Chuyên đề Kỹ năng thu thập, nghiên cứu và sử dụng chứng cứ của luật sư trong các vụ án hành chính

Kỹ năng thu thập, nghiên cứu và sử dụng chứng cứ trong vụ án hành chính Trong xã hội phát triển, việc giải quyết khiếu kiện bằng con đường Tòa án đối với các quyết định, hành vi hành chính là một đòi hỏi khách quan mà nhà nước cần đáp ứng. Do vậy đã xuất hiện luật sư tham gia tranh tụng cũng như giúp đỡ người dân về những khía cạnh pháp lý khác trong các vụ việc về hành chính được giải quyết tại Tòa án.

pdf12 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1902 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Kỹ năng thu thập, nghiên cứu và sử dụng chứng cứ của luật sư trong các vụ án hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Chuyên đề KỸ NĂNG THU THẬP, NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CHỨNG CỨ CỦA LUẬT SƯ TRONG CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH 2 Kỹ năng thu thập, nghiên cứu và sử dụng chứng cứ trong vụ án hành chính Trong xã hội phát triển, việc giải quyết khiếu kiện bằng con đường Tòa án đối với các quyết định, hành vi hành chính là một đòi hỏi khách quan mà nhà nước cần đáp ứng. Do vậy đã xuất hiện luật sư tham gia tranh tụng cũng như giúp đỡ người dân về những khía cạnh pháp lý khác trong các vụ việc về hành chính được giải quyết tại Tòa án. KỸ NĂNG THU THẬP, NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CHỨNG CỨ CỦA LUẬT SƯ TRONG CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH MỤC LỤC PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU PHẦN II : - HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ TRONG QUÁ TRÌNH THU THẬP NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CHỨNG CỨ - ĐiỀu tra xác minh, thu thẬp chỨng cỨ 1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của việc điều tra, xác minh thu thập chứng cứ của luật sư 2. Nội dung của việc điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử 3. Các công việc chính khi điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ  Yêu cầu đương sự cung cấp bổ sung chứng cứ, tài liệu và trình bày những vấn đề cần thiết  Xác minh tại chỗ  Đề nghị trưng cầu giám định hoặc nhờ giám định 4. Các yêu cầu khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính 5. Nội dung của việc nghiên cứu hồ sơ vụ án.  Tài liệu, chứng cứ của người khởi kiện  Tài liệu chứng cứ do người bị kiện cung cấp  Tài liệu, chứng cứ do người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cung cấp  Tài liệu do cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp 3  Tài liệu, chứng cứ do tòa án thu thập được  Tài liệu chứng cứ do luật sư tự điều tra, xác minh, thu thập 6. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính PHẦN III: KẾT LUẬN PHẦN I LỜI MỞ ĐẦU Trong xã hội phát triển, việc giải quyết khiếu kiện bằng con đường Tòa án đối với các quyết định, hành vi hành chính là một đòi hỏi khách quan mà nhà nước cần đáp ứng. Do vậy đã xuất hiện luật sư tham gia tranh tụng cũng như giúp đỡ người dân về những khía cạnh pháp lý khác trong các vụ việc về hành chính được giải quyết tại Tòa án. Sự tham gia của luật sư trong vụ án hành chính là có thể hiểu toàn bộ những hoạt động tố tụng của Luật sư với tư cách là một thành phần tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hành chính nhằm đại diện hoặc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Quá trình đó gồm có các giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án, chuẩn bị xét xử vụ án, xét xử sơ thẩm vụ án, thi hành án, xét xử phúc thẩm vụ án hành chính, xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm... trong đó luật sư có thể được mời tham gia từ bất cứ giai đoạn nào trong đó song xét về tính chất, việc tham gia của luật sư trong quá trình chuẩn bị tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính là một trong những hoạt động thể hiện được rõ nét vai trò của luật sư và quyết định phần lớn tới sự thành công trong việc giải quyết vụ án hành chính của luật sư. Như vậy, nghiên cứu để đi tới áp dụng một cách thuần thục những kỹ năng, và được thể hiện bởi các hoạt động cụ thể của luật sư, trong giai đoạn chuẩn bị tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính để bảo vệ cho khách hàng của mình là một đòi hỏi bắt buộc đối