Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định tại Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội đối với các dự án xin chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án

1.Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài : Qúa trình phát triển kinh tế nước ta, nhất là khi nước ta ra nhập WTO tạo điều kiện thuận lợi nền kinh tế phát triển nhiều thành phần, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước có khả năng và điều kiện để đầu tư các dự án. Cùng với định hướng, quy hoạch phát triển của Đảng, chính phủ tạo điều kiện các tổ chức, cá nhân có khả năng thực hiện đầu tư có vai trò tạo sự phát triển kinh tế của ngành, vùng, quốc gia. Bên cạnh đó, nhà nước cũng tiến hành quản lý, giám sát các dự án vì một dự án có tác động, ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, đến quy hoạch phát triển chung. Một dự án lập bởi nhà đầu tư sẽ mang tính chủ quan, lợi ích mang lại cho nhà đầu tư, không đề cao ảnh hưởng tới xã hội, môi trường cần xem xét dưới góc độ của nhà quản lý nhà nước để đánh giá lại một lần nữa. Những quy định, quy hoạch của ngành, vùng, đất nước mà các chủ đẩu tư có thể không nắm vững hết cần hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan nhà nước định hướng để dự án không làm ảnh hưởng xu thế phát triển chung. Lựa chọn địa điểm sai có thể làm ảnh hưởng tới hoạt động khi dự án đi vào vận hành kết quả, Bở vậy, trước khi tiến hành lập và thực hiện dự án cần tiến hành thẩm định chấp thuận địa điểm dự án để dự án có thể thực hiện một cách hiệu quả. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề này, cùng với những kiến thức đã được học tập, nghiên cứu tại trường và nhất là trong thời gian thực tập tai phòng Công nghiệp – Thương mại - Dịch vụ thuộc Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội, em đã mạnh dạn chọn đề tài : “ Hoàn thiện công tác thẩm định tại Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội đối với các dự án xin chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án ” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu : Như ta đã biết, phát triển kinh tế cần có sự đầu tư của cả nhà nước, các cá nhân, tổ chức cùng tham gia. Tuy nhiên, để phát triển kinh tế một cách đúng đắn cần có dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch chung, đúng các quy định để dự án đem lại hiệu quả cao không lãng phí thời gian, tiền của của xã hội. Vì vậy, mục đích nghiên cứu đề tài là tìm hiểu thực trạng hoạt động thẩm định địa điểm của phòng Công nghiệp – Thương mại - Dịch vụ từ đó đưa ra các giải pháp nhắm hoàn thiện công tác thẩm định tốt hơn. 3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu : Thẩm định dự án là một công tác gồm nhiều việc phải thực hiện thẩm định : khía cạnh kinh tế, kĩ thuật, xã hội. địa điểm, .Mỗi khía cạnh cần phải xem xét cẩn thận, trong chuyên đề này đi sâu vào nghiên cứu thẩm định địa điểm để thực hiện dự án trên phương diện cơ quan quản lý nhà nước tại phòng Công nghiệp – Thương mại – Dịch vụ thuộc Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là : phương pháp thống kê, phân tích, so sánh để đưa ra đánh giá, nhận xét . 4. Kết cấu của đề tài : Ngoài phần : lời mở đầu, kết luận đề tài có kết cấu 3 chương : Chương I: Lý luận về thẩm định dự án trên phương diện nhà quản lý Chương II: Thực trạng công tác thẩm định hồ sơ xin chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án tại Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội . Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định hồ sơ xin chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án tại Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội.

