Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu trong tiến trình toàn cầu hoá nền kinh tế. Gia nhập WTO là một biểu hiện sinh động của quá trình đó. Sau tiếng búa của ông Eirik Glenne - Chủ tịch Đại hội đồng WTO gõ xuống bàn chủ tọa, kết thúc phần biểu quyết thông qua từng văn kiện có giá trị như hồi trống đồng lớn mang nhiều cảm xúc, kết thúc 11 năm gian lao đàm phán, kết thúc quá trình đại diện ngoại giao VN giao dịch đàm phán với các đối tác WTO tại Geneva chỉ được dùng thẻ quan sát và nay có thể ra vào tự do trụ sở WTO và tham dự các cuộc họp chung đưa đất nước ta vào một sân chơi mới mang tính toàn cầu. Ngày 7/11/2006, VN đã chính thức gia nhập ngôi nhà chung của WTO và trở thành thành viên thứ 150. Biết là sẽ có nhiều khó khăn, vất vả ở phía trước, nhưng cũng không thiếu các cơ hội để VN phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Ít nhất là vị trí của nước VN cũng đã ngang tầm với các thành viên khác trong WTO.
NH là lĩnh vực hoàn toàn mở trong cam kết gia nhập WTO. Các NHTM đang đứng trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt không những phải cạnh tranh với các NHTM trong nước mà còn cạnh tranh với sự ồ ạt tham gia của nhiều NH mới và đặc biệt sự tham gia của các NH 100% vốn nước ngoài. Chính vì vậy, hơn bất cứ ngành nào, lĩnh vực NH cần phải “tăng tốc” nâng cao năng lực cạnh tranh để không bị thua thiệt ngay trên chính “sân nhà”.
Tính cho đến thời điểm này, VN đã chính thức gia nhập WTO được hơn một năm. Đây có thể coi là một trong những sự kiện quan trọng và có ý nghĩa nhất về phương diện kinh tế và ngoại giao trong thời kỳ VN thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và hội nhập kinh tế thế giới nói riêng. Một năm qua, với việc thực hiện những cam kết và lộ trình đã ký với tổ chức kinh tế lớn nhất thế giới này, nền kinh tế VN đã có những biến chuyển thật sự rõ rệt. Thành công nhiều nhưng khó khăn, thách thức cũng không phải là ít, đặc biệt ngành NH gặp khó khăn hơn cả. OCB cũng như tất cả các NHTM khác, khi tham gia vào thị trường là chấp nhận mọi ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới nói chung và thị trường VN nói riêng. Do đó trước xu thế hội nhập WTO, để chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường NH, OCB nói riêng và các NHTM khác nói chung đã và đang đề ra những bước đi mới trong thời gian tới.
“Hội nhập ngân hàng khi Việt Nam gia nhập WTO” là đề tài mang tầm vĩ mô với nội dung 3 chương:
- Chương I: Giới thiệu về ngân hàng Phương Đông
- Chương II: Hội nhập ngân hàng khi Việt Nam gia nhập WTO
- Chương III: Các giải pháp đẩy mạnh hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng tại VIệt Nam.
20 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2157 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Hội nhập ngân hàng khi Việt Nam gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I:
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG
Ngân hàng Phương Đông – Cùng bạn thực hiện ước mơ
Hình 1: Hội Sở Ngân hàng Phương Đông
45 Lê Duẩn, Q1, Tp.HCM
Hình 2: Logo của Ngân hàng Phương Đông
* Ý nghĩa biểu tượng của OCB
Tổng thể là đồng tiền xưa
Vuông và tròn: Âm và Dương, Trời và Đất
Màu vàng: Sung túc - ấm no
Màu xanh: Thiên nhiên
1.1.1 Giới thiệu tổng quát về Ngân hàng Phương Đông:
Tên gọi: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Phương Đông
Tên tiếng Anh: Orient Commercial Joint Stock Bank
Viết tắt: Oricombank (OCB)
Giấy phép hoạt động số 0061/NH-GP ngày 13/4/1996 do NHNN Việt Nam cấp.
