Để thành công trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng trong các vụ
việc tranh chấp thừa kế, Luật sư cần phải chú ý một số công việc đặc thù riêng biệt
trong cách giải quyết tranh chấp này. Vì quan hệ tranh chấp thừa kế thoạt nhìn thì có
vẽ đơn giản, nhưng bên trong chất chứa nhiều mâu thuẩn phức tạp, năng nề và nhiều
lúc gay gắt. Quan hệ tranh chấp thừa kế không chỉ liên quan đến một vài đương sự,
mà còn liên quan đến nhiều người trong cùng một gia đình, họ tộc. Nếu không có
hướng giải quyết tốt “ thấu tình và đạt lý” thì nó trở thành khối ung nhọt phá vỡ tình
cảm trong gia đình và họ tộc đã được hình thành nhiều thế hệ. Ngoài việc bảo vệ
thân chủ mình trong các tranh chấp thừa kế, bằng sự hiểu biết pháp luật của mình
luật sư còn có trách nhiệm trong việc giữ gìn những bản chất tốt đẹp của cuộc sống
như : tình cảm anh em, tình ruột thịt, xa hơn là tình bà con trong dòng họ phạm vi ba
đời; Tạo tiền đề cho gia đình ổn định phồn vinh phát triển xã hội ổn định và phát
triển .
Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản (gọi là di sản) của người chết (gọi là người
để lại di sản) cho người, tổ chức khác (gọi là người thừa kế) theo di chúc hoặc theo
quy định pháp luật.
Theo quan điểm của Ăng-ghen, thừa kế là “sự chuyển dịch tài sản của người
chết cho người còn sống”; quyền thừa kế là quyền hưởng tài sản của người chết để
lại theo một trình tự do pháp luật quy định. Còn theo cổ luật Việt Nam định nghĩa
rằng thừa kế là từ rút gọn của “kế tự thừa siêu” nghĩa là kế thừa dòng dõi, nối tiếp
truyền thống làm cho tài sản ngày càng giàu lên. Mục đích sâu xa của thừa kế là để
củng cố sự trường tồn của dòng họ, giữ gìn sự hoà thuận, thương yêu, đùm bọc nhau
giữa anh chị em trong gia đình
22 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1991 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kỹ năng của Luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp thừa kế ra Tòa án, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ năng của Luật sư trong các vụ án dân sự - Thừa kế
- 1 -
Chuyên đề
Kỹ năng của Luật sư trong việc hỗ trợ khách
hàng khởi kiện tranh chấp thừa kế ra Tòa án
Kỹ năng của Luật sư trong các vụ án dân sự - Thừa kế
- 2 -
PHẦN MỞ ĐẦU
Để thành công trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng trong các vụ
việc tranh chấp thừa kế, Luật sư cần phải chú ý một số công việc đặc thù riêng biệt
trong cách giải quyết tranh chấp này. Vì quan hệ tranh chấp thừa kế thoạt nhìn thì có
vẽ đơn giản, nhưng bên trong chất chứa nhiều mâu thuẩn phức tạp, năng nề và nhiều
lúc gay gắt. Quan hệ tranh chấp thừa kế không chỉ liên quan đến một vài đương sự,
mà còn liên quan đến nhiều người trong cùng một gia đình, họ tộc. Nếu không có
hướng giải quyết tốt “ thấu tình và đạt lý” thì nó trở thành khối ung nhọt phá vỡ tình
cảm trong gia đình và họ tộc đã được hình thành nhiều thế hệ. Ngoài việc bảo vệ
thân chủ mình trong các tranh chấp thừa kế, bằng sự hiểu biết pháp luật của mình
luật sư còn có trách nhiệm trong việc giữ gìn những bản chất tốt đẹp của cuộc sống
như : tình cảm anh em, tình ruột thịt, xa hơn là tình bà con trong dòng họ phạm vi ba
đời; Tạo tiền đề cho gia đình ổn định phồn vinh phát triển xã hội ổn định và phát
triển .
Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản (gọi là di sản) của người chết (gọi là người
để lại di sản) cho người, tổ chức khác (gọi là người thừa kế) theo di chúc hoặc theo
quy định pháp luật.
Theo quan điểm của Ăng-ghen, thừa kế là “sự chuyển dịch tài sản của người
chết cho người còn sống”; quyền thừa kế là quyền hưởng tài sản của người chết để
lại theo một trình tự do pháp luật quy định. Còn theo cổ luật Việt Nam định nghĩa
rằng thừa kế là từ rút gọn của “kế tự thừa siêu” nghĩa là kế thừa dòng dõi, nối tiếp
truyền thống làm cho tài sản ngày càng giàu lên. Mục đích sâu xa của thừa kế là để
củng cố sự trường tồn của dòng họ, giữ gìn sự hoà thuận, thương yêu, đùm bọc nhau
giữa anh chị em trong gia đình.
Vì vậy, thừa kế đã trở thành một định quan trọng các bộ luật phong kiến Việt
Nam.
Chế định thừa kế là một chế định quan trọng trong hệ thống các quy phạm
pháp luật dân sự Việt Nam. Hơn nữa, trong những năm gần đây, số vụ việc tranh
chấp về thừa kế luôn chiếm tỷ trọng lớn trong các tranh chấp dân sự và có tính phức
tạp cao. Bởi vậy, nghiên cứu chế định thừa kế có ý nghĩa rất lớn đối với nhà làm luật
nói chung và nghề luật sư nói riêng.
Vì có nắm bắt được một cách vững vàng và cặn kẽ những quy định của pháp
luật dân sự về thừa kế, người luật sư mới có thể thực hiện tốt việc tư vấn , hỗ trợ
khách hàng tranh chấp về thừa kế
Đó là quyền và lợi ích hợp pháp của họ cần được bảo vệ và duy trì.
Tại Điều 58 Hiếp pháp năm 1992 quy định : “ Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu
hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”. Và từ Pháp lệnh thừa kế năm 1990 đến
Kỹ năng của Luật sư trong các vụ án dân sự - Thừa kế
- 3 -
Bộ luật dân sự năm 2005 và các pháp luật có liên quan đều thể hiện quan điểm không
ngừng hoàn thiện những quy định pháp luật về thừa kế nhằm đảm bảo quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng các
tranh chấp thừa kế vẫn có số lượng tương đối lớn do tính chất đặc biệt của các loại
tranh chấp này là liên quan đến di sản của người đã chết. Đây cũng là loại tranh chấp
mà khách hàng thường yêu cầu luật sư giúp đỡ trong việc khởi kiện ra Tòa án.
Vậy để giúp khách hàng trong việc khởi kiện tranh chấp thừa kế ra Tòa án,
thì Luật sư cần phải có những kỹ năng gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu trong nội dung
tiểu luận sau với chuyên đề “ Kỹ năng của Luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng
khởi kiện tranh chấp thừa kế ra Tòa án”.
BÀI 1
PHẦN NỘI DUNG
I _ Khái quát chung về thừa kế :
1.1/ Các khái niệm : ( Điều 631 – 645 BLDS 2005 )
1.1.1/ Quyền thừa kế :
Điều 631 BLDS 2005 “ Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của
mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản
theo di chúc hoặc theo pháp luật “.
- Thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, bao gồm các quy phạm pháp luật điều
chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người khác theo di chúc
hoặc theo trình tự do pháp luật quy định .
- Hay nói cách khác thừa kế là việc chuyển giao tài sản của một người sau khi
người này chết cho những người khác theo quy định của pháp luật .
1.1.2/ Di sản thừa kế : (Điều 634 BLDS 2005 )
- Di sản thừa kế bao gồm : tài sản riêng, phần tài sản của người chết trong tài sản
chung với người khác, quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kế và được để
lại thừa kế .
- Tài sản riêng tức là những tài sản thuộc phần sở hữu riêng của người chết đứng
tên lúc còn sống.