doc91 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2116 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định tại Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội đối với các dự án xin chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Lời cảm ơn 8 Lời mở đầu 9 CHƯƠNG I : Lý luận về thẩm định dự án trên phương diện nhà quản lý ………. 11 1.1.Lý luận chung về công tác thẩm định dự án ……………………………… 11 1.1.1.Khái niệm :…………...…………………………………………………… … 11 1.1.2.Mục đích, sự cần thiết thẩm định dự án…………………………………….. 12 1.1.3. Yêu cầu chung thẩm định dự án …………………………………………. …12 1.1.4. Vị trí, vai trò của thẩm định dự án…………………………………………... 14 a) Vị trí của thẩm định dự án đầu tư ………………………………………………. 14 b) Vai trò của thẩm định dự án đầu tư ……………………………………………. 15 1.2.2.Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình thẩm định dự án :…………… ……… 16 a) Căn cứ thẩm định dự án……………………………………………………….. 16 b) Đội ngũ cán bộ thực hiện thẩm định…………………………………………… 17 c) Các phương tiện thâm gia thẩm định ……………………………………………. 18 1.2.Thẩm định dự án trên phương diện của nhà quản lý ……………………….. 18 1.2.1Khái niệm, vai trò của thẩm định dự án trên phương diện của cơ quan quản lý nhà nước : ………………………………………………………………………….. 18 a) Khái niệm thẩm định dự án trên phương diện của cơ quan quản lý nhà nước : … 19 b) Vai trò của thẩm định dự án trên phương diện của cơ quan quản lý nhà nước …. 19 1.2.2.Các vấn đề cần xem xét khi thẩm định trên phương diện nhà quản lý : 20 a) Mục đích thẩm định trên phương diện nhà quản lý……………………………… 20 b) Quan điểm đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước……………………………... 20 c) Cách thức tổ chức thẩm định trên phương diện nhà quản lý…………………….. 20 d) Nội dung thẩm định trên phương diện cơ quan quản lý nhà nước ……………… 21 1.2.3 Cơ sở thẩm định dự án trên phương diện của cơ quan quản lý nhà nước…….. 24 1.3.4Nguyên tắc thẩm định dự án dự án trên phương diện của cơ quan quản lý nhà nước ………………………………………………………………………………..27 1.3.5Quy trình thẩm định dự án dự án trên phương diện của cơ quan quản lý nhà nước …………………………………………………………………………………….. 29 1.3.Quy trình đầu tư của một dự án và vị trí, vai trò của việc chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án :……………………………………………………………. 30 a)Giai đoạn chuẩn bị đầu tư :……………………………………………………… 30 b)Giai đoạn thực hiện đầu tư:………………………………………………………. 32 c)Giai đoạn vận hành kết quả đầu tư ……………………………………………… 32 d)Mối quan hệ các giai đoạn trong quy trình đầu tư……………………………….. 33 e)Vai trò quan trọng của việc xin chấp nhận địa điểm để tiến hành lập và thực hiện dự án đầu tư…………………………………………………………………………. 34 CHƯƠNG II. Thực trạng công tác thẩm định hồ sơ chấp nhận địa điểm lập dự án của Sở kế hoạch Hà Nội ………………………………………………………………... 36 2.1. Giới thiệu về Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nộ và các phòng ban liên quan đến công tác thẩm định hồ sơ xhi chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án ………….. 36 2.1.1. Giới thiệu về Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội ……………………………….. 36 a)Qúa trình hình thành và phát triển của Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội …………. 36 b) Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hà Nội:…….. 37 c) Công tác quản lý hoạt động đầu tư của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội…………. 43 2.1.2. Các phòng ban liên quan đến công tác thẩm định hồ sơ xin chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án ………………………………………………………….. 44 a)Phòng Kế hoạch Phát triển Hạ tầng Đô thị ……………………………………… 44 b) Phòng Quy hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội ………………………………….. 46 c) Phòng Kế hoạch Tổng hợp ……………………………………………………… 47 d) Phòng Kế hoạch và Đầu tư Quận, Huyện ……………………………………… 50 e)Phòng Công nghiệp – Thương mại – Dịch vụ………………………………….. 50 2.1.3. Hoạt động của phòng Công nghiệp – Thương mại – Dịch vụ …………….. 51 a) Cơ cấu tổ chức của phòng Công nghiệp – Thương mại – Dịch vụ :…………….. 51 b) Công tác quản lý hoạt động đầu tư của phòng Công nghiệp – Thương mại – Dịch vụ ………………………………………………………………………………….. 