩu là 290 triệu USD, tăng 14.6% so với năm 2005. Đáng chú ý nhất là trong năm 2008 so với năm 2007. Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu năm 2008 đạt 606 triệu USD, tăng 79.8% so với năm 2007. Hải Dương là 1 tỉnh đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, khai thác tối đa tiềm năng sẵn có của mình, do đó Hải Dương không ngừng thu hút sự đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vì thế giá trị nhập khẩu hàng hoá trong những năm gần đây liên tục tăng. Điển nhấn là từ năm 2007 và năm 2008.Tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu đạt 643 triệu USD, tăng 49.5% năm 2007. Sở dĩ như vậy vì đây là giai đoạn Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) do đó sẽ có nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư trên điạ bàn tỉnh Hải Dương. Qua bảng số liệu ta thấy tốc độ xuất khẩu tăng mạnh hơn so với sự tăng của nhập khẩu, điều này chứng tỏ kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh Hải Dương có nhiều khởi sắc nhưng vẫn chưa đáp ứng được tiềm năng của tỉnh.
1.2.2. Đánh giá tổng quan về kết quả đạt được trong những năm vừa qua
Những kết quả đạt được:
Trong những năm vừa qua tình hình kinh tế tỉnh Hải Dương đã có nhiều khởi sắc. Cùng với sự duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tương đối ổn định. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý theo đúng mục tiêu, kế hoạch của Đảng và nhà nước ta đặt ra là hướng nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mặc dù trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2008 trong điều kiện khó khăn về kinh tế, thiên tai, dịch bênh diễn biến phức tạp khó lường...Trước những khó khăn và thách thức đó, tỉnh Hải Dương không ngừng cố gắng và tìm mọi biện pháp khắc phục, kết quả là tỉnh Hải Dương vẫn duy trì được mức tăng trưởng kinh tế là 10.5%. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho tình hình kinh tế của tỉnh.
Nhìn chung trong những năm vừa