với các luật sư. Nó không chỉ là giai đoạn tiếp theo mang tính thủ tục của việc khởi kiện vụ án hành chính mà việc chuẩn bị này sẽ trực tiếp tác động đến chất lượng tham gia phiên tòa sơ thẩm của luật sư. Bài viết này do vậy 4 đặt vấn đề nghiên cứu một cách trực tiếp về hoạt động của luật sư trong giai đoạn chuẩn bị tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính. PHẦN II HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ TRONG QUÁ TRÌNH THU THẬP NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CHỨNG CỨ ii ĐiỀu tra xác minh, thu thẬp chỨng cỨ 2.1 Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của việc điều tra, xác minh thu thập chứng cứ của luật sư Việc điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ của luật sư là tổng thể các hoạt động tham gia tố tụng của luật sư nhằm làm rõ các tình tiết của vụ án qua đó xác lập các căn cứ cần thiết, khách quan trong việc đưa ra các đề xuất giải quyết đúng đắn vụ án hành chính. Mục đích của việc điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình chuẩn bị tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính là giúp luật sư làm rõ sự thật khách quan, diến biến các tình tiết của vụ án. Trường hợp luật sư được mời tham gia sau khi vụ án đã được tòa án thụ lý, các công việc này, kết hợp vối một loạt các hoạt động khác, sẽ giúp luật sư hệ thống từ đầu các tình tiết liên quan cũng như điều tra và thu thập thêm được những chứng cứ cần thiết. Đối với các luật sư tham gia giúp đỡ khách ngay từ khi trước khi khởi kiện, những công việc này vẫn rất cần thiết vì nó là sự bổ sung chứng cứ cho luật sư trong giải quyết vụ việc, củng cố các tài liệu, lý lẽ để đạt được hiệu quả tham gia tốt nhất tại phiên tòa. Các hoạt động này thực sự thiết yếu, đảm bảo chất lượng tham gia của luật sư trong cả quá trình tố tụng nói chung cũng như trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án nói riêng. 2.2 Nội dung của việc điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử Khi chuẩn bị cho một phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính, người luật sư cần xác định cho mình một loạt những vấn đề cụ thể để điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ mà cụ thể là: 5 Trả lời câu hỏi về sự phù hợp với các quy định pháp luật của yêu cầu khởi kiện. Xác định quan hệ giữa các đương sự, từ đó có định hướng nhất định trong việc điều tra xác minh, thu thập chứng cứ. Có thiệt hại xảy ra do các quyết định, hành vi hành chinh bị kiện gây ra hay không, mức độ thiệt hại, người khởi kiện có yêu cầu được bồi thường thiệt hại hay không. Năng lực chủ thể của người khởi kiện Xác định vị trí, vai trò của những người tham gia tố tụng; xác định những thành phần không thể thiếu trong vụ án để lấy lời trình bày hoặc cần thiết thì yêu cầu tòa án triệu tập... 2.3 Các công việc chính khi điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ Khi đã xác định được nội dung cần thiết trong việc giải quyết vụ kiện, luật sư tiến hành điều tra, xác minh, thu thập những chứng cứ liên quan mà mình thấy là cần thiết trong quá trình tranh tụng tại tòa. Các công việc cụ thể, chủ yếu mà luật sư cần tiến hành trong việc điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ bao gồm:  Yêu cầu đương sự cung cấp bổ sung chứng cứ, tài liệu và trình bày những vấn đề cần thiết Trong hoạt động này, người cần được tiếp xúc đầu tiên chính là người khởi kiện đã yêu cầu luật sư giúp đỡ. Luật sư cần yêu cầu người khởi kiện cung cấp chứng cứ như quyết định hành chính hoặc trình bày hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, bị khởi kiện; những văn bản pháp luật mà căn cứ vào đó người khởi kiện cho rằng các đối tượng bị khởi kiện trên được ban hành hay thực hiện là trái pháp luật; các tài liệu chứng tỏ người khởi kiện đã đáp ứng các điều kiện của giai đoạn tiền tố tụng; các chứng cứ tài liệu chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện; những chứng cứ chứng minh sự thiệt hại về vật chất, giá trị tài sản do việc áp dụng quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật gây nên. Hơn ai hết, người khởi kiện là người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định, hành vi hành chính bị khởi kiện nên những tác động trước mắt mà họ thấy được là không thể chối bỏ và vấn