Chuyên đề Hoạt động mua nguyên vật liệu ở công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội

Trong thời gian vừa qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã thúc đẩy nhiều mô hìmh kinh tế, các loại hình doanh nghiệp phát triển. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể là nhờ vào khâu tiêu thụ sản phẩm. Do có hoạt động tiêu thụ sản phẩm mà các doanh nghiệp có thể đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu ngày càng đa dạng về các sản phẩm cho thị trường và người tiêu dùng. Vì vậy, nó góp phần quan trọng vào việc tăng lợi nhuận và đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao. Cùng với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế, ngành dệt may Việt Nam cũng có những bước tăng trưởng cao trong những năm vừa qua và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Điều này sẽ đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và ổn định của ngành dệt may Việt Nam. Đây là ngành đã có sự phát triển từ lâu đời, thu hút nhiều lao động, tạo ra nguồn thu ngoại tệ cao cho đất nước, từng bước các mặt hàng của ngành dệt may đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Đối với công ty Dệt 19/5 Hà Nội nói riêng và các doanh nghiệp trong ngành dệt may nói chung đều chịu nhiều biến động của thị trường nguyên vật liệu, nguyên vật liệu trong nước khan hiếm, giá cả cao, hơn nữa chất lượng nguyên vật liệu lại không đảm bảo dẫn đến phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên vật liệu làm tăng chi phí kinh doanh. Xét thấy việc mua sắm của công ty Dệt 19/5 là nguồn nguyên liệu trong nước mang tính đặc thù, cộng với những khó khăn về sự khan hiếm nguyên vật liệu mà chỉ diễn ra khi có đơn hàng cụ thể.

doc55 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2742 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động mua nguyên vật liệu ở công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong thời gian vừa qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã thúc đẩy nhiều mô hìmh kinh tế, các loại hình doanh nghiệp phát triển. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể là nhờ vào khâu tiêu thụ sản phẩm. Do có hoạt động tiêu thụ sản phẩm mà các doanh nghiệp có thể đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu ngày càng đa dạng về các sản phẩm cho thị trường và người tiêu dùng. Vì vậy, nó góp phần quan trọng vào việc tăng lợi nhuận và đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao. Cùng với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế, ngành dệt may Việt Nam cũng có những bước tăng trưởng cao trong những năm vừa qua và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Điều này sẽ đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và ổn định của ngành dệt may Việt Nam. Đây là ngành đã có sự phát triển từ lâu đời, thu hút nhiều lao động, tạo ra nguồn thu ngoại tệ cao cho đất nước, từng bước các mặt hàng của ngành dệt may đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Đối với công ty Dệt 19/5 Hà Nội nói riêng và các doanh nghiệp trong ngành dệt may nói chung đều chịu nhiều biến động của thị trường nguyên vật liệu, nguyên vật liệu trong nước khan hiếm, giá cả cao, hơn nữa chất lượng nguyên vật liệu lại không đảm bảo dẫn đến phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên vật liệu làm tăng chi phí kinh doanh. Xét thấy việc mua sắm của công ty Dệt 19/5 là nguồn nguyên liệu trong nước mang tính đặc thù, cộng với những khó khăn về sự khan hiếm nguyên vật liệu mà chỉ diễn ra khi có đơn hàng cụ thể. Hoạt động mua và quản trị mua nguyên vật liệu ( NVL) có tầm quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Để bán tốt phải bắt đầu từ khâu thu mua tốt, bởi vì nếu