Chuyên đề Hoạt động đầu tư phát triển tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam- Thực trạng và giải pháp

Theo tiến trình phát triển của đất nước và xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khởi xướng và lãnh đạo đất nước bắt tay vào một thời kì đổi mới toàn diện về nhận thức và định hướng phát triển kinh tế. Với định hướng đúng đắn ấy, nhà nước bắt đầu tách chức năng quản lý nhà nước ra khỏi chức năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện xây dựng các đầu kéo phát triển kinh tế đất nước thông qua việc hình thành các Tổng công ty lớn. Trong bối cảnh đó, Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 562/TTg của Chính phủ. Sau hơn 10 năm hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91, hướng tới xây dựng tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước, EVN tổ chức lại sản xuất phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới. Năm 2007 là năm đầu tiên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai thực hiện đề án chuyển đổi thành tập đoàn kinh tế theo các Quyết định số 147, 148/2006/QĐ- TTG ngày 22/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam và thành lập Công ty mẹ -Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Tập đoàn đã đóng góp những thành tựu to lớn trong việc thực hiện nhiều dự án quan trọng để xây dựng nguồn điện và mạng lưới cung cấp điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt cho người dân, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được vẫn còn những tồn tại như: tiến độ xây dựng các công trình điện vẫn còn chậm, sản lượng điện năng chưa đủ đáp ứng yêu cầu, tỷ lệ thất thoát điện năng cao …Để đứng vững và phát triển hơn nữa đòi hỏi Tập đoàn phải có những giải pháp thiết thực để khắc phục những tồn tại đó. Để hiểu sâu hơn về vấn đề này em chọn đề tài: “Hoạt động đầu tư phát triển tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam: thực trạng và giải pháp.”

doc82 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2523 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động đầu tư phát triển tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam- Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 5 LỜI MỞ ĐẦU 6 Chương 1: 7 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI 7 TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM 7 1.1. Tổng quan về EVN 7 1.1.1. Sự ra đời và quá trình phát triển của EVN 7 1.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển tại EVN 12 1.1.2.1. Vị thế độc quyền của EVN 12 1.1.2.2. Hệ thống điện và đầu tư phát triển hệ thống điện 13 1.2. Thực trạng đầu tư phát triển tại EVN 14 1.2.1. Tình hình huy động vốn tại EVN 14 1.2.1.1. Nguồn vốn bên trong 15 1.2.1.2. Nguồn vốn bên ngoài 17 1.2.2. Tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển tại EVN 22 1.2.2.1. Đầu tư phát triển nguồn và lưới điện 23 1.2.2.2. Đầu tư phát triển KHKT-CN 25 1.2.2.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 26 1.2.2.4. Đầu tư vào các lĩnh vực khác 28 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình ĐTPT tại EVN 30 1.2.3.1. Nhóm nhân tố khách quan 30 1.2.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan 31 1.3. Đánh giá khái quát tình hình đầu tư phát triển tại EVN 32 1.3.1. Thành tựu 32 1.3.1.1. Hệ thống nguồn và lưới điện đã được đầu tư đồng bộ 32 1.3.1.2. Chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao 40 1.3.1.3. Doanh thu từ các lĩnh vực kinh doanh khác tăng 40 1.