Chuyên đề Hoàn thiện hệ thống bán lẻ điện thoại di động của trung tâm bán lẻ thuộc công ty thương mại và xuất nhập khẩu Viettel

Chiếc điện thoại di động đã trải qua chặng đường phát triển từ những kiểu dáng thô sơ với rất ít tính năng cho đến lúc này là thời của những mobile nhỏ gọn nhưng mạnh mẽ như máy tính cá nhân. Giờ đây chiếc ĐTDĐ không chỉ đơn giản là để đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của con người mà thực sự đã trở thành một vật dụng không thể thiếu đem đến cho người sử dụng nó những tiện ích về mặt thông tin, kết nối và giải trí. Thị trường ĐTDĐ Việt Nam trong thời gian qua đã phát triển rất sôi động và đang hướng tới số dân trên 80 triệu người. Kết quả đạt được trong năm qua cho thấy đây là lĩnh vực kinh doanh rất có triển vọng và còn nhiều tiềm năng để khai thác. Việt Nam được đánh giá là quốc gia hấp dẫn nhất trong lĩnh vực đầu tư vào ngành bán lẻ, hệ thống bán lẻ của Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển rầm rộ với rất nhiều các nhà bán buôn trước đây giờ chuyển sang tham gia vào thị trường bán lẻ và một loạt các nhà bán lẻ mới ra đời ra đời. Công ty TM & XNK Viettel trực thuộc Tổng Công ty viễn thông quân đội Viettel là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu các thiết bị điện tử, viễn thông và kinh doanh ĐTDĐ chính hãng. Trung tâm bán lẻ là đơn vị trực tiếp điều hành và triển khai các hoạt động kinh doanh ĐTDĐ của Công ty. Hệ thống bán lẻ ĐTDĐ của trung tâm bao gồm các cửa hàng và siêu thị bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2006. Tới nay trung tâm đã hình thành được một mạng lưới các cửa hàng, siêu thị rộng khắp trên toàn quốc. Tuy nhiên trước những biến động của nền kinh tế thế giới và sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp bán lẻ trong nước làm cho hoạt động của hệ thống gặp phải không ít những khó khăn. Để tồn tại và tiếp tục phát triển trong tương lai, trung tâm cùng với Công ty mẹ của mình cần có những giải pháp để hoàn thiện hệ thống bán lẻ ĐTDĐ bởi một hệ thống hiệu quả không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho công ty mà còn giúp công ty giữ vững lợi thế cạnh tranh lâu dài của mình trên thị trường. Đây cũng chính là lý do mà em lựa chọn đề tài: “ Hoàn thiện hệ thống bán lẻ Điện thoại di động của Trung tâm bán lẻ thuộc Công ty Thương Mại và Xuất nhập khẩu Viettel” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Kết cấu nội dung được chia thành 3 chương: Chương 1 – Lý luận chung về hệ thống bán lẻ sản phẩm ở doanh nghiệp thông tin Chương 2 – Thực trạng hệ thống bán lẻ ĐTDĐ của Trung tâm bán lẻ thuộc Công ty TM & XNK Viettel Chương 3 – Phương hướng và biện pháp hoàn thiện hệ thống bán lẻ ĐTDĐ của Trung tâm bán lẻ thuộc Công ty TM & XNK Viettel

doc77 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2789 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện hệ thống bán lẻ điện thoại di động của trung tâm bán lẻ thuộc công ty thương mại và xuất nhập khẩu Viettel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Chiếc điện thoại di động đã trải qua chặng đường phát triển từ những kiểu dáng thô sơ với rất ít tính năng cho đến lúc này là thời của những mobile nhỏ gọn nhưng mạnh mẽ như máy tính cá nhân. Giờ đây chiếc ĐTDĐ không chỉ đơn giản là để đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của con người mà