Đất nước Việt Nam trải dài từ Bắc đến Nam với diện tích khoảng
330.000km2.Là đất nước có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đất đai màu
mỡ, địa hình đa dạng, có tiềm năng kinh tế biển. Cùng với truyền thống
người dân bao đời cần cù lao động, đất nước Việt Nam đang từng ngày từng
giờ thay da đổi thịt. Hiện nay Việt Nam là một trong những nước có tốc độ
tăng trưởng kinh tế khá cao trên thế giới. Tuy nhiên, với dân số khoảng 80
triệu người, Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn về tài
nguyên thiên nhiên và môi trường, các hệ sinh thái đang suy thoái ở mức độ
nghiêm trọng. Chính sách đổi mới đã đem lại bộ mặt mới cho nền kinh tế
Việt Nam . Tuy nhiên, với tiến trình gia tăng dân số, thâm canh nông nghiệp,
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá đang ảnh hưởng lớn đối với môi
trường, với khai thác tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng,
tài nguyên biển và các dạng tài nguyên khác. Làm thế nào để phát triển bền
vững, ổn định tối đa nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên
nhiên và đa dạng sinh học, đang là vấn đề cấp thiết đặt ra.Từ năm 1994, cơ
quan bảo vệ môi trường quốc gia soạn thảo trình Quốc hội Việt Nam báo
cáo hàng năm về hiện trạng môi trường. Mặc dù các số liệu môi trường được
thu thập từ nhiều nguồn khác nhau kể cả kết quả đo đạc tại các trạm quan
trắc môi trường và ở các trường đại học, các dữ liệu về môi trường ít được
so sánh với những thông tin thu thập từ công chúngChiến lược quốc gia về
bảo vệ môi trường trong những năm đầu thiên niên kỷ vừa được Chính phủ
Việt Nam thông qua. Chiến lược nêu rõ trong những thập kỷ gần đây các
nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam bị xuống cấp một cách nhanh
chóng, gây ra nhiều vấn đề môi trường và dẫn đến chất lượng môi trường
của xã hội ngày càng kém đi. Trước tình hình đó chúng ta cần phải nhìn
thẳng vào các sai phạm của các công ty để có thể đưa ra được giải pháp giải
quyết tình hình đồng thời chúng ta cũng phải nhìn lại vấn đề môi trường ở
nước ta xem cái gì chúng ta đạt được và cái gì chúng ta chưa đạt được để
bàn bạc đưa ra giải pháp xử lý các vi phạm.
33 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2700 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Môi trường ở các khu công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh tế công nghiệp
TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH _ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN ĐỀ
GIẢNG VIÊN:
Lê Thị Thu Hà
NHÓM SV:
1. Nguyễn Thị Hằng
2. Nguyễn Thị Hồng
3. Nguyễn Thị Bình
4. Nguyễn Ngọc Hoài Vân
5. Bùi Thị Thanh Lăng
6. Bùi Thị Trang
7. Cao Thị Tú
8. Nguyễn Văn Thơm
9. Nguyễn Văn Trực
10.Tạ Quang Mạnh
11.Nguyễn Văn Thành
1
Lớp QT40C
Kinh tế công nghiệp
MỤC LỤC
Chương 1: Phần mở đầu ……………………………………………….…3
1.1 Lý do viết đề tài…………………………………………………………..
1.2 Mục đích………………………………………………………………….
1.3 Nhiệm vụ………………………………………………………….... ……
1.4 Phạm vi nghiên cứu……………………………………… …………
Chương 2: Sơ lược về môi trường ………………………………………...4
2.1 Khái niệm về môi trường…………………………………………………
2.2 Vai trò của môi trường……………………………………………..
2.3 Môi trường có những chức năng cơ bản sau……………………………...
2.4.Bảo vệ môi trường……………………………………………………….
2.5 Mối quan hệ giữa môi trường với phát triển kinh tế xã hội………...........
2.6 Thực trạng môi trường ở nước ta…………………………………………
1.Môi trường
ở
Việt Nam………………………………………….
2.Các kết quả đã đạt được trong việc bảo vệ môi trường………….
