Trong buổi sơ khai của xã hội loài người, nhu cầu của con người thật đơn giản, chỉ dừng lại ở nhu cầu ăn, ở. Tuy nhiên, cùng với sự tiến bộ của xã hội, nhu cầu của con người ngày càng cao hơn phong phú hơn. Khi một nhu cầu nào đó được thoả mãn thì gần như ngay lập tức sẽ có nhu cầu khác cao hơn xuất hiện.
Người Việt Nam cũng không nằm ngoài qui luật đó. Từ khi nên kinh tế chuyển đổi từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN, nền kinh tế nước ta đã thu được những thành tựu to lớn. Bức tranh kinh tế - xã hội được cải thiên đáng kể, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao. Cùng với sự phát triển của sản xuất, hàng hoá tiêu dùng ngày càng phong phú phục vụ nhu cầu cũng rất đa dạng. của dân chúng
Làm thế nào để có thể sở hữu một chiếc ô tô trong khi mình chưa đủ tiền để mua nó? Câu trả lời có thể tìm thấy với dịch vụ cho vay tiêu dùng (CVTD) của ngân hàng thương mại (NHTM). Đây là một loại hình tín dụng còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã khá phổ biến trên thế giới.
VPBank nói chung và VPBank Hà Nội nói riêng là một trong những ngân hàng tại Việt Nam đang cung cấp sản phẩm CVTD. Hoạt động này đã triển khai được một thời gian không phải là dài những cũng đã thu được nhiều kết quả khả quan.
Sau thời gian gần 4 tháng thực tập tại ngân hàng VPBank Chi nhánh Hà Nội, được sự giúp đỡ của các anh chị trong chi nhánh và các thầy cô giáo, đặc biệt là của thầy giáo TS.Đặng Ngọc Đức; đồng thời với mong muốn được tìm hiểu về thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPBank Hà Nội, và khả năng phát triển của nó trong tương lai. Đề tài: “ Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh – Chi nhánh Hà Nội” được em chọn làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Kết cấu của chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính gồm 3 chương:
Chương 1 : Những vấn đề cơ bản về cho vay tiêu dùng tại NHTM.
Chương 2 : Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPBank Hà Nội.
Chương 3 : Giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng cho vay tiêu dùng
tại VPBank Hà Nội.
59 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2714 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng cho vay tiêu dùng tại VPBank chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
Khoa ng©n hµng – tµi chÝnh
-------(((((-------
Chuyªn ®Ò
thùc tËp tèt nghiÖp
§Ò tµi:
Më réng cho vay tiªu dïng
t¹i vpbank – chi nh¸nh hµ néi
Gi¶ng viªn híng dÉn : TS. §Æng ngäc ®øc
Hä vµ tªn sinh viªn : PhÝ L©n Khoa
Líp : Tµi chÝnh 45B
Hµ Néi, 04/2007
LỜI MỞ ĐẦU
Trong buổi sơ khai của xã hội loài người, nhu cầu của con người thật đơn giản, chỉ dừng lại ở nhu cầu ăn, ở. Tuy nhiên, cùng với sự tiến bộ của xã hội, nhu cầu của con người ngày càng cao hơn phong phú hơn. Khi một nhu cầu nào đó được thoả mãn thì gần như ngay lập tức sẽ có nhu cầu khác cao hơn xuất hiện.
Người Việt Nam cũng không nằm ngoài qui luật đó. Từ khi nên kinh tế chuyển đổi từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN, nền kinh tế nước ta đã thu được những thành tựu to lớn. Bức tranh kinh tế - xã hội được cải thiên đáng kể, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao. Cùng với sự phát triển của sản xuất, hàng hoá tiêu dùng ngày càng phong phú phục vụ nhu cầu cũng rất đa dạng. của dân chúng
Làm thế nào để có thể sở hữu một chiếc ô tô trong khi mình chưa đủ tiền để mua nó? Câu trả lời có thể tìm thấy với dịch vụ cho vay tiêu dùng (CVTD) của ngân hàng thương mại (NHTM). Đây là một loại hình tín dụng còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã khá phổ biến trên thế giới.
VPBank nói chung và VPBank Hà Nội nói riêng là một trong những ngân hàng tại Việt Nam đang cung cấp sản phẩm CVTD. Hoạt động này đã triển khai được một thời gian không phải là dài những cũng đã thu được nhiều kết quả khả quan.