thực sự đã trở thành một vật dụng không thể thiếu đem đến cho người sử dụng nó những tiện ích về mặt thông tin, kết nối và giải trí. Thị trường ĐTDĐ Việt Nam trong thời gian qua đã phát triển rất sôi động và đang hướng tới số dân trên 80 triệu người. Kết quả đạt được trong năm qua cho thấy đây là lĩnh vực kinh doanh rất có triển vọng và còn nhiều tiềm năng để khai thác. Việt Nam được đánh giá là quốc gia hấp dẫn nhất trong lĩnh vực đầu tư vào ngành bán lẻ, hệ thống bán lẻ của Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển rầm rộ với rất nhiều các nhà bán buôn trước đây giờ chuyển sang tham gia vào thị trường bán lẻ và một loạt các nhà bán lẻ mới ra đời ra đời. Công ty TM & XNK Viettel trực thuộc Tổng Công ty viễn thông quân đội Viettel là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu các thiết bị điện tử, viễn thông và kinh doanh ĐTDĐ chính hãng. Trung tâm bán lẻ là đơn vị trực tiếp điều hành và triển khai các hoạt động kinh doanh ĐTDĐ của Công ty. Hệ thống bán lẻ ĐTDĐ của trung tâm bao gồm các cửa hàng và siêu thị bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2006. Tới nay trung tâm đã hình thành được một mạng lưới các cửa hàng, siêu thị rộng khắp trên toàn quốc. Tuy nhiên trước những biến động của nền kinh tế thế giới và sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp bán lẻ trong nước làm cho hoạt động của hệ thống gặp phải không ít những khó khăn. Để tồn tại và tiếp tục phát triển trong tương lai, trung tâm cùng với Công ty mẹ của mình cần có những giải pháp để hoàn thiện hệ thống bán lẻ ĐTDĐ bởi một hệ thống hiệu quả không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho công ty mà còn giúp công ty giữ vững lợi thế cạnh tranh lâu dài của mình trên thị trường. Đây cũng chính là lý do mà em lựa chọn đề tài: “ Hoàn thiện hệ thống bán lẻ Điện thoại di động của Trung tâm bán lẻ thuộc Công ty Thương Mại và Xuất nhập khẩu Viettel” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Kết cấu nội dung được chia thành 3 chương: Chương 1 – Lý luận chung về hệ thống bán lẻ sản phẩm ở doanh nghiệp thông tin Chương 2 – Thực trạng hệ thống bán lẻ ĐTDĐ của Trung tâm bán lẻ thuộc Công ty TM & XNK Viettel Chương 3 – Phương hướng và biện pháp hoàn thiện hệ thống bán lẻ ĐTDĐ của Trung tâm bán lẻ thuộc Công ty TM & XNK Viettel Vì đề tài nghiên cứu mang tính giải pháp lại nằm trong một lĩnh vực có nhiều biến đổi và phát triển nhanh nên không tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót. Em xin được chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn GS.TS Hoàng Đức Thân và các anh chị trong đơn vị thực tập là Trung tâm bán lẻ thuộc Công ty TM & XNK Viettel đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày 18 tháng 04 năm 2009 Sinh viên Nguyễn Kim Thư CHƯƠNG 1 – LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG BÁN LẺ SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP THÔNG TIN Những vấn đề cơ bản về hệ thống bán lẻ 1.1.1. Khái niệm và các loại hình bán lẻ: Có hai phương thức tổ chức kinh doanh cơ bản đó là bán buôn (Wholesaling) và bán lẻ (Retailing) trong đó: Bán lẻ là một loại hình hoạt động kinh doanh thương mại, trong đó hàng hoá và dịch vụ được bán trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng để thoả mãn một nhu cầu nào đó (về mặt vật chất hay tinh thần) của họ, chứ không phải