3 Một số tồn tại……………………………………………………………….
Chương 3:Vấn đề môi trường xung quanh KCN……………………………8
3.1.Tình hình chung về môi trường của các KCN trên thế giới………………
1.Hiện trạng chung……………………………………………………………
2.Một số ngành công nghiệp gây ô nhiễm……………………………………
3.2.Hiện trạng môi trường của các KCN ở Việt Nam………………………..
1.Môi trường ở các KCN miền Nam……………………………………….....
2.Môi trường ở các KCN miền Bắc…………………………………………..
3.Môi trường ở các KCN miền Trung………………………………………..
4.Những hậu quả nghiêm trọng do ô nhiễm môi trường ở các KCN….
Chương 4:Các biện pháp giảm ô nhiễm MT trong phát triển CN ở Việt
Nam………………………………………………………………………...20
4.1.Các biện pháp vĩ mô………………………………………………………
4.2.Các biện pháp riêng của một số ngành lĩnh vực sản xuất………………...
Chương 5:Tổng kết……………………………………………………….23
2
Lớp QT40C
Kinh tế công nghiệp
Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do viết đề tài:
Đất nước Việt Nam trải dài từ Bắc đến Nam với diện tích khoảng
330.000km2.Là đất nước có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đất đai màu
mỡ, địa hình đa dạng, có tiềm năng kinh tế biển. Cùng với truyền thống
người dân bao đời cần cù lao động, đất nước Việt Nam đang từng ngày từng
giờ thay da đổi thịt. Hiện nay Việt Nam là một trong những nước có tốc độ
tăng trưởng kinh tế khá cao trên thế giới. Tuy nhiên, với dân số khoảng 80
triệu người, Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn về tài
nguyên thiên nhiên và môi trường, các hệ sinh thái đang suy thoái ở mức độ
nghiêm trọng. Chính sách đổi mới đã đem lại bộ mặt mới cho nền kinh tế
Việt Nam . Tuy nhiên, với tiến trình gia tăng dân số, thâm canh nông nghiệp,
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá đang ảnh hưởng lớn đối với môi
trường, với khai thác tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng,
tài nguyên biển và các dạng tài nguyên khác. Làm thế nào để phát triển bền
vững, ổn định tối đa nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên
nhiên và đa dạng sinh học, đang là vấn đề cấp thiết đặt ra.Từ năm 1994, cơ
quan bảo vệ môi trường quốc gia soạn thảo trình Quốc hội Việt Nam báo
cáo hàng năm về hiện trạng môi trường. Mặc dù các số liệu môi trường được
thu thập từ nhiều nguồn khác nhau kể cả kết quả đo đạc tại các trạm quan
trắc môi trường và ở các trường đại học, các dữ liệu về môi trường ít được
so sánh với những thông tin thu thập từ công chúngChiến lược quốc gia về
bảo vệ môi trường trong những năm đầu thiên niên kỷ vừa được Chính phủ
Việt Nam thông qua. Chiến lược nêu rõ trong những thập kỷ gần đây các
nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam bị xuống cấp một cách nhanh
chóng, gây ra nhiều vấn đề môi trường và dẫn đến chất lượng môi trường
của xã hội ngày càng kém đi. Trước tình hình đó chúng ta cần phải nhìn
thẳng vào các sai phạm của các công ty để có thể đưa ra được giải pháp giải
quyết tình hình đồng thời chúng ta cũng phải nhìn lại vấn đề môi trường ở
nước ta xem cái gì chúng ta đạt được và cái gì chúng ta chưa đạt được để
bàn bạc đưa ra giải pháp xử lý các vi phạm.
1.2.Mục đích: phản ánh những vi phạm của các doanh nghiệp gây
ảnh hưởng đến môi trường Việt Nam.
1.3.Nhiệm vụ: xác định hiện trạng môi trường ở nước ta, hoạt động
của các doanh nghiệp trong việc xử lý chất thải và các hoạt động bảo vệ môi
trường
1.4. Phạm vi nghiên cứu: vi phạm trong việc xử lý chất thải của các
doanh nghiệp Việt Nam…………………………
3
Lớp QT40C
Kinh tế công nghiệp
Chương 2:SƠ LƯỢC VỀ MÔI TRƯỜNG
2.1 Khái niệm về môi trường: (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của
Việt Nam).Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã
hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên
nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội... Môi
trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm
các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống
con người.
Có 2 loại môi trường được phân chia theo chức năng:
-Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá
học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu
tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không
khí, động, thực vật, đất, nước...
- Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó
là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định...
2.2 Vai trò của môi trường:
-Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của vật
chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người.
-Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất báo động sớm
các nguy hiểm đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như các phản
ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xẩy ra các tai biến thiên nhiên và hiện
tượng thiên nhiên đặc biệt như bão, động đất, v.v
-Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gien, các loài
động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp và cảnh quan
có giá trị thẩm mỹ, tôn giáo và văn hoá khác
2.3 Môi trường có những chức năng cơ bản sau:
-Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
-Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động
sản xuất của con người
-Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong
cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
-Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con
người và sinh vật trên trái đất.
-Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
2.4.Bảo vệ môi trường:
Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam ghi rõ trong Điều 6: "Bảo vệ
môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm
bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và có
trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
4
Lớp QT40C
Kinh tế công nghiệp
trường". Để bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam
nghiêm cấm các hành vi sau đây:
· Đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại
môi trường, làm mất cân bằng sinh thái.
· Thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi thối gây hại vào không khí; phát
phóng xạ, bức xạ quá giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh
· Thải dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho
phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại
và gây dịch bệnh vào nguồn nước.
Chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép.· Khai
thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quý hiếm trong danh mục quy
định của Chính phủ.
· Nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường,
nhập khẩu, xuất khẩu chất thải.
· Sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ huỷ diệt hàng loạt
trong khai thác, đánh bắt các nguồn động vật, thực vật.
2.5 Mối quan hệ giữa môi trường với phát triển kinh tế xã hội:
Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi
trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên
nhân tạo nên các biến đổi của môi trường. Môi trường tự nhiên đồng thời
cũng tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội thông qua việc làm suy thoái
nguồn tài nguyên đang là đối tượng của hoạt động phát triển hoặc gây ra
thảm hoạ, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực. Ở các
quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau có các xu hướng gây ô
nhiễm môi trường khác nhau.
Ví dụ:
· Ô nhiễm do dư thừa: 20% dân số thế giới ở các nước giàu hiện sử
dụng 80% tài nguyên và năng lượng của loài người.
· Ô nhiễm do nghèo đói: những người nghèo khổ ở các nước nghèo
chỉ có con đường phát triển duy nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên
(rừng, khoáng sản, nông nghiệp,...). Do đó, ngoài 20% số người giàu, 80%
số dân còn lại chỉ sử dụng 20% phần tài nguyên và năng lượng của loài
người.
Mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển trên dẫn đến sự xuất hiện các
quan niệm hoặc các lý thuyết khác nhau về phát triển:
· Lý thuyết đình chỉ phát triển là làm cho sự tăng trưởng kinh tế bằng
(0) hoặc mang giá trị (-) để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của trái đất.
· Một số nhà khoa học khác lại đề xuất lấy bảo vệ để ngăn chặn sự
nghiên cứu, khai thác tài nguyên thiên nhiên đã đưa ra quan niệm phát triển
5
Lớp QT40C
Kinh tế công nghiệp
2.6 Thực trạng môi trường ở nước ta:
1. Môi trường ở Việt Nam:
Hiện nay, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đứng trước 5
cuộc khủng hoảng lớn là: dân số, lương thực, năng lượng, tài nguyên và sinh
thái. Năm cuộc khủng hoảng này đều liên quan chặt chẽ với môi trường và
làm cho chất lượng cuộc sống của con người có nguy cơ suy giảm. Nguyên
nhân gây nên các cuộc khủng hoảng là do sự bùng nổ dân số và các yếu tố
phát sinh từ sự gia tăng dân số. Nước ta thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại
hoá và đương nhiên là kéo theo đô thị hoá. Theo kinh nghiêm của nhiều
nước, tình hình ô nhiễm môi trường cũng gia tăng nhanh chóng.