Sau thời gian gần 4 tháng thực tập tại ngân hàng VPBank Chi nhánh Hà Nội, được sự giúp đỡ của các anh chị trong chi nhánh và các thầy cô giáo, đặc biệt là của thầy giáo TS.Đặng Ngọc Đức; đồng thời với mong muốn được tìm hiểu về thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPBank Hà Nội, và khả năng phát triển của nó trong tương lai. Đề tài: “ Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh – Chi nhánh Hà Nội” được em chọn làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Kết cấu của chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính gồm 3 chương:
Chương 1 : Những vấn đề cơ bản về cho vay tiêu dùng tại NHTM.
Chương 2 : Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPBank Hà Nội.
Chương 3 : Giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng cho vay tiêu dùng
tại VPBank Hà Nội.
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Sự xuất hiện và phát triển của cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng được bắt đầu từ các hãng bán lẻ do yêu cầu đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá. Hình thức cho vay tiêu dùng của các hãng là bán trả góp. Một số hãng đã phải vay vốn ngân hàng để bù đắp vốn lưu động thiếu hụt. Tuy nhiên nhiều hãng lớn đã tự tài trợ bằng cách phát hành cổ phiếu và trái phiếu, nhiều công ty tài chính cạnh tranh với ngân hàng trong cho vay làm cho thị phần cho vay các doanh nghiệp của ngân hàng bị giảm sút, buộc ngân hàng phải mở rộng cho vay tiêu dùng để gia tăng thu nhập.
Do đó, đến đầu những năm 1980, một số quốc gia đã cho phép các ngân hàng cung ứng nhiều sản phẩm và dịch vụ mới để nâng cao khả năng cạnh tranh cho các ngân hàng. Bên cạnh các họat động cho vay thương mại thì ngày nay họ đã mở rộng thêm nhiều hoạt động cho vay tiêu dùng và ngày càng giữ được vị trí trong lĩnh vực này. Trong tưong lai, cho vay tiêu dùng sẽ ngày càng
phát triển mạnh theo xu thế chung của nền kinh tế thế giới.
1.2. Nghiệp vụ cho vay tiêu dùng của NHTM
1.2.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng
Có nhiều quan điểm khác nhau về cho vay tiêu dùng. Nhưng tựu chung lại, có thể định nghĩa cho vay tiêu dùng như sau:
CVTD là hình thức cấp tín dụng trong đó ngân hàng thỏa thuận để khách hàng là cá nhân hay hộ gia đình sử dụng một khoản tiền với mục đích tài
trợ cho hoạt động tiêu dùng. Đồng thời cá nhân và hộ gia đình đó phải cam kết hoàn trả gốc và lãi cho ngân hàng sau một thời gian nhất định.
Đối tượng CVTD là những khoản chi phục vụ cho tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình. Những khoản chi này được xác định trên cơ sở giá cả hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng đang có nhu cầu tiêu dùng và khả năng thanh toán của họ trong tương lai. Nhu cầu vay tiền của khách hàng là khác nhau và phụ thuộc vào tình hình tài chính của họ. Họ vay tiền có thể nhằm tài trợ cho một trong những mục đích sau:
- Mua (sửa chữa) nhà cửa/ô tô/đồ nội thất/tiện nghi sinh hoạt
- Nghỉ ngơi, du lịch
- Du học
…
1.2.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng
- Khách hàng vay là những cá nhân và hộ gia đình.
- Mục đích nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình mà không xuất phát từ mục đích kinh doanh.
- Quy mô mỗi khoản vay thường nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lại lớn do đó mà chi phí giao dịch lớn (chi phí bố trí cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định, chi phí thu thập thông tin về khách hàng…). Vì vậy mà chi phí cho vay tín dụng lớn hơn cho vay thưong mại.
- Độ rủi ro cao hơn cho vay thương mại. Bởi vì, khách hàng của dịch vụ này là cá nhân và hộ gia đình nên việc xác định được khả năng tài chính của người đi vay là rất kho khăn. Hơn nữa, nguồn trả nợ phụ thuộc vào thu nhập trong tương lai người vay dự đoán có thể thu được mà điều này hoàn toàn phụ thuộc vào sức khỏe, tình trạng việc làm của người đi vay…vốn luôn tiềm ẩn rủi ro ( mất việc làm, tai nạn…) . Vì vậy, dù nắm tài sản đảm bảo nhưng ngân hàng vẫn phải đối mặt với rủi ro lớn.
