Nền kinh tế nước ta đang tiến những bước vững chắc trong quá trình hội nhập và phát triển. Trên tình hình hợp tác hai bên cùng có lợi, nước ta đã và đang tham gia một cách có hiệu quả vào quá trình hợp tác và phát triển chung của nền kinh tế khu vực và thế giới.
Trong quá trình phát triển đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã vươn đến rất nhiều nước trên thế giới, quan hệ mua – bán với nhiều nước phát triển, những nước có khoa học công nghệ tiên tiến. Để thực hiện được các giao dịch ấy thì phải cần đến hoạt động thanh toán. Vì bất kỳ mối quan hệ mua – bán nào cũng kết thúc bằng quá trình thanh toán tiền hàng cho nhau giữa các đối tượng tham gia. Do đó công tác thanh toán đã được xem là một trong những hoạt động chính của doanh nghiệp, là điều khoản chính trong các hợp đồng kinh tế.
Bên cạnh đó, hoạt động thanh toán còn tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh và sự tồn tại của các doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp mất khả năng thanh toán trong một thời gian nhất định với khách hàng, ngân hàng hoặc chính các cổ đông trong doanh nghiệp thì buộc phải tuyên bố phá sản. Do vậy ngay từ khi nền kinh tế còn kém phát triển, các đối tượng kinh doanh đã xem xét vấn đề thanh toán một cách nghiêm túc, việc xác định các dòng tiền vào ra doanh nghiệp đã trở nên thường xuyên. Kết hợp với nhiều hoạt động khác tiến đến mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá giá trị tài sản cho chủ sở hữu.
Tuy nhiêu hoạt động thanh toán mỗi nước có những đặc điểm khác nhau, được pháp luật cụ thể hoá thành các luật, các quy định và quyết định để làm cho hoạt động thanh toán có hiệu quả và chính xác. Ngay mỗi doanh nghiệp sự quan tâm về công tác tổ chức thanh toán cũng không giống nhau. Có lẽ vì hoạt động thanh toán phụ thuộc nhiều vào đặc điểm kinh doanh, đặc tính sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp nên đã biến hoá rất đa dạng và phong phú.
Qua quá trình thực tập tại công ty XNK Máy Hà Nội , do hiểu được tầm quan trọng của hoạt động thanh toán nên em đã chọn đề tài:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TRONG KINH DOANH TẠI CÔNG TY XNK MÁY HÀ NỘI” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, bài viết gồm 3 chương chính:
Chương I: cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán trong kinh doanh
Chương II: thực trạng hoạt động thanh toán trong kinh doanh tại công ty XNK Máy Hà Nội
Chương III: một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán trong kinh doanh tại công ty XNK Máy Hà Nội
100 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1778 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán trong kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế nước ta đang tiến những bước vững chắc trong quá trình hội nhập và phát triển. Trên tình hình hợp tác hai bên cùng có lợi, nước ta đã và đang tham gia một cách có hiệu quả vào quá trình hợp tác và phát triển chung của nền kinh tế khu vực và thế giới.
Trong quá trình phát triển đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã vươn đến rất nhiều nước trên thế giới, quan hệ mua – bán với nhiều nước phát triển, những nước có khoa học công nghệ tiên tiến. Để thực hiện được các giao dịch ấy thì phải cần đến hoạt động thanh toán. Vì bất kỳ mối quan hệ mua – bán nào cũng kết thúc bằng quá trình thanh toán tiền hàng cho nhau giữa các đối tượng tham gia. Do đó công tác thanh toán đã được xem là một trong những hoạt động chính của doanh nghiệp, là điều khoản chính trong các hợp đồng kinh tế.
Bên cạnh đó, hoạt động thanh toán còn tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh và sự tồn tại của các doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp mất khả năng thanh toán trong một thời gian nhất định với khách hàng, ngân hàng hoặc chính các cổ đông trong doanh nghiệp thì buộc phải tuyên bố phá sản. Do vậy ngay từ khi nền kinh tế còn kém phát triển, các đối tượng kinh doanh đã xem xét vấn đề thanh toán một cách nghiêm túc, việc xác định các dòng tiền vào ra doanh nghiệp đã trở nên thường xuyên. Kết hợp với nhiều hoạt động khác tiến đến mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá giá trị tài sản cho chủ sở hữu.
Tuy nhiêu hoạt động thanh toán mỗi nước có những đặc điểm khác nhau, được pháp luật cụ thể hoá thành các luật, các quy định và quyết định để làm cho hoạt động thanh toán có hiệu quả và chính xác. Ngay mỗi doanh nghiệp sự quan tâm về công tác tổ chức thanh toán cũng không giống nhau. Có lẽ vì hoạt động thanh toán phụ thuộc nhiều vào đặc điểm kinh doanh, đặc tính sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp nên đã biến hoá rất đa dạng và phong phú.
Qua quá trình thực tập tại công ty XNK Máy Hà Nội , do hiểu được tầm quan trọng của hoạt động thanh toán nên em đã chọn đề tài:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TRONG KINH DOANH TẠI CÔNG TY XNK MÁY HÀ NỘI” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, bài viết gồm 3 chương chính:
Chương I: cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán trong kinh doanh
Chương II: thực trạng hoạt động thanh toán trong kinh doanh tại công ty XNK Máy Hà Nội
Chương III: một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán trong kinh doanh tại công ty XNK Máy Hà Nội
Tuy đã tìm hiểu, nghiêu cứu nhưng bài viết cũng không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót do kiến thức còn hạn chế. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để em hoàn thiện kiến thức của mình hơn.
Em xin chân thành cảm ơn
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN TRONG
KINH DOANH
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THANH TOÁN TRONG KINH DOANH
1. Khái niệm về thanh toán
Hiểu theo nghĩa chung nhất, thanh toán là quá trình nhận, trả tiền hay các giấy tờ có giá trị như tiền giữa các bên trong một giao dịch hay một mối quan hệ tài chính – kinh tế nhất định.
2. Quá trình ra đời và phát triển.
Thanh toán là hoạt động tất yếu của kinh tế, nó gắn với quá trình trao đổi, mua bán hàng hóa trên thị trường.
Trong nền kinh tế tự cung tự cấp thì không có hoạt động thanh toán vì các gia đình tự làm lấy tất cả theo nhu cầu của họ. Do vậy không có sự trao đổi lẫn nhau nên thanh toán chưa xuất hiện.
Từ khi đi vào chuyên môn hóa sản phẩm, xuất hiện quá trình trao đổi sản phẩm cho nhau nên hoạt động thanh toán bắt đầu ra đời. Kể từ đó cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thanh toán cũng trải qua nhiều giai đoạn, thay đổi để phù hợp với sự phát triển đó nhưng chủ yếu là các giai đoạn sau:
2.1. Thanh toán bằng hiện vật.
Tức là dùng hàng hóa làm phương tiện trao đổi, thanh toán giữa các bên, hàng hóa này đổi với hàng hóa kia. Đây là hình thức thanh toán nguyên thủy của loài người.
Thời kỳ đầu của giai đoạn này là hàng hóa đổi hàng hóa, tức là hai bên trao đổi hàng hóa cho nhau và chính hàng hóa đó làm phương tiện thanh toán luôn. Đến khi phát triển cao hơn thì đã có một hàng hóa làm trung gian, và như thế chính hàng hóa trung gian đó đóng vai trò là phương tiện thanh toán giữa các bên. Đến lúc này hàng hóa đã trở thành một loại tiền tệ với đầy đủ giá trị và chức năng của nó.
2.2. Thanh toán bằng kim loại.
Cùng với sự phát triển ngày càng cao, người ta nhận thấy rằng kim loại là một hóa tệ có nhiều đặc tính tốt nhất. Nên thay vì thanh toán bằng những hàng hóa trước thì họ đã sử dụng kim loại để thanh toán.
Ban đầu người ta chỉ sử dụng các kim loại bình thường như chì, kẽm…rồi dần dần đi tới sử dụng các kim loại quý hiếm như vàng, bạc.
Như vậy từ thanh toán bằng hàng hóa đã phát triển lên thanh toán bằng kim loại quý. Tuy nhiên giai đoạn này chưa có hoạt động ngân hàng nên chỉ có phương thức thanh toán duy nhất là gặp mặt trực tiếp giao hàng và giao tiền.
2.3. Thanh toán bằng tiền giấy.
Sau khi nhu cầu và tài sản trong xã hội ngày càng nhiều dẫn đến một nhu cầu mới: Gửi tiền. Do đó mà ngân hàng ra đời dù là hình thức sơ khai.
Do sự phát triển của ngân hàng nên trong thanh toán hàng ngày giữa người mua và người bán xuất hiện một loại tiền tệ mới đó là chứng chỉ gửi vàng. Cho nên tiền giấy xuất hiện và quá trình thanh toán bằng tiền giấy ra đời.
Sử dụng chứng chỉ gửi vàng ( hay tiền giấy) để thanh toán thuận tiện hơn sử dụng vàng và kim loại khác nên nhanh chóng phổ biến và phát triển cho đến tận ngày nay. Tuy hình thức của tiền giấy thay đổi nhưng bản chất thì không đổi.
