Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới khiến cho nền kinh tế toàn cầu lâm vào tình trạng suy thoái và khó có thể hồi phục trong một vài năm. Trong nỗ lực khôi phục lại nền kinh tế, các gói hỗ trợ tài chính cùng với chính sách kích cầu đang được Chính phủ Việt Nam cũng như các nước khác triển khai trên toàn thế giới. Cùng với chương trình hỗ trợ lãi suất, hoạt động cho vay tiêu dùng đang được các Ngân hàng thương mại không ngừng mở rộng và thu hút được sự quan tâm của khách hàng.
Tại Việt Nam hiện nay, cho vay tiêu dùng là một hoạt động còn khá mới mẻ, đang ở giai đoạn đầu phát triển và hứa hẹn là một mảng thị trường đầy tiềm năng, mang lại khả năng sinh lợi cao cho các tổ chức tín dụng. Tíêu dùng là nhu cầu tất yếu của con người. Trước kia, cuộc sống còn nhiều khó khăn thiếu thốn, nhu cầu của con người chỉ là những nhu cầu thiết yếu nhất: ăn no, mặc ấm thì ngày nay nhu cầu của con người đã không chỉ là như vậy nữa. Cuộc sống ngày càng phát triển thì mức sống được cải thiện, thu nhập tăng lên, người dân ngày càng có nhu cầu sửa sang mua sắm nhà cửa, mua sắm đồ dùng “xa xỉ” đắt tiền hay đi du lịch nhưng nếu chờ cho đến khi có đủ nguồn tài chính để tài trợ cho những nhu cầu tiêu dùng này thì sẽ bỏ lỡ những cơ hội khác hoặc họ phải chắt chiu dành dụm trong nhiều năm mới có đủ. Vì vậy cho vay tiêu dùng xuất hiện là “vị cứu tinh” cho những người tiêu dùng muốn thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng ngay mà không phải chờ đợi lâu.
Sau một thời gian thực tập, tìm tòi và học hỏi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội – Chi nhánh Trần Duy Hưng, em nhận thấy Ngân hàng đã bắt đầu quan tâm tới hoạt động cho vay tiêu dùng nhưng hoạt động này vẫn chưa thực sự trở thành hoạt động lớn của Ngân hàng. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các giải pháp để mở rộng nghiệp vụ cho vay tiêu dùng sẽ có ý nghĩa lớn đối với sự đa dạng hóa hoạt động của ngân hàng. Do đó, em đã lựa chọn đề tài “Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội – Chi nhánh Trần Duy Hưng” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Nội dung đề tài bao gồm ba chương:
Chương 1: Lý thuyết chung về cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Trần Duy Hưng
Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Trần Duy Hưng
91 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4179 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Trần Duy Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH
------ (( ( (( ------
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỂ TÀI:
MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH TRẦN DUY HƯNG
Sinh viên thực hiện : Phạm Duy Ninh
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Đức Hiển
Hà Nội – 2009
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH
------ (( ( (( ------
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỂ TÀI:
MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH TRẦN DUY HƯNG
Sinh viên thực hiện : Phạm Duy Ninh
Chuyên ngành : Tài chính Doanh nghiệp
Lớp : Tài chính Doanh nghiệp 47A
Khóa : 47
Hệ : Chính quy
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Đức Hiển
Hà Nội – 2009
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. Khái quát về hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 3
1.1.1. Khái niệm cho vay 3
1.1.2. Các nguyên tắc của hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 3
1.1.3. Các hình thức cho vay của Ngân hàng thương mại 4
1.1.3.1. Theo thời hạn cho vay 4