- Lãi CVTD thường cao hơn cho vay thương mại, điều này để bù đắp chi phí cao và độ rủi ro lớn hơn cho vay thương mại như đã trình bày ở trên.
- Quy mô và số lượng các khoản vay tiêu dùng phụ thuộc rất nhiều vào mức thu nhập và trình độ dân trí. Rõ ràng là những người có thu nhập và trình độ dân trí càng cao thì nhu cầu tiêu dùng của họ càng lớn, họ càng có mong muốn sử dụng dịch vụ CVTD như một công cụ để thoả mãn nhu cầu của mình khi tài chính chưa cho phép hơn là cho tình trạng khẩn cấp. Chính vì đặc điểm này mà có thể dễ dàng phát triển dịch vụ CVTD tại khu vực thành thị hơn là tại khu vực nông thôn.
- CVTD rất nhạy cảm với những thay đổi của nền kinh tế. Khi nền kinh tế hưng thịnh, phát triển đi lên thì nhu câu vay tiêu dùng của người dân tăng, do đó mà qui mô và số lượng CVTD tăng và ngược lại.
1.2.3.Vai trò của cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng là dịch vụ đem lại nhiều lợi ích cho tất cả các đối tượng tham gia.
Đối với NHTM, CVTD góp phần đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, và góp phần giảm thiểu rủi ro thông qua đa dạng hoá, mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng không thua kém các khoản tài trợ cho thương mại. Trong các tài sản của NHTM thì khoản mục cho vay bao giờ cũng chiếm tỷ trọng cao nhất, theo thống kê ở các nước phát triển,khoản mục này thường chiếm tỷ trọng khoảng 60-70% và trong đó dư nợ CVTD thường chiếm tới 40-45%, đây là hoạt động mang lại thu nhập lớn cho ngân hàng. CVTD phát triển góp phần tạo thói quen cho người dân khi tiếp cận với các dịch vụ, tiện ích của ngân hàng. Tín dụng tiêu dùng đáp ứng tốt hơn việc thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của khách hàng, từ đó tạo được lòng tin trong dân chúng. mở rộng quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng
Đối với người tiêu dùng: nhờ vay tiêu dùng người tiêu dùng được hưởng các dịch vụ, tiện ích trước khi có đủ nguồn tài chính, đặc biệt trong các trường hợp chi tiêu cấp bách như nhu cầu y tế, giáo dục…thì lợi ích mà cho CVTD mang lại càng to lớn hơn. Bên cạnh đó phương thức vay và trả nợ theo hình thức trả góp rất thích hợp với những khách hàng có thu nhập thấp.
Đối với nền kinh tế: CVTD góp phần cải thiện và nâng cao mức sống người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời là đòn bẩy tăng trưởng kinh tế do cho vay tiêu dùng góp phần làm tăng tổng cầu, thúc đẩy sản xuất hàng hoá tiêu dùng phát triển. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các nhà sản xuất đều mong muốn chiếm càng nhiều thị phần càng tốt, tức là phải bán được càng nhiều sản phẩm càng tốt. Nhưng làm thế nào khi người tiêu dùng không đủ năng lực tài chính. Bán trả góp là một giải pháp nhưng như thế nhà sản xuất lại bị thiếu vốn và phải tìm đến các nhà ngân hàng. CVTD đã giải quyết tình trạng trên, góp phần không nhỏ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngoài ra, do đặc thù của CVTD là thủ tục đơn giản, nhanh gọn nên góp phần quan trọng đẩy lùi cho vay nặng lãi góp phần làm lành mạnh các quan hệ tài chính trong xã hội.
1.2.4. Khách hàng của loại hình cho vay tiêu dùng
Nói chung, khách hàng của dịch vụ CVTD có nhiều loại, có thể phân loại như sau:
Khách hàng có thu nhập thấp: nhu cầu vay tiêu dùng của nhóm khách hàng này không cao. Điều này có thể dễ dàng lí giải bởi chính thu nhập của họ. Đây không phải là nhóm khách hàng mà các ngân hàng chú ý.
Khách hàng có thu nhập trung bình: Đây là đối tượng khách hàng chiếm số lượng đông đảo nhất. Hiện nay, tại Việt Nam, cũng có ít loại hình dịch vụ CVTD phục vụ nhóm khách hàng này. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu dùng của họ ngày một tăng. Đây chính là nhóm khách hàng tiềm năng các ngân hàng cần chú trọng khai thác trong thời gian tới.