mua NVL đạt chất lượng tốt và giảm được chi phí thu mua sẽ thu hút được khách hàng. Nhận thấy tầm quan trọng đó nên em đã chọn đề tài: “Hoạt động mua nguyên vật liệu ở công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội” để hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Trong quá trình hoàn thành bài báo cáo chuyên đề thực tập này em đã nhận dược sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của Thạc sỹ Mai Xuân Được, các cô chú và các anh chị trong công ty Dệt 19/5 Hà Nội. Tuy nhiên, do trình độ lý luận cùng với kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Chương I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN DỆT 19/5 HÀ NỘI 1.1- Giới thiệu chung về công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội 1.1.1 Thông tin chung về công ty Tên công ty : Công ty dệt 19/5 Hà Nội Tên tiếng Anh : Hanoi May 19 Textile Company Tên giao dịch : Hatexco Địa chỉ : số 203 - Nguyễn Huy Tưởng – Thanh Xuân – Hà Nội Điện thoại : 04.8.584.551 -04.8.584.616 Fax : 048585392 Email : hatex_co@hn.vn.vnn Website : hiện đang được xây dựng chuẩn bị đưa vào hoạt động Số ĐKKD : 108.747 - Cấp ngày 28/07/1993 Mã số thuế : 0100.100.495-1 Cục thuế Thành phố Hà Nội Số tài khoản : 0.021.000.000.738 Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội Ngân hàng giao dịch: Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội (32 Láng Hạ) Ngân hàng Công Thương Hà Tây ( cầu Am- Hà Đông- Hà Tây) Các kho bạc Nhà nước : dải ngân dự án đề tài Ngân hàng Cổ Phần Quân Đội Ngành nghề kinh doanh : Sản xuất sợi cotton các loại. Sản xuất vải bạt các loại. Sản phẩm may thêu. Xây dựng dân dụng... Hiện nay công ty dệt 19/5 Hà Nội có 4 cơ sở sản xuất chính và 2 liên doanh với nước ngoài (Singapo) : Cơ sở 1 : tại 203 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội Cơ sở 2 : tại 89 Lĩnh Nam, Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội Cơ sở 3 : tại Thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội Cơ sở 4 : tại khu công nghiệp Đồng Văn, Hà Nam Liên doanh 1 : Norfolk hatexco được thành lập năm 2002 Liên doanh 2 : Công ty TNHH tập đoàn sản xuất hàng dệt may 19/5 được thành lập năm 1993 Có 4 nhà máy : Nhà máy Dệt Hà Nội Nhà máy Sợi Hà Nội Nhà máy May Thêu Hà Nội Nhà máy Dệt Hà Nam 1.1.2- Qúa trình hình thành và phát triển doanh nghiệp Công ty dệt 19/5 Hà Nội là một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trực thuộc Sở Công nghiệp TP Hà Nội. Hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu kinh tế - xã hội do nhà nước giao. Bề dày lịch sử hình thành và phát triển Công ty dệt 19/5 Hà Nội có thể chia lam 4 giai đoạn phát triển 1.1.2.1- Giai đoạn hình thành, phục vụ nhiệm vụ đấu tranh xây dựng và bảo vệ tổ quốc Xã Hội Chủ Nghĩa (1959-1973) Công ty được thành lập 5/1959 (thời điểm miền Bắc Việt Nam giải phóng được 5 năm), tiền thân của công ty được hợp nhất từ một số cơ sở dệt tư nhân và các hợp tác xã dệt khăn mặt, bít tất, vải kaki, vải phin, popơlin, … như Việt Thắng, Tây Hồ, …Vì thế, dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún và thực sự cũ kỹ lạc hậu, năng suất, chất lượng thấp. Vì thế Xí nghiệp được đánh giá như sự hợp tác của các cơ sở dệt để thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước giao, phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc Xã hội Chủ Nghĩa. Ngày đầu thành lập, xí nghiệp được Thành phố công nhận là Xí nghiệp Quốc doanh mang tên Xí nghiệp dệt 8/5, kỷ niệm kỳ họp Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà 8/5/1946, xí nghiệp có trụ sở đặt tại số 4 – Hàng Chuối – Hà Nội. Sản phẩm chính của xí nghiệp là bít tất, khăn mặt, vải kaki, vải phin, popơlin, … phục vụ cho bảo hộ lao động và công tác quốc phòng. Số