52 2.2. Thực trạng công tác thẩm tra hồ sơ xin chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án tại Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội …………………………………………… 54 2.2.1. Mục đích thẩm tra hồ sơ chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án …… 54 2.2.2. Quy trình thẩm định hồ sơ chấp nhận địa điểm lập dự án của Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội ………………………………………………………………………….. 54 a) Tình hình hoạt động các ngành có hồ sơ xin chấp thuận địa điểm :…………… 54 b) Quy trình thẩm tra hồ sơ chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án ………. 55 2.2.3. Yêu cầu đối với hồ sơ đề nghị chấp thuận cho nhà đầu tư nghiên cứu lập dự án đầu tư tại địa điểm xác định :………………………………………………………. 58 2.2.3.1. Danh mục các loại hồ sơ cần có khi đề nghị chấp thuận cho nhà đầu tư nghiên cứu lập dự án đầu tư tại địa điểm xác định :……………………………………….. 58 2.2.3.2. Yêu cầu đối với hồ sơ đề nghị chấp thuận cho nhà đầu tư nghiên cứu lập dự án đầu tư tại địa điểm xác định :……………………………………………………. 58 a) Hồ sơ đề nghị chấp thuận cho nhà đầu tư nghiên cứu lập dự án đầu tư tại địa điểm xác định ……………………………………………………………………………. 58 b) Hồ sơ đề nghị gia hạn hiệu lực chấp thuận cho nhà đầu tư nghiên cứu lập dự án đầu tư tại địa điểm xác định……………………………………………………………... 60 2.2.4.Cán bộ tham gia thẩm định…………………………………………………… 61 2.2.5. Nội dung thẩm định hồ sơ chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án của phòng Công nghiệp – Thương mại - Dịch vụ …………………………………….. 62 2.3.Ví dụ minh họa cho công tác thẩm định chấp nhận địa điểm lập dự án của Sở kế hoạch Hà Nội ………………………………………………………………….. 64 2.3.1.Giới thiệu về hồ sơ xin chấp nhận địa điểm lập dự án ……………………. 64 a) Giới thiệu về đơn vị xin thẩm định………………………………………………. 64 b)Nội dung đầu tư của dự án xin thẩm định……………………………………… 65 c)Hồ sơ thẩm định………………………………………………………………….. 70 2.3.2.Phân tích, thẩm định dự án trên quan điểm, nội dung thẩm định của chủ thế là Sở kế hoạch………………………………………………………………………. 71 a) Xem xét về hiệu quả tài chính của dự án………………………………………… 71 b)Các căn cứ pháp lý………………………………………………………………. 73 c)Xem xét lợi ích kinh tế - xã hội…………………………………………………... 73 d)Xét về năng lực tài chính của doanh nghiệp…………………………………… 73 2.4.3.Rút ra kết luận về hồ sơ thẩm định …………………………………………... 74 2.4. Đánh giá công tác thẩm định hồ sơ xin chấp thuận địa điểm đề lập và thực hiện dự án của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội …………………………………………. 76 2.4.1. Thành tựu đạt được của công tác thẩm định hồ sơ xin chấp thuận địa điểm đề lập và thực hiện dự án của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội ………………………... 76 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của việc thẩm định dự án chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội :……………………………. 78 a) Hạn chế của việc thẩm định dự án chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội :………………………………………………… 78 b) Nguyên nhân làm hạn chế thẩm định dự án chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội……………………………………… 79 CHƯƠNG III . Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định hồ sơ xin chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án…………………………………………………….. 82 3.1. Mục tiêu, phương hướng hoàn thiện công tác thẩm định dự án xin chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án…………………………………………………. 82 a) Mục tiêu công tác thẩm định dự án xin chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án đầu tư …………………………………………………………………………… 82 b) Mục tiêu phát triển chung của các ngành có liên quan đến việc xin chấp nhận để lập và thực hiện dự án ………………………………………………………………….. 82 3.2. Kế hoạch thực hiện ……………………………………………………………. 83 a)Kế hoạch của phòng CN – TM – DV :…………………………………………… 83 b)Kế hoạch của phòng về công tác thẩm định hồ sơ dự án xin chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án : 84 3.3. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định hồ sơ chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án …………………………………………………………………… 84 3.3.1. Nâng cao nhận thức đối với công tác thẩm định đầu tư tại Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội ……………………………………………………………………………… 84 3.3.2. Về căn cứ và phương tiện thẩm định………………………………………… 85 3.3.3. Về tổ chức thẩm định dự án …………………………………………………. 