1.1.3.2. Theo mục đích vay 5
1.1.3.3. Theo tài sản đảm bảo 5
1.1.3.4. Theo đối tượng tham gia quy trình cho vay 5
1.1.3.5. Theo phương thức cho vay 6
1.2.1. Cơ sở thực tiễn hình thành cho vay tiêu dùng 8
1.2.2. Khái niệm cho vay tiêu dùng. 11
1.2.3. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng. 11
1.2.4. Phân loại cho vay tiêu dùng 13
1.2.4.1. Căn cứ vào phương thức hoàn trả 13
1.2.4.2. Căn cứ vào mục đích vay 15
1.2.4.3. Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ 15
1.2.5. Lợi ích của cho vay tiêu dùng 17
1.2.5.1. Lợi ích của khách hàng: 17
1.2.5.2. Lợi ích của người sản xuất 19
1.2.5.3. Lợi ích của ngân hàng 20
1.2.5.4. Lợi ích kinh tế - xã hội: 20
1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại 21
1.2.6.1. Các nhân tố chủ quan 21
1.2.6.2. Các nhân tố khách quan 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH TRẦN DUY HƯNG 26
2.1. Tổng quan về MB Trần Duy Hưng 26
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển MB Trần Duy Hưng 26
2.2. Hoạt động cho vay tiêu dùng ở Việt Nam 36
2.3. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại MB Trần Duy Hưng 38
2.3.1. Các hình thái cho vay tiêu dùng tại MB Trần Duy Hưng 38
2.3.1.1. Cho vay mua chung cư, đất dự án 39
2.3.1.2. Cho vay mua xe trả góp 40
2.3.1.3. Cho vay du học 42
2.3.1.4. Cho vay cá nhân tín chấp 44
2.3.2. So sánh các hình thái cho vay tiêu dùng của MB Trần Duy Hưng với các Ngân hàng TMCP khác 45
2.3.3. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại MB Trần Duy Hưng 46
2.4. Đánh giá về hoạt động cho vay tiêu dùng tại MB Trần Duy Hưng 55
2.4.1. Những kết quả mà Ngân hàng đã đạt được 55
2.4.2. Một số tồn tại và nguyên nhân 57
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH TRẦN DUY HƯNG 61
3.1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại MB Trần Duy Hưng 61
3.2. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại MB Trần Duy Hưng 63
3.2.1. Xây dựng chiến lược marketing ngân hàng 63
3.2.1.1. Phòng quan hệ khách hàng của MB Trần Duy Hưng cần xây dựng một chiến lược khách hàng lâu dài. 64
3.2.1.2. Đẩy mạnh chính sách giao tiếp – khuyếch trương 65
3.2.1.3. Hoàn thiện chính sách thông tin, nghiên cứu, tìm hiểu, điều tra về các yếu tố có liên quan tới cho vay tiêu dùng. 68
3.2.2. Hoàn thiện các sản phẩm cho vay tiêu dùng của Ngân hàng 69
3.2.3. Sản phẩm đề xuất cụ thể 74
3.2.3.1. Cho vay tiêu dùng theo thẻ tín dụng 74
3.2.3.2. Cho vay trả góp xây dựng, sửa chữa nhà 75
3.2.3.4. Cho vay du học tại chỗ 75
3.2.4. Nâng cao số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực 76
3.2.5. Mở rộng mạng lưới của Ngân hàng 78
3.2.6. Áp dụng hệ thống tính điểm tín dụng đối với khách hàng 79
3.2.7. Ngăn chặn sự gia tăng của nợ quá hạn 80
3.2.8. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát 80
3.2.9. Không ngừng phát triển công nghệ Ngân hàng 81
3.3. Một số kiến nghị 82
3.3.1. Kiến nghị đối với sự quản lý vĩ mô của Nhà nước 82
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 83
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TĂT
MB (Military Bank) : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội
MB Trần Duy Hưng : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội – Chi nhánh Trần Duy Hưng
TMCP : Thương mại cổ phần
NHTM : Ngân hàng thương mại
NH : Ngân hàng
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
DN : Doanh nghiệp
NHNN : Ngân hàng nhà nước
ACB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
Techcombank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 2.1 : Tình hình huy động vốn MB Trần Duy Hưng