để kinh doanh (BL hàng hóa và dịch vụ). Bán lẻ nói chung là hoạt động kinh doanh bằng cách mua với số lượng lớn từ nhà sản xuất , hoặc nhà bán sỉ rồi chia nhỏ và bán lẻ cho người tiêu dùng nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hay gia đình. Chủ thể thực hiện hoạt động bán lẻ (người sản xuất, người bán buôn, người bán lẻ) nhưng chủ thể kinh tế trực tiếp và chủ yếu tiến hành hoạt động này là người bán lẻ (Retailers).Trong chuỗi giá trị, nhà bán lẻ là mắt xích cuối cùng nối nhà sản xuất với người tiêu dùng. Vai trò của nhà bán lẻ cực kỳ quan trọng bởi chính ngay tại điểm bán lẻ người tiêu dùng có cơ hội chọn mua sản phẩm và thương hiệu mà mình ưa chuộng. Người bán lẻ là người am hiểu nhất nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời người bán lẻ cũng chính là người nắm bắt được sát thực nhất những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Sơ đồ 1.1 - Vị trí của người bán lẻ trong hệ thống phân phối  (Nguồn: Giáo trình Quản trị bán lẻ - TS An Thị Thanh Nhàn) Các loại hình bán lẻ: Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại các loại hình bán lẻ. Trong đó thường dùng nhất là phân biệt theo cách tổ chức bán hàng và hàng hóa kinh doanh. Theo đó bán lẻ có thể được chia làm ba loại hình. Bán lẻ tại cửa hàng: Tổ chức bán hàng tại một địa điểm cố định như cửa hàng tạp hóa, siêu thị, cửa hàng bách hóa…. Bán lẻ không qua cửa hàng: đây là loại hình bán hàng không cần thiết phải có cửa hàng mà bán tận nhà, qua bưu điện, qua Internet… Bán lẻ dịch vụ, cho thuê phòng trọ, thuê phương tiện… Trong các loại hình nêu trên, phổ biến nhất vẫn là loại hình bán lẻ qua cửa hàng. Đang ngày càng thịnh hành và phát triển là hình thức bán hàng taị các siêu thị. Siêu thị được hiểu là cửa hàng bán lẻ kinh doanh theo phương thức tự phục vụ. Được trang bị cơ sở vật chất tương đối hiện đại , bầy bán nhiều mặt hàng đáp ứng tiêu dùng hằng ngày như thực phẩm, hóa mỹ phẩm , đò gia dụng , thời trang và các loại vật phẩm khác. Theo quy chế siêu thị, trung tâm thương mại của Bộ thương Mại số 1371/2004/QD.BTM ngày 24/09/2004 thì siêu thị được cho là loại hình cửa hàng hiện đại, kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh, có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú đa dạng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh, có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thỏa mãn nhua ccầu mua sắm hàng hóa của khác hàng. Ngoài hình thức bán hàng tại siêu thị ở nước ta trong thời gian hiện nay còn có các loại cửa hàng bán lẻ sau: Cửa hàng bán lẻ độc lập: Đây là loại cửa hàng bán lẻ được hình thành bởi cá nhân hoặc hộ gia đình tự huy động vốn để kinh doanh. Đây là cửa hàng có quy mô nhỏ. Ở đây thường bán lẻ các hàng hóa thông dụng, thiết yếu phục vụ nhu cầu hàng ngày Cửa hàng bách hóa: Đây là loại cửa hàng bán lẻ kinh doanh tổng hợp với quy mô rất lớn, thường nằm ở các khu dân cư tập trung. Danh mục hàng hóa kinh doanh rất phong phú, đa dạng. Mỗi nhóm ngành hàng được tổ chức bán riêng theo từng quầy hàng, gian hàng và áp dụng phương thức bán hàng truyền thống Cửa hàng đại lý: Đây là loại hình cửa hàng bán lẻ được các nhà sản xuất hoặc trung gian phân phối lớn giao cho việc tiêu thụ hàng hóa trên cơ sở hợp đồng đại lý. Họ hoạt động độc lập và hưởng thù lao theo mức hoa hồng nhất định dựa trên doanh số bán. Họ cũng