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 059700 do Sở kế hoạch đầu tư Tp.HCM cấp.
Ngày khai trương hoạt động: 10/06/1996
Thời hạn hoạt động : 99 năm
Hội sở chính: 45 Lê Duẩn, Q1, Tp.HCM
Điện thoại: (08)8220.960 – 8220.962 – 8227.466
Website: www.ocb.com.vn
Email: ocb@ocb.com.vn
Vốn điều lệ hiện tại đến 31/12/2007: 1,111,111,000,000 đồng Việt Nam
Đến cuối tháng 02 năm 2008, số lượng nhân viên là: 1250 người
Tính đến tháng 02/2008, mạng lưới của OCB gồm: Hội sở chính, 14 chi nhánh, 44 phòng giao dịch tại các tỉnh thành phố: TP.Hồ chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc liêu, Kiên Giang, Đaklak.
Chủ tịch HĐQT: Ông Nguyễn Quang Tiên
Tổng giám đốc: Ông Võ Văn Châu
Đối tác:
OCB là thành viên của Hiệp hội Viễn thông tài chính liên Ngân hàng toàn cầu (SWIFT: Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication).
OCB tham gia chương trình Quỹ Phát triển nông thôn (RDF: Rural Development Fund) của Ngân hàng Thế giới (World Bank).
OCB tham gia hệ thống chuyển tiền nhanh trên toàn thế giới Western Union.
OCB tham gia liên minh Thẻ Vietcombank.
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển:
Thế kỉ 20 là thế kỉ đầy biến động gây ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế toàn cầu và VN cũng không thoát khỏi vòng xoáy của những ảnh hưởng đó. Năm 1996 là cột mốc đánh dấu bước chuyển biến đầu tiên của đất nước, nền kinh tế VN dần mở cửa giao lưu, hợp tác với thế giới bên ngoài. Trước tình hình này, trong nước gặp không ít khó khăn, sự vỡ nợ ồ ạt của các TCTD, hợp tác xã tín dụng làm cho dân chúng hoang mang, niềm tin vào NH bị giảm sút. Tại thời điểm này vào ngày 10/06/1996, NHTM CP Phương Đông ra đời có tên gọi tắt là OCB (Oricombank - Orient Commercial Joint Stock Bank) tọa lạc tại 45 Lê Duẩn, Quận 1 một vị trí vô cùng thuận lợi tại trung tâm thành phố. NH thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0061/NH-GP, ngày 13/4/1996 do NHNN VN cấp, Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 059700 do Sở kế hoạch đầu tư Tp.HCM cấp. Khi mới thành lập với số vốn khiêm tốn là 70 tỷ đồng nhưng OCB đã góp phần tạo nên uy tín trong lĩnh vực NH, giảm bớt tâm lý bất ổn của người dân vào thời gian đó.
Trong thời gian hoạt động 99 năm của mình với mục tiêu chấp hành chính sách tiền tệ kinh tế của NN; tăng trưởng lợi nhuận cho cổ đông; phục vụ tốt nhất các yêu cầu của khách hàng và đối tác trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi và cùng nhau phát triển; giải quyết hài hòa lợi ích của khách hàng, cổ đông và cán bộ, nhân viên; nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kì hội nhập OCB đã cố gắng đưa ra nhiều chiến lược kinh doanh vừa có lợi cho NH vừa có lợi cho các thành phần kinh tế để đem lại lợi nhuận cao nhất.
Sau hơn 11 năm hoạt động, NH mặc dù phải đối mặt với những khó khăn nhưng với sự quan tâm giúp đỡ của NHNN và của Chính quyền các địa phương, của các cổ đông OCB và đặc biệt là sự tin tưởng của khách hàng thân thiết cùng sự nỗ lực lao động của tập thể cán bộ nhân viên chung sức cùng NH vượt qua thử thách, ban lãnh đạo NH đã có bước đi đúng đắn trong từng thời kì NH đã duy trì hoạt động và phát triển đến ngày hôm nay với nhiều thành quả về quy mô hoạt động, nguồn nhân lực, sự tín nhiệm của khách hàng đã được nâng tầm, cơ sở phục vụ khách hàng được tốt hơn và hiệu quả hoạt động được nâng cao hơn.