Bảng 2.2 : Dư nợ tín dụng của MB Trần Duy Hưng qua các năm
Bảng 2.3 : Cơ cấu dư nợ tín dụng MB Trần Duy Hưng
Bảng 2.4 : Kết quả hoạt động kinh doanh MB Trần Duy Hưng
Bảng 2.5 : Dư nợ tín dụng cá nhân tại MB Trần Duy Hưng
Bảng 2.6 : Dư nợ cho vay tiêu dùng tại MB Trần Duy Hưng
Bảng 2.7 : Cơ cấu cho vay tiêu dùng tại MB Trần Duy Hưng Duy Hưng
Bảng 2.8 : Tỷ trọng thu lãi cho vay tiêu dùng tại MB Trần Duy Hưng
Bảng 2.9 : Thu lãi cho vay tiêu dùng tại MB Trần Duy Hưng
Bảng 2.10 : Nợ quá hạn MB Trần Duy Hưng
Biểu đồ 2.1 : Cơ cấu huy động vốn MB Trần Duy Hưng qua các năm
Biểu đồ 2.2 : Tỷ trọng dư nợ tín dụng MB Trần Duy Hưng qua các năm theo thành phần kinh tế
Biểu đồ 2.3 : Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ tín dụng cá nhân
Biểu đồ 2.4 : Cơ cấu cho vay tiêu dùng tại MB Trần Duy Hưng qua các năm
Biểu đồ 2.5 : Tỷ trọng thu lãi cho vay tiêu dùng so với tổng thu lãi MB Trần Duy Hưng
LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới khiến cho nền kinh tế toàn cầu lâm vào tình trạng suy thoái và khó có thể hồi phục trong một vài năm. Trong nỗ lực khôi phục lại nền kinh tế, các gói hỗ trợ tài chính cùng với chính sách kích cầu đang được Chính phủ Việt Nam cũng như các nước khác triển khai trên toàn thế giới. Cùng với chương trình hỗ trợ lãi suất, hoạt động cho vay tiêu dùng đang được các Ngân hàng thương mại không ngừng mở rộng và thu hút được sự quan tâm của khách hàng.
Tại Việt Nam hiện nay, cho vay tiêu dùng là một hoạt động còn khá mới mẻ, đang ở giai đoạn đầu phát triển và hứa hẹn là một mảng thị trường đầy tiềm năng, mang lại khả năng sinh lợi cao cho các tổ chức tín dụng. Tíêu dùng là nhu cầu tất yếu của con người. Trước kia, cuộc sống còn nhiều khó khăn thiếu thốn, nhu cầu của con người chỉ là những nhu cầu thiết yếu nhất: ăn no, mặc ấm… thì ngày nay nhu cầu của con người đã không chỉ là như vậy nữa. Cuộc sống ngày càng phát triển thì mức sống được cải thiện, thu nhập tăng lên, người dân ngày càng có nhu cầu sửa sang mua sắm nhà cửa, mua sắm đồ dùng “xa xỉ” đắt tiền hay đi du lịch… nhưng nếu chờ cho đến khi có đủ nguồn tài chính để tài trợ cho những nhu cầu tiêu dùng này thì sẽ bỏ lỡ những cơ hội khác hoặc họ phải chắt chiu dành dụm trong nhiều năm mới có đủ. Vì vậy cho vay tiêu dùng xuất hiện là “vị cứu tinh” cho những người tiêu dùng muốn thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng ngay mà không phải chờ đợi lâu.
Sau một thời gian thực tập, tìm tòi và học hỏi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội – Chi nhánh Trần Duy Hưng, em nhận thấy Ngân hàng đã bắt đầu quan tâm tới hoạt động cho vay tiêu dùng nhưng hoạt động này vẫn chưa thực sự trở thành hoạt động lớn của Ngân hàng. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các giải pháp để mở rộng nghiệp vụ cho vay tiêu dùng sẽ có ý nghĩa lớn đối với sự đa dạng hóa hoạt động của ngân hàng. Do đó, em đã lựa chọn đề tài “Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội – Chi nhánh Trần Duy Hưng” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Nội dung đề tài bao gồm ba chương:
Chương 1: Lý thuyết chung về cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Trần Duy Hưng
Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Trần Duy Hưng
Phạm vi của đề tài là nghiên cứu hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Trần Duy Hưng từ năm 2006 tới năm 2008. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, bài viết đưa ra một số ý kiến nhằm phát triển hoạt động này tại ngân hàng.