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong quá trình đầu tư phát triển tại EVN 42 1.3.2.1. Thiếu vốn đầu tư 42 1.3.2.2. ĐTPT mới công suất nguồn điện chưa đáp ứng nhu cầu 46 1.3.2.3. Đầu tư cải tạo và nâng cấp hệ thống lưới điện chưa đáp ứng yêu cầu 48 1.3.2.4. Tiến độ thực hiện dự án chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư 50 1.3.2.5. Nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu 53 1.3.2.6. Rào cản xuất phát từ phía các đơn vị, người dân 58 Chương 2 61 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM 61 2.1. Định hướng phát triển và đầu tư phát triển tại EVN 61 2.1.1. Quan điểm phát triển 61 2.1.2. Mục tiêu phát triển 62 2.2. Giải pháp tăng cường đầu tư phát triển tại EVN 63 2.2.1. Tăng cường huy động vốn từ các nguồn 63 2.2.2. Tăng cường đầu tư cho nguồn và lưới điện 65 2.2.2.1. Đầu tư phát triển nguồn điện 65 2.2.2.2. Đầu tư phát triển hệ thống truyền tải và phân phối điện 67 2.2.3. EVN cần phổ biến giải pháp tiết kiệm điện năng tới mọi người dân 67 2.2.4. Giảm tỷ lệ tổn thất điện năng 68 2.2.5. Đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án 70 2.2.6. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 71 2.2.6.1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý 71 2.2.6.2. Đầu tư cho công tác đào tạo nguồn nhân lực 73 2.2.6.3. Có chính sách đãi ngộ đối với cán bộ có tay nghề cao 74 2.2.6.4. Đầu tư cho đội ngũ nhân lực phục vụ dự án nhà máy điện hạt nhân 74 2.3. Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước 75 2.3.1. Hoàn thiện các chính sách có liên quan 75 2.3.2. Phát huy vai trò của các tổ chức liên quan 77 2.3.3. Tiến tới mở cửa thị trường điện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SX-KD tại EVN 78 2.4. Các đơn vị cần hợp tác giải quyết khó khăn 79 KẾT LUẬN 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB  : Asia Development Bank: Ngân hàng phát triển Châu Á   ASEAN  : Asociation of South East Asian Nations-Hiệp hội các nước Đông Nam Á   BOO  : Build- Operate-Own: Xây dựng- Vận hành- Sở hữu.   BOT  : Build- Operate- Transfer: Xây dựng- Vận hành- Chuyển giao   EVN  : Electricity of Viet Nam- Tập đoàn điện lực Việt Nam   GDP  : Gross Domestic Product- Tổng thu nhập quốc nội   IPP  : Independent power plant- Nhà máy điện độc lập   JBIC  : Japan Bank of International Cooperation- Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản   ODA  : Official Development Assistance- Hỗ trợ phát triển chính thức   WB  : World Bank- Ngân hàng Thế Giới   XHCN  : Xã hội chủ nghĩa   TNDN  : Thu nhập doanh nghiệp   KT-XH  : Kinh tế xã hội   KHCB  : Khấu hao cơ bản   KHKT-CN  : Khoa học kỹ thuật và công nghệ   ĐTPT  : Đầu tư phát triển   CNVC  : Công nhân viên chức   VĐTXD  : Vốn đầu tư xây dựng   VTCC  : Viễn thông công cộng   TĐ  : Thủy điện   TTĐN  : Tổn thất điện năng   QHĐ  : Quy hoạch điện   GD& ĐT  : Giáo dục và đào tạo   ĐH  : Đại học   KH&CN  : Khoa học và công nghệ   TP HCM  : Thành phố Hồ Chí Minh   UBND  : Ủy ban nhân dân   DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1 : Bảng cân đối kế toán toàn Tập đoàn qua các năm Bảng 2 : Bảng kết quả hoạt động kinh doanh toàn Tập đoàn Bảng 3 : Sản lượng điện phát ra các năm 2000-2006 theo thành phần Bảng 4 : Nguồn vốn huy động cho hoạt động đầu tư phát triển tại EVN Bảng 5 : Nguồn vốn bên trong Bảng 6 : Nguồn vốn bên ngoài Bảng 7 : Các dự án vay vốn nước ngoài năm 2007- 2008 Bảng 8 : Tình hình sử dụng vốn cho hoạt động đầu tư phát triển tại EVN Bảng 9 : Tình hình sử dụng vốn cho đầu tư xây dựng hệ thống điện Bảng 10: Tỷ trọng vốn đầu tư cho KHCN trong tổng doanh thu Bảng 11: Tỷ trọng kinh phí đầu tư cho đào tạo trong tổng quỹ tiền lương qua các năm 2006-2008 Bảng 12: Báo cáo thu nhập hàng năm tại EVN qua các năm 2006-2008 Bảng 13: Tình hình đầu tư vào