lượng công nhân của xí nghiệp vào thời kỳ này khoảng 250 người. Sản lượng hàng năm luôn tăng từ 10 -15%. Năm 1964, đất nước có chiến tranh, xí nghiệp thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước “vừa sản xuất vừa chiến đấu”, nhiều cán bộ, công nhân của xí nghiệp đã lên đường tòng quân đi đánh giặc. Bộ phận còn lại của xí nghiệp vẫn tiếp tục ở lại bám trụ xí nghiệp tiếp tục sản xuất và đấu tranh chống lại sự đánh phá leo thang của giặc Mĩ. Cũng trong thời gian này một bộ phận của xí nghiệp được sơ tán về thôn Văn – xã Thanh Liệt - Huyện Thanh Trì –Hà Nội làm nhiệm vụ se sợi và dệt vải bạt. Để tăng sản lượng sản xuất xí nghiệp được Nhà nước cho phép nhập thêm 50 máy dệt Trung Quốc mới đưa vào sản xuất nhằm phục vụ cho công tác Quốc phòng (võng, balô) . Năm 1967 Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội quyết định tách bộ phận dệt bít tất của xí nghiệp thành xí nghiệp dệt kim Hà Nội. Nhiệm vụ của xí nghiệp lúc này chủ yếu phục vụ cho Quốc phòng. 1.1.2.2- Giai đoạn xí nghiệp phát triển trong cơ chế bao cấp (1974-1988) Năm 1980, xí nghiệp được phê duyệt luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng cơ sở mới ở Nhân Chính – Thanh Xuân với diện tích 4.5 ha và được đầu tư thêm100 máy dệt hiệu UTAS Tiệp Khắc. Quá trình xây dựng cơ bản từ năm 1981 đến năm 1985 thì hoàn thành. Lúc này số lượng cán bộ công nhân xí nghiệp là 520 người, hàng năm sản xuất ra hơn 1, 8 triệu mét vải quy chuẩn các loại. Năm 1983, do nhu cầu giới thiệu tính ngành sản xuất, nhà máy được Uỷ ban Nhân dân TP Hà Nội quyết định đổi tên thành nhà máy dệt 19/5. Năm 1988, xí nghiệp thực tế đưa vào sản xuất 209 máy dệt các loại với 1500 công nhân, hàng năm sản xuất ra 500 tấn sợi và 2, 7 triệu mét vải quy chuẩn các loại. Có thể nói đây là thời kỳ hoàng kim của nhà máy dệt 19/5. Không những thành công về sản xuất, thời kỳ này nhà máy còn nhận được nhiều sự khen thưởng của Uỷ ban Nhân dân Thành phố, của Đảng về các thành tích đặc biệt xuất sắc như Văn hoá, Văn nghệ, Thể dục, Thể thao, An ninh, Quốc phòng, … Đảng bộ nhà máy được công nhận là Đảng bộ vững mạnh, sản xuất tiên tiến, …liên tục nhận được cờ thi đua của Thành uỷ. 1.1.2.3- Giai đoạn vật lộn để phát triển vững mạnh trong cơ chế thị trường (1989 – 1999) Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) có chủ trương chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế vân hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhiều thành phần kinh tế được thành lập và khuyến khích phát triển, kinh tế quốc doanh sau nhiều năm không bắt kịp cơ chế thị trường đã dần phát triển trở lại và khẳng định vai trò chủ đạo của mình trong nền Kinh tế quốc dân. Trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của nhà máy đều được cấp trên giao xuống, việc hoàn thành các chỉ tiêu của cấp trên giao là nhiệm vụ của công ty. Nay bước sang nền kinh tế thị trường nhà máy đã gặp những khó khăn không nhỏ. Sản phẩm do nhà máy làm ra không được thị trường chấp nhận, hàng năm nhà máy chỉ tiêu thụ được 1 triệu mét vải bạt các loại, trong khi đó phải nuôi một số lượng công nhân khổng lồ hơn 1 nghìn người và bộ máy quản lý cồng kềnh thiếu đồng bộ, mang nặng tính quan liêu. Có những lúc tưởng chừng như nhà máy không thể đứng vững. Đứng trước khó khăn đó, ban lãnh đạo nhà máy đã mạnh dạn cải tổ sắp xếp lại bộ máy quản lý, bộ phận sản xuất, đa dạng hoá kinh doanh, tìm kiếm mặt hàng mới, chủ động chào hàng, tìm bạn hàng, … Để giải quyết chế độ cho hơn 1 nghìn công nhân nhà máy đã có chủ trương cho nghỉ hưu sớm, nghỉ mất sức, chuyển đổi công việc, …nhưng lượng công nhân vẫn còn lại 927 người. Qua nhiều năm vật lộn với cơ chế mới, nhà máy đã dần đi vào ổn định và bắt đầu