Khách hàng có thu nhập cao: Đây là nhóm khách hàng chiếm số lượng ít nhưng lại là đối tượng phục vụ của phần lớn các loại hình dịch vụ CVTD tại Việt Nam hiện nay. Nhu cầu vay tiêu dùng của nhóm khách hàng này cũng lớn nhất. Các ngân hàng cần mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút hơn nữa đối tượng khách hàng này.
Xuất phát từ nhu cầu của từng nhóm khách hàng mà ta thấy rằng đối tượng phục vụ của dịch vụ CVTD chủ yếu là các khách hàng có thu nhập từ trung bình trở lên.
1.2.5. Phân loại cho vay tiêu dùng
Có thể phân loại cho vay tiêu dùng theo nhiều tiêu chí khác nhau.
( Căn cứ vào mục đích mà khoản vay tài trợ:
- Cho vay tiêu dùng cư trú: Đây là hình thức mà khoản vay nhằm phục vụ cho các nhu cầu xây dựng, mua sắm hoặc cải tạo nhà ở của cá nhân và hộ gia đình.
- Cho vay tiêu dùng không cư trú: Là hình thức mà khoản vay nhằm phục vụ nhu cầu cải thiện đời sống như mua sắm phương tiện đi lại, đồ dùng, du học…
( Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ người ta chia thành:
- Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Đây là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh của các doanh nghiêp đã bán chịu hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ cho người tiêu dùng.
Thông thường, CVTD gián tiếp được thực hiện theo các bước sau:
Ngân hàng và doanh nghiệp bán lẻ kí hợp đồng mua bán nợ. Trong hợp đồng này, ngân hàng thường đưa ra các điều kiện về đối tượng khách hàng được bán chịu, số tiền bán chịu tối đa và loại sản phẩm được bán chịu…
Doanh nghiệp bán lẻ và người tiêu dùng kí hợp đồng mua bán chịu hàng hoá. Thông thường, người tiêu dùng phải trả trước một phần nào đó giá trị của hàng hoá.
Doanh nghiệp bán lẻ chuyển giao sản phẩm cho người tiêu dùng.
Doanh nghiệp bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu cho ngân hàng.
Người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng theo thoả thuận.
- Cho vay tiêu dùng trực tiếp: Đây là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng và khách hàng trực tiếp gặp nhau tiến hành hoạt động cho vay hoặc thu nợ.
Hình thức này được thực hiện thông qua các bước sau:
Ngân hàng và người tiêu dùng kí kết hợp đồng vay mượn.
Người tiêu dùng trả trước một phần số tiền mua tài sản cho doanh nghiệp bán lẻ.
Ngân hàng thanh toán số tiền mua hàng còn thiếu cho doanh nghiệp bán lẻ
Doanh nghiệp bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng.
Người tiêu dùng thanh toán tiền vay cho ngân hàng
( Căn cứ vào hình thức đảm bảo tiền vay, có thể chia thành:
- Cho vay tiêu dùng có cầm cố tài sản: Đây là hình thức mà khoản vay tiêu dùng được đảm bảo bằng tài sản cầm cố.
- Cho vay tiêu dùng có thế chấp: Theo hình thức này, tài sản thế chấp có thể là tài sản hình thành từ vốn vay hoặc tài sản khác. Hình thức này đòi hỏi khách hàng vay tiền phải chuyển các giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sở hữu của khách hàng với tài sản đem thế chấp cho ngân hàng mà không cần chuyển giao quyền nắm giữ tài sản cho ngân hàng.
- Cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo thông qua người đại diện (CVTD thông qua tín chấp): Thông thường hình thức này áp dụng với người vay là CBNV có thu nhập ổn định. Theo phương thức này, người đại diện là thủ trưởng đơn vị, người có uy tín làm thủ tục vay, nhận tiền vay từ ngân hàng cho người lao động, thu nợ gốc và lãi thay ngân hàng, ngân hàng chỉ làm việc trực tiếp với người đại diện.
( Căn cứ vào phương thức hoàn trả khoản vay,ta có:
- Cho vay tiêu dùng trả góp: là hình thức trong đó người đi vay trả nợ (gồm số tiền gốc và lãi) cho ngân hàng làm nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay.
- Cho vay tiêu dùng trả theo định kỳ: theo phương thức này tiền vay được khách hàng thanh toán cho ngân hàng chỉ một lần khi đến hạn (có thể tra lãi hàng tháng).
- Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: Là khoản vay trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Trong hình thức này, lãi phải trả mỗi kỳ có thể tính dựa trên một trong ba cách sau:
( Lãi được tính dựa trên số dư đã được điều chỉnh: Theo cách này, số dư được dùng để tính lãi là số dư nợ cuối cùng của mỗi chu kỳ sau khi khách hàng đã thanh toán nợ cho ngân hàng.
( Lãi được tính dựa trên số dư nợ trước khi được điều chỉnh: Số dư nợ dùng để tính lãi là số dư nợ mỗi kỳ có trước khi khoản nợ được thanh toán.
( Lãi được tính trên cơ sở dư nợ bình quân.
Ta thấy rằng, cho vay tiêu dùng có rất nhiều loại hình khác nhau, các ngân hàng có thể căn cứ vào đó mà đưa ra những sản phẩm dịch vụ phù hợp với bản thân ngân hàng mình và với đối tượng khách hàng của mình.
1.2.6. Nguyên tắc chung trong cho vay tiêu dùng
1.2.6.1. Tiền vay được sử dụng đúng mục đích
Theo nguyên tắc nay, tiền vay phải được sử dụng đúng cho các nhu cầu hai bên đã thoả thuận với nhau. Ngân hàng có thể từ chối và huỷ bỏ mọi yêu cầu vay vốn không được sử dụng đúng mục đích đã định. Việc sử dụng tiền vay sai mục đích thể hiện sự thất tín của bên vay và hứa hẹn rủi ro lớn cho khoản vay. Do đó khi cho vay, ngân hàng buộc bên vay phải tuân thủ nguyên tắc này và trong suốt thời gian cho vay vốn, ngân hàng thường xuyên giám sát, kiểm tra hành động của bên vay
1.2.6.2. Tiền vay phải được hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi:
Phưong thức hoàn trả gốc và lãi cũng như thời gian được ghi rõ trong hợp đồng vay vốn. Bất cứ sự chậm trễ nào trong việc hoàn trả gốc và lãi cũng như sự không đảm bảo đủ số lượng gốc và lãi đều là vi phạm hợp đồng tín dụng và ngân hàng có quyền chấm dứt hợp đồng và sử dụng các biện pháp để thu hồi nợ.
1.2.7. Điều kiện vay vốn tiêu dùng.
Điều kiện cho vay là những yêu cầu của ngân hàng đối với bên vay để làm căn cứ xem xét, quyết định có cấp vốn hay không? Nói chung, khách hàng muốn được vay vốn tại ngân hàng phải có điều kiện sau:
- Có đủ về tư cách pháp lý. Cá nhân và người đại diên hộ gia đình phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có đủ năng lực tài chính, đảm bảo trả nợ gốc và lãi vốn vay.
- Phương án vay vốn thể hiện mục đích tiêu dùng hợp pháp và các nguồn thu dùng để trả nợ cho ngân hàng.
- Cam kết thực hiện đầy đủ các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN.
1.2.8. Quy trình cho vay tiêu dùng
Mỗi ngân hàng có những qui định riêng của mình nhưng nhưng nhìn chung đều tuân theo các bước cụ thể sau:
1.2.8.1. Khách hàng lập và nộp hồ sơ vay vốn cho ngân hàng.
Hồ sơ vay vốn thường gồm các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của ngân hàng).
- Các tài liệu chứng minh năng lực pháp luật, năng lực dân sự.
- Tờ khai về tình hình tài chính.
- Báo cáo vay nợ và nguồn trả nợ.
1.2.8.2. Ngân hàng thẩm định hồ sơ vay vốn và quyết định cho vay.
Thẩm định hồ sơ vay vốn là quá trình trong đó, ngân hàng tiến hành xem xét, phân tích các thông tin, số liệu đã thu thập trong hồ sơ khách hàng. Mục đích để xác định giới hạn an toàn của quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn.
Khi thẩm định một hồ sơ CVTD, thông thường, cán bộ tín dụng sẽ phải phân tích nhiều yếu tố liên quan đến người đi vay, tuy nhiên, yếu tố mà ngân hàng quan tâm nhất là đặc điểm của khách hàng và khả năng thanh toán của họ (mức thu nhập, tài sản đảm bảo, số dư các tài khoản tiền gửi, sự ổn đinh về việc làm và nơi cư trú…).
1.2.8.3. Ngân hàng xác định các chỉ tiêu cho vay và ký hợp đồng tín dụng với khách hàng.
- Mức cho vay: dựa vào nhu cầu vay vốn, tỷ lệ vay tối đa tính trên giá trị tài sản thế chấp hay cầm cố; Khả năng nguồn vốn của ngân hàng; Khả năng trả nợ của khách hàng; Giới hạn cho vay tối đa của ngân hàng đối với một khách hàng.
