Chuyên đề Lễ dựng nhà và vào nhà mới của người Mông ở thôn Cát Cát, xã San Xả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Ngôi nhà trước hết là nơi bảo vệ con người trước những bất lợi của thiên nhiên (nắng, mưa, thú dữ ) và xã hội (trộm, cướp ), là nơi để con người nghỉ ngơi sau những ngày lao động vất vả. Ngoài ra, đó còn là nơi chứa đựng những thành tố văn hóa phản ánh dấu ấn tộc người, dấu ấn của một nền kinh tế, của thiết chế xã hội. Nhìn vào ngôi nhà, người ta không chỉ thấy trình độ phát triển kinh tế của chủ nhân ngôi nhà mà còn bắt gặp ở đó một cơ tầng văn hóa sống động thông qua vật liệu, kết cấu và kỹ thuật dựng nhà; qua cách bài trí, bố trí không gian trong nhà và những tục hèm kiêng kỵ. Những yếu tố tín ngưỡng liên quan đến ngôi nhà luôn đóng vai trò là nền tảng trong việc bảo lưu những những giá trị truyền thống. Càng nhiều nét văn hóa tín ngưỡng với những quy định chặt chẽ thì ngôi nhà càng bảo lưu được những sắc thái cổ truyền. Ngược lại, những kiêng kỵ và những nghi lễ tín ngưỡng, những không gian linh thiêng càng ít thì ngôi nhà càng nhanh biến đổi. Ngôi nhà của người Mông ở Cát Cát thuộc phạm trù thứ nhất. Nhìn vào tổng thể không gian ngôi nhà, đâu đâu chúng ta cũng bắt gặp những không gian thiêng, với những ma nhà, ma cửa, ma buồng, ma bếp, ma sàn gác.v.v Nếu gạt bỏ đi những lớp màn huyền bí mang màu sắc mê tín, chúng ta có thể thấy được ở đó những dữ kiện “biết nói” về lịch sử, văn hóa, xã hội của họ. Theo quan niệm của người Mông ở Cát Cát, một ngôi nhà tốt không chỉ là một ngôi nhà được làm từ nguyên liệu tốt, kiểu dáng đẹp, kỹ thuật hoàn hảo mà nó còn phải được sự cho phép và phù hộ của thần linh và phải được làm theo những khuôn mẫu mà với niềm tin cổ xưa thì có làm được những điều ấy, con người sống ở trong ngôi nhà đó mới có cuộc sống tốt đẹp. Thuộc dự án Bảo tồn Làng truyền thống dân tộc Mông, chuyên đề “Lễ dựng nhà và vào nhà mới của người Mông ở Cát Cát” nhằm tìm hiểu về không gian ngôi nhà của người Mông ở Cát Cát, quy trình dựng nhà và nghi lễ vào nhà mới của họ. Đồng thời, tìm hiểu về những biến đổi trong trong những phương diện trên. Thông qua đó để thấy được những quan niệm dân gian, những tri thức bản địa và thái độ ứng xử của người Mông nơi đây với một phương diện văn hóa vật chất truyền thống của mình. Chuyên đề được thực hiện bằng các phương pháp dân tộc học truyền thống, lấy kết quả khảo sát tại thực địa làm nguồn tài liệu chính.