1.1.3 Kết quả hoạt động năm 2007
1.1.3.1 Vốn điều lệ:
Trong xu thế hội nhập WTO, nhằm tạo mọi điều kiện để nâng cao năng lực cạnh tranh, đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển và thu hút nguồn nhân lực, mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao thương hiệu NH cũng như đạt được yêu cầu mức vốn pháp định theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ năm 2008 các NHTM phải đạt mức vốn pháp định là 1000 tỷ đồng, OCB đã không ngừng tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành trái phiếu chuyển đổi và bán cổ phiếu cho các cổ đông chiến lược trong và ngoài nước (Bảng 2). Trong năm 2006, OCB đã kí hợp đồng nguyên tắc về hợp tác chiến lược với Sabeco, trường Đại học kinh tế TpHCM và đến cuối năm 2007 OCB đã được Thống đốc NHNN VN chấp thuận phát hành thêm 11.111.100 cổ phần - 10% vốn điều lệ (tương đương 111 tỷ 111 triệu đồng theo mệnh giá) để bán cho đối tác nước ngoài BNP Parisbas với tổng giá bán là 456 tỷ đồng (tương đương khoảng 28,5 triệu USD). Ngoài ra, BNP Parisbas sẽ tài trợ 2 triệu USD để thực hiện các dự án hỗ trợ kỹ thuật cho OCB. Tính từ năm 2002 OCB đã có những đợt tăng vốn điều lệ và đặc biệt sau khi phát hành cổ phần mới để bán cho NH BNP Parisbas, vốn điều lệ của OCB tăng lên từ 567 tỷ đồng lên 1111 tỷ đồng, tăng 96% so với đầu năm 2007 (Biểu đồ 1)
Bảng 1: Vốn điều lệ của OCB
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
So sánh
2006/2005
2007/2006
+/-
%
+/-
%
Vốn điều lệ
300
567
1111
267
89
544
96
Nguồn: www.ocb.com.vn
Biểu đồ 1: Vốn điều lệ của OCB từ năm 2002 đến năm 2007
Với sự tham gia của các cổ đông:
Bảng 2: Thành phần cổ đông và tỷ trọng cổ phần nắm giữ hiện nay
STT
Cổ đông
Tỷ trọng
1
Tổ chức Đảng, CĐ và Cổ đông khác
10,500%
2
Doanh nghiệp Nhà nước
25,236%
3
Công ty cổ phần, TNHH
16,000%
4
Cá nhân
38,264%
5
Đơn vị Nước ngoài
10,000%
Nguồn: www.ocb.com.vn
Trong đó có các cổ đông sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên:
- Tổng Công ty Bến Thành (SUNIMEX).
- Ban Quản trị Tài chính Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh.
- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VIETCOMBANK).
- Công ty cổ phần Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (SAVICO).
- Ngân hàng BNP Paribas (Pháp)
Biểu đồ 2: Thành phần cổ đông và tỷ trọng cổ phần nắm giữ
1.1.3.2 Hoạt động nguồn vốn
Đến cuối năm 2007, tổng nguồn vốn hoạt động của OCB là 11.755 tỷ đồng, tăng 82,5% so với 2006. Trong đó nguồn vồn huy động từ tiền gửi của tổ chức và cá nhân là 9.804 tỷ đồng, tăng 81,15% so với 2006 (Bảng 3).