- Thời hạn cho vay: Căn cứ vào kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay và khả năng trả nợ của khách hàng mà thời hạn cho vay tiêu dùng có thể là vài tháng cũng có thể kéo dài vài năm.
- Lãi suất cho vay thường được xác định dựa vào lãi suất cơ bản cộng với mức lợi nhuận cận biên và phần bù rủi ro. Trong trường hợp không trả đúng hạn, khách hàng còn phải chịu thêm khoản tiền phạt nợ quá hạn của ngân hàng.
Sau đó ngân hàng ký hợp đồng tín dụng và tiến hành cấp tiền cho khách hàng.
1.2.8.4. Theo dõi nợ và thu nợ
- Theo dõi nợ được tiến hành định kỳ (thường là 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần) hay đột xuất tùy vào biểu hiện từ phía khách vay, ngân hàng có thể dựa vào các thông tin được cung cấp hoặc trực tiếp kiểm tra.
- Thu nợ: Việc thu nợ được tiến hành theo kỳ hạn nợ đã được ghi trong hợp đồng tín dụng. Khách hàng phải chủ động trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn và cũng có thể trả nợ trước hạn.
1.3. Các điều kiện để mở rộng cho vay tiêu dùng.
Để mở rộng được CVTD đòi hỏi thoả mãn nhiều điều kiện. Trong đó, có một số điều kiện cơ bản sau:
1.3.1.Các điều kiện thuộc về bản thân ngân hàng.
Hướng phát triển của ngân hàng: Quy mô CVTD phụ thuộc rất lớn vào bản thân mong muốn cũng như chính sách mở rộng CVTD của mỗi ngân hàng. Vì thế, để mở rộng CVTD trước hết đòi hỏi mỗi ngân hàng phải có những phương hướng, chiến lược, chính sách, cũng như biện pháp cụ thể để phát triển họat động này.
Phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng: Đây là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến việc mở rộng CVTD. Cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn cao có thể xác định nhanh chóng nhu cầu và mục đích vay thực sự của khách hàng một cách chính xác. Từ đó có thể đưa ra một hợp đồng
tín dụng với những điều khoản vừa chặt chẽ, vừa linh họat, vừa đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, vừa đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Như thế sẽ thu hút được đông đảo khách hàng đến với ngân hàng
Công nghệ ngân hàng: Ảnh hưởng rất lớn đến mở rộng CVTD của ngân hàng đó.Ta biết rằng các khoản CVTD thường có quy mô nhỏ và số lượng lớn gây áp lực lên hệ thống quản lí của ngân hàng. Công nghệ hiện đại cho phép ngân hàng giảm được chi phí trong nhân công, đây là loại chi phí đắt nhất. Ngoài ra còn có thể nâng cao năng suất lao động đẩy nhanh tốc độ giao dịch, tạo nên sự tiện lợi cho khách hàng…
Ngoài ra, để mở rộng CVTD, một nhân tố quan trọng không thể không nhắc đến đó là vốn của ngân hàng. Ngân hàng có vốn tự có lớn sẽ mở rộng được phạm vi cho vay và đầu tư mở rộng trang thiết bị, cơ sở hạ tầng góp phần thu hút khách hàng
1.3.2. Các điều kiện khách quan.
Hoạt động của một ngân hàng nói chung và việc mở rộng CVTD nói riêng chịu tác động rất lớn bởi các nhân tố khách quan. Các nhân tố này tác động trực tiếp đến nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Để mở rộng CVTD, đòi hỏi phải có những điều kiện thuận lợi về kinh tế, văn hoá – xã hội, pháp luât,… hay sự thay đổi tích cực trong nhân thức của bản thân khách hàng.
( Về kinh tế: Để có thể mở rộng CVTD thì điều kiện quan trọng bậc nhất là nền kinh tế phải trong phát triển, hưng thịnh. Bởi kinh tế phát triển sẽ kéo theo hàng loạt những thuận lợi khác như: đời sống nhân dân được nâng cao (nhu cầu tiêu dùng cũng tăng cao hơn); hoạt động sản xuất phát triển làm cho chủng loại hàng hoá ngày càng phong phú, đa dang; truyền thông phát triển giúp cho các sản phẩm của ngân hàng dễ đến với khá