đề có vi phạm hay không các quyền và lợi ích của họ thì họ là 6 người đầu tiên đưa ra các căn cứ và các tài liệu để đánh giá nó. Trên thực tế, công việc thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề cần giải quyết không thể do người khởi kiện tự tiến hành mà cần có sự giúp đỡ của luật sư bởi lẽ nhiều khi việc đánh giá sự sai trái của các quyết định, hành vi hành chính chỉ là cảm nhận của họ dựa trên các lý lẽ thông thường mà không phải là dựa vào văn bản pháp luật và nhiệm vụ của luật sư là phải tìm kiếm, thu thập các loại văn bản đó và giá trị sử dụng của từng văn bản pháp luật trong việc giải quyết vụ án. Trong trường hợp bảo vệ quyền và lợi ích của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính, luật sư vẫn cần tiến hành những công việc thu thập, xác minh nêu trên song không nhất thiết phải là xác định toàn bộ sự việc mà chỉ cần xác định theo những phần quyền và lợi ích liên quan tới khách hàng của mình. Trong giai đoạn này, luật sư cũng cần từng bước tiếp cận người bị kiện và yêu cầu, đề nghị họ cung cấp các loại tài liệu, giấy tờ có liên quan. Thông thường, sự tiến hành các công việc này của luật sư gặp phải sự bất hợp tác của người đang bị kiện. Tuy nhiên, do người bị kiện trong vụ án hành chính lại là các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước nên việc tiếp xúc và thu thập chứng cứ vẫn có thể được các cá nhân, cơ quan này đáp ứng. Tất cả các tài liệu, chứng cứ thu thập được từ người bị kiện nếu luật sư không có được do tự đi điều tra thì cũng vẫn có thể đọc được trong hồ sơ vụ án song nếu có thể tiếp xúc với người bị kiện và lấy được các tài liệu, chứng cứ này trong thời gian sớm hơn sẽ giúp luật sư chuẩn bị cho việc bảo vệ của mình chu đáo hơn và hợp lý hơn. Ngoài ra, trong quá trình này, người luật sư cũng cần tiếp xúc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan để có thể thu thập được các tài liệu liên quan trong quá trình hình thành quyết định, hành vi hành chính, biết được lập luận liên quan trong việc giải quyết ban đầu theo thủ tục hành chính cũng như quan điểm khi giải quyết theo thủ tục tố tụng tại phiên toà. Việc tiếp xúc với những người làm chứng trong giai đoạn này là hết sức cần thiết và nó càng đặc biệt ý nghĩa đối với các vụ kiện liên quan đến các hành vi hành chính. Đối với các quyết định hành chính, việc hỏi người làm chứng trong việc thi 7 hành các quyết định này cũng là công việc cần tiến hành và có thể chính là mấu chốt để giải quyết vấn đề.  Xác minh tại chỗ Đây là hoạt động có vị trí rất quan trọng. Trong quá trình xác minh, thu thập chứng cứ, nếu xét thấy cần thiết, luật sư phải đến tận hiện trường để nghiên cứu, xem xét, so sánh, đối chiếu các đồ vật, tài sản.... là vật chứng của vụ án. Hoạt động xác minh tại chỗ cần được tiến hành một cách kỹ lưỡng, thận trọng, tỷ mỉ và chính xác đặc biệt là những vấn đề có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án. Việc xác minh tại chỗ phải được ghi chép, mô tả đầy đủ trong văn bản hoặc được lập thành biên bản. Nội dung biên bản phải đảm bảo trung thực, khách quan, không thêm bớt, không được bình luận, giải thích theo cảm tính, chủ quan của cá nhân. Các đói tượng xác minh tại chỗ phải được đảm bảo nguyên hiện trạn, không xáo trộn, không được làm hư hỏng, mất mát, thất lạc.  Đề nghị trưng cầu giám định hoặc nhờ giám định Giám định là nhằm đánh giá, kết luật về một vấn đề, sự vật hay hiện tượng có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Kết luận giám định có giá trị là một nguồn chứng cứ khoa học làm căn cứ cho việc giải quyết vụ án. Tòa án là cơ quan có thẩm quyền đánh giá giá trị chứng cứ của kết luận giám định. Việc thu thập, sử dụng chứng cứ của giám định, quá trình giám định phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Giám định viên phải đảm bảo các yêu cầu chuyên môn về lĩnh vực giám định; + Hoạt động giám định phải tuân theo các quy định của pháp luật tố tụng; + Các cơ quan, người tiến hành tố tụng không được can thiệp vào công việc chuyên môn của giám định viên. Quá trình nghiên cứu và sử dụng chứng cứ là một quá trình rất quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị. Công việc này được tiến hành không chỉ khi thu thập đầy đủ các tài liệu chứng cứ mà luật sư cần từng bước xem xét, từ sơ bộ đến kỹ lưỡng các loại tài liệu trong hồ sơ. Việc nghiên cứu chứng cứ một cách kỹ lưỡng giúp luật sư hệ thống được các tài liệu, sắp xếp chúng theo những tiêu chí nhất định nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi nhất cho luật sư trong quá trình bảo vệ khách hàng tại phiên tòa. 8 Việc đánh giá chứng cứ một cách toàn diện và đầy đủ thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử song trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, luật sư cần có sự phân tiết đánh giá bước đầu nhằm có được những nhận xét, kết luận nhất định, tạo cơ sở cho việc xây dựng luận cứ bảo vệ. Theo quy định của pháp luật hiện hành nói chung và của pháp luật tố tụng hành chính nói riêng, khi tham gia trnah tụng trong vụ án hành chính, luật sư có quyền đọc, nghiên cứu, ssao chụp, ghi chép những điều cần thiết trong hồ sơ vụ án hành chính mà Tòa án tập hợp được. Ngoài ra, luật sư cũng tự mình xây dựng một hồ sơ phục vụ cho việc tranh tụng của mình. 2.4 Các yêu cầu khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính, luật sư phải nắm vững một số yêu cầu sau đây: - Việc nghiên cứu hồ sơ phải được tiến hành một cách thận trọng, kỹ lưỡng, không bỏ sót những nội dung, yếu tố có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án. - Khi nghiên cứu hồ sơ, luật sư không được để lẫn lộn, tránh tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch hồ sơ vụ án. Các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ là kết quả của quá trình thụ lý, điều tra, xác mịnh vụ án hành chính. Việc tẩy xóa hồ sơ có thể dẫn tới việc giải quyết vụ án thiếu khách quan và đôi khi còn làm mất đi chứng cứ quan trọng trong việc bảo vệ khách hàng. - Luật sư trong quá trình nghiên cứu hồ sơ phải có sự nhận định, đánh giá bước đầu về diễn biến vụ án, xác định tính đúng sai và ý nghĩa của các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ đồng thời phát hiện những ưu, khuyết điểm, sai phậm của các hoạt động tố tụng trong giai đoạn trước (nếu có). 2.5 . Nội dung của việc nghiên cứu hồ sơ vụ án. Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính được thực hiện theo những nội dung nhất định, phù hợp với tính chất, đặc điểm các loại vụ án hành chính và theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính. Có thể xem xét nghiên cứu liên quan tới:  Tài liệu, chứng cứ của người khởi kiện Xem xét tài liệu này cho luật sư thấy được sự thỏa mãn hay không các điều kiện khởi kiện, đối tượng khởi kiện, yêu cầu của người khởi kiện, sơ bộ đánh giá các 9 chứng cứ, căn cứ pháp lý cho việc giải quyết vấn đề và từ đó có hướng suy nghĩ và cách lập luận phù hợp.  Tài liệu chứng cứ do người bị kiện cung cấp Nghiên cứu tài liệu loại này cho phép luật sư xác định giá trị pháp lý của quyết định, hành vi hành chính đã được ban hành hoặc thực hiện. Ngoài ra, loại tài liệu không thể bỏ qua chính là các văn bản pháp lý, tài liệu mà dựa vào đó, cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó ra quyết định hoặc có hành vi hành chính. Đặc biệt cần chú ý về thời hạn hiệu lực của văn bản.  Tài liệu, chứng cứ do người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cung cấp Việc nghiên cứu các tài liệu này nhằm xác định rõ hơn nội dung vụ việc, yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, xác định được hướng giải quyết vấn đề.  Tài liệu do cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp Những tài liệu dạng này cũng là những cơ sở để xem xét về tính có căn cứ của các đối tượng khởi kiện. Các tài liệu này giúp đánh giá về vụ án một cách đầy đủ và toàn diện.  Tài liệu, chứng cứ do tòa án thu thập được Đây là một dạng tài liệu tổng hợp gần như là đầy đủ về nội dung vụ án. Xem xét tài liệu này cũng như trao đổi với tòa án, luật sư có thể biết được về hướng giải quyết vụ việc và khả năng thành công. Từ đó đề ra được cách tiếp cận thích hợp nhất.  