doc28 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1964 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Lễ dựng nhà và vào nhà mới của người Mông ở thôn Cát Cát, xã San Xả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Dẫn luận …………………………………………………………………………….... 2 1. Khái quát chung ………………………………………………………………….... 3 1.1. Điều kiện tự nhiên làng Cát Cát …………………………………………...... 3 1.2. Lịch sử, dân số và phân bố dân cư ………………………………………...... 3 1.3. Văn hóa - xã hội………………………………………………........................ 5 2. Phong tục làm nhà và vào nhà mới của người Mông ở Cát Cát ………………... 6 2.1. Quá trình chuẩn bị …………………………………………………………... 6 2.1.1. Nguyên vật liệu làm nhà ………………………………………………... 6 2.1.2. Chọn đất làm nhà ……………………………………………………...... 7 2.1.3. Nhân lực làm nhà ……………………………………………………...... 8 2.1.4. Chọn hướng nhà………………………………………………………… 9 2.2.5. San nền ………………………………………………………………..... 11 2.2. Quy trình dựng nhà ………………………………………………………...... 12 2.2.2. Dựng khung nhà ………………………………………………………... 12 2.2.3. Lợp mái ………………………………………………………………..... 13 2.2.4. Thưng vách ……………………………………………………………... 14 2.2.5. Hoàn thiện ……………………………………………………………..... 16 2.3. Bài trí không gian ngôi nhà ………………………………………………..... 17 2.3.1. Tổng thể khuôn viên …………………………………………………..... 17 2.3.2. Bài trí không gian cư trú ………………………………………………... 18 2.3.3. Bài trí không gian tín ngưỡng …………………………………………... 20 2.4. Các nghi lễ cúng trong quá trình dựng nhà và bữa liên hoan vào nhà mới 24 2.4.1. Lễ cúng động thổ ……………………………………………………...... 24 2.4.2. Lễ cúng vào nhà mới ………………………………………………….... 25 2.4.3. Bữa liên hoan vào nhà mới ……………………………………………... 26 Kết luận ……………………………………………………………………………...... 28 DẪN LUẬN Ngôi nhà trước hết là nơi bảo vệ con người trước những bất lợi của thiên nhiên (nắng, mưa, thú dữ…) và xã hội (trộm, cướp…), là nơi để con người nghỉ ngơi sau những ngày lao động vất vả. Ngoài ra, đó còn là nơi chứa đựng những thành tố văn hóa phản ánh dấu ấn tộc người, dấu ấn của một nền kinh tế, của thiết chế xã hội. Nhìn vào ngôi nhà, người ta không chỉ thấy trình độ phát triển kinh tế của chủ nhân ngôi nhà mà còn bắt gặp ở đó một cơ tầng văn hóa sống động thông qua vật liệu, kết cấu và kỹ thuật dựng nhà; qua cách bài trí, bố trí không gian trong nhà và những tục hèm kiêng kỵ. Những yếu tố tín ngưỡng liên quan đến ngôi nhà luôn đóng vai trò là nền tảng trong việc bảo lưu những những giá trị truyền thống. Càng nhiều nét văn hóa tín ngưỡng với những quy định chặt chẽ thì ngôi nhà càng bảo lưu được những sắc thái cổ truyền. Ngược lại, những kiêng kỵ và những nghi lễ tín ngưỡng, những không gian linh thiêng càng ít thì ngôi nhà càng nhanh biến đổi. Ngôi nhà của người Mông ở Cát Cát thuộc phạm trù thứ nhất. Nhìn vào tổng thể không gian ngôi nhà, đâu đâu chúng ta cũng bắt gặp những không gian thiêng, với những ma nhà, ma cửa, ma buồng, ma bếp, ma sàn gác.v.v… Nếu gạt bỏ đi những lớp màn huyền bí mang màu sắc mê tín, chúng ta có thể thấy được ở đó những dữ kiện “biết nói” về lịch sử, văn hóa, xã hội của họ. Theo quan niệm của người Mông ở Cát Cát, một ngôi nhà tốt không chỉ là một ngôi nhà được làm từ nguyên liệu tốt, kiểu dáng đẹp, kỹ thuật hoàn hảo… mà nó còn phải được sự cho phép và phù hộ của thần linh và phải