Bảng 3: Hoạt động nguồn vốn của OCB
Đvt: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
So sánh
2006/2005
2007/2006
+/-
%
+/-
%
Tổng tài sản
4.020
6.441
11.755
2.421
60,22
5.314
82,50
Huy động vốn
3.501
5.412
9.804
1.911
54,58
4392
81,15
Nguồn: Báo cáo kiểm toán 2007
Thương hiệu OCB ngày càng được quảng bá rộng rãi trong cả nước; mạng lưới hoạt động được mở rộng một cách nhanh chóng; các sản phẩm huy động được đa dạng hóa cùng với lãi suất huy động được điều chỉnh hợp lý, kịp thời; và phong cách phục vụ khách hàng của nhân viên ngày càng chuyên nghiệp đã giúp công tác nguồn vốn của OCB từ năm 2002 đến nay đạt được kết quả khả quan (Biểu đồ 3).
Biểu đồ 3: Tình hình huy động vốn của OCB từ năm 2002 đến năm 2007
1.1.3.3 Hoạt động tín dụng
Cuối năm 2007, dư nợ cho vay đạt mức 7.557 tỷ đồng, tăng 2.896 tỷ đồng (tăng 62,13%) so với năm 2006 (Bảng 4).
Bảng 4: Hoạt động tín dụng của OCB
Đvt: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
So sánh
2006/2005
2007/2006
+/-
%
+/-
%
Dư nợ cho vay
2.891
4.661
7.557
1.770
61,2
2.896
62,13
Nguồn: Báo cáo kiểm toán 2007
Nhờ xác định đúng phân đoạn thị trường mục tiêu của NH là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân tại các đô thị có thu nhập ổn định, các tiểu thương và các nông dân có kinh nghiệm sản xuất hàng hoá nông sản có nhu cầu tín dụng để sản xuất kinh doanh cũng như để chuyển nhượng, xây dựng nhà để ở và để sử dụng vào các mục đích tiêu dùng khác nên từ năm 2002 đến nay OCB có thể tăng quy mô tín dụng nhưng vẫn kiểm soát chất lượng tín dụng một cách chặt chẽ. Ngoài ra, việc phát triển mạng lưới chi nhánh, PGD cũng đã góp phần vào việc tăng trưởng tín dụng của NH (Biểu đồ 4).
Tính đến hết ngày 31/12/ 2007, tỷ lệ dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán của OCB đã được thực hiện ở mức 2%. OCB là một trong số những NH đã có dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán dưới ngưỡng quy định 3% tổng dư nợ cho vay.
Biểu đồ 4: Tình hình cho vay của OCB từ năm 2002 đến năm 2007
1.1.4 Kết quả kinh doanh của OCB
Kết quả kinh doanh của NH tăng trưởng khả quan do mọi mặt đều phát triển đáng kể. Trong năm 2007 lợi nhuận trước thuế của NH đạt 231 tỷ đồng, tăng 63% so với năm 2006 (Bảng 5). Lợi nhuận khả quan cùng với thành công của OCB trong việc liên minh với nhiều chiến lược trong và ngoài nước đã nâng cao sự tín nhiệm và thương hiệu của OCB được thể hiện qua những thành quả OCB đạt được trong thời gian qua (Biểu đồ 5).