- Tài sản chung với người khác là phần tài sản do lúc còn sống người chết đã
đồng tạo ra cùng chung với một người khác, thì lúc chết phần tài sản đó cũng
được đưa vào di sản của người chết .
1.2/ các hình thức thừa kế :
1.2.1/ Thừa kế theo di chúc :
Điều 646 BLDS 2005 “ Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài
sản của mình cho người khác sau khi chết “
- Di sản của người đã chết được chuyển cho những người thừa kế theo di chúc
người chết để lại. Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người
Kỹ năng của Luật sư trong các vụ án dân sự - Thừa kế
- 4 -
đó bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được
hành vi của mình. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc nếu
được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý .
- Người lập di chúc có các quyền : chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di
sản của người thừa kế; phân chia phần di sản cho từng người thừa kế; dành một
phần trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; giao nghĩa vụ cho người thừa kế
trong phạm vi di sản; chỉ định người giữ di chúc, quản lý di sản, người phân chia
di sản .
Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể được lập thành văn bản thì
có thể lập di chúc miệng ( di chúc miệng chỉ hợp pháp khi được thực hiện theo
đúng trình tự quy định của pháp luật ) – Điều 652 BLDS 2005.
1.2.2/ Thừa kế theo pháp luật :
Điều 674 BLDS 2005 “ Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế,
điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định “ .
- Hình thức thừa kế theo hàng thừa kế được áp dụng trong những trường hợp :
Người chết không để lại di chúc; di chúc không hợp pháp; Người thừa kế theo di
chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc,….
* Những người thừa kế theo pháp luật :
- Hàng thừa kế thứ nhất : Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ,
con nuôi của người chết.
- Hàng thừa kế thứ hai : Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh chị em ruột,
cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
- Hàng thừa kế thứ ba : Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cô
ruột, cậu ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là
bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người
chết là cụ nội, cụ ngoại.
1.2.3/ Thừa kế thế vị : ( Điều 677 BLDS 2005 )
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản, thì cháu
được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu được hưởng nếu còn sống; nếu
cháu cũng đã chết trước người để lại di sản, thì chắt được hưởng phần di sản mà
cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống .
1.3/ Tranh chấp thừa kế :
Tranh chấp thừa kế là những xung đột, mâu thuẫn, bất đồng được thể hiện ra bên
ngoài về quyền thừa kế; tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ do người chết để
lại, thanh toán các khoản chi phí từ di sản,…Trong trường hợp có tranh chấp về
tài sản thừa kế thì người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu Tòa
án giải quyết .
II_ Kỹ năng của Luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp
thừa kế ra Tòa án :
Kỹ năng của Luật sư trong các vụ án dân sự - Thừa kế
- 5 -
Luật sư cũng cần chỉ cho khách hàng thấy được khả năng thắng kiện đến
đâu nếu họ khởi k iện ra tòa án cũng như khả năng thực tế bản án sẽ
được thi hành thế nào,dự liệu về diều thực tế sẻ xảy ra .Một điều nữa trong nội dung
này là luật sư cũng nên hướng dẫn kháchhàng nắm bắt một cách sơ bộ những tài
liệu, chứng cứ cần thiết để tòa án chấp nhận xem xét, giải quyết vụ việc, hướng
dẫn họ thu thập chứng cứ, và tìm hiểu rõ khả năng thu thập chứng cứ tài liệu của
khách hàng để chủ độnghơn trong việc này.
2.1/ Kỹ năng tiếp xúc với khách hàng :
2.1.1/ Trao đổi với khách hàng về nội dung yêu cầu :
- Luật sư cần nắm rỏ về khách hàng của mình : Đây là một vấn đề khoa học và
nghệ thuật, để bảo vệ lợi ích cho khách hàng luật sư không thể không biết rỏ về
khách hàng của mình. Luật sư cần phải có được những thông tin đầy đủ, khách
quan và chuẩn xác về gốc gác – gia đình của khách hàng của mình. Xác định
chuẩn xác quan hệ gia đình, dòng tộc của khách hàng với người để lại thừa kế;
xác định quan hệ của khách hàng với người hoặc số người đang có tranh chấp về
di sản thừa kế là đương sự của vụ án. Ngoài ra luật sư còn phải xác định rỏ mối
quan hệ của khách hàng với người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ
tranh chấp; và với người làm chứng .