được làm theo những khuôn mẫu mà với niềm tin cổ xưa thì có làm được những điều ấy, con người sống ở trong ngôi nhà đó mới có cuộc sống tốt đẹp. Thuộc dự án Bảo tồn Làng truyền thống dân tộc Mông, chuyên đề “Lễ dựng nhà và vào nhà mới của người Mông ở Cát Cát” nhằm tìm hiểu về không gian ngôi nhà của người Mông ở Cát Cát, quy trình dựng nhà và nghi lễ vào nhà mới của họ. Đồng thời, tìm hiểu về những biến đổi trong trong những phương diện trên. Thông qua đó để thấy được những quan niệm dân gian, những tri thức bản địa và thái độ ứng xử của người Mông nơi đây với một phương diện văn hóa vật chất truyền thống của mình.. Chuyên đề được thực hiện bằng các phương pháp dân tộc học truyền thống, lấy kết quả khảo sát tại thực địa làm nguồn tài liệu chính. 1. KHÁI QUÁT CHUNG 1.1. Điều kiện tự nhiên làng Cát Cát Nằm trên sườn dãy Hoàng Liên Sơn, dưới chân núi Phan Si Păng hùng vĩ, làng Cát Cát hiện đang là điểm thu hút một lượng lớn khách du lịch hàng năm và là một trong những trọng điểm du lịch của huyện Sa Pa. Làng Cát Cát nằm trên trục đường Sa Pa – Sín Chải, trên độ cao 1.400 m so với mực nước biển. Tổng diện tích tự nhiên của làng là 14,47 ha; phía đông giáp làng Ý Lình Hồ 1; phía tây giáp trục đường Sa Pa – Sín Chải; phía nam giáp làng Sín Chải; phía bắc giáp Thị trấn Sa Pa. Cảnh quan cư trú của làng Cát Cát thuộc vùng cảnh quan núi đá. Quá trình tạo núi trong Tân kiến tạo với sự phân bậc địa hình đã cho địa hình nơi đây dạng bề mặt san bằng – bóc mòn không hoàn toàn với đặc điểm bề mặt nằm ngang và hơi nghiêng trên các đường phân chia nước phụ, các đồi thoải lượn sóng và phân bậc. Thành tạo bề mặt gồm eluvi và đá khối tảng lẫn dăm sạn, trơ sỏi đá, vỏ phong hóa vụn bở litoma và sapolit. Xen kẽ trong đó là dạng địa hình dòng chảy thường xuyên được hình thành từ giai đoạn Holocen (QIV) – hiện đại nhưng do nằm trong vùng nâng mạnh trong suốt thời kỳ Đệ Tứ nên không có di tích của các bậc thềm sông mà hầu hết là đáy thung lũng xâm thực sâu và mạnh mẽ làm trơ đá gốc có trắc diện ngang hình chữ V tạo ra những thác ghềnh đặc trưng. Nằm trong khu vực tiểu vùng khí hậu núi cao, khí hậu của làng Cát cát mang tính chất của khí hậu á nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 – 230C. Tháng 1 lạnh nhất, có năm xuống đến 1 – 20C. Tháng 7 nhiệt độ cao nhất đạt 19 – 200C. Một năm có đến 1.400 – 1.600 giờ có nắng. Số ngày có nắng trong một năm từ 100 đến 150 ngày. Lượng mưa trung bình khoảng 2.000 – 2.500 mm/năm với số ngày mưa 180 – 200 ngày/năm. Lượng mưa tập trung lớn nhất vào tháng 7, tháng 8 với 400 – 500 mm/tháng. Các tháng khô nhất là tháng 12 và tháng 1, lượng mưa đạt ≈ 60 – 70 mm/tháng. Lượng bốc hơi đạt 650 – 700 m. Độ ẩm trung bình năm đạt > 90%. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt như dông, mưa đá, mưa phùn, sương mù, sương muối thường xuyên sảy ra. 1.2. Lịch sử, dân số và phân bố dân cư Theo các truyền thuyết của Trung Quốc thì người Mông xuất hiện sớm nhất ở khu vực trung và hạ lưu sông Trường Giang, cách nay 5000 năm. Đến thời kỳ của vua Nghiêu, Thuấn, Vũ lại xuất hiện liên minh mới là “Tam Miêu” khá hùng mạnh nhưng những cuộc xung đột vũ trang giữa họ với Chính quyền phương Bắc ngày càng gia tăng khiến cho cho tình hình ở đây không lúc nào được yên ổn. Sau nhiều cuộc chiến diễn ra rất khốc liệt giữa người Hán và người Mông, người Mông phải rút về lưu vực sông Dương Tử, rồi vượt qua con sông này để về phía Nam và Tây Nam, thuộc khu vực giáp với 5 tỉnh của Trung Quốc hiện nay là Hồ Nam (Tương), Quý Châu (Kiềm), Tứ Xuyên (Xuyên), Hồ Bắc (Ngạc) và Quảng Tây (Quế), lấy Nguyên Giang làm trung tâm. Theo tài liệu của tác giả Giàng Seo Gà thì người Mông đến với vùng đất này cách nay khoảng 200 năm. Những nhóm người đầu tiên có bản quán ở Quý Châu qua Vân Nam (Trung Quốc). Do chiến tranh loạn lạc, họ đã dời bản quán di cư vào Lào Cai làm nhiều đợt. Đợt đầu tiên gồm 80 hộ gia đình thuộc các dòng họ Vàng, Lù, Châu, Sùng, Hoàng đến vùng đất Si Ma Cai ngày nay; sau lại chuyển đến Bắc Hà. Sau khi sống ở đó được 3 đời thì ông Lý Thàng Pua dẫn 30 hộ gia đình tiếp tục di cư đến Sa Pa. Giàng Seo Gà. Tang ca (Kruôz cê) của người Mông Sa Pa, Nxb.VHDT, H.2004, tr.11 . Tại Sa Pa, người Mông chọn vùng đất gần suối hiện thuộc hai thôn Móng Sến 1 và Móng Sến 2 thuộc xã Trung Chải. Sau một thời gian sống ở đây, dân số đã tăng lên nhanh chóng buộc người Mông phải tiến hành khai phá các vùng đất mới. Họ tiến hành mở rộng vùng đất của mình dọc theo triền dốc của dãy núi Can Thàng kéo dài đến vùng Sâu Chua của xã Sa Pả. Tiếp theo, họ khai phá đến các vùng núi khác như khu Hang Đá, xã Hầu Thào, thôn Ý Lình Hồ, thôn Cát Cát, xã San Xả Hồ. Giàng Seo Gà.Sđd, tr.17 . Khi người Mông mới đến lập làng (jiào) ở Cát Cát, toàn làng chỉ có vài hộ gia đình. Các gia đình khi đó phân bố thành một khối dài theo địa thế của núi thuộc khu vực Đội 1 của làng Cát Cát hiện nay. Quy mô của làng Cát Cát trong mấy chục năm qua có sự thay đổi nhanh chóng với số hộ, số khẩu đông hơn trước rất nhiều. Vào những năm đầu thế kỷ 20, toàn làng Cát Cát cũng có chưa đến 20 hộ thì cho đến nay, nơi đây đã có 72 hộ với 545 nhân khẩu; trong đó người Mông có 511 người, chiếm 93,76% dân số toàn làng. Diện tích khu vực cư trú của làng do đó cũng đã mở rộng với 4 cụm (đội) dân cư mà họ gọi là Y chua sểnh. Địa giới của làng hiện được xác định phía Bắc tiến gần đến thị trấn Sa Pa, phía nam và phía đông áp sát các làng Sín Chải và Ý Lình Hồ 1, phía tây giáp với trục đường Sa Pa – Sín Chải. Cũng như người Mông ở các nơi khác, người Mông ở Cát Cát thích cư trú độc lập, không xen kẽ với dân tộc khác. 34 người thuộc các thành phần dân tộc khác hiện đang cư trú ở Cát Cát hiện nay là giáo