có những bước phát triển. Nhà máy đã tiến hành hạch toán độc lập và làm nghĩa vụ với Nhà nước. Từ năm 1991, nhà máy đã có thu để bù chi và doanh thu các năm liên tục tăng. Năm 1993 theo quyết định số 255/QDUB của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội nhà máy dệt 19/5 được đổi tên thành Công ty dệt 19/5 Hà Nội. Từ đây đánh dấu mhữmg bước phát triển và trưởng thành vượt bậc của công ty. Năm 1993 Công ty dệt 19/5 Hà Nội đã mạnh dạn góp vốn liên doanh với nhà đầu tư Singapore, đây là một trong những liên doanh đầu tiên trong ngành dệt may tại Việt Nam. Doanh nghiệp đã góp 20% vốn bằng đất đai, nhà xưởng và chuyển 500 lao động từ doanh nghiệp sang liên doanh. Lúc này số lượng lao động còn lại ở công ty là 250 người, đây là những người hoặc là bền bỉ với doanh nghiệp hoặc là không còn chỗ nào khác để đi. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng ban lãnh đạo công ty vẫn quyết tâm đổi mới công nghệ, trang thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Năm 1993, công ty đầu tư thêm 2 máy se sợi nặng của Trung Quốc. Lô hàng bạt nặng đầu tiên đã được ký hợp đồng tiêu thụ ngay 80.000 mét. Năm 1998, công ty đầu tư thêm dây chuyền dệt tự động mang nhãn hiệu UTAS Tiệp Khắc làm tăng doanh thu của công ty lên 33 tỷ đồng, công ty đã bắt đầu làm ăn có lãi. 1.1.2.4- Giai đoạn phục hồi và phát triển mạnh mẽ nhất của công ty dệt 19/5 (từ năm 2000 đến nay) Năm 2001 công ty đã mạnh dạn đầu tư và mở rộng thêm nhà máy kéo sợi có công suất 1250 tấn/năm. Cho đến nay sản lượng thực tế là 1700 tấn/năm làm tăng doanh thu năm 2001 lên 43 tỷ đồng. Năm 2002 công ty tham gia liên doanh với tập đoàn Norfolk Singapore. Tháng 06/2002 sau nhiều nỗ lực công ty được tổ chức quốc tế QMS của Australia cấp chứng chỉ ISO 9002 khẳng định chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp với bạn hàng. Tháng12/2002 công ty đã mở rộng sang lĩnh vực may thêu với 600.000 sản phẩm may/năm và 1, 5 triệu sản phẩm thêu/năm, đưa giá trị xuất khẩu của công ty lên đến 180.000 USD sau 45 năm phát triển và trưởng thành đến nay Công ty dệt 19/5 Hà Nội đã trở thành một doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu của thành phố Hà Nội. Doanh nghiệp đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba, được uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội tặng thưởng cờ cho đơn vị sản xuất tiêu biểu, Đảng bộ nhà máy được Thành Uỷ tặng cờ cho Đảng bộ vững mạnh, xuất sắc. Năm 2005 công ty thành lập nhà máy dệt Hà Nam tại khu công nghiệp Đồng Văn tỉnh Hà Nam có công suất 3 triệu mét /năm: 36 máy dệt Picanol của Bỉ, mỗi 1 máy có giá trị trên 1 tỷ đồng, thêm 20 máy Picanol của Bỉ sản xuất từ năm 1990 có công suất 3 triệu mét/năm. 1.2- Đặc điểm chủ yếu của công ty 1.2.1 Hình thức pháp lý và loại hình kinh doanh 1.2.1.1- Hình thức pháp lý Ngày 01/09/2005 theo quyết định số 2903/QĐUB của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội ký ngày 28/05/2005 công ty dệt 19/5 Hà Nội chuyển sang công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội với vốn điều lệ là 40 tỷ đồng. Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được đăng ký và hoạt động theo luật doanh nghiệp, luật doanh nghiệp Nhà nước nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty TNHH Nhà nước một thành viên được uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt. 1.2.1.2- Loại hình kinh doanh Kinh doanh các sản phẩm bông, vải, sợi, may mặc và giầy dép các loại, hàng dệt thoi, dệt kim, hàng thêu và các sản phẩm phụ trợ Sản xuất và cung cấp hơi nước, nước nóng Xuất nhập khẩu các sản phẩm của công ty và sản phẩm liên doanh liên kết Nhập khẩu và mua bán thiết bị, máy móc, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất phục vụ nhu cầu sản xuất của công ty và thị trường lắp ráp và mua bán máy móc, thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, tin học, thiết bị viễn thông Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, cơ sở hạ tầng Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá Cho thuê nhà xưởng, nhà ở, văn phòng, siêu thị, trung tâm thương mại, kho tàng, bến bãi và máy móc thiết bị Kinh doanh các ngành nghề khác căn cứ vào năng lực của công ty, nhu cầu thị trường và được luật pháp cho phép. 1.2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty Vì là đơn vị hạch toán độc lập, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Ban lãnh đạo công ty gồm: - Tổng giám đốc - 03 Phó tổng giám đốc trong đó: 01 phó giám đốc phụ trách kinh doanh, 01 phó giám đốc phụ trách nội chính, 01 phó tổng giám đốc phụ trách công tác, kỹ thuật và đầu tư Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội - Các phòng ban nghiệp vụ có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc điều hành công việc, bao gồm 7 phòng: - Phòng KHTT: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm - Phòng KTSX: Quản lý công tác kỹ thuật, đầu tư và điều độ sản xuất. - Phòng tài vụ: Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh, chuẩn bị vốn cho sản xuất kinh doanh, thu hồi công nợ của khách hàng, phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thu chi tài chính kế toán. - Phòng LĐTL: Tuyển dụng, đào tạo nhân lực, bố trí lao động, giải quyết chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, kỷ luật lao động. - Phòng QLCL: Kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá mua về và hàng sản xuất của công ty, thường trực ISO. - Phòng vật tư: Cung ứng vật tư cho sản xuất kinh doanh, bảo quản kho tàng, vận chuyển hàng hoá. - Phòng hành chính tổng hợp: Đảm bảo an ninh, an toàn trong công ty và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người lao động. Công ty bố trí theo mô hình này có ưu điểm là không quá phức tạp, các quyết định, thông tin từ ban giám đốc và các phòng ban được cập nhật nhanh chóng, có sự phân chia công việc rõ ràng giữa các phòng ban. Để có cái nhìn khái quát về cơ cấu tổ chức của công ty ta có thể xem sơ đồ tổ chức phòng ban của công ty ở trang sau. 1.2.3- Đặc điểm về sản phẩm Sản phẩm sợi Công ty sản xuất các loại sợi 100% cotton có chi số từ Ne 8 đến Ne 45 với Ne chỉ loại sợi cotton thiết diện có chỉ số từ 8 đến 45. Sản phẩm sợi của công ty phục vụ cho phân xưởng dệt và bán cho các bạn hàng trong nước, được đánh giá cao về chất lượng. Doanh thu từ sợi hàng năm chiếm 60% tổng doanh thu của Công ty. Sản phẩm sợi của doanh nghiệp chiếm 30% thị phần cả nước. Sản phẩm vải Công ty sản xuất các loại vải có độ dầy từ 80 g/m2 vải đến 600 g/m2 vải, trong đó sản phẩm chủ yếu là bạt 2, bạt 3, bạt 8, bạt 10 phục vụ cho may công nghiệp, tẩy nhuộm công nghiệp, công nghiệp giày da, công nghiệp khai thác các loại. : đặc điểm quan trọng và khác biệt nhất về sản phẩm vải của công ty là hầu hết các loại vải được sản xuất đều là vải sử dụng trong công nghiệp điển hình như là: các loại vải bạt: vải bạt 2, vải bạt 3, vải bạt 8, vải bạt 10, vải lọc đường, vải lọc cho các ngành công nghiệp nhẹ, vải dùng trong công nghiệp sản xuất giầy, trang trí nội thất, chỉ có một tỷ lệ ít vải mới được sản xuất trực tiếp. Có thể nói do đặc điểm về sản phẩm như thế nên sản phẩm của công ty cũng là nguồn nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp khác. Đây là một thuận lợi to lớn cho các công ty phát triển khi chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh mang tính quyết liệt.  