các công trình không thuộc lĩnh vực điện Bảng 14: Chiều dài đường dây và dung lượng máy biến áp truyền tải qua các năm 2006-2008 Bảng 15: Công suất các nhà máy điện các năm 2006-2008 Bảng 16: Sản lượng điện thương phẩm phân phối cho các ngành KTQD qua các năm 2006-2008 Bảng 17: Doanh thu viễn thông điện lực Bảng 18: Tốc độ tăng GDP và tốc độ tăng VĐT cho nguồn điện Bảng 19: Chỉ tiêu phát triển kinh tế và tiêu thụ điện năng ở 16 nước trên thế giới năm 2000 và dự báo cho Việt Nam năm 2020 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Sơ đồ tổ chức của Tập đoàn Điện lực Việt Nam Biểu đồ 2: Sản lượng điện thương phẩm Biểu đồ 3: Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm Biểu đồ 4: Tỷ lệ điện khí hóa nông thôn 2001- 2007 Biểu đồ 5: Tỷ lệ tổn thất điện năng từ 1996- 2007 LỜI MỞ ĐẦU Theo tiến trình phát triển của đất nước và xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khởi xướng và lãnh đạo đất nước bắt tay vào một thời kì đổi mới toàn diện về nhận thức và định hướng phát triển kinh tế. Với định hướng đúng đắn ấy, nhà nước bắt đầu tách chức năng quản lý nhà nước ra khỏi chức năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện xây dựng các đầu kéo phát triển kinh tế đất nước thông qua việc hình thành các Tổng công ty lớn. Trong bối cảnh đó, Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 562/TTg của Chính phủ. Sau hơn 10 năm hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91, hướng tới xây dựng tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước, EVN tổ chức lại sản xuất phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới. Năm 2007 là năm đầu tiên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai thực hiện đề án chuyển đổi thành tập đoàn kinh tế theo các Quyết định số 147, 148/2006/QĐ- TTG ngày 22/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam và thành lập Công ty mẹ -Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Tập đoàn đã đóng góp những thành tựu to lớn trong việc thực hiện nhiều dự án quan trọng để xây dựng nguồn điện và mạng lưới cung cấp điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt cho người dân, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được vẫn còn những tồn tại như: tiến độ xây dựng các công trình điện vẫn còn chậm, sản lượng điện năng chưa đủ đáp ứng yêu cầu, tỷ lệ thất thoát điện năng cao …Để đứng vững và phát triển hơn nữa đòi hỏi Tập đoàn phải có những giải pháp thiết thực để khắc phục những tồn tại đó. Để hiểu sâu hơn về vấn đề này em chọn đề tài: “Hoạt động đầu tư phát triển tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam: thực trạng và giải pháp.” Do khả năng thu thập tài liệu và hiểu biết thực tế có hạn nên bài viết của em còn nhiều hạn chế. Em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp từ các thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: PGS.TS Từ Quang Phương đã nhiệt tình hướng dẫn em thực hiện đề tài này. Sinh viên Kim Thị Quý Chương 1 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM Tổng quan về EVN Sự ra đời và quá trình phát triển của EVN Kỹ nghệ điện xuất hiện ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX, bắt đầu từ một số xưởng phát điện hoạt động độc lập, cung cấp dòng điện một chiều. Khi đó, điện một chiều được ưu tiên trước điện động lực. Cho đến năm 1954, tổng công suất nguồn điện toàn quốc mới đạt khoảng 100 MW (Chợ Quán 35 MW, Yên Phụ 22 MW, Cửa Cấm 6,3 MW, Vinh 3,5 MW, Thượng Lý 10 MW, Nam Định 8 MW…), và một hệ thống lưới điện manh mún, lưới truyền tải cao nhất là 30,5 kV. Từ năm 1954, sau ngày tiếp quản, điện được sử dụng rộng rãi hơn và trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Thời kỳ 1961- 1965, ở miền Bắc công suất đặt tăng bình quân 20% hằng năm. Cùng với một số nhà máy điện được xây dựng dưới sự giúp đỡ của các nước XHCN, mạng lưới điện 35 kV, rồi 110 kV đã được xây dựng, nối liền các nhà máy điện và các trung tâm phụ tải, hình thành nên hệ thống điện non trẻ của Việt Nam. Thời kỳ 10 năm (1955 - 1965), ở miền Bắc, mức tăng công suất đặt trung bình là 15%. Trong giai đoạn (1966 - 1975) do chiến tranh phá hoại ác liệt nên mức tăng công suất đặt bình quân chỉ đạt 2,6%/năm. Giai đoạn 1975- 1994, hệ thống điện được phát triển mạnh với việc đưa vào vận hành một số nhà máy lớn với công nghệ tiên tiến như Nhiệt điện Phả Lại (440 MW), Thuỷ điện Trị An (420 MW) và đặc biệt là Thuỷ điện Hoà Bình (1920 MW)...và đồng bộ với các nguồn phát điện, hệ thống lưới điện được phát triển rộng khắp cả nước trên cơ sở đường trục là lưới điện 220kV. Năm 1994, việc đưa vào vận hành Hệ thống truyền tải 500 kV đã đánh dấu một bước ngoặt trọng đại trong lịch sử phát triển của Hệ thống điện Việt Nam. Từ đây, Việt Nam đã có một Hệ thống điện thống nhất trong toàn quốc, làm tiền đề cho một loạt các công trình mới với công nghệ hiện đại được đưa vào vận hành sau này. Theo tiến trình phát triển của đất nước và xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khởi xướng và lãnh đạo đất nước bắt tay vào một thời kì đổi mới toàn diện về nhận thức và định hướng phát triển kinh tế. Hệ thống kinh tế đã có sự chuyển hướng rõ rệt trong tất cả các lĩnh vực từ nông nghiệp đến công nghiệp, từ giao thông vận tải đến thương mại dịch vụ. Với định hướng đúng đắn ấy, nhà nước bắt đầu tách chức năng quản lý nhà nước ra khỏi chức năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện xây dựng các đầu kéo phát triển kinh tế đất nước thông qua việc hình thành các tổng công ty lớn. Trong bối cảnh đó, Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam (EVN) được thành lập theo Quyết định số 562/TTg và Điều lệ hoạt động của Tổng công ty được Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Nghị địng số 14/CP ngày 27/01/1995. Kể từ khi thành lập, Tổng công ty đã thể hiện được vị trí quan trọng của mình trong phát triển kinh tế- xã hội đất nước. Tổng công ty đã thực hiện nhiều dự án quan trọng để xây dựng nguồn điện và mạng lưới cung cấp điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt cho người dân. Đến năm 2005, Tổng công ty có 56 đơn vị thành viên, phục vụ điện lực trên phạm vi toàn quốc. EVN đã bảo toàn và phát triển  được vốn kinh doanh của Nhà nước giao, sản xuất, kinh doanh luôn có lãi và thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. So với  năm 1995, nguyên giá tài sản cố định năm 2005 tăng 3,77 lần, đạt 105.617 tỷ đồng, vốn kinh doanh tăng 1,64 lần, đạt 32.339 tỷ đồng. So với khi mới thành lập Tổng Công ty, điện sản xuất tăng gấp ba lần (từ 14,6 tỷ kWh tăng lên 44 tỷ kWh), tổng công suất nguồn điện tăng gần hai lần (từ 4.549,7 MW tăng lên 8.843 MW). Sau hơn 10 năm hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91, hướng tới xây dựng tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước, EVN đã tổ chức lại sản xuất phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới. Năm 2007 là năm đầu tiên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai thực hiện đề án chuyển đổi thành tập đoàn kinh tế theo các Quyết định số 147, 148/2006/QĐ- TTG ngày 22/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam và thành lập Công ty mẹ-Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Sơ đồ tổ chức của Tập đoàn Điện lực Việt Nam như sau Bảng 1: Bảng cân đối kế toán toàn