Chuyên đề Phương hướng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư vào trong các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam

Khu công nghiệp là một mô hình tổ chức sản xuất lãnh thổ có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên mỗi vùng và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Một trong số những kinh nghiệm thành công trong công cuộc CNH-HĐH của các nước trong khu vực và thế giới là xây dựng và phát triển các KCN với nhiều loại hình khác nhau như: KCX, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin . Nhận thức đựơc tầm quan trọng của KCN trong sự phát triển kinh tế ở Việt Nam. Trong chiến lựơc phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 Đảng và Nhà nước đã đưa ra chủ trương “hoàn chỉnh và nâng cấp các KCN hiện có, xây dựng một số KCN mới và các khu kinh tế mở….” Đây là định hướng nhằm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Nhận thức được tầm quan trọng của KCN đối với nền kinh tế Hà Nam. Sau khi được tách ra từ tỉnh Nam Hà năm 1997, Hà Nam là một tỉnh nghèo, đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Hà Nam đang trong giai đoạn đầu thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo phương hướng công nghiệp hóa. Trong những năm qua Hà Nam đã và đang xây dựng 4 KCN và 2 cụm công nghiệp. Các KCN và cụm công nghiệp mặc dù mới được xây dựng và triển khai xây dựng cũng đã đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh, như góp phần tăng trưởng GDP, tạo việc làm … Tuy nhiên, phần đóng góp các KCN cho sự phát triển kinh tế của tỉnh còn hạn chế, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặt khác chủ trương xây dựng KCN, cụm công nghệp cũng được xây dựng tại các địa phương khác trong toàn quốc. Các địa phương cũng đưa ra cơ chế chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư vào các KCN của mình. Vậy Hà Nam cần có những biện pháp gì để giải quyết những vướng mắc trong môi trường đầu tư của các KCN trong tỉnh để từ đó xây dựng và phát triển các KCN Hà Nam làm điểm đến an toàn cho nhà đầu tư. Từ ý nghĩa đó em chọn đề tài:"Phương hướng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư vào trong các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam" thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp.

doc71 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2278 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phương hướng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư vào trong các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang Danh mục các chữ viết tắt  4   Danh mục bảng, biểu, sơ đồ  5   Lời mở đầu  6   Chương I: Những đặc điểm, yêu cầu và nội dung của hoạt động huy động vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.  8   1.1. Khái quát tình hình, đặc điểm các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.  8   1.1.1. Khái quát tình hình xây dựng và phát triển các KCN tại tỉnh Hà Nam.  8   1.1.1.1 Tình hình chung.  8   1.1.1.2. Chi tiết từng khu công nghiệp.  11   1.1.2. Mô hình tổ chức quản lý các khu công nghiệp.  15   1.1.3. Đặc điểm của các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.  19   1.2. Những tiêu chí đánh giá hiệu quả và những nhân tố tác động đến khả năng thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.  22   1.2.1. Những tiêu chí đánh giá hiệu quả.  22   1.2.1.1. Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp.  22   1.2.1.2. Quy mô vốn đầu tư thu hút vào các khu công nghiệp.  22   1.2.1.3. Tỷ lệ các dự án công nghệ cao và có vốn đầu tư lớn.  23   1.2.1.4. Tỷ lệ lao động được qua đào tạo trong các khu công nghiệp.  23   1.2.1.5. Có khu nhà ở, khu sinh hoạt gần khu công nghiệp tập trung.  24   1.2.2. Những nhân tố tác động đến khả năng thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.  24   1.2.2.1. Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của tỉnh.  24   1.2.2.2. Vấn đề quản lý nhà nước và các thủ tục hành chính.  25   1.2.2.3. Dịch vụ hỗ trợ đầu tư.  26   1.2.2.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp.  26   1.3. Mục đích, yêu cầu của hoạt động thu hút vốn vào các KCN.  27   1.3.1. Mục đích.  27   1.3.2. Yêu cầu.  29   Chương II: Thực trạng đầu tư và thu hút vốn đầu tư vào trong các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam  32   2.1. Thực trạng về kết quả thu hút vốn và hoạt động của các dự án trong các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.  32   2.1.1. Tình hình chung về thực trạng thu hút vốn và hoạt động của các dự án vào trong các KCN tỉnh Hà Nam.  32   2.1.2. Kết quả về đầu tư và hoạt động chi tiết mỗi dự án trong các KCN tỉnh Hà Nam.  36   2.2. Thực trạng về xây dựng và thực hiện hệ thống cơ chế chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh Hà Nam.  48   2.2.1. Cơ chế chính sách thu hút đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng khu công nghiệp.  448   2.2.2. Cơ chế chính sách về tài chính, đào tạo lao động đảm bảo hoạt động cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.  49   2.2.3. Cơ chế chính sách về quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.  51   2.3. Phân tích và đánh giá những tồn tại trong hoạt động thu hút vốn đầu tư vào trong các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.  51   2.3.1. Những tồn tại trong lĩnh vực xây dựng và thực hiện những cơ chế, chính sách.  51   2.3.2. Những tồn tại trong lĩnh vực xây dựng và thực hiện các thủ tục hành chính.  52   2.3.3. Những tồn tại trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong các khu công nghiệp.  52   2.3.4. Những tồn tại trong lĩnh vực xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng.  53   Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư vào trong các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.  55   3.1. Một số định hướng, giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư vào trong các KCN tỉnh Hà Nam.  55   3.1.1. Định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Hà Nam đến 2010.  55   3.1.2. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống KCN  56   3.1.3. Hoàn thiện, bổ xung tạo lập sự đồng bộ của hệ thống cơ chế chính sách về phát triển KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam.  57   3.1.4. Phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng tạo điều kiện để các KCN đi vào hoạt động có kết quả.  58   3.2. Kinh nghiệm thu hút đầu tư vào các KCN ở một số tỉnh.  58   3.2.1. Kinh nghiệp KCN Tân Tạo (Thành phố Hồ Chí Minh).  58   3.2.2. Kinh nghiệm của KCN Dung Quất.  59   3.2.3. Kinh nghiệm của Đà Nẵng.  59   3.2.4. Kinh nghiệm của Khánh Hoà.  60   3.3. Một số biện pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư để xây dựng và phát triển các KCN tỉnh Hà Nam.  61   3.3.1. Nhà nước trực tiếp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ.  61   3.3.2. Xây dựng, hoàn thiện và thực hiện nhất quán cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư.  62   3.3.3. Thực hiện tốt cơ chế "một cửa", thường xuyên rà soát, cải tiến các thủ tục hành chính và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước.  63   3.3.4. Xây dựng, phát triển đồng bộ hệ thống dịch vụ phục vụ các doanh nghiệp trong KCN.  64   3.3.5. Thực hiện đa dạng hoá hình thức huy động xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp.  66   3.4. Một số kiến nghị về quản lý vĩ mô của nhà nước nhằm tạo môi trường tốt để tỉnh Hà Nam thu hút vốn đầu tư phát triển các KCN.  66   Kết luận  69   Tài liệu tham khảo  70   Danh mục các từ viết tắt 1. Khu công nghiệp: KCN 2. Khu chế xuất: KCX 3. Ban quản lý: BQL 4. Cụm công nghiệp: CCN 5. Uỷ ban nhân dân: UBND 6. Hội đồng nhân dân: HĐND 7. Dự án: DA 8. Xây dựng: XD 9. Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá: CNH – HĐH 10. Giải phóng mặt bằng: GPMB 11. Kinh tế xã hội: KT-XH 12. Phòng cháy chữa cháy: PCCC Danh mục bảng, biểu, sơ đồ Bảng 1: Chi phí cho 1ha/50năm của doanh nghiệp KCN. Bảng 2: Chi phí cho 1ha/50 năm của doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng. Bảng 3: Thực trạng thu hút các dự án đầu tư vào các KCN tỉnh Hà Nam đến cuối năm 2006. Bảng 4: Các lĩnh vực đầu tư trong các KCN tỉnh Hà Nam đến năm 2006. Bảng 5: Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN tỉnh Hà Nam qua các năm. Hình 1: Tình hình thu hút các dự án trong các KCN tỉnh Hà Nam. Hình 2: Tình hình sản xuất trong các lĩnh vực khác nhau của các KCN tỉnh Hà Nam. Hình 3: Sự thay đổi vốn thu hút vào các KCN tỉnh Hà Nam qua các năm. Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam. LỜI MỞ ĐẦU Khu công nghiệp là một mô hình tổ chức sản xuất lãnh thổ có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên mỗi vùng và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Một trong số những kinh nghiệm thành công trong công cuộc CNH-HĐH của các nước trong khu vực và thế giới là xây dựng và phát triển các KCN với nhiều loại hình khác nhau như: KCX, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin ... Nhận thức đựơc tầm quan trọng của KCN trong sự phát triển kinh tế ở Việt Nam. Trong chiến lựơc phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 Đảng và Nhà nước đã đưa ra chủ trương “hoàn chỉnh và nâng cấp các KCN hiện có, xây dựng một số KCN mới và các khu kinh tế mở….” Đây là định hướng nhằm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Nhận thức được tầm quan trọng của KCN đối với nền kinh tế Hà Nam. Sau khi được tách ra từ tỉnh Nam Hà năm 1997, Hà Nam là một tỉnh nghèo, đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Hà Nam đang trong giai đoạn đầu thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo phương hướng công nghiệp hóa. Trong những năm qua Hà Nam đã và đang xây dựng 4 KCN và 2 cụm công nghiệp. Các KCN và cụm công nghiệp mặc dù mới được xây dựng và triển khai xây dựng cũng đã đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh, như góp phần tăng trưởng GDP, tạo việc làm … Tuy nhiên, phần đóng góp các KCN cho sự phát triển kinh tế của tỉnh còn hạn chế, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặt khác chủ trương xây dựng KCN, cụm công nghệp cũng được xây dựng tại các địa phương khác trong toàn quốc. Các địa phương cũng đưa ra cơ chế chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư vào các KCN của mình. Vậy Hà Nam cần có những biện pháp gì để giải quyết những vướng mắc trong môi trường đầu tư của các KCN trong tỉnh để từ đó xây dựng và phát triển các KCN Hà Nam làm điểm đến an toàn cho nhà đầu tư. Từ ý nghĩa đó em chọn đề tài:"Phương hướng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư vào trong các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam" thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Trong quá trình thực hiện đề tài, được sự giúp đỡ tận tình của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam, của cán bộ hướng dẫn: Phạm Bá Tùng, đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Vũ Phán. Nhưng do hạn chế về thời gian và trình độ, chuyên đề của em hẳn còn nhiều thiếu sót, em mong nhận được sự đóng góp nhiều hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn Ban Quản lý các Khu công nghệp tỉnh Hà Nam, đặc biệt là PGS.TS Vũ Phán đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chuyên đề được kết cấu theo 3 chương: Chương I: Những đặc điểm, yêu cầu và nội dung của hoạt động huy động vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam. Chương II: Thực trạng về đầu tư và thu hút vốn đầu tư vào trong các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam. Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư vào trong các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam. CHƯƠNG I: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM, YÊU CẦU VÀ NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ NAM. 1.1. Khái quát tình hình, đặc điểm của các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam. 1.1.1. Khái quát tình hình xây dựng và phát triển các KCN tại tỉnh Hà Nam. 1.1.1.1. Tình hình chung. Quán triệt chủ trương phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo tinh thần Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh: Coi trọng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, để thực hiện đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, vận dụng linh hoạt các chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi nhất để khuyến khích đầu tư, phát huy thế mạnh, tập trung mọi nguồn lực đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp của tỉnh. Dựa trên cơ sở lợi thế của tỉnh Hà Nam về điều kiện vị trí địa lý, kinh tế - xã hội, con người … nhằm phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Tỉnh Hà Nam đã có quy hoạch định hướng phát triển các khu công nghiệp (KCN) đến năm 2010 sẽ xây dựng 4 KCN và 2 cụm công nghiệp(CCN) tập trung: KCN Đồng Văn 410ha ( bao gồm KCN Đồng Văn I và Đồng Văn II ) nằm sát quốc lộ 1A và quốc lộ 38, cách Hà Nội 40km, cách Hải Phòng 100km; KCN Hoà Mạc 140ha nằm gần cầu Yên Lệnh cách Hà Nội 50km, cách Hải Phòng 90km; KCN Thanh Liêm 210ha nằm cạnh quốc lộ 1A, cách Hà Nội 55km; KCN Châu Sơn 169ha nằm tại xã Châu Sơn - thị xã Phủ Lý, cách Hà Nội 50km; CCN Hoàng Đông 100ha nằm sát quốc lộ 1A, cách hà Nội 45km, Hải Phòng 105Km; CCN tây nam thị xã Phủ Lý 40ha tại phường Lê Hồng Phong - thị xã Phủ Lý; với quy mô 1069ha (Theo Quyết định số: 1058/QĐ- UB ngày 09/8/2004 của UBND tỉnh Hà Nam về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp đến năm 2010). Các KCN này được quy hoạch và xây dựng phù hợp với quy hoạch phát triển KT- XH của tỉnh. Đến nay đã có 2 KCN và 2 CCN đã đi vào vận hành và thu hút đầu tư: KCN Đồng Văn, KCN Châu Sơn, CCN Hoàng Đông, CCN tây nam thị xã Phủ Lý. Đang lập quy hoạch chi tiết cho dự án KCN Thanh Liêm và KCN Hoà Mạc. Khi các KCN được xây dựng hoàn chỉnh và đi vào hoạt động sẽ hình thành chuỗi đô thị thị xã Phủ Lý- Đồng Văn – Hoà Mạc. - Về kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng và giải phóng mặt bằng(GPMB): đến hết tháng 12 năm 2006, đã đền bù GPMB và xây dựng xong cơ sở hạ tầng KCN Đồng Văn I, CNN Hoàng Đông và CNN tây nam thị xã Phủ Lý; cơ sở hạ tầng KCN Châu Sơn được xây dựng theo phương thức cuốn chiếu, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu và đã GPMB được 79ha/169ha. Đối với KCN Đồng Văn II và KCN Thanh Liêm đã thu hồi và đền bù GPMB xong, hiện đang tiến hành san lấp mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng. Còn KCN Hoà Mạc đang lên kế hoạch đền bù GPMB. Như vậy, đến nay đã thu hồi và GPMB xong 839ha/1069ha diện tích đất các KCN, CCN theo quy hoạch. - Về kết quả thu hút đầu tư: Đến hết tháng 12/2006, đã có 65 dự án (có 6 dự án đầu tư nước ngoài) đầu tư vào các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam(trong đó có 2 dự án đầu tư phát triển và kinh doanh hạ tầng KCN của Công ty cổ phần Phát triển Hà Nam vào KCN Đồng Văn II 270ha và Công ty TNHH Hà Hoa Tiên vào CCN Hoàng Đông 100ha) với diện tích 764ha (tổng vốn đầu tư theo dự án là 4.235 tỷ đồng và số lao động thu hút theo dự án là gần 15.000 lao động. Kết quả thực hiện: đã có 41 dự án đi vào hoạt động và 24 dự án đang triển khai xây dựng với tổng thực hiện đạt 1.465 tỷ đồng, diện tích đất đã sử dụng 104ha, số lao động thu hút đạt 5.320 lao động. - Công tác quản lý sau đầu tư: Ngày 28/10/2002 UBND tỉnh Hà Nam ra quyết định 728/QĐ-UBND thành lập Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam, với nhiệm vụ thay mặt UBND tỉnh quản lý, đầu tư xây dựng các KCN, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh và làm đầu mối chung quản lý hoạt động của các doanh nghiệp trong các KCN. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ do UBND tỉnh giao Ban quản lý các KCN đã hướng dẫn các nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục sau đầu tư; kịp thời giải quyết các vướng mắc cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động; đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện đúng những quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn lao động, bảo vệ môi trường… Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Nam, Ban quản lý các khu công nghiệp đã rà soát tính phù hợp của Cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư và Quy chế quản lý khu công nghiệp theo Nghị định 108 của Chính phủ. Xây dựng Tiêu chí cho các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp, phối hợp cùng với Sở Kế hoạch - Đầu tư, sở Tài nguyên - Môi trường và Sở Lao động cùng xây dựng Quy chế phối hợp, nhằm quản lý tốt các nhiệm vụ đầu tư, đất đai, quy hoạch và lao động trong các khu công nghiệp của tỉnh. Phối hợp tốt với các Sở, ngành: Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Công nghiệp và Công an trong việc kiểm tra về ngành nghề, sử dụng đất đai, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường…. theo đúng quy định của Quy chế quản lý khu công nghiệp và Quyết định số 20/QĐ-UB ngày 06/01/2005 về việc phối hợp quản lý doanh nghiệp. - Công tác xúc tiến đầu tư: Công tác xúc tiến đầu tư nhận được sự quan tâm đặc biệt của UBND tỉnh, công tác chuẩn bị hậu cần phục vụ Hội nghị do UBND tỉnh tổ chức ngày 05/04/2006 tại Hà Nội thành công tốt đẹp. Sau Hội nghị đã có rất nhiều các tổ chức, doanh nghiệp đến gặp gỡ, tìm hiểu cơ hội đầu tư vào tỉnh nói chung và các KCN nói riêng, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, chủ yếu là khu vực Châu á như: Hàn Quốc, Đài loan, Trung quốc, Nhật bản, Malaysia và một số doanh nhân là Việt kiều đến từ Canada, Hoa kỳ và các nước khu vực Châu âu. Ban quản lý là thành viên của các đoàn do UBND tỉnh chủ trì xúc tiến đầu tư thành công tại Malaysia, Nhật bản và tổ chức nhiều Hội nghị xúc tiến đầu tư song phương và đa phương với các nhà đầu tư. Nhiệt tình tháo gỡ vướng mắc về hành chính, đơn giản hoá các trình tự, thủ tục tạo điều kiện cho doanh nghiệp yên tâm đến đầu tư vào khu công nghiệp như Nhà máy sản xuất văn phòng phẩm Thiên Long thuộc Công ty cổ phần Thiên Long miền Bắc, Nhà máy sản xuất bao bì thuộc công ty JPC của Hàn quốc, Nhà máy sản xuất sữa thuộc Công ty sữa Dutch Lady Hà Nam, Nhà máy sản xuất thép Hoa Phong Trung Quốc. Trong quá trình xem xét dự án, đã tập trung xem xét kỹ về năng lực tài chính của Nhà đầu tư, mức độ phù hợp của dự án với quy hoạch tổng thể, lợi ích kinh tế xã hội có khả năng tạo năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới, có khả năng mở rộng thị trường, tạo nhiều việc làm cho người lao động, lợi ích kinh tế của dự án và các khoản nộp ngân sách. Có trình độ kỹ thuật tiên tiến, có hiệu quả sử dụng đất cao, có biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái. Trong năm 2006 có 08 nhà đầu tư được cấp phép vào khu công nghiệp với tổng số vốn theo dự án 673,6 tỷ đồng trong đó có 5 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp trong năm 2006 đều là những nhà đầu tư có năng lực tài chính tốt, khả năng thực hiện dự án đúng tiến độ, có trình độ công nghệ tiên tiến. Đặc biệt có khả năng nộp ngân sách cao. 1.1.1.2. Chi tiết từng khu công nghiệp. 