Để hoàn thiện đề tài này, em đã nhận được sự giúp đỡ vô cùng nhiệt tình và quý báu của thầy giáo, ThS Nguyễn Đức Hiển. Bên cạnh đó, trong thời gian thực tập, em cũng được sự giúp đỡ tận tình của các anh chị ở Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Trần Duy Hưng
Em xin chân thành cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô và anh chị trong ngân hàng.
Sinh viên
Phạm Duy Ninh
CHƯƠNG 1
LÝ THUYẾT CHUNG VỀ
CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Khái quát về hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm cho vay
“Cho vay là việc Ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định”
Qua khái niệm trên cho thấy người cho vay chỉ nhượng lại quyền sử dụng vốn cho người đi vay trong một thời hạn nhất định. Do người đi vay không có quyền sở hữu số vốn ấy nên phải hoàn trả lại cho người cho vay khi đến thời hạn đã thỏa thuận. Việc hoàn trả này không chỉ là sự bảo tồn về mặt giá trị mà vốn tín dụng còn được tăng thêm dưới hình thức lợi tức. Ở đây, quá trình vận động mang tính chất hoàn trả của cho vay là biểu hiện đặc trưng nhất sự khác biệt giữa quan hệ vay mượn trong các hoạt động của ngân hàng và các mối quan hệ kinh tế khác.
1.1.2. Các nguyên tắc của hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
Hoạt động cho vay của NHTM dựa trên một số nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo tính tan toàn và khả năng sinh lời. Các nguyên tắc này được cụ thể hóa trong các qui định của Ngân hàng Nhà nước và các NHTM
Khách hàng phải cam kết hoàn trả cả vốn và lãi với thời gian xác định. Các khoản cho vay của Ngân hàng chủ yếu có nguồn gốc từ các khoản tiền gửi cùa khách hàng và các khoản Ngân hàng vay mượn. Ngân hàng phải có trách nhiệm hoàn trả cả gốc lẫn lãi như đã cam kết. Do vậy, Ngân hàng luôn yêu cầu người nhận tín dụng phải thực hiện đúng cam kết này. Đây là điều kiện để Ngân hàng tồn tại và phát triển.
Khách hàng phải cam kết sử dụng tín dụng theo mục đích được thỏa thuận với ngân hàng, không trái các qui định của pháp luật và các qui định khác của Ngân hàng cấp trên. Luật pháp qui định phạm vi hoạt động cho các ngân hàng. Bên cạnh đó mỗi Ngân hàng có thể có mục đích và phạm vi hoạt động riêng. Mục đích tài trợ được ghi trong hợp đồng tín dụng đảm bảo ngân hàng không tài trợ cho các hoạt động trái luật pháp và việc tài trợ đó là phù hợp với cương lĩnh hoạt động của ngân hàng.
Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án (hoặc dự án) có hiệu quả. Thực hiện nguyên tắc này là điều kiện để thực hiện nguyên tắc thứ nhất. Phương án hoạt động có hiệu quả của người vay chứng minh cho khả năng trả năng thu hồi vốn được vốn đầu tư và có lãi để trả nợ ngân hàng. Các khoản tài trợ của Ngân hàng phải gắn liền với việc hình thành tài sản của người vay. Trong trường hợp xét thấy kém an toàn, ngân hàng đòi hỏi người vay phải có tài sản đảm bảo khi vay.
1.1.3. Các hình thức cho vay của Ngân hàng thương mại
Các khoản cho vay có thể được phân loại bằng nhiều cách theo các tiêu chí khác nhau, bao gồm mục đích, tài sản đảm bảo (nếu có), kỳ hạn, phương pháp hoàn trả và nguồn gốc. Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học là tiền đề để thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng.
1.1.3.1. Theo thời hạn cho vay
- Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn dưới 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.