- Luật sư cần nắm vững yêu cầu của khách hàng : Tưởng đây là vấn đề đơn giản,
nhưng thực tế không phải luật sư nào cũng nắm vững và hiểu được yêu cầu đích
thực của khách hàng. Hiểu rỏ được yêu cầu khách hàng, là nắm bắt được cốt lỏi
mục đích và giới hạn cuối cùng của yêu cầu có thể đạt được, Để có thể đạt được
vấn đề này luật sư cần phải yêu cầu khách hàng trình bày cụ thể vụ việc và yêu
cầu họ cung cấp đầy đủ các thông tin - tài liệu liên quan .
- Khi đã có một cái nhìn sơ lược về vụ việc thì điều quan trọng tiếp theo là luật sư
phải chỉ ra được loại quan hệ pháp luật tranh chấp có thực sự là tranh chấp thừa
kế hay không, nếu phải thì thuộc trường hợp nào :
+ Tranh chấp quyền thừa kế : quyền yêu cầu chia di sản thừa kế; yêu cầu xác
nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác.
+ Tranh chấp thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật.
+ Tranh chấp về di sản thừa kế nhà ở, quyền sử sụng đất.
+ Tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại hoặc thanh toán các
khoản chi từ di sản.
- Ngoài ra luật sư cũng phải cho khách hàng biết một cách sơ bộ về điều kiện
khởi kiện, tư vấn cho khách hàng những vấn đề tố tụng, phân tích những thuận lợi
và khó khăn của việc khởi kiện.
2.1.2/ Tư vấn cho khách hàng :
a- Phân tích những lợi ích của việc khởi kiện hoặc không khởi kiện :
- Luật sư cần căn cứ vào các quy định của pháp luật để có cơ sở tư vấn cho khách
hàng những ưu thế và bất lợi của họ khi quyết định đem vụ việc khởi kiện ra Tòa
Kỹ năng của Luật sư trong các vụ án dân sự - Thừa kế
- 6 -
án để giải quyết, từ đó giúp khách hàng có quyết định khởi kiện hoặc không khởi
kiện, đó chính là quyền tự định đoạt mà pháp luật quy định cho họ.
- Thông thường thì các tranh chấp thừa kế thường xảy ra giữa những người trong
cùng một gia đình-họ tộc, khi tính chất căng thẳng của mối quan hệ giữa họ đã
lên tới mức muốn pháp luật phân xử. Nên bất lợi lớn nhất của khách hàng khi
khởi kiện những tranh chấp này ra Tòa án là việc sẽ làm rạn nứt, và làm nghiêm
trọng thêm mâu thuẫn gia đình. Mặc khác, khi khởi kiện tranh chấp thừa kế ra
Tòa án, khách hàng sẽ phải đối diện với một khoảng thời gian có thể rất dài để
theo đuổi vụ kiện và có thể phải chịu mức án phí lớn.
- Ngoài ra luật sư cũng nên hướng dẫn khách hàng nắm bắt một cách sơ bộ những
tài liệu, chứng cứ cần thiết để Tòa án chấp nhận xem xét thụ lý vụ án, hướng dẫn
khách hàng thu thập chứng cứ, và tìm hiểu rỏ khả năng thu thập chứng cứ-tài liệu
của khách hàng để chủ động hơn trong việc này.