Do đó phương tiện thanh toán lúc này chính là tiền giấy và cũng có nhiều loại thanh toán ra đời như: Thanh toán trong một vùng, một quốc gia và thanh toán với nước ngoài, thanh toán ngay và trả chậm…
2.4. Thanh toán qua ngân hàng.
Khi ngân hàng đã phát triển đến đỉnh cao với các dịch vụ rất đa dạng và phong phú, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng thì thanh toán qua ngân hàng trở nên thông dụng hơn trong kinh doanh và cả trong tiêu dùng nữa.
Ngân hàng đảm bảo được chức năng thanh toán hộ giữa các bên, hình thức này gọi là thanh toán tiền bằng bút toán. Để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng, ngân hàng đã tạo ra nhiều công cụ và hình thức thanh toán tiện lợi, phù hợp cho từng đối tượng. Cho nên công tác thanh toán giữa các doanh nghiệp được thực hiện chủ yếu qua ngân hàng.
Đỉnh cao của công nghệ ngân hàng là thanh toán điện tử. Những miếng Plastic nhỏ xíu với một vi xử lý điện tử đã được đưa vào sử dụng mà khách hàng không cần phải đến ngân hàng vẫn có thể dùng trực tiếp tiền trong tài khoản gửi tại ngân hàng. Như vậy tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí.
Trên đây là quá trình ra đời và phát triển của thanh toán. Nó gắn với sự ra đời và phát triển của tiền tệ, trao đổi, mua bán trên thị trường. Hình thức thanh toán ngày càng tinh vi hơn, phương tiện thanh toán ngày càng đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
3. Đặc điểm của công tác thanh toán hiện nay.
Hiện nay công tác thanh toán rất hiện đại, quan hệ nhiều bên và rất phức tạp nhưng quy lại thì thanh toán mang những đặc điểm chính sau đây:
3.1. Thanh toán không sử dụng tiền mặt là chủ yếu.
Khi hoạt động ngân hàng chưa đủ sự phát triển và tin cậy thì tiền mặt trong thanh toán rất nhiều. Nhưng hiện nay xu thế thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển.
ở các nước phát triển, thanh toán bằng tiền mặt rất ít. Trong hoạt động kinh doanh, thanh toán qua ngân hàng chiếm 100%, chỉ một phần nhỏ thanh toán trong sinh hoạt hàng ngày mới sử dụng tiền mặt.
Khi các bên giao dịch với nhau, thường sử dụng các công cụ như: Séc, UNT, UNC… để thực hiện thanh toán và người mua hoặc người bán chỉ giao các công cụ đó cho ngân hàng của mình là được, công việc còn lại là của các ngân hàng với nhau. Tất nhiên là khách hàng phải mất một khoản phí nhất định.
Thực hiện như vậy sẽ hạn chế được rủi ro trong thanh toán như: cướp giật, hỏng mất… vì công cụ thanh toán chỉ là một tờ giấy nhỏ hoặc chẳng có gì cả. Sau khi giao nhận hàng thì giao bộ chứng từ cho ngân hàng thu hộ hoặc chi hộ. Với hình thức này thì lượng tiền mặt trong thanh toán giảm đi rất nhiều, nên chi phí quản lý tiền mặt sẽ giảm xuống và hạn chế được bao nhiêu là rủi ro. Do sự tiện lợi đó mà xu thế này đang phát triển ngay ở các nước kém và đang phát triển.
Theo thống kê của ngân hàng Pháp thì thanh toán bằng tiền mặt trong kinh doanh ở Pháp, Anh, Hà Lan là 0%, ở Đức là 4.2%, ở Hoa Kỳ là 2.1%, Đan Mạch là 7.4%… như vậy để thấy được thanh toán không dùng tiền mặt thật sự được ứng dụng rộng rãi và phát triển như thế nào.
3.2. Công cụ và hình thức thanh toán ngày càng đa dạng.
Khi ngân hàng còn chưa ra đời thì chỉ có hình thức là trực tiếp theo kiểu “ tiền trao cháo múc ”. Đến khi ngân hàng ra đời và phát triển cao thì ngoài thanh toán bằng tiền mặt trực tiếp với khách hàng còn có thanh toán qua séc, UNC, UNT, các loại thẻ thanh toán rồi thanh toán điện tử …
Phương thức thanh toán cũng rât phong phú: chuyển khoản, chuyển tiền, ghi sổ, trực tiếp, tín dụng chứng từ, .…
3.3. Rủi ro thanh toán ngày càng giảm
Nếu là trước đây sử dụng tiền mặt thanh toán gặp nhiều sự cố trong quá trình thanh toán. Nhưng hiện nay thanh toán qua ngân hàng nên