Tập đoàn qua các năm   Triệu đồng   TÀI SẢN  2006  2007  2008   A. Tài sản ngắn hạn  39,723,430  49,813,704  55,393,988   Tiền và các khoản tương đương  12,384,500  13,277,608  14,765,006   Các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn  6,044,687  8,545,658  9,502,969   Các khoản phải thu ngắn hạn  9,812,796  13,306,009  14,796,589   Hàng tồn kho  10,664,835  13,790,045  15,334,848   Tài sản ngắn hạn khác  816,612  894,384  994,576   B.Tài sản dài hạn  98,059,195  135,096,701  150,230,647   Các khoản phải thu dài hạn  123,516  48,237  53,641   Tài sản cố định  96,073,774  129,200,992  143,674,483   Bất động sản đầu tư  630  1,445  1,607   Các khoản đầu tư dài hạn  861,211  3,170,313  3,525,461   Tài sản khác  1,000,064  2,675,714  2,975,456   Tổng cổng tài sản  137,782,625  184,910,405  205,624,635   NGUỒN VỐN          A. Nợ phải trả  83,335,372  106,903,646  118,879,320   Nợ ngắn hạn  19,601,876  25,601,309  28,469,246   Nợ dài hạn  63,733,496  81,302,337  90,410,074   B. Vốn chủ sở hữu  54,447,253  78,006,759  86,745,315   Vốn chủ sở hữu  51,201,493  73,085,628  81,272,904   Nguồn kinh phí và quỹ khác  1,197,385  1,232,381  1,370,436   Lợi ích của cổ đông thiểu số  2,048,375  3,688,750  4,101,975   Tổng cộng nguồn vốn  137,782,625  184,910,405  205,624,635   Nguồn: Báo cáo thường niên Tập đoàn Điện lực Việt Nam 2006-2007-2008 Sau khi chuyển đổi thành mô hình Tập đoàn kinh tế, bước đầu đã tạo ra những thay đổi lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Tập đoàn. Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không ngừng tăng lên qua các năm: Bảng 2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh toàn Tập đoàn Đơn vị: Triệu đồng Năm  2006  2007  2008   Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ  44,920,047  58,133,397  73,510,069   Các khoản giảm trừ  2,978  27,704  35,032   Chiết khấu thương mại  44  90  114   Giảm giá bán hàng  1,796  1,381  1,746   Hàng bán bị trả lại  1,001  26,233  33,172   Thuế tiêu thụ đặc biệt  137         Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ  44,917,069  58,105,693  73,475,037   Giá vốn bán hàng và cung cấp dịch vụ  37,256,082  48,327,860  61,110,902   Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ  7,660,987  9,777,833  12,364,135   Doanh thu về hoạt động tài chính  756,447  1,378,720  1,743,401   Chi phí hoạt động tài chính  2,536,984  3,477,119  4,396,840   Chi phí bán hàng  1,307,421  1,757,518  2,222,393   Chi phí quản lý doanh nghiệp  2,111,463  2,567,557  3,246,693   Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh  2,461,566  3,354,359  4,241,609   Thu nhập khác  245,603  1,142,052  1,444,132   Chi phớ khác  99,355  265,890  336,220   Lợi nhuận khác  146,248  876,162  1,107,913   Lợi nhuận (lỗ) trong công ty liên kết  -1,763  -13,984  -17,683   Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế  2,606,051  4,216,537  5,331,839   Chi phí thuế TNDN hiện hành  364,689  1,111,955  1,406,075   Chi phí thuế TNDN hoãn lại  -14,840  -231,271  -292,444   Lợi nhuận sau thuế  2,256,202  3,335,853  4,218,208   Lợi ích của cổ đông thiểu số  358,463  380,268  480,851   Lợi ích của cổ đông chi phối  1,897,739  2,955,585  3,737,357   Nguồn: Báo cáo thường niên Tập đoàn Điện lực Việt Nam 2007-2008 Như vậy, có thể nói cổ phần hóa là một bước đi đúng đắn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Nhờ thực hiện cổ phần hóa mà giá trị tài sản cố định của Tập đoàn năm 2008 tăng xấp xỉ 1,49 lần năm 2006. Bên cạnh đó cổ phần hóa đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Tập đoàn. Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007- năm đầu tiên thực hiện cổ phần hóa- đã tăng 1.56 lần năm 2006, và đến năm 2008 thì con số này đã lên tới 73510 tỷ đồng, bằng 1.97 lần năm 2006. Đặc điểm sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển tại EVN Vị thế độc quyền của EVN Kể từ khi thành lập vào ngày 27/01/1995, EVN đã thể hiện vai trò quan trọng của mình đối với sự phát triển KT-XH của đất nước. Tập đoàn đã đầu tư xây dựng rất nhiều dự án điện trọng điểm góp phần tăng khả năng cung cấp điện năng, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt cho người dân trên cả nước. Hiện nay, EVN đang nắm trong tay hệ thống truyền tải điện quốc gia. Do vậy, trên thực tế có nhiều nguồn điện được xây dựng, lắp đặt, vận hành sản xuất theo hình thức BOO, BOT nhưng EVN vẫn đóng vai trò như một doanh nghiệp độc quyền trong ngành điện. Hàng năm, điện do EVN sản xuất ra chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản lượng điện theo thành phần. Bảng 3: Sản lượng điện phát ra các năm 2000-2006 theo thành phần Năm  Đơn vị  2000  2001  2002  2003  2004  2005  2006   Điện phát ra  Tr.kwh  26683  30673,1  35888  40546  46202  52078  59050   Nhà nước  "  24972  28547,6  33777  39154  44655  49250  55911     93,6%  93,1%  94,1%  96,7%  96,7%  94,6%  94,7%   Ngoài nhà nước  "  11,0  5,4  7,0  7,0  9,0  9,0  11,0   ĐTNN  "  1700  2120,1  2104  1385  1538  2819  3127   Nguồn: Số liệu sơ bộ lấy từ Tổng cục thống kê Qua bảng số liệu trên ta thấy: trên 90% sản lượng điện phát ra hàng năm thuộc về EVN. Thực tế này cho thấy vai trò quan trọng của EVN đối với nền kinh tế, đồng thời cũng lý giải được vì sao nói tới điện là nói tới EVN. Bên cạnh đó, chính phủ còn đặt rất nhiều kì vọng vào EVN trong việc phát triển và đảm bảo sản lượng điện phục vụ nhu cầu của nền kinh tế. Trong quy hoạch phát triển điện giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2020 (Tổng sơ đồ VI) sẽ có 98 dự án điện với tổng công suất 58000 MW được phát triển mới. Trong số này, EVN được giao đảm trách 50 dự án với tổng công suất là 32.200 MW chiếm tỷ lệ hơn 55% tổng công suất được phát triển mới. Được coi là chiếm vị thế độc quyền trong ngành điện, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động đầu tư phát triển cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh tại EVN. Hiện nay, EVN trực tiếp kí 32 hợp đồng mua bán điện (PPA) với các công ty phát điện thuộc EVN và chủ đầu tư IPP trong và ngoài nước. Năm 2007, EVN dự kiến mua của các nhà máy điện BOT, IPP và các công ty cổ phần khoảng 33,499 tỷ kWh, chiếm tỷ lệ 49,73% tổng sản lượng điện của EVN. Điều đáng nói là các giao dịch mua bán trên đều dựa trên cơ sở mua bán nội bộ trong EVN hoặc theo kiểu mua bán thỏa thuận đối với IPP và BOT thông qua các quy chế, quyết định giao kế hoạch và các văn bản chỉ đạo nghiệp vụ. Bên cạnh đó, giá bán điện nội bộ của EVN áp dụng trên nguyên tắc trừ lùi từ giá bán điện bình quân và có điều hòa lợi nhuận giữa các công ty điện lực mà chưa dựa trên cơ sở tính từ giá thành sản xuất điện của nhà máy cộng với chi phí truyền tải. Vì thế, mặc dù là thị trường có quy mô lớn về sản lượng hàng hóa và giá trị hơp đồng nhưng hình thức mua bán còn đơn giản, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thị trường. Hệ thống điện và đầu tư phát triển hệ thống điện Hệ thống điện là sự kết hợp liên hoàn của 3 khâu: Phát điện (Sản xuất) - Truyền tải điện năng trên các đường dây cao áp – Phân phối điện (Tiêu dùng) qua lưới điện trung thế và hạ thế để cung cấp cho các phụ tải. Với tiêu chí An toàn – Chất lượng – Liên tục. Các Nhà máy phát điện, bao gồm: Thuỷ điện, Nhiệt điện tha
Luận văn liên quan