b- Phân tích điều kiện khởi kiện của khách hàng :
- Chủ thể khởi kiện : Luật sư có thể hướng dẫn cho khách hàng tự mình hoặc thông
qua người đại diện hợp pháp khởi kiện theo quy định tại Điều 161 BLTTDS
2004“ Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại
diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án cấp có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình “
Cũng như các loại vụ việc dân sự khác, khi khởi kiện tranh chấp thừa kế ra
Tòa án, chủ thể khởi kiện là cá nhân phải đảm bảo điều kiện về năng lực hành vi
dân sự và là người có quyền-lợi ích hợp pháp bị xâm hại . Khi tiếp xúc với khách
hàng, luật sư cũng cần tư vấn và xem xét về tư cách chủ thể khởi kiện liên quan
trực tiếp đến quyền khởi kiện của khách hàng để có hướng tư vấn kịp thời về điều
kiện khởi kiện theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp khách hàng
có nhu cầu ủy quyền cho luật sư hoặc người khác thay mặt mình tham gia tố tụng
thì luật sư cũng phải hướng dẫn khách hàng lập giấy ủy quyền theo đúng quy định
pháp luật .
- Thời hiệu khởi kiện :
Có hai loại thời hiệu khởi kiện đối với vụ án tranh chấp thừa kế :
Điều 645 BLDS 2005 :
“ Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa
kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời
điểm mở thừa kế .
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của
người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế “
Khi xem xét điều kiện về thời hiệu khởi kiện luật sư cầu lưu ý các quy định về
thời hiệu khởi kiện, đó là :
Kỹ năng của Luật sư trong các vụ án dân sự - Thừa kế
- 7 -
Quy định về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện đối với việc thừa kế đã
mở trước ngày ban hành pháp lệnh thừa kế ( 30/8/1990 ), việc xác định thời hiệu
khởi kiện về thừa kế trên thực tế cũng tương đối phức tạp liên quan đến khá nhiều
các văn bản khác nhau và việc xác định thời điểm mở thừa kế. Đối với việc thừa
kế đã mở trước ngày ban hành Pháp lệnh thừa kế, theo quy định tại khoản 4 điều
36 Pháp lệnh thừa kế thì thời hiệu khởi kiện trước ngày 10/9/2000. Nhưng theo
hướng dẫn tại Nghị quyết số 58/UBTVQH10 ngày 20/8/1998 thì từ ngày
01/7/1996 đến ngày 01/01/1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện đối với giao
dịch dân sự về nhà ở xác lập trước ngày 01/7/1991. Do vậy, thời hiệu khởi kiện
loại việc này được tính đến ngày 09/3/2003. Bắt đầu từ ngày 10/3/2003 đương sự
không còn quyền khởi kiện đối với những vụ án thừa kế .
Trường hợp thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện quy định tại điều 161
BLDS 2005: Do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngạy khách quan làm cho chủ thể
có quyền khởi kiện không thể khởi kiện trong phạm vi thời hiệu; chưa có người
đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện chưa thành niên, mất năng
lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; chưa có người đại
diện khác thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện
trong trường hợp người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực
hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chết.
Các quy định về bắt đầu thời hiệu khởi kiện theo quy định tại điều 162 BLDS
2005.
Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế được hướng dẫn tại
mục 2 phần 1 Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP “ Trường hợp trong thời hạn
mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp
về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết
thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa
kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển
thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Tòa án giải
quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các
quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết “.
Qua đó cho thấy có sự chuyển hóa về quan hệ giữa yêu cầu chia thừa kế
và yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế. Khi đương
sự có yêu cầu chia tài sản chung ở thời điểm hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế,
Tòa án chỉ thụ lý và giải quyết khi có tài liệu thể hiện các đồng thừa kế không có
tranh chấp về hàng thừa kế, và đều có thừa nhận di sản do người chết để lại chưa
chia.