Bảng 5: Kết quả kinh doanh của OCB
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
So sánh
2006/2005
2007/2006
+/-
%
+/-
%
Lãi trước thuế
67
142
231
75
112
89
63
Biểu đồ 5: Lãi trước thuế của OCB từ năm 2002 đến năm 2007
1.1.5 Bộ máy tổ chức hoạt động
Cơ cấu tổ chức của NH:
- Hội sở
- Các chi nhánh
- Các công ty trực thuộc, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NH và bộ máy điều hành tại Hội sở như sau:
Đại hội đồng cổ đông
Các Uỷ Ban/Hội đồng HĐồng quản trị Ban kiểm Bộ phận kiểm
chuyên môn soát toán nội bộ
Văn phòng Hội Đồng Ban TGĐ
quản trị
Bộ phận Bộ phận Bộ phận UB Quản lý Ban Tín Phòng Kiểm soát
Quan hệ QT Nghiên cứu Pháp chế TS Nợ-Có dụng nội bộ
phát triển
Khối Ngân quỹ Khối Kinh Khối Điều hành Khối Hỗ trợ Khối Công nghệ
doanh & giám sát thông tin
P. KD vốn P. Tín Dụng P. Kế hoạch P. Nhân sự P. Xử lý
tổng hợp thông tin
P. KD ngoại P. Th/toán P. Tài chính P. Hành chính P. Quản trị
tệ & vàng quốc tế kế toán quản trị hạ tầng
kỹ thuật
P. Th/toán P. Thẻ P. Quản lý P. Thương
& quỹ rủi ro hiệu & Bộ phận
P. Đầu tư quan hệ Ngân hàng
cộng đồng điện tử
P. Sản phẩm
& dịch vụ P. Đào tạo
khách hàng
P. Xây dựng
cơ bản
Chi nhánh, Sở giao dịch,
Văn phòng đại diện, Công ty trực thuộc, Đơn vị sự nghiệp
1.1.6 Giới thiệu sản phẩm , dịch vụ đang thực hiện tại ngân hàng
1.1.6.1 Khách hàng cá nhân
+ Tiền gửi tiết kiệm
OCB huy động vốn từ khách hàng cá nhân qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng bằng đồng Việt Nam, Ngoại tệ và Vàng với các kỳ hạn, phương thức trả lãi đa dạng và lãi suất hấp dẫn. Gồm có các loại: Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn, Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn, Tiền gửi tiết kiệm với lãi suất bậc thang, Tiền gửi thanh toán, Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn bằng VND có đảm bảo bằng USD, Tiền gửi tiết kiệm linh hoạt...
+ Cho vay: từng lần, theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư với lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản nhanh chóng.
Sản phẩm: Cho vay sản xuất kinh doanh, Cho vay mua xe hơi trả góp, Cho vay sinh hoạt, tiêu dùng trả góp, Cho vay trả góp mua nhà ở, nền nhà, Cho vay trả góp xây nhà, sửa chữa nhà, Cho vay du học...
Với mục đích:
- Vay vốn bổ sung vốn lưu động, thanh tóan tiền hàng trong nước: các hợp đồng mua hàng, hợp đồng ủy thác, hóa đơn thanh tóan, đơn đặt hàng,...
- Tài trợ nhập khẩu: hợp đồng ngoại thương, thư tín dụng, bao thanh toán...
- Tài trợ xuất khẩu: thư tín dụng xuất khẩu (hợp đồng ngoại), các hợp đồng mua nguyên liệu, phụ liệu, ... thực hiện việc xuất khẩu.
- Tài trợ xây dựng: hợp đồng thi công, hợp đồng xây dựng, các hợp đồng mua vật tư, thanh toán nhân công thực hiện công trình xây dựng
+ Dịch vụ chuyển tiền: NHANH CHÓNG - AN TOÀN - CHI PHÍ THẤP với các loại dịch vụ như: Chuyển tiền trong nước, Chuyển tiền từ nước ngoài về VN (chuyển tiền Western Union), Chuyển tiền ra nước ngoài, Chuyển tiền nhanh giữa OCB và NH Sài Gòn Thương Tín...
+ Các dịch vụ khác: Ngoài các dịch vụ truyền thống OCB không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và ngày càng đa dạng hóa các lọai hình dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu và hội nhập Quốc tế: mua bán cổ phiếu có kì hạn chưa niêm yết, thẻ ATM, dịch vụ Ngân Quỹ (kiểm, đếm, thu, chi hộ), thanh toán thẻ tín dụng Visa – Master Card, mua bán ngoại tệ (giao ngay – kỳ hạn), kinh doanh vàng....
1.1.6.2 Khách hàng doanh nghiệp
+ Tiền gửi thanh toán: OCB nhận tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, xã hội, đoàn thể .v.v.. với thủ tục đơn giản, thời gian phục vụ nhanh chóng và tiện lợi.