Trong quá trình phát triển, nhất là trong thập kỷ vừa qua, các đô thị
lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đã gặp phải nhiều vấn đề môi
trường ngày càng nghiêm trọng, do các hoạt động sản xuất công nghiệp,
nông nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt gây ra. Tại thành phố Hồ Chí
Minh có 25 khu công nghiệp tập trung hoạt động với tổng số 611 nhà máy
trên diện tích 2298 ha đất. Theo kết quả tính toán, hoạt động của các khu
công nghiệp này cùng với 195 cơ sở trọng điểm bên ngoài khu công nghiệp,
thì mỗi ngày thải vào hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai tổng cộng
1.740.000 m3 nước thải công nghiệp, trong đó có khoảng 671 tấn cặn lơ
lửng, 1.130 tấn BOD5 (làm giảm nhu cầu ôxy sinh hoá), 1789 tấn COD (làm
giảm nhu cầu ôxy hoá học), 104 tấn Nitơ, 15 tấn photpho và kim loại nặng.
Lượng chất thải này gây ô nhiễm cho môi trường nước của các con sông vốn
là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho một nội địa bàn dân cư rộng lớn, làm
ảnh hưởng đến các vi sinh vật và hệ sinh thái vốn là tác nhân thực hiện quá
trình phân huỷ và làm sạch các dòng sông.
Trước những điểm nóng về ô nhiễm môi trường như trên, nhiều giải
pháp tương đối đồng bộ và cụ thể đã được kiến nghị nhằm giải quyết các vấn
đề về môi trường cả trong hiện tại và trong dự báo về chính sách, chiến lược,
quy hoạch đến các giải pháp về công nghệ, nhân lực, giải pháp xã hội, các
cộng cụ kinh tế và các biện pháp quan trắc theo dõi, kèm theo một số dự án
hoặc nghiên cúu sâu đối với các trường hợp cụ thể.
Sau đây là những biểu hiện của khủng hoảng môi trường
· Ô nhiễm không khí (bụi, SO2, CO2 v.v...) vượt tiêu chuẩn cho phép
tại các đô thị, khu công nghiệp.
· Hiệu ứng nhà kính đang gia tăng làm biến đổi khí hậu toàn cầu.
· Tầng ozon bị phá huỷ.
· Sa mạc hoá đất đai do nhiều nguyên nhân như bạc màu, mặn hoá,
phèn hoá, khô hạn.
· Nguồn nước bị ô nhiễm.
6
Lớp QT40C
Kinh tế công nghiệp
· Ô nhiễm biển xảy ra với mức độ ngày càng tăng.
· Rừng đang suy giảm về số lượng và suy thoái về chất lượng
· Số chủng loài động thực vật bị tiêu diệt đang gia tăng.
· Rác thải, chất thải đang gia tăng về số lượng và mức độ độc hại.
2.Các kết quả đã đạt được trong việc bảo vệ môi trường:
Từ sau hội nghị quốc tế về môi trường lần đầu tiên năm 1972, vấn đề
môi trường ngày càng trở nên cấp thiết ở mỗi quốc gia trên thế giới trong đó
có Việt Nam. Các nước đã đề ra những mục tiêu, chiến lược bảo vệ môi
trường, chống sự nóng lên của trái đất, các giảm lượng khí thải, đặt ra các
tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong việc xử lý chất thải công nghiệp trước khi đưa
ra môi trường. Nước ta cũng đã kí cam kết với thế giới trong việc bảo vệ
môi trường với nhiều chương trình hành động thiết thực như: phủ xanh đất
trống đồi trọc, trổng rừng phòng hộ ven biển, giao rừng cho dân quản lý,
trồng rừng,..