có quyền ký kết hợp đồng bán hàng nhân danh người sản xuất hoặc người bán. Chợ: Chợ là khu vực tập trung thường xuyên (hàng ngày hoặc nhiều kỳ) nhiều người bán lẻ hoặc người mua để tiến hành trao đổi mua bán đủ loại hàng hóa khác nhau. Chợ không thuộc sở hữu của riêng ai mà do một cơ quan chủ quản địa phương đứng lên quản lý. Mỗi người bán lẻ ở chợ chỉ được mượn địa điểm, thuê địa điểm để bán hàng và tự hạch toán. Giá cả ở chợ rất linh hoạt, do người mua và người bán tự do thương lượng với nhau. Chợ là loại hình bán lẻ truyền thống đã có từ lâu đời và phổ biến khắp nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, mua bán hàng hóa ở chợ đã trở thành nếp sống quen thuộc của mỗi người, từ thành thị đến nông thôn. 1.1.2. Căn cứ và nguyên tắc xây dựng hệ thống bán lẻ của Doanh Nghiệp Căn cứ xây dựng hệ thống bán lẻ: Căn cứ vào phân bổ nhu cầu của khách hàng: Ở những nơi tập trung nhu cầu thì doanh nghiệp có thể tổ chức lực lượng bán lẻ trực tiếp. Ở những khu vực nhu cầu nhỏ lẻ, không tập trung thì tổ chức bán lẻ thông qua đại lý hoặc hệ thống bán lẻ của doanh nghiệp khác. Căn cứ vào năng lực và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có năng lực, trình độ cao, hệ thống quản lý hiện đại có thể phát triển hệ thống bán lẻ rộng khắp, còn năng lực và trình độ quản lý thấp thì chỉ nên tập trung phát triển hệ thống tại 1 số khu vực. Căn cứ vào định hướng , chính sách phát triển lâu dài mà ban lãnh đạo của doanh nghiệp đề ra dựa trên những dự báo về sự biến động của môi trường kinh doanh như : doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nào? Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Doanh nghiệp phải làm gì để luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mục tiêu? Phương thức kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp để thỏa mãn nhu cầu , mong muốn của khách hàng ? Vị trí lâu dài của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh là ở chỗ nào? Đâu là những giá trị cơ bản , niềm tin, nguyện vọng và các ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp..? Căn cứ vào các nguồn lực của doanh nghiệp: nhân lực, tài lực, uy tín, thương hiệu, công nghệ kinh doanh….Trong đó nhân tố quan trọng để một cơ cấu tổ chức hoạt động hiệu quả là các nhân viên phải được bố trí công việc và vị trí phù hợp với năng lực, sở thích của mình. Căn cứ vào các mục tiêu cần đạt được sau quá trình kinh doanh: doanh số , lợi nhuận, thị phần, thu nhập của nhân viên, vị trí của doanh nghiệp trên thị trường… Mục tiêu đầu tiên của bất kỳ một nhà kinh doanh bán lẻ nào trên thương trường đó là lợi nhuận. Nếu như hoạt động bán lẻ liên quan đến việc bán hàng hóa và dịch vụ cho số lượng lớn khách hàng thì một nhà bán lẻ được coi là thành công nếu đáp ứng tốt nhu cầu và mong muốn của khách hàng từ đó có thể thu được lợi nhuận cao. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bán lẻ: Nguyên tắc đầu tiên để xây dựng một hệ thống bán lẻ đó là doanh nghiệp cần xác định và chọn cho mình một cơ cấu tổ chức hệ thống hiện đại, chuyên nghiệp, rõ ràng và phù hợp với từng yếu tố của doanh nghiệp. Đối với các nhà bán lẻ , để đạt được mục đích cơ bản thì vấn đề là họ cần phải có cơ cấu tổ chức tốt để toàn bộ những công đoạn trong quá trình kinh doanh được thực hiện một cách hoàn hảo . Và những câu hỏi sau phải được trả lời một cách rõ ràng. Ai sẽ làm việc gì? Ai có trách nhiệm chung? Và nhân viên phải báo cáo với ai? Một cơ cấu tổ chức sẽ phát triển cùng với sự phát triển của doanh nghiệp. Đối với một tổ chức nhỏ thì không cần có một cơ cấu quản lý chính thức vì khi đó nhiệm vụ của mỗi người được bố trí rất dễ dàng. Tuy nhiên đối với một hệ thống bán lẻ có quy mô lớn thì rất cần có một cơ cấu tổ chức, quản trị khoa học nhằm phân chia quyền hạn và trách nhiệm sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Nguyên tắc về vị trí địa lý: việc quyết định đầu tư, xây dựng hay mở thêm bất cứ cửa hàng, siêu thị nào trong hệ thống bán lẻ cần tuân theo các nguyên tắc về vị trí địa lý: mật độ các cửa hàng, siêu thị không được quá dày đặc có thể gây xung đột giữa các thành viên đồng thời trở nên không hiệu quả, lãng phí, cũng không được quá thưa thớt vì sẽ không phủ kín được thị trường ,mất cơ hội khai thác thị trường, phân bổ phải hợp lý, không quá gần hay quá xa với khu dân cư, vị trí thuận tiện với người tiêu dùng… Nguyên tắc về quyền hạn và trách nhiệm: Nhân viên khi được giao trách nhiệm thực hiện công việc thì họ phải có quyền hạn cần thiết để thực hiện công việc đó. Nguyên tắc nhất quán trong mệnh lệnh: nhân viên chỉ nhận nhiệm vụ và báo cáo cho một cấp trên duy nhất. Việc phân chia này càng hoàn hảo thì mâu thuẫn trong mệnh lệnh càng ít và trách nhiệm cá nhân trước kết quả càng lớn Nguyên tắc thống nhất về mục tiêu: để đạt được mục tiêu đề ra chỉ cần có một mục tiêu và kế hoạch thực hiện mục tiêu đó và mọi người cùng thực hiện kế hoạch đó. Nguyên tắc về tầm quản lý: một người chỉ có thể quản lý một số giới hạn những người dưới quyền tùy theo mức độ của công việc. Khi số lượng người dưới quyền vượt quá giới hạn thì chất lượng quyết đinh của người quản lý sẽ giảm đi. Nguyên tắc phân chia công việc: những nhiệm vụ lớn phải được chia nhỏ thành những nhiệm vụ nhỏ và người thực hiện có thể chuyên môn thực hiện công việc đó, nhằm giảm mức độ đa dạng của công việc và tăng chất lượng hoàn thành công việc Nguyên tắc mệnh lệnh theo tuyến: quyết định từ cấp trên đến cấp dưới và việc báo cáo cho các cấp khác nhau trong tổ chức cần phải được quy định rõ ràng Nội dung hoạt động của hệ thống bán lẻ ở Doanh nghiệp Hoạt động nghiên cứu thị trường và khách hàng: nghiên cứu, thu thập thông tin thị trường vi mô và vĩ mô, từ đó đánh giá được môi trường kinh doanh, cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, nghiên cứu nhu cầu khách hàng để đưa ra những biện pháp, công cụ phục vụ tốt nhất. Hoạt động tiếp nhận và bảo quản hàng hóa: Tiếp nhận hàng hóa đủ về số lượng và chất lượng, hóa đơn, chứng từ… Xây dựng hệ thống kho, bãi, cơ sở vật chất, con người để bảo quản hàng hóa nguyện vẹn, không hỏng hóc .. Hoạt động kỹ thuật, nghiệp vụ bán hàng: bày bán hàng hóa, trang trí cửa hàng, giao tiếp với khách hàng, hạch toán thống kê, dịch vụ chăm sóc khách hàng.. Hoạt động tuyển chọn và đào tạo nhân viên bán hàng: chú trọng từ khâu đầu vào, đào tạo cơ bản, chuyên sâu, khuyến khích khả năng sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của nhân viên… Tổ chức và kiểm soát hoạt động bán lẻ của Doanh nghiệp Tổ chức cơ cấu hoạt động bán lẻ là sự phân bổ sắp xếp nhân sự bán hàng một cách hợp lý căn cứ vào khả năng, kinh nghiệm, trình độ của nhân viên để thực hiện chiến lược bán hàng hiệu quả tối đa