- Cho vay trung hạn: Là các khoản vay có thời hạn từ một năm đến năm năm. Cho vay trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Bên cạnh đầu tư cho tài sản cố định, cho vay trugn hạn còn là nguồn hình thức vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp mới thành lập.
- Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên năm năm. Đây là loại hình được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới.
1.1.3.2. Theo mục đích vay
- Cho vay kinh doanh: là loại tín dụng cấp cho các nhà doanh nghiệp, các chủ thể kinh doanh để tiến hành sản xuất và lưu động hàng hóa.
- Cho vay tiêu dùng: là loại cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân như mua sắm nhà cửa, xe cộ…
1.1.3.3. Theo tài sản đảm bảo
- Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng đó. Đối với những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả tài chính mạnh, quản trị hiệu quả thì ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín của bản thân kỹ thuật mà không cần một nguồn thu nợ bổ sung thứ hai.
- Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba. Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm một nguồn thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn.
1.1.3.4. Theo đối tượng tham gia quy trình cho vay
- Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.
- Cho vay gián tiếp: là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian. Ngân hàng cho vay qua các tổ, đội, hội, nhóm như nhó sản xuất, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ… Các tổ chức này thường liên kết các thành viên theo một mục đích riêng, song chủ yếu đều hỗ trợ lẫn nhau, bảo vệ quyền lợi cho mỗ thành viên.
Ngân hàng có thể chuyển một vài khâu của hoạt động cho vay sang các tổ chức trung gian như thu nợ, phát tiền vay… Tổ chức trung gian cũng có thể đứng ra bảo đảm cho các thành viên vay, hoặc các thành viên trong nhóm bảo lãnh cho một thành viên vay. Điều này rất thuận tiện khi người vay không có hoặc không đủ tài sản thế chấp.
Ngân hàng cũng có thể cho vay thông qua người bán lẻ các sản phẩm đầu vào của quá trình sản xuất. Việc cho vay theo cách này sẽ hạn chế người vay sử dụng tiền sai mục đích.
1.1.3.5. Theo phương thức cho vay
- Cho vay từng lần: Cho vay từng lần là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi. Một số khách hàng sử dụng vốn chủ sở hữu và tín dụng thương mại là chủ yếu, chỉ khi có nhu cầu thời vụ, hay mở rộng sản xuất đặc biệt mới vay ngân hàng, tức là vốn từ ngân hàng chỉ tham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinh doanh.
- Cho vay theo hạn mức: Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thỏa thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ. Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính.
Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng. Trong kỳ khách hàng có thể vay trả nhiều lần, song dư nợ không được vượt quá hạn mức tín dụng. Một số trường hợp ngân hàng quy định hạn mức cuối kỳ. Dư nợ trong kỳ có thể lớn hơn hạn mức. Tuy nhiên đến cuối kỳ, khách hàng phải trả nợ để giảm dư nợ sao cho dư nợ cuối kỳ không được vượt quá hạn mức.
- Cho vay thấu chi: là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi.
1.1.4. Vai trò của hoạt động cho vay đối với Ngân hàng thương mại:
- Đối với ngân hàng
Cho vay là hoạt động chính của Ngân hàng, đây là hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhất cho Ngân hàng. Thành công của một Ngân hàng tùy thuộc chủ yếu vào hoạt động cho vay.
Dư nợ cuối kỳ là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động của Ngân hàng. Cho vay của Ngân hàng lớn mà mức dư nợ thấp chứng tỏ Ngân hàng làm ăn có hiệu quả, uy tín của Ngân hàng cao. Cho vay của Ngân hàng càng ngày chứng tỏ nhiều người đã biết đến Ngân hàng. Khi uy tín của Ngân hàng tăng cao thì việc tăng vốn điều lệ, hoặc huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư gửi vào ngân hàng sẽ dễ dàng và có chi phí thấp hơn. Từ đó tạo điều kiện mở rộng qui mô, mạng lưới của Ngân hàng nhờ đó ngày càng phát triển và sẽ càng ngày càng đa dạng hóa các hình thức cho vay từ đó mà nâng cao thu nhập cho ngân hàng.
- Đối với khách hàng.