Ngoài ra nước ta còn đầu tư nhiều chi phí cho việc xây dựng các hệ
thống xử lý chất thải của các khu công nghiệp, tích cực tham gia các hoạt
động môi trường thế giới, kí các hiệp định về môi trường.. chứng tỏ chính
phủ ta rất quan tâm đến vấn đề môi trường.Riêng đối với các khu công
nghiệp thì tất cả các chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp và hầu hết các
doanh nghiệp đầu tư trong khu công nghiệp đã hoàn tất thủ tục về môi
trường trước khi đi vào hoạt động. Nhận thức về công tác bảo vệ môi trường
của các chủ đầu tư ngày một nâng cao. Hằng năm đều tham gia các hoạt
động về truyền thông môi trường Một số doanh nghiệp thực hiện rất tốt công
tác bảo vệ môi trường như: các nhà máy điện, một số cảng,…đều đầu tư
hoàn chỉnh các hệ thống xử lý chất thải, các chất thải nguy hại đều được thu
gom và xử lý đúng quy định thông qua các hợp đồng với các đơn vị có chức
năng và năng lực xử lý, nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và thực
hiện giám sát môi trường hằng năm theo quy định. Nhiều chương trình như
“Go green – hành trình xanh thắp sáng ước mơ” là sự phối hợp hợp tác giữa
Tổng cục Bảo vệ Môi trường (VEPA), Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET) và
công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV).
3. Một số tồn tại: Quy chế bảo vệ môi trường đối với các khu công nghiệp
được ban hành theo Quyết định 62/2002/QĐ.BKHCNMT của Bộ Khoa học,
công nghệ và môi trường chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng kéo dài đầu tư các
hệ thống xử lý nước thải tập trung của các khu công nghiệp ( Điều 19 của
Quy chế quy định phải xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý tập trung khi
khu công nghiệp đã lấp đầy 70% diện tích đất ).Phần lớn các chủ đầu tư hạ
tầng các khu công nghiệp không thực hiện nghiêm các cam kết trong nội
dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ Tài nguyên và Môi
trường.
7
Lớp QT40C
Kinh tế công nghiệp
Chương 3: VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG XUNG
QUANH KHU CÔNG NGHIỆP
3.1. Tình hình chung về môi trường của các KCN trên thế giới
1. Hiện trạng chung:Hiện nay kết quả của quá trình công nghiệp hoá ở các
nước trên thế giới đã không ngừng làm tăng quy mô và tốc độ phát triển
công nghiệp trên phạm vi toàn cầu.Tuy nhiên chính quy mô và tốc độ phát
triển công nghiệp là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến
những tác động bất lợi lớn đối với các yếu tố của môi trường sinh thái như
suy giảm các nguồn tài nguyên hữu ích cho cuộc sống, ô nhiễm khói
bụi,nước..gây ra những thảm hoạ về môi trường,tàn phá cảnh quan môi
trường.
2. Một số ngành công nghiệp gây ra ô nhiễm:
a/ Khai khoáng công nghiệp.
Trong việc khai khoáng công nghiệp thì khó khăn
lớn nhất là xử lý chất thải dưới dạng đất đá và bùn.
Trong chất thải này có thể có các hóa chất độc hại
mà người ta sử dụng để tách quặng khỏi đất đá.
Trong chất thải ở các mỏ thường có các hợp chất
sulfid-kim loại, chúng có thể tạo thành a xít, với
khối lượng lớn chúng có thể gây hại đối với đồng
ruộng và nguồn nước ở xung quanh. Bùn từ các
khu mỏ chảy ra sông suối có thể gây ùn tắc dòng chảy từ đó gây lũ lụt.
Ảnh hưởng đến sức khỏe: Thường rất đa dạng và
gây hại kéo dài như: đau mắt, gây hại đối với hệ
thống hô hấp, tiêu hóa, tim mạch, thận, gan và hệ
thần kinh.
b/ Các lò nung và chế biến hợp kim .
Trong quá trình sản xuất và chế biến các loại kim
loại như đồng, nicken, kẽm, bạc, kobalt, vàng và
kadmium môi trường bị ảnh hưởng nặng nề.
Hydrofluor, sunfua-dioxit, Nitơ-oxit khói độc
cũng như các kim loại nặng như chì, Arsen, Chrom, Kadmium, Nickel, đồng
và kẽm bị thải ra môi trường. Một lượng lớn a xít-sunfuaric được sử dụng để
chế biến. Chất thải rắn độc hại cũng gây hại đến môi trường. Thông thường
con người hít thở các chất độc hại này hoặc chúng thâm nhập vào chuỗi thực
phẩm. Bụi mịn gây hại nặng nề và ảnh hưởng tới nguồn nước.