viên, cán bộ y tế đang công tác tại làng và đưa cả gia đình về cư trú ngay tại nơi công tác. Các dòng họ người Mông cũng thường quần tụ thành các chòm xóm riêng, ít khi đan xen. Người Mông ở Cát Cát có 5 dòng họ là Vàng, Thào, Má, Sùng và Lồ. Trong đó, 2 dòng họ có công khai phá làng là họ Vàng và họ Má quần cư chủ yếu ở khu trung tâm của làng (Đội 1) với 23 hộ gia đình. Các gia đình tách hộ từ 2 dòng họ trên và các hộ thuộc các dòng họ đến sau cư trú ở các khu vực xa hơn là Đội 2, Đội 3 và Đội 4 [Xem biểu]. Biểu phân bố khu vực cư trú của các dòng họ ở làng Cát Cát. Tổng hợp từ biểu thống kê dân số và nhà ở làng Cát Cát do UBND xã San Xả Hồ thực hiện tháng 12/2008 STT Dòng họ Khu vực cư trú Đội 1 Đội 2 Đội 3 Đội 4 1. Vàng 12 hộ 1 hộ 4 hộ 4 hộ 2. Thào 1 hộ 9 hộ 3. Má 11 hộ 6 hộ 16 hộ 1 hộ 4. Sùng 1 hộ 5. Lồ 1 hộ Kiểu cư trú cụm theo dòng họ như trên thể hiện sự gắn bó giữa những người “cùng họ, cùng ma” và được đồng bào nói thành khẩu ngữ: “Anh em ghét nhau không bỏ được cái ma, vợ chồng ghét nhau không bỏ được cái giường”. 1.3. Văn hóa – xã hội Người Mông ở Cát Cát cho đến nay vẫn bảo tồn khá nguyên vẹn những yếu tố văn hóa truyền thống của mình. Các yếu tố văn hóa vật thể như nhà cửa, trang phục không chỉ có chức năng sinh học mà còn có nhiều chức năng xã hội và văn hóa. Nhà cửa của đồng bào có bố cục mặt bằng sinh hoạt gắn kết chặt chẽ với mối quan hệ gia đình, phân vị chủ khách rõ ràng. Trang phục của họ mang đậm bản sắc tộc người trong cả cách tạo dáng và các đồ án hoa văn. Nó phản ánh các tri thức bản địa về kỹ thuật tạo tác nhà cửa, trang phục; những tâm thức tín ngưỡng: thờ cúng, kiêng kỵ; và tư duy thẩm mĩ cộng đồng. Văn hóa phi vật thể của người Mông không chỉ được thể hiện qua những tri thức bản địa trong sản xuất, trong các thể chế xã hội mà còn được phản ánh trong thế giới quan tôn giáo và các loại hình nghệ thuật cổ truyền, nhất là văn học, dân ca, dân vũ, lễ hội và các trò chơi dân gian. Giai điệu trầm buồn của chiếc khèn Mông, nỗi xót xa của “tiếng hát mồ côi”, sự cay cực của “tiếng hát làm dâu” hay âm hưởng da diết nhớ thương của “tiếng hát tình yêu”… Các lễ hội nào xồng, gầu tào, chợ phiên hay các dịp cưới hỏi, tang ma… là môi trường tích cực trong việc nuôi dưỡng các giá trị văn hóa phi vật thể cổ truyền. Cấu trúc xã hội của người Mông ở Cát Cát thể hiện qua những mối quan hệ từ thấp đến cao như gia đình, dòng họ, làng và liên làng. Gia đình được coi là tế bào nhỏ nhất, là môi trường đầu tiên để mỗi cá nhân tiếp thu những giá trị văn hóa truyền thống. Dòng họ tuy không còn tồn tại với tư cách là một tổ chức kinh tế, xã hội nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong ý thức về cội nguồn thể hiện ở quan niệm về một ông tổ chung. Làng là một môi trường cộng cư, cộng sinh, được góp mặt bởi 5 dòng họ: Vàng, Thào, Má, Sùng và Lồ. Đó là một xã hội tự