Nhờ có Ngân hàng cho vay mà khách hàng sẽ có thể thực hiện được những dự định, dự án của mình. Do vậy mang lại lợi nhuận cho khách hàng hay giải quyết được các vấn đề mà khách hàng gặp phải trong vấn đề đột xuất, cấp bách.
Tuy vật khách hàng cần phải tính toán đến khả năng chi trả để việc chi tiêu sẽ hợp lý.
- Đối với nền kinh tế
Góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển: Để thực hiện mục tiêu mở rộng sản xuất ở từng doanh nghiệp, yêu cầu về nguồn vốn là một trong những mối quan tâm hàng đầu được đặt ra. Bởi lẽ, đẩy mạnh tiến độ phát triển sản xuất không thể chỉ trông chờ vào vốn tự có mà doanh nghiệp còn phải biết tận dụng các “dòng chảy” khác của vốn trong xã hội. Từ đó, tín dụng ngân hàng với tư cách là nơi tập trung đại bộ phận vốn nhàn rỗi sẽ là trung tâm đáp ứng nhu cầu vốn bổ sung cho đầu tư phát triển. Như vậy, tín dụng ngân hàng vừa giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng đầu tư mở rộng sản xuất, vừa góp phần đẩy nhanh tốc độ tập trung và tích lũy vốn cho nền kinh tế.
Góp phần ổn định tiền tệ và ổn định giá cả: Với chức năng tập trung và tận dụng những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, tín dụng ngân hàng đã trực tiếp giảm khối lượng tiền mặt tồn đọng trong lưu thông. Lượng tiền dôi thừa này nếu không được huy động và sử dụng kịp thời có thể gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng lưu thông tiền tệ dẫn đến mất cân đối trong quan hệ hàng - tiền và hệ thống giá cả bị biến động là điều không thể tránh khỏi. Do đó, trong điều kiện nền kinh tế bị lạm phát, tín dụng được xem như là một trong những biện pháp hữu hiệu góp phần làm giảm lạm phát.
Góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội: Hoạt động tín dụng ngân hàng không chỉ đáp ứng cho nhu cầu của các doanh nghiệp mà còn phục vụ cho các tầng lớp dân cư. Trong nền kinh tế ngoài các ngân hàng còn có hệ thống những tổ chức tín dụng sẵn sàng cung cấp vốn vay cho các cá nhân để phát triển kinh tế gia đình, mua sắm nhà cửa, tư liệu sinh hoạt… Bên cạnh đó, còn việc phát triển những loại hình như Ngân hàng Chính sách xã hội, quỹ xóa đói giảm nghèo, Nhà nước còn thực hiện những chính sách ưu đãi nhằm mục đích cải thiện từng bước đời sống của nhân dân, tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, qua đó góp phần ổn định trật tự, xã hội.
1.2. Cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại
1.2.1. Cơ sở thực tiễn hình thành cho vay tiêu dùng
Cho vay là một chức năng kinh tế quan trọng và là hoạt động cơ bản của các Ngân hàng Thương mại. Tuy nhiên, từ xưa tới nay, các NHTM mới chỉ quan tâm đến cho vay các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa mà chưa thực sự chú ý tới nhu cầu vay tiêu dùng của người dân.
Trong lịch sử, hầu hết các NHTM không tích cực cho vay đối với các cá nhân và hộ gia đình bởi họ tin rằng các khoản cho vay tiêu dùng nói chung có qui mô rất nhỏ với rủi ro vỡ nợ tương đối cao và do đó làm cho chúng trở nên có mức sinh lời thấp. Đầu thế kỷ này, các Ngân hàng bắt đầu dựa nhiều hơn vào tiền gửi của khách hàng để tài trợ cho những món vay thương mại lớn. Và rồi, sự cạnh tranh khốc liệt trong việc giành giật tiền gửi và cho vay đã buộc các Ngân hàng phải hướng tới người tiêu dùng như là một khách hàng trung thành tiềm năng. Hiện nay, tín dụng tiêu dùng đã trở thành một trong những loại hình tín dụng c