Nguồn. Phòng kế hoạch thị trường Sản phẩm may thêu Sản phẩm may thêu được Công ty đầu tư và đưa vào sản xuất tháng 12/2002. Sản phẩm chính là quần áo xuất khẩu các loại; T-shirt, Jacket, quần áo dệt kim và các sản phẩm thêu các loại.. Bảng 1.1: Sản phẩm may thêu Đơn vị: triệu đồng Chỉ Tiêu  Năm 2007    Năm 2008      Số lượng (quy đổi)  Giá trị SXCN  Doanh thu  Số lượng (quy đổi)  Giá trị SXCN  Doanh thu   May  181778  864  1052  983470  5928  7904   Thêu  1164  30  47  8482  86  95   (Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường – Công ty dệt 19/5 Hà Nội Sản phẩm may thêu của doanh nghiệp tuy mới ra đời nhưng đã tìm được chỗ đứng và được các bạn hàng quốc tế đánh giá cao. 1.2.4- Đặc điểm về khách hàng và thị trường Ngày nay, sản phẩm vải không chỉ là để đáp ứng về số lượng, nhiều Giai đoạn đầu của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty chủ yếu sản xuất sản phẩm chính là sợi các loại và vải bạt các loại phục vụ chủ yếu cho quân dội và một số doanh nghiệp sản xuất giày. Song do tính cạnh tranh của các loại sản phẩm này ngày càng quyết liệt và nhu cầu về sản phẩm mới của Công ty tăng lên nên trong một vài năm gần đây Công ty đã mở rộng sang một số lĩnh vực kinh doanh khác như: kinh doanh sản phẩm may mặc, sản phẩm thêu và kinh doanh khác. Cho đến nay sản phẩm của Công ty đã được nhiều khách hàng trong nước chứng nhận là sản phẩm có chất lượng tốt, Công ty không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như cung cách bán hàng nên cho đến nay thương hiệu sản phẩm của Công ty dệt 19/5 đã được nhiều khách hàng công nhận. doanh nghiệp cùng sản xuất nên khách háng có quyền lựa chọn những doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm vừa đảm bảo về chất lượng, thời hạn giao hàng…mà còn phải đảm bảo về tính thẩm mỹ, kiểu dáng. Sản phẩm vải Công ty sản xuất chủ yếu là phục vụ cho việc sản xuất giày do đó thị trường chính trong một vài năm gần đây là các đơn vị sản xuất giày trong và ngoài nước. Thị trường trong nước chủ yếu là các công ty giày, dệt, may như: Công ty sợ Phúc Tân, Công ty bông Việt Nam, Công ty giày Thụy Khê, Công ty dệt Minh Khai, Công ty dệt Thành Công, Công ty giày Hiệp Hưng, Công ty giày An Lạc, Công ty giày Bình Định…Trong một vài năm gần đây, thị trường của Công ty chủ yếu là thị trường miền Nam, thị trường quân đội và thị trường miền Bắc có xu hướng giảm xuống, do vậy Công ty đã chủ động trong việc tìm thị trường nước ngoài đó là xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU. Với thị trường ngoài nước sản phẩm chủ yếu Công ty cung cấp là sản phẩm may thêu chất lượng cao. Do đó sản lượng tiêu thụ vải bạt và doanh thu của công ty trong những năm gần đây tăng lên đáng kể. Tuy nhiên , việc xâm nhập thị trường nước ngoài là công việc rất khó khăn, vì thị trường nước ngoài luôn là thị trường khó tính. Với lại nền kinh tế Việt Nam còn non trẻ, nước ta lại mới mở cửa hội nhập nên việc thâm nhập thị trường là việc làm khó khăn. Mặc dù vậy, nhưng công ty vẫn luôn chủ động và mạnh dạn xâm nhập thị trường và chiếm được thị phần đáng kể. Giá cả của các loại vải của công ty trong vài năm gần đây so với đối thủ cạnh tranh nhìn chung là thấp hơn khoảng 500-1000 đồng/sản phẩm. Tuy thế do chất lượng ở một số sản phẩm cao nên bán được giá cao hơn mà vẫn được khách hàng chấp nhận. Qua bảng số liệu dưới đây ta thấy trong năm 2007 thị phần của công ty là 15.5%, đứng thứ 4, đây là vị trí tương đối cao, sang năm 2008 thứ hạng của công ty đã tăng lên một bậc là xếp thứ 3 với thị phần là 16.5% (tăng1% so với năm 2007). Có được như vậy là nhờ sự phấn đấu không biết mệt mỏi của thoàn thể các thành viên trong công ty trong việc nâng cao năng lực sản xuất, thực hiện các biện pháp hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh.
Luận văn liên quan