quản, vận hành theo những định chế riêng. Làng Cát Cát cũng thường có mối liên hệ qua lại với các làng khác dưới nhiều hình thức: họ tộc, hôn nhân, anh em kết nghĩa và ý thức về một tộc người thống nhất trong ngôn ngữ và văn hóa. 2. PHONG TỤC LÀM NHÀ VÀ VÀO NHÀ MỚI CỦA NGƯỜI MÔNG Ở CÁT CÁT 2.1. Quá trình chuẩn bị 2.1.1. Nguyên vật liệu làm nhà Nằm trong khu vực Bảo tồn vườn quốc gia Hoàng Liên, Sa Pa nổi tiếng về rừng, đặc biệt là các loại gỗ thuộc họ sa mộc như thông, pơ mu và các loại gỗ lim, dổi, lát thơm… Xưa nay, người Mông ở Cát Cát vẫn sử dụng các loại gỗ này để làm nhà. Từ cột, kèo, quá giang đến ván thưng vách, ván lợp đều được làm từ gỗ tốt. Trước đây, gỗ pơ mu trong vùng cư trú của người Mông ở Cát Cát còn nhiều. Người Mông nơi đây đã biết tận dụng lợi thế này để khai thác làm nhà. Gỗ pơ mu có hai loại khác nhau gọi theo tiếng Mông là pê mù và thư soa. Trong đó, pê mù là loại cây có thớ thẳng, dễ xẻ, dễ bổ; còn thư soa là loại gỗ có thớ soắn, khó tạo tác hơn nên đồng bào thường chọn loại thứ nhất để làm. Khi vào rừng, những người có kinh nghiệm chỉ cần nhìn lá cây là có thể phân biệt được chúng. Theo kinh nghiệm dân gian, nơi có nhiều gỗ to, gỗ tốt thường ở trong các hẻm núi, khe suối trong rừng. Trước đây, khi rừng còn sát khu dân cư, việc lấy gỗ ít vất vả hơn. Ngày nay, đồng bào thường phải đi xa nhà. Nơi lấy gỗ thường cách khu dân cư của thôn Cát Cát từ 1 giờ rưỡi đến 3 giờ đi bộ đường rừng. Ở đó, rừng già vẫn còn nhiều với những cây gỗ lớn và trung bình. Mật độ bình quân 10 m/cây. Có những cây có đường kính gốc lên tới 2 – 3 người ôm. Người Mông ở Cát Cát khi chọn gỗ làm nhà thường chú trọng vào bộ khung, mái và vách nhà. Mỗi bộ phận lại sử dụng những loại gỗ khác nhau. Theo đó, gỗ làm khung nhà (cột, kèo, câu đầu, xà vượt, xà ngang…) thường được làm bằng gỗ lim, dẻ trắng (không có quả), dẻ đỏ (có quả), mái và vách nhà thường làm bằng gỗ pơ mu loại thớ thẳng để dễ bổ, xẻ. Khi chế tác, đồng bào sử dụng đơn vị đo là sải tay. Các đoạn ngắn được cắt thành từng khúc có độ dài từ 0,8 đến 1,2 m rồi bổ ra để làm tấm lợp. Các tấm lợp to nhỏ phụ thuộc vào cây nhưng phải có độ dài giống nhau vì không được đẽo gọt nên chúng không phẳng nhưng khi lợp gối lên nhau khá nhiều nên không bị dột. Các bức tường, vách cũng được làm bằng gỗ. Một ngôi nhà được làm bằng gỗ pơ mu có tuổi thọ có thể lên tới hàng trăm năm. Chuẩn bị gỗ làm nhà là công đoạn tốn nhiều thời gian và công sức nhất trong toàn bộ quy trình dựng nhà. Nhiều gia đình phải mất tới gần mười năm cho công đoạn này. Trường hợp gia đình ông Má A Dũng, trú tại đội 1, thôn Cát Cát – gia đình được chọn để thực hiện bảo tồn nghi lễ làm nhà và vào nhà mới của người Mông nơi đây là một ví dụ điển hình. Ông Má A Dũng (sinh năm 1984) lấy vợ cuối năm 2002. Theo phong tục của người Mông nơi đây, ngay sau khi có gia đình, ông