Tiền gửi thanh toán
- Thanh toán quốc tế :Mở và thanh tóan L/C hàng nhập và hàng xuất, Thanh toán chuyển tiền bằng điện (T/T), Nhờ thu bộ chứng từ xuất nhập khầu, Chấp nhận đổi lấy bộ chứng từ (D/A), Thanh toán đổi lấy bộ chứng từ (D/P)...
Bao thanh toán
+ Cho vay: tương tự như cho vay đối với cá nhân (cho vay sản xuất – kinh doanh)
+ Bảo lãnh: OCB cung ứng dịch vụ bảo lãnh cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các hợp tác xã hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dịch vụ, gồm các loại bảo lãnh: thanh toán, dự thầu, thực hiện hợp đồng, vay vốn trong nước và vay vốn nước ngoài, hoàn thanh toán, đảm bảo chất lượng sản phẩm, phát hành thư tín dụng nhập khẩu, thanh toán thuế nhập khẩu và các loại bảo lãnh khác.
+ Các dịch vụ khác: Dịch vụ thu, chi hộ tiền mặt; Dịch vụ chi hộ lương cán bộ công nhân viên...
1.1.7 OCB với cộng đồng
Với phương châm "NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG - CÙNG BẠN THỰC HIỆN ƯỚC MƠ", ngoài việc tập trung nguồn lực và đạt hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, OCB cũng không quên những trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội. Trong năm 2007 cho đến nay, để tiếp nối truyền thống tốt đẹp “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta được xác định là trách nhiệm thiêng liêng của OCB đối với cộng đồng nhằm thể hiện sự quan tâm và sẻ chia đối với những cuộc đời kém may mắn, OCB đã thực hiện nhiều chương trình văn nghệ nhằm gây quỹ với mục đích cùng với các doanh nghiệp, mạnh thường quân chung tay chăm lo cho những người còn khó khăn, người già neo đơn một cái tết ấm cúng và đầy đủ hơn, trao quà cho các em học sinh nghèo hiếu học, đóng góp xây nhà tình thương cho các gia đình thuộc diện nghèo ở Đaklak, các Huyện Long Hồ; Trà Ôn - Tỉnh Vĩnh Long..., ủng hộ cùng chia sẻ với những gánh nặng của bà con miền trung trong đợt lũ lụt,...và nhiều hoạt đông khác. Trong năm 2007, ngoài các kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh, OCB còn vinh dư nhận được một số danh hiệu và giải thưởng sau:
▪ Cờ thi đua Đơn vị xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua ngành Ngân hàng năm 2007 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trao tặng.
▪ Giấy chứng nhận “Nằm trong bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2007” do báo Vietnam Net bình chọn
▪ Giấy chứng nhận “Cúp vàng top ten ngành hàng năm 2007” do Ban Tổ chức chương trình bình chọn Thương hiệu Việt uy tín, chất lượng lần thứ 3 - 2007 bình chọn.
▪ Giải “Cầu vàng” phát triển nhanh các sản phẩm dịch vụ công nghệ cao do Hội đồng bình chọn giải thưởng trao tặng
▪ Cờ luân lưu Công đoàn cơ sở vững mạnh năm 2007 do Liên đoàn Lao động Tp. HCM trao tặng.
▪ Giải thưởng “Quả cầu vàng năm 2007” là giải thưởng do hiệp hội doanh nghiệp vừa nhỏ, Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật VN tổ chức định kỳ hàng năm từ năm 2002 trao tặng vinh danh OCB là doanh nghiệp tiêu biểu, có thành tích trong kinh doanh và có những đóng góp cho xã hội.
Các giải thưởng nhận được khẳng định sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của OCB trong hoạt động kinh doanh và những đóng góp cho xã hội.
1.1.8 Phát triển mạng lưới giao dịch
Mạng lưới của OCB không ngừng tăng lên, tính đến tháng 2/2008 OCB có bao gồm 1 hội sử chính và 58 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước. Trong năm 2007, OCB đã khai trương hoạt động 19 PGD tại Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Bạc Liêu, Vĩnh Long và Cà Mau. Tháng 11/2007 OCB được NHNN VN cho phép thành lập Sở Giao Dịch tại TP.HCM. Hầu hết các chi nhánh, PGD đều hoạt động có hiệu quả.