8
Lớp QT40C
Kinh tế công nghiệp
Ảnh hưởng đến sức khỏe: có dạng gây hại ngay hoặc mãn tính như gây hại
mắt, hệ hô hấp, da, gan, thận và hệ thần kinh. Nghiêm trọng hơn là ảnh
hưởng đến hệ tim mạch và phổi, thậm chí có thể gây tử vong do tích lũy lâu
dài trong cơ thể.
c/ Chất thải phóng xạ và chất thải từ việc khai thác Uran.
Chất phóng xạ được sử dụng để sản xuất điện,
dùng trong lĩnh vực Quân sự
vàYhọc.
Việc xử lý chất thải phóng xạ từ các lò phản ứng
dưới dạng thanh đốt vô cùng khó khăn.Việc chôn
vĩnh viễn loại chất thải này hầu như là chuyện
không thể.
Quá trình khai thác Uran tuy không tạo ra chất
thải phóng xạ nguy hiểm, nhưng lại tạo ra một
lượng lớn chất thải có lượng phóng xạ tương đối
thấp. Những nước sản xuất Uran với khối lượng lớn thường là những nước
như Kazakhstan, Nga, Niger, Namibia, Uzbekistan, Ukraine và Trung Quốc,
những quy định về bảo vệ môi trường và an toàn thường không thực hiện
nghiêm chỉnh.
Ảnh hưởng đến sức khỏe: chất phóng xạ có thể ảnh hưởng tới chức
năng của cơ thể, về lâu dài có thể gây một số bệnh ung thư. Những người bị
ảnh hưởng phóng xạ với nồng độ thấp có những biến đổi đối với máu, chóng
mặt, mệt mỏi, gây quái thai, mù mắt, trì độn. Nếu bị tác động của tia phóng
xạ với nồng độ cao sẽ bị chết chỉ sau vài giờ.
d/ Nước thải không được xử lý.Ở nhiều vùng nghèo khổ trên thế
giới phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý mà quay trở lại
vòng tuần hoàn của nước. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây
lan và gây ô nhiễm môi trường. Nước
thải không được xử lý chảy vào sông
rạch và ao hồ gây thiếu hụt oxy làm cho
nhiều loại động vật và cây cỏ không thể
tồn tại. Theo dự đoán của WHO trong
năm 2008 có khoảng 2,6 tỷ người không
được tiếp cận với các công trình vệ sinh.
Đây chính là nguyên nhân vì sao ở các thành phố nước bị ô nhiễm nặng nề
bởi chất bài tiết của con người .Ảnh hưởng đến sức khỏe: tình trạng trên dẫn
đến một loạt bệnh như tả, thương hàn, kiết lị, viêm gan A và bệnh giun sán.
Theo dự đoán của WHO mỗi năm có khoảng 1,5 triệu người bị chết liên
quan đến nước thải không được xử lý.
9
Lớp QT40C
Kinh tế công nghiệp
3.2. Hiện trạng môi trường ở các KCN Việt Nam
Trong thời đại ngày nay, phát triển bền vững là yêu cầu đặt ra cho tất
cả các quốc gia. Phát triển công nghiệp dù ở mức độ nào cũng đều gây nên
tình trạng ô nhiễm và ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện yêu cầu phát
triển bền vững. Với Việt Nan hiện nay, hàng loạt vấn đề về môi trường đang
đặt ra hết sức cấp thiết dẫu rằng trình độ phát triển công nghiệp chưa cao.
Nước ta thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đương nhiên là
kéo theo đô thị hoá. Theo kinh nghiêm của nhiều nước, tình hình ô nhiễm
môi trường cũng gia tăng nhanh chóng. Nếu tốc độ tăng trưởng GDP trong
vòng 10 năm tới tăng bình quân khoảng 7%/năm, trong đó GDP công nghiệp
khoảng 8-9%/năm, mức đô thị hoá từ 23% năm lên 33% năm 2000, thì đến
năm 2010 lượng ô nhiễm do công nghiệp có thể tăng lên gấp 2,4 lần so với
bây giờ, lượng ô nhiễm do nông nghiệp và sinh hoạt cũng có thể gấp đôi
mức hiện nay.
Trong quá trình phát triển, nhất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kinh te quan ly va cong nghiep.docx
- Kinh te quan ly va cong nghiep.pdf