Dũng đã xác định việc ra ở riêng và việc đầu tiên là phải cất được một ngôi nhà để trú ngụ. Từ đó, ông Dũng đã cùng các anh em trong nhà, trong họ để ý tìm gỗ để khai thác. Cho đến cuối năm 2009, gia đình ông mới khai thác được hơn 6m3 gỗ các loại để làm nhà. Việc lấy gỗ làm nhà thường được người Mông tiến hành vào kỳ nông nhàn: từ tháng mười âm lịch đến tháng chạp hàng năm. Theo kinh nghiệm dân gian, để chống mối mọt, họ thường đi khai thác gỗ vào hạ tuần các tháng ấy. Theo thông lệ, người Mông kiêng lấy gỗ từ những cây mọc chia chạc, cây cụt ngọn, cây sét đánh, cây có dây leo bám ký sinh… Theo quan niệm dân gian, đó là những cây có “số phận” không tốt, nếu lấy chúng về làm nhà thì cái vận xấu sẽ “lây” vào những người cư trú ở trong ngôi nhà đó. Những cây được ưu tiên lựa chọn thường là những cây to, mọc thẳng, ngọn vươn cao, vừa dễ tạo tác, vừa đáp ứng được những yêu cầu về tâm thức tâm linh cổ truyền. Người Mông ở Cát Cát xưa có quy định về việc sở hữu tài nguyên thiên nhiên nói chung. Theo luật tục cổ truyền, người chọn gỗ khi tìm được cây gỗ ưng ý sẽ đánh dấu sở hữu bằng cách dùng dao khắc lên thân cây một dấu nhân lớn ở vị trí vừa tầm mắt nhìn rồi phát quang một khoảng xung quanh làm dấu. Khi đã có dấu đó, người khác không có quyền xâm phạm. Luận tục cũng qui định trường hợp người nào cố ý khai thác cây gỗ đã có chủ thì người ấy sẽ bị chủ gỗ phạt lý 1 con gà, 1 chai rượu; đồng thời phải trả lại toàn bộ số gỗ thuộc về cây đó cho chủ cây. Dĩ nhiên, trong trường hợp này, người vi phạm sẽ phải chấp nhận mất trắng toàn bộ công sức chặt hạ, xẻ gỗ. Tuy nhiên, trường hợp này chưa bao giờ xảy ra. 2.1.2. Chọn đất làm nhà Việc chọn đất làm nhà thường được người Mông ở Cát Cát tiến hành vào thời vụ nông nhàn, khi gỗ đã chuẩn bị đủ hoặc gần đủ. Miếng đất được chọn để làm nhà vừa phải ở nơi tương đối bằng phẳng, gần nguồn nước, đảm bảo an toàn trước những biến cố của tự nhiên như sạt lở, sụt lún, lũ ống, lũ quét, tố lốc… Đồng thời, việc chọn đất còn phải kết hợp với việc chọn hướng tốt, tránh phạm phải những hướng được xem là tối kỵ. Miếng đất được chọn cũng phải là đất lành để những người sống trong ngôi nhà ấy sau này mới “có làm, có ăn”. Như vậy, việc chọn đất là một công đoạn tốn ít thời gian nhất trong việc dựng nhà, không cần nhiều người và cũng không cần đến sức mạnh cơ bắp. Tuy nhiên, nó lại đòi hỏi ở người thực hiện một kinh nghiệm dày dặn về phong thủy theo quan niệm cổ truyền và rành rọt về “đường lý lẽ” của tổ tiên. Vì vậy, ở công đoạn này, thường thì gia chủ là người đích thân thực hiện, nhưng trước đó, ông ta sẽ phải hỏi đến kinh nghiệm của những bậc cao niên và lĩnh hội toàn bộ những tri thức mà người già truyền đạt lại. Việc hỏi “đường lý lẽ” này thường được thực hiện trong các bữa rượu có sự tham gia của người già khi gia chủ có ý định làm nhà mới. Theo “cái lý” của