NH cũng đang tiến hành thiết kế thi công trụ sở chi nhánh Bình Dương, chi nhánh Tp.Cần Thơ, chi nhánh Hà Nội, chi nhánh Tp.Đà Nẵng, chi nhánh Bạc Liêu, được xây dựng trên nguồn vốn bất động sản của NH. Đây là một trong những đầu mối quan trọng để OCB khai thác hiệu quả hơn, góp phần đáng kể vào việc quảng cáo thương hiệu OCB đến đông đảo khách hàng ở các tỉnh - thành phố có nền kinh tế năng động của VN.
1.1.9 Phương hướng hoạt động năm 2008
Ngày 7/11/2006, VN chính thức là thành viên của WTO. Điều này mở ra cho nền kinh tế VN, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính – NH nhiều cơ hội cũng như những thách thức tạo sức ép cạnh tranh rất lớn không những giữa các NHTM trong nước mà còn với các NH nước ngoài. OCB cũng như tất cả các NHTM khác, khi tham gia vào thị trường là chấp nhận mọi ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới nói chung và thị trường VN nói riêng. Do đó để chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường NH, OCB đã đề ra bước đi mới trong năm 2008.
Mở đầu cho một giai đoạn phát triển mới của OCB cùng với sự tham gia quản trị và điều hành của BNP Paripas, thực hiện liên minh chiến lược giữa OCB và BNP Paripas, OCB quyết tâm tạo bước phát triển, đổi mới về quy mô và chất lượng hoạt động để có một mô hình tổ chức hiện đại, khoa học, phù hợp với mục tiêu và bảo đảm hiệu quả kinh doanh, kiểm soát được rủi ro, có khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ NH đa dạng, tổng hợp, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường và nhu cầu của khách hàng thuộc mọi thành phần đảm bảo khả năng cạnh tranh và hội nhập, mở ra cho OCB một giai đoạn phát triển mới với các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu:
- Triển khai 3 chương trình dự án trong liên minh chiến lược với BNP Paripas là: Tái cấu trúc tổ chức OCB, IT và Quản lý rủi ro theo định hướng xây dựng OCB trở thành NH bán lẻ nằm trong nhóm 10 NHTM CP hàng đầu VN, bảo đảm phát triển bền vững và hội nhập với các nước trong khu vực.
- Bảo đảm hoạt động phát triển và có hiệu quả với mức cổ tức tối thiểu 12%.
- Tiếp tục triển khai thực hiện chiến lược phát triển 5 năm (2006-2010) của OCB. Thực hiện dự án Core Banking System (CBS) và Data Center nhằm thiết lập mạng trực tuyến (online) của OCB làm cơ sở cho việc phát triển các dịch vụ NH hiện đại. OCB vừa ký hợp đồng với công ty tư vấn BSA Consulting Group (New Zealand), hợp đồng tư vấn này có kế hoạch thực hiện trong 18 tháng với 3 nội dung chính: Công ty tư vấn BSA sẽ hỗ trợ NH Phương Đông xây dựng chiến lược kinh doanh, đi cùng với mục tiêu kinh doanh và kế hoạch kinh doanh hàng năm. Trong thời gian đó cùng với dự án CBS, OCB sẽ tiếp tục đầu tư một số dự án công nghệ thông tin khác với ngân sách lên đến hàng triệu USD. Thông qua dự án hiện đại hóa công nghệ NH, OCB sẽ có điều kiện để phục vụ khách hàng tốt hơn nhờ rút ngắn thời gian giao dịch của khách và cung cấp thêm các sản phẩm dịch vụ NH mới. Về phía NH, việc đầu tư này có thể góp phần cắt giảm chi phí hoạt động và hạn chế tối đa rủi ro nhờ hệ thống thông tin quản trị tốt hơn.