86 a) Phân giao nhiệm vụ với trách nhiệm ……………………………………………. 86 b) Quy trình tổ chức thẩm định dự án ……………………………………………… 86 3.3.4. Về đội ngũ cán bộ thẩm định ………………………………………………. 87 3.3.5. Nội dung thẩm định hồ sơ xin chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án 87 Kết luận 89 Danh mục sách tham khảo 90 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1 : Sơ đồ chu kỳ của dự án đầu tư 14 Sơ đồ 2: Quy trình thẩm định dự án đầu tư 28 Sơ đồ 3: Quy trình đầu tư của dự án đầu tư 29 Sơ đồ 4: Sơ đồ mô hình tổ chức của phong CN – TM – DV 50 Sơ đồ 5: Sơ đồ mô tả quy trình thẩm định tại phòng CN – TM – DV 54 Bảng 1: Ngành nghề kinh doanh cảu công ty 65 Bảng 2: Quy mô của dự án 66 Bảng 3: Bảng tính lợi nhuận từ dự án 72 Bảng 4: Bảng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2006 – 2009 74 Bảng 5: Số hồ sơ được chấp thuận địa điểm năm 2006 – 2009 76 Bảng 6: Tỷ lệ % số lượng hồ sơ được chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án đầu tư 77 Danh mục các chữ viết tắt UBND : Ủy ban nhân dân GPMB : Giải phóng mặt bằng CN – TM – DV : Công nghiệp – Thương mại - Dịch vụ KTQD : Kinh tế Quốc dân HTX : Hợp tác xã BQL : Ban quản lý TTTM : Trung tâm thương mại CNXH : Chủ nghĩa xã hội HN : Hà Nội BTCT : bê tông cốt thép BM – HAPI : Biểu mẫu quy định của Sở kế hoạc và đầu tư Hà Nội XDCB : Xây dựng cơ bản Lời cảm ơn Qua 2 năm học tập tại trường Đại học KTQD và trong một thời gian thực tập tại Phòng Công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, em đã học tập và trao dồi cho bản thân những kiến thức cả về lý thuyết và thực tế. Chắc chắn sẽ giúp ích được cho em rất nhiều trong quá trình công tác sau này. Chuyên đề được viết ra với sự say mê của bản thân khi nghiên cứu về những vấn đề còn tồn tại trong quá trình thẩm định chấp thuận địa điểm trên phương diện nhà quản lý. Để hoàn thành được chuyên đề này trước tiên em xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo đã cung cấp cho em những nền tảng kiến thức cần thiết của một sinh viên khoa Kinh tế đầu tư. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Thị Thu Hà đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình viết bài này. Đồng thời em xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả các anh, các chị, các chú trong Phòng Công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã chỉ bảo cho em những khúc mắc về các vấn đề thực tế tại Phòng. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày tháng năm 2010 Sinh viên Nguyễn Thị Thu Hằng LỜI MỞ ĐẦU 1.Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài : Qúa trình phát triển kinh tế nước ta, nhất là khi nước ta ra nhập WTO tạo điều kiện thuận lợi nền kinh tế phát triển nhiều thành phần, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước có khả năng và điều kiện để đầu tư các dự án. Cùng với định hướng, quy hoạch phát triển của Đảng, chính phủ tạo điều kiện các tổ chức, cá nhân có khả năng thực hiện đầu tư có vai trò tạo sự phát triển kinh tế của ngành, vùng, quốc gia. Bên cạnh đó, nhà nước cũng tiến hành quản lý, giám sát các dự án vì một dự án có tác động, ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, đến quy hoạch phát triển chung. Một dự án lập bởi nhà đầu tư sẽ mang tính chủ quan, lợi ích mang lại cho nhà đầu tư, không đề cao ảnh hưởng tới xã hội, môi trường … cần xem xét dưới góc độ của nhà quản lý nhà nước để đánh giá lại một lần nữa. Những quy định, quy hoạch của ngành, vùng, đất nước mà các chủ đẩu tư có thể không nắm vững hết cần hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan nhà nước định hướng để dự án không làm ảnh hưởng xu thế phát triển chung. Lựa chọn địa điểm sai có thể làm ảnh hưởng tới hoạt động khi dự án đi vào vận hành kết quả, Bở vậy, trước khi tiến hành lập và thực hiện dự án cần tiến hành thẩm định chấp thuận địa điểm dự án để dự án có thể thực hiện một cách hiệu quả. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề này, cùng với những kiến thức đã được học tập, nghiên cứu tại trường và nhất là trong thời gian thực tập tai phòng Công nghiệp – Thương mại - Dịch vụ thuộc Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội, em đã mạnh dạn chọn đề tài : “ Hoàn thiện công tác thẩm định tại Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội đối với các dự án xin chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án ” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu : Như ta đã biết, phát triển kinh tế cần có sự đầu tư của cả nhà nước, các cá nhân, tổ chức cùng tham gia. Tuy nhiên, để phát triển kinh tế một cách đúng đắn cần có dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch chung, đúng các quy định… để dự án đem lại hiệu quả cao không lãng phí thời gian, tiền của của xã hội. Vì vậy, mục đích nghiên cứu đề tài là tìm hiểu thực trạng hoạt động thẩm định địa điểm của phòng Công nghiệp – Thương mại - Dịch vụ từ đó đưa ra các giải pháp nhắm hoàn thiện công tác thẩm định tốt hơn. 3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu : Thẩm định dự án là một công tác gồm nhiều việc phải thực hiện thẩm định : khía cạnh kinh tế, kĩ thuật, xã hội. địa điểm, ….Mỗi khía cạnh cần phải xem xét cẩn thận, trong chuyên đề này đi sâu vào nghiên cứu thẩm định địa điểm để thực hiện dự án trên phương diện cơ quan quản lý nhà nước tại phòng Công nghiệp – Thương mại – Dịch vụ thuộc Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là : phương pháp thống kê, phân tích, so sánh để đưa ra đánh giá, nhận xét …. 4. Kết cấu của đề tài : Ngoài phần : lời mở đầu, kết luận đề tài có kết cấu 3 chương : Chương I: Lý luận về thẩm định dự án trên phương diện nhà quản lý Chương II: Thực trạng công tác thẩm định hồ sơ xin chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án tại Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội . Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định hồ sơ xin chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án tại Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội. Qua quá trình nghiên cứu lý thuyết và tìm hiểu thực tế tại phòng Công nghiệp – Thương mại - Dịch vụ thuộc Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội, em xin đưa ra một vài đóng góp nhỏ góp phần hoàn thiện công tác thẩm định hồ sơ xin chấp thuận địa điểm. Vì kinh nghiệm thực tế và thời gian tiếp xúc thực tế chưa nhiều nên bài chuyên đề này không thể tránh khỏi những thiếu xót. Em kinh mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn. CHƯƠNG I : Lý luận về thẩm định dự án trên phương diện nhà quản lý 1.1.Lý luận chung về công tác thẩm định dự án . 1.1.1.Khái niệm : Thẩm định dự án được tốt thì phải hiểu rõ thẩm định dự án là gì và như thế nào. Theo mỗi chủ thể lại có những định nghĩa khác nhau về thẩm định đầu tư, sau đây là các khái niệm dựa trên các chủ thể khác nhau : Theo mục tiêu đầu tư : thẩm định dự án đầu tư được hiểu là “ quá trình một cơ quan chức năng ( nhà nước hoặc tư nhân ) xem xét xem dự án có đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra và đạt được những mục tiêu đó một cách có hiệu quả hay không ” Theo mục đích quản lý : thẩm định dự án đầu tư được hiểu là việc xem xét, phân tích, đánh giá dự án đầu tư trên các nội dung cơ bản nhằm giúp cho việc ra quyết định đầu tư . Trên góc độ kỹ thuật : thẩm định dự án là hoạt động chuẩn bị dự án được thực hiện bằng kỹ thuật phân tích dự án được thiết lập để ra quyết định thỏa mãn các quy định về thẩm định của nhà nước . Theo các văn bản pháp quy của nhà nước : thẩm định dự án là một bước trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án . Nói chung thì khi nói đến thẩm định một dự án đầu tư được hiểu theo nghĩa chung là : Thẩm định dự án đầu tư là quá trình xem xét, phân tích, đánh giá dự án một cách khách quan, khoa học và toàn diện trên các nội dung, lựa trọn dự án để quyết định đầu tư. Đây là một quá trình kiểm tra đánh giá các nội dung cơ bản của dự án một cách độc lập, tách biệt với quá trình soạn thảo dự án. Thẩm định dự án tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động đầu tư hiệu quả . Các kết luận rút ra từ quá trình thẩm định là cơ sở để các đơn vị, cơ sở, cơ quan có thẩm quyền của nước ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ cho dự án . 