người Mông ở Cát Cát, ngôi nhà không chỉ là nơi che nắng, che mưa, bảo vệ con người trước thú dữ, trộm cướp… mà đó còn là nơi để ma tổ tiên và các ma nhà có nơi trú ngụ. Ma tổ tiên ở trên ban thờ theo dõi cuộc sống của con cháu và phù hộ con cháu làm ăn. Đồng thời, ngôi nhà phải được đặt trên miếng đất lành. Muốn biết miếng đất ấy có lành hay không, cách thức cổ truyền của họ là bói xem đất. Người Mông ở Cát Cát bói xem đất dựng nhà bằng phương pháp bói hố thóc. Phương pháp này cũng được nhiều tộc người cư trú ở miền núi phía Bắc áp dụng. Nhưng nếu như hầu hết các dân tộc khác và kể cả nhiều nhóm ngành, nhóm địa phương của người Mông chỉ đào một hố thóc thì người Mông ở Cát Cát lại đào tới ba hố thóc. Thực hiện việc này, gia chủ phải xác định hướng nhà, rồi từ đó xác định nơi định đặt ban thờ tổ tiên (ma nhà), nơi sẽ đặt bếp lò, nơi sẽ làm bếp khách rồi đào ở mỗi vị trí đó 1 hố sâu khoảng 40 cm, bỏ vào mỗi hố ba hạt thóc. Trong số ba hạt thóc ấy, hạt thứ nhất tượng trưng cho con người, hạt thứ hai tượng trưng cho gia súc còn hạt thứ ba tượng trưng cho cây trồng. Một số người còn cắm thêm một cây nhỏ chính giữa ba hạt thóc, sau đó úp bát lên để qua đêm (có người để qua ba đêm). Theo phong tục của người Mông nơi đây, khi đào hố, đặt thóc cũng như úp bát lên miệng hố, gia chủ không cần cầu khấn gì mà cứ để đó rồi ra về. Dấu hiệu đất lành hay đất xấu sẽ được thể hiện ở những hạt gạo vào sáng hôm sau Sáng hôm sau, gia chủ đến mở bát ra, nếu những hạt ấy không bị thay đổi vị trí, không bị mốc, không bị kiến tha thì được coi là nơi đất tốt, có thể ở được. Nếu hạt gạo di chuyển ra xa thì đất xấu; nếu bị mất một hạt là rất xấu, không thể ở được. 2.1.3. Nhân lực làm nhà Người Mông ở Cát Cát có truyền thống tương trợ lẫn nhau trong những việc cần đông nhân lực tham gia như canh tác nông nghiệp, làm nhà, hiểu, hỉ… Do quan hệ xã hội cổ truyền giữa các gia đình thành viên trong dòng họ (quan hệ huyết thống) và cộng đồng (quan hệ láng giềng) rất khăng khít nên mỗi khi có việc, chỉ cần gia chủ đánh tiếng thì mỗi gia đình trong họ, trong làng sẽ cử ít nhất một người đến tương trợ. Việc tương trợ lẫn nhau trong cộng đồng người Mông ở Cát Cát được thực hiện dưới hính thức đổi công. Luật tục của người Mông ở đây qui định: “Người Mông ta là một giống người, như là những cây lanh cùng một loại hạt gieo xuống đất. Chúng ta tối lửa tắt đèn phải có nhau… Lợn ăn rau, lợn hay cắn nhau nhưng hổ đến thì phải cùng nhau chống…”. Câu khẩu ngữ trên được lưu truyền qua các thế hệ và thường được những người già truyền lại cho con cháu những khi xum họp gia đình bên bếp lửa hay những khi xum họp cộng đồng bên mâm rượu (lễ hội, cưới xin…). Nó có tác dụng cố kết cộng đồng làng, dòng họ trong việc chống ngoại xâm, trộm cướp và cùng nhau khai phá đất ở, đất canh tác, cùng nhau khai thác tự
Luận văn liên quan