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ do người
chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản :
Kỹ năng của Luật sư trong các vụ án dân sự - Thừa kế
- 8 -
+ Đối với việc mở thừa kế trước ngày ban hành Pháp lệnh thừa kế thì thời hiệu
khởi kiện được xác định là ba năm kể từ ngày ban hành Pháp lệnh thừa kế ( khoản
4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế năm 1990 )
+ Đối với việc mở thừa kế kể từ ngày ban hành Pháp lệnh thừa kế ( 30/8/1990 ),
thời hiệu khởi kiện được xác định là ba năm kể từ thời điểm mở thừa kế ( khoản 2
Điều 36 Pháp lệnh thừa kế năm 1990 )
+ Đối với việc mở thừa kế từ ngày 01/01/2006 thời hiệu khởi kiện về yêu cầu
người thừa kế thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại, thanh toán các khoản chi
từ di sản được xác định là ba năm kể từ ngày người có di sản thừa kế chết ( Điều
645 BLDS 2005 )
- Thẩm quyền giải quyết của Tòa án :
+ Thẩm quyền theo loại vụ việc : tranh chấp thừa kế là một loại tranh chấp thuộc
thẩm quyền của Tòa án theo quy định tại khoản 5 Điều 25 BLTTDS 2004.
+ Thẩm quyền theo cấp Tòa án : Luật sư cần xác định vụ án khởi kiện đúng theo
cấp Tòa có thẩm quyền giải quyết vụ việc theo quy định từ Điều 33 đến Điều 37
BLTTDS 2004; Nghị quyết 32/2004/QH11; Nghị quyết số 01/2005/NQ-HDTP.
Ngoài việc lưu ý nguyên tắc xác định thẩm quyền đối với cấp Tòa, những trường
hợp thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh theo khoản 1 Điều 33 BLTTDS 2004.
Luật sư cầu lưu ý trường hợp đương sự ở nước ngoài theo quy định tại điều 56
BLTTDS 2004 bao gồm cả người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Do đó, với
những vụ việc mà đương sự không phải là người thuộc các diện thừa kế nhưng có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đang ở nước ngoài hoặc việc giải quyết vụ án cần
phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài thì sẽ thuộc
thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh.
Luật sư Đỗ Anh Tổng, cũng cần lưu ý các trường hợp tranh chấp di sản
thừa kế là bất động sản thì áp dụng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 36 BLTTDS
2004 và thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn.
- Thủ tục hòa giải ở địa phương ( đối với tranh chấp thừa kế liên quan đến
quyền SDĐ ):
Nếu tranh chấp thừa kế mà liên quan đến quyền sử dụng đất thì theo quy định tại
điều 135, 136 Luật đất đai năm 2003; các tranh chấp này cần phải được hòa giải
tại cơ sở ( Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ). Trong trường hợp này, luật sư
phải hướng dẫn khánh hàng làm đơn đề nghị UBND xã, phường, thị trấn hòa giải.
Nếu kết quả hòa giải không thành hoặc không hòa giải được thì mới có thể khởi
kiện ra Tòa án cấp có thẩm quyền .
2.1.3/ Hướng dẫn khách hàng về thủ tục khởi kiện :
Một là : Giúp khách hàng soản thảo đơn khởi kiện theo mẫu được quy định tại
khoản 2 Điều 164 BLTTDS 2004; và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị một số tài
liệu chứng cứ chứng minh.
Kỹ năng của Luật sư trong các vụ án dân sự - Thừa kế
- 9 -
Hai là : Giải thích cho khách hàng hiểu rỏ nghĩa vụ tạm ứng án phí đối với yêu
cầu khởi kiện ;
Luật sư cần lưu ý giải thích cho khách hàng các quy định của pháp luật có liên
quan về án phí : chương IX, mục 1 của BLTTDS 2004, Pháp lệnh về án phí-lệ phí
năm 2009; Trường hợp khách hàng có khó khăn về kinh tế, thì luật sư có thể
hướng dẫn khách hàng làm đơn xin miễn giảm tiền tạm ứng án phí, đơn này phải
được UBND xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức xã hội nơi cư trú, làm việc của
khách hàng xác nhận thì Tòa án mới xem xét, giải quyết.
Ba là : Hướng dẫn khách hàng thu thập, bổ sung thêm tài liệu chứng cứ cần thiết
cho việc khởi kiện.
Luật sư cần hướng dẫn khách hàng thu thập các chứng cứ để xác định
tổng thể di sản thừa kế, xác định phần đóng góp của những người liên quan, xác
định đồng sở hữu của người để lại di sản, thu thập các chứng cứ về