hoá các mục tiêu kinh doanh và mục tiêu đã xác định. Tổ chức hoạt động bán lẻ được phân ra làm: - Tổ chức theo phạm vi lãnh thổ: Theo cách này mỗi nhân viên được phân công một khu vực thị trường xác định đảm trách toàn bộ các nội dung hoạt động bán hàng và các nhiệm vụ khác có thể. Trường hợp áp dụng: Phù hợp với hình thức bán hàng lưu động, ở các khu vực thị trường dân cư phân tán hoặc áp dụng tại các cửa hàng có quy mô lớn Ưu điểm: Phân định rõ trách nhiệm của từng nhân viên trong quá trình hoạt động, giảm chi phí di chuyển nếu khu vực được phân công không quá rộng - Tổ chức theo cơ cấu sản phẩm: Theo hình thức tổ chức này mỗi nhân viên được phân công quản lý và bán một nhóm hoặc loại hàng hoá nhất định. Trường hợp áp dụng: + Thích hợp trong điều kiện doanh nghiệp mở rộng danh mục mặt hàng kinh doanh + Mặt hàng kinh doanh có đặc tính kĩ thuật phức tạp + Các mặt hàng ít có mối liên hệ với nhau + DN hình thành cửa hàng hay gian hàng chuyên doanh Ưu điểm: Nâng cao năng suất lao động và tính chuyên nghiệp của nhân viên Hạn chế : Khả năng thay thế hỗ trợ giữa các nhân viên bị hạn chế - Tổ chức theo cơ cấu hỗn hợp: Chủ yếu các cơ sở bán lẻ tổ chức hoạt động bán lẻ theo cơ cấu hỗn hợp giữa hai loại trên. Thể hiện rõ nét kiểu cơ cấu này là tại các cơ sở bán lẻ hình thành các nơi công tác bán hàng được phân công chuyên doanh hoá về mặt hàng do một hoặc nhiều nhân viên phụ trách. Kiểm soát hoạt động bán lẻ là một chức năng quan trọng của quản trị hoạt động bán lẻ. Kiểm soát quá trình bán lẻ là quá trình xác định các chỉ tiêu, kiểm định, đánh giá và phản hồi để cung cấp cho các nhà quản trị nhưng thông tin đánh giá quá trình bán hàng tổ chức các yếu tố nguồn lực phục vụ bán hàng có phù hợp với các mục tiêu đã đề ra hay không. Quy trình kiểm soát hoạt động bán lẻ được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2 - Quy trình kiểm soát hoạt động bán lẻ ( Nguồn: Giáo trình Quản trị bán lẻ - TS An Thị Thanh Nhàn) * Mục tiêu của hoạt động kiểm soát là nhằm xác định những kết quả đã được thực hiện sau một chu kì hoạt động, những khác biệt phát sinh, nguyên nhân của chúng trong sự biến động của điều kiện kinh doanh, xác định những sự điều chỉnh phù hợp trong chu kì kinh doanh tiếp theo. * Những nội dung cần tiến hành kiểm soát bao gồm: Những biến động của các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả bán hàng Kết quả thực hiện các mục tiêu chỉ tiêu bán hàng đề ra Kết quả thực hiện các nhiệm vụ, chức trách của lực lượng bán hàng Kết quả đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, tài chính theo yêu cầu của hoạt động bán Quản lý khách hàng và phát triển mối quan hệ với khách hàng Sự phối hợp giữa các bộ phận trong nội bộ của hệ thống bán hàng, giữa bộ phận bán hàng với các bộ phận có liên quan khác trong doanh nghiệp. 1.2. Khái quát thị trường bán lẻ ĐTDĐ ở Việt Nam hiện nay 1.2.1. Thị trường máy ĐTDĐ và các phụ kiện kèm theo Thị trường máy ĐTDĐ: Năm 2008, Mặc dù chịu nhiều tác động ( tốc độ phát triển kinh tế giảm, sức mua giảm, tỷ giá nhiều biến động, thuê bao giảm ) đặc biệt là những tháng cuối năm nhưng tốc độ tăng trưởng của thị trường ĐTDĐ vẫn tăng khoảng 33 % ( Năm 2007 là 5,5 triệu máy và năm 2008 là 7,5 triệu máy theo số liệu của GFK). Năm nay tiếp tục là cuộc chạy đua giữa các hãng sản xuất điện thoại di động như