1.1.1.2.1. Khu công nghiệp Đồng Văn I: - Về quy hoạch: KCN Đồng Văn I với quy mô của giai đoạn 1 là 110 ha và được phép mở rộng thêm 28 ha, nằm trên địa bàn xã Duy Minh, Bạch Thượng và Thị Trấn Đồng Văn huyện Duy Tiên. Ngày 04/11/2003 Chính phủ đã có văn bản số: 1510/CP- CN cho phép thành lập Khu công nghiệp Đồng Văn tỉnh Hà Nam, Khu công nghiệp Đồng Văn được tổ chức và hoạt động theo quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ. Ngày 31/12/2003 UBND tỉnh Hà Nam có Quyết định số: 1687/QĐ- UB phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Đồng Văn I - tỉnh Hà Nam.Toàn bộ dự án Khu công nghiệp Đồng Văn đã trình Bộ Xây dựng và ngày 19/5/2004 Bộ Xây dựng đã có quyết định số: 787/QĐ-BXD phê duyệt quy hoạch chi tiết. - Công tác đền bù GPMB và xây dựng cơ sở hạ tầng: đã thực hiện xong công tác đền bù GPMB và đã xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ trong KCN; đáp ứng đầy đủ các dịch vụ điện, nước, viễn thông đến chân hàng rào cho các doanh nghiệp đảm bảo điều kiện đầy đủ cho các doanh nghiệp hoạt động. - Về kết quả thu hút đầu tư: Đến nay đã và đang đề nghị UBND tỉnh chấp thuận 38 doanh nghiệp đầu tư vào KCN Đồng Văn I (trong đó có 3 Doanh nghiệp nước ngoài) với tổng số vốn đầu tư khoảng: 2.564 tỷ đồng. Số lao động thu hút theo dự án khoảng hơn: 12.000 lao động. Hiện nay có 04 doanh nghiệp đang tiến hành san lấp, có 13 doanh nghiệp đang xây dựng. Như vậy tổng số 17 doanh nghiệp nêu trên có số vốn đầu tư đăng ký theo dự án là: 1.225,76 tỷ đồng, đã thực hiện là:546 tỷ đồng; số lao động đăng ký theo dự án là: 7.070 lao động, số lao động thực tế thu hút là: 456 lao động. Số doanh nghiệp đã đi vào hoạt động là: 21 Doanh nghiệp (Công ty TNHH Nam Sơn, Công ty TNHH Trí Hường, Doanh nghiệp tư nhân Đại Dương, Công ty TNHH Sao phương Đông, Công ty TNHH Trung Thành, Công ty TNHH Phương Nam, Công ty TNHH sản xuất và xây dựng vật liệu Thi Sơn, Bưu điện Công ty Cổ phần dinh dưỡng Hồng Hà, Công ty TNHH Thép Hưng Thịnh, Công ty dệt 19/5, Công ty TNHH Hoàn Dương, Công ty Giầy Thượng Đình, Hợp tác xã Thanh Xuân và Công ty công nghệ cao Song Hà …). Tổng số vốn đăng ký của 21 doanh nghiệp là: 1.338,3 tỷ đồng đã thực hiện 892,1 tỷ đồng; số lao động đăng ký theo dự án là: 5.190 lao động thực tế thu hút là: 4.755 lao động. Như vậy toàn bộ diện tích đất 140ha trong KCN Đồng Văn I đã được các nhà đầu tư đăng ký hết. - Về vấn đề quản lý sau đầu tư: Ngày 28/10/2002 UBND tỉnh Hà Nam ra quyết định 728/QĐ-UBND thành lập Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam, với nhiệm vụ thay mặt UBND tỉnh quản lý, đầu tư xây dựng các KCN, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh và làm đầu mối chung quản lý hoạt động của các doanh nghiệp trong các KCN. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ do UBND tỉnh giao Ban quản lý các KCN đã hướng dẫn các nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục sau đầu tư; kịp thời giải quyết các vướng mắc cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động; đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện đúng những quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn lao động, bảo vệ môi trường… Đồng thời đôn đốc các nhà đầu tư thực hiện đúng tiến độ đầu tư như đã cam kết, kiên quyết xử lý các trường hợp không thực hiện đầu tư theo tiến độ. Trong năm 2006, đã xử lý thu hồi đất của 2 doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và xây dựng Phương Bắc do quá 12 tháng không triển khai dự án, Công ty giầy Thượng Đình do không sử dụng hết và đã giao lại cho nhà đầu tư khác. 1.1.1.2.2. Khu công nghiệp Châu Sơn: - Về quy hoạch: Khu công nghiệp Châu Sơn: Với quy mô 170 ha (nếu cả Cụm công nghiệp Châu Sơn là 200 ha) Chính phủ đã có văn bản số: 64/CP- CN chấp thuận chủ trương xây dựng Khu công nghiệp Châu Sơn tỉnh Hà Nam. - Công tác đền bù GPMB và xây dựng cơ sở hạ tầng: Đã thu hồi 146 ha/170ha. Cơ sở hạ tầng KCN Châu Sơn được xây dựng theo kiểu cuốn chiếu và đã đầu tư khoảng 43,6 tỷ đồng xây dựng hệ thống hè, đường cống thoát nước Khu công nghiệp, hệ thống điện nước phục vụ đến chân hàng rào các nhà doanh nghiệp. - Về kết quả thu hút đầu tư: Hiện nay đã có 8 nhà đầu tư được cấp phép với diện tích đất
Luận văn liên quan