Tài liệu chứng cứ do luật sư tự điều tra, xác minh, thu thập Có những loại tài liệu mà luật sư thu thập được mà tòa án không có và nhiều khi có quyết định rất lớn đến hiệu quả bào chữa. Do vậy, luật sư cần nghiên cứu kỹ những tài liệu dạng này để có thể đề xuất với tòa án những việc cần thiết và xác định được thời điểm có lợi nhất để đưa ra các chứng cứ này. Khi xác định được nội dung cần nghiên cứu, luật sư cần sử dụng những phương pháp hợp lý để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong việc nghiên cứu đánh giá về hồ sơ vụ việc, về nội dung vụ việc. 2.6 . Phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính 10 Trước khi đọc hồ sơ, để việc đọc có hiệu quả và tốn ít thời gian, luật sư cần tiến hành những bước sau: Phân loại hồ sơ. Hồ sơ cần được sắp xếp một cách có trật tự, theo đề mục, theo thời gian. và thông thường được chia thành các đề mục sau: Tài liệu do người khởi kiện cung cấp; tài liệu về phía người bị kiện; tài liệu phía cơ quan, tổ chức hữu quan; văn bản về lời trình bày của các cơ quan, tổ chức hữu quan, người làm chứng; tài liệu, vật chứng thu được khi xem xét, xác minh tại chỗ; lời trình bày, đối chất giữa 2 bên; các tài liệu khác về thủ tục tố tụng.. Trong quá trình đọc, phân loại hồ sơ, luật sư cần song song tiến hành việc đánh số thứ tự và lập danh mục các tài liệu để tiện cho việc tra cứu. Trong trường hợp luật sư được mời tham gia ngay từ khi chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, đơn khởi kiện là do luật sư soạn ra và luật sư cũng đã nắm được sơ lược nội dung vụ việc nên việc đọc và phân tích đơn khởi kiện ở đây có thể được tiến hành nhanh hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp này, luật sự cũng không thể chủ quan mà cần phân tích lại đơn khởi kiện, so sánh với hồ sơ vụ án cũng như các yêu cầu thay đổi của đương sự để có sự bổ sung yêu cầu khởi kiện đầy đủ và có căn cứ. Trong trường hợp luật sư được mời tham gia sau đó, việc đọc đơn khởi kiện cần được thực hiện đầu tiên và rất kỹ lưỡng. Luật sư cần xác định các vấn đề liên quan tới đơn khởi kiện như: đơn có đủ các điều kiện do luật định không, chủ thể khởi kiện có năng lực hành vi đầy đủ không, là một hay nhiều người để xác định thẩm quyền của tòa án, động cơ khởi kiện của người khởi kiện, thời hiệu khởi kiện có phù hợp hay không... Xác định được các vấn đề đó, luật sư sẽ có hướng ban đầu cho việc bảo vệ của mình. Tiếp theo, luật sư cần quan tâm tới quyết định hành chính được ban hành hoặc hành vi hành chính được mô tả bị khởi kiện. Đọc và phân tích về các đối tượng này để thấy được rõ hơn vấn đề mà người khởi kiện nêu ra và cần rất chú ý vào các căn cứ mà các quyết định, hành vi hành chính này dựa vào. Tiếp theo đó là đọc các quyết định, công văn, tài liệu liên quan tới việc giải quyết khiếu nại lần đầu của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền để xác định rõ hơn các căn cứ ra các quyết định, hành vi bị khiếu kiện. 11 Sau đó, luật sư cần đọc các giấy tờ, tài liệu thể hiện tiến trình thụ lý, thông báo, các giấy tờ về việc ủy quyền và các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến quá trình tiến hành tố tụng để đảm bảo rằng các thủ tục đã được tiến hành là hợp pháp, tránh việc sai thủ tục tố tụng nghiêm trọng để phải mất thời gian khi phiên tòa đã được mở. Việc đọc hồ sơ cần được thực hiện theo quy trình và cách thức để luật sư có thể tốn ít thời gian nhất mà /nắm được tối đa các thông tin cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án. Quá trình đọc của luật sư luôn được gắn với sự ghi chép chi tiết về những vấn đề liên quan trực tiếp tới việc giải quyết vụ án. Bước 1, luật sư cần xem xét tính hợp pháp về mặt thủ tục của hồ sơ (nếu thủ tục được tiến hành không đúng, luật sư có quyền nghi ngờ về nội dung liên quan đến các thủ tục đó). Bước 2, Luật sư cần đọc hồ sơ khởi kiện theo thứ tự đã được phân loại và đánh số, ghi chép những điểm cần thiết liên quan đến: + Căn cứ xác định sự thật của vụ án + Căn cứ đảm bảo hay không quyền và lợi ích của người khởi kiện + Căn cứ xác định tính hợp pháp của Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện + Căn cứ đảm bảo quyền yêu cầu bồi thường và mức độ bồi thường (nếu có yêu cầu) Từ đó, luật sư tóm tắt lại những điểm chính yếu, tạo dựng một cái nhìn tổng thể để tiến hành các công việc tiếp sau đó như là : + Trao đồi với khách hang về phương án tham gia phiên tòa để một lần nữa xác định lại quan điểm và yêu cầu của khách hàng, trao đổi về tính hợp lý hay không các lý lẽ và các yêu cầu được đưa ra, bàn bạc với khách hàng về cách thức trả lời, nội dung mà khách hàng cần trình bày tại phiên tòa... Những công việc này giúp
Luận văn liên quan