1.1.2.Mục đích, sự cần thiết thẩm định dự án: Mục đích của việc thẩm định dự án đầu tư nhằm lựa chọn được dự án có tính khả thi cao. Bởi vậy công tác thẩm định dự án đầu tư là công việc quan trọng hướng tới mục đích cụ thể : - Đánh giá tính hợp lý của dự án : tính hợp lý được thể hiện ở từng nội dung và cách thức tính toán của dự án . - Đánh giá tính hiệu quả dự án : hiệu quả được xem xét trên hai phương diện hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội của dự án . - Đánh giá khả năng thực hiện của dự án : là mục đích quan trọng nhất khi thẩm định dự án đầu tư vì điều này quyết định rất lớn đến sự thành cong của dự án, một dự án dù có hiệu quả cao,có tính hợp lý nhưng phải có khả năng thực hiện được dự án đó nếu không dự án đó chỉ có thể trên giấy không tiến hành thực hiện đầu tư được. Nên cần được tiến hành đúng, đầy đủ để phản ánh , đánh giá chính xác khả năng thực hiện . Sự cần thiết của việc thẩm định dự án : - Khắc phục được tính chủ quan của người soạn thảo dự án . - Giúp việc phát hiện và bổ sung những thiếu sót trong từng nội dung phân tích dự án . - Là một bộ phận của công tác đầu tư, nó tạo ra cơ sở vững chắc từ đó việc thực hiện hoạt đầu tư có hiệu quả . 1.1.3.Yêu cầu khi tiến hành thẩm định dự án : Yêu cầu chung : Khách quan : + Dự án xuất phát từ nhu cầu thực tế . + Dự án phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật . + Dự án có yếu tố nước ngoài phải đảm bảo đúng thông lệ quốc tế . - Toàn diện :nhìn nhận dự án trên phương diện, nhiều quan điểm do dự án mang tính chất liên ngành, liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau . - Khoa học : dự án phải đảm bảo tính phù hợp, tính hợp lý, sự liên kết giữa các nội dung, sự chính xác của kết quả nghiên cứu . - Kịp thời : để không bỏ lỡ cơ hội đâu tư : dự án nhóm A < 60 ngày, dự án nhóm B < 30 ngày, dự án nhóm C < 20 ngày . Yêu cầu cụ thể với cán bộ thẩm định : - Cần nắm xững chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của ngành, của địa phương và các quy chế, luật pháp về quản lý kinh tế, quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành cảu Nhà nước . - Cần hiểu biết về bối cảnh, điều kiện và đặc điểm cụ thể cảu dự án, tình hình và trình độ kinh nghiệm chung của địa phương, đất nước và thế giới. Nắm vững tinh hình sản xuất – kinh doanh, các số liệu tài chính của doanh nghiệp, các quan hệ tài chính – kinh tế tín dụng của doanh nghiệp ( hoặc của chủ đầu tư khác ), với ngân hàng và ngân sách Nhà nước . - Cần biết khai thác số liệu trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp ( hoặc chủ đầu tư ), các thông tin về giá cả, thị trường để phân tích hoạt động chung của doanh nghiệp, từ đó có thêm căn cứ vững chắc để quyết định đầu tư hặc cho phép đầu tư . - Cần biết xác định và kiểm tra được các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật quan trọng của dự án, đồng thời thường xuyên thu thập, đúc kết, xây dựng các chỉ tiêu định mức kinh tế - kỹ thuật tổng hợp trong và ngoài nước để phục vụ cho việc thẩm định . - Thẩm định kịp thời, tham gia ý kiến ngay từ khi nhận hồ sơ . - Thường xuyên hoàn thiện quy trình thẩm định, phối hợp và phát huy được trí tuệ tập thể . Để làm được những yêu cầu như vậy cần có các điều kiện : - Có hệ thống các văn bản, quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng thống nhất, đồng bộ cụ thể. Các tiêu chuẩn, quy phạm, định mức kỹ thuật của từng ngành, từng lĩnh vực phải được quy định cụ thể, rõ rang làm căn cứ để thẩm định dự án . - Mỗi đơn vị cần thiết lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư phù hợp trên cơ sở các quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng cùng với Điều lệ hoạt động của đơn vị . - Phải thiết lập được mối liên hệ mật thiết với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức tư vấn và các chuyên gia đầu ngành trong quá trình thực hiện thẩm định dự án đầu tư . - Đội ngũ cán bộ thẩm định dự án phải đảm bảo yêu cầu về số lượng và chất lượng. Đội ngũ này cần được chuyên môn hóa và có trình độ nghiệp vụ . - Có đầy đủ các phương tiện thẩm định dự án đầu tư hiện đại, đồng bộ . - Giành một phần kinh phí thích đáng cho công tác thẩm định dự án đầu tư . 1.1.4.Vị trí, vai trò của thẩm định dự án : a) Vị trí của việc thẩm định dự án đầu tư : Sơ đồ 1: Sơ đồ chu kỳ của dự án đầu tư Công tác thẩm định dự án đầu tư chiếm một vị trí quan trọng trong toà
Luận văn liên quan