Nokia, Samsung, Motorola, Sony Ericsson….với việc tung ra thị trường hàng loạt các sản phẩm mẫu mã đa dạng, tính năng phong phú, giá cả dàn trải. Đặc biệt là khi nền kinh tế đang đi vào suy thoái, những sản phẩm bình dân của các hãng đã được mùa khuynh đảo trên thị trường năm nay. Với các tính năng cơ bản như nghe, gọi, pin và sóng khỏe, tiện lợi, dễ sử dụng, những sản phẩm này được cho là đã thỏa mãn được nhu cầu của đại đa số người dân thuộc tầng lớp trung lưu và học sinh, sinh viên Việt Nam. Theo thống kê tại thị trường Việt Nam, tính đến hết tháng 10/ 2008, Nokia tiếp tục dẫn đầu thị trường với 59, 98 % thị phần, Samsung bị mất đi 2,93 % thị phần còn lại 17,07 % thị trường. Tổng các hãng chính có tụt nhưng vẫn duy trì ở mức 90% thị trường trong đó hai hãng giảm mạnh nhất là Motorola và Sony Ericsson với 6,6 % và 3 %. Bên cạnh đó thị trường còn có sự xâm nhập của một số hãng ĐTDĐ đến từ Trung quốc như Malata, Mobell, Welcom, Konka và Thái Lan như I- mobile với lợi thê cạnh tranh là giá rẻ, mẫu mã đẹp , phong phú về chủng loại. Năm 2008 là năm thị trường có sự thay đổi, biến động lớn về thị phần theo khung giá bán, thị trường tập trung chủ yếu vào các dòng sản phẩm có giá thấp trong đó dòng sản phẩm có mức giá dưới 1 triệu ( như các model 1200, 1650, 1208 của Nokia, model E1110, S3600, E2510 B520 và M620 của Samsung và các loại điện thoại 2 sim của Trung Quốc) có xu thế tăng mạnh từ 28,85 % lên 34,94 %. Vào thời điểm cuối năm 2008, thuê bao của các mạng GSM có dấu hiệu chững lại cho nên các nhà mạng bắt đầu thực hiện các biện pháp Bundle hoặc Subsidize với các dòng máy giá rẻ để phát triển thuê bao làm ảnh hưởng đến thị trường ĐTDĐ cũng như hoạt động kinh doanh của các nhà bán lẻ trong lĩnh vực bán máy ĐTDĐ. Tuy nhiên cũng chưa năm nào thị trường ĐTDĐ thông minh trong nước lại sôi động với nhiều thương hiệu lớn như Apple, BlackBerry, Nokia, Samsung như năm 2008. Năm nay, điện thoại màn hình cảm ứng là xu thế nổi bật nhất, ngoài ra là xu hướng sử dụng các loại điện thoại bàn phím để nhắn tin, điện thoại chụp ảnh với đội phân giải cao lến đến 8 megapixel và các loại smartphone đời mới. Theo công ty GfK, mặc dù chưa có mạng di động nào tại Việt Nam cung cấp dịch vụ trên nền mạng 3G nhưng nhu cầu về dòng điện thoại 3G vẫn tăng 2% trong năm 2008 so với năm trước, đạt 9% thị phần. Riêng với dòng điện thoại iPhone của Apple, theo con số không chính thức từ trang web về sản phẩm này, hiện nay đã có tới 30.000 máy đang được dùng tại Việt Nam Bảng 1. 1 – Sản phẩm ĐTDĐ được yêu thích nhất 2008 – Giải thưởng Vietnam Mobile Awards (VMA) 2008 Hãng điện thoại di động được ưa chuộng nhất năm 2008  Nokia   Điện thoại di động nghe nhạc hay nhất  Sony Erisson W980   Điện thoại di động chụp hình đẹp nhất  Nokia N82   Điện thoại di động chơi game hay nhất  Nokia N95 8G   Điện thoại di động thời trang của năm  Nokia6600 Slide/Fold   Điện thoại di động doanh nhân  Nokia E71   Điện thoại di động đa phương tiện  Nokia N96   Điện thoại di động có màn hình cảm ứng được ưa chuộng nhất  SamSung Omnia i900   Điện thoại di động giá rẻ hấp dẫn nhất  Nokia 1200   ( Nguồn: www.vietnamnet.vn) Thị trường phụ kiện ĐTDĐ: Nâng cấp điện thoại di động, hay đơn giản thêm phụ kiện nào đó cho chiếc ĐTDĐ thêm phần thời trang, thể hiện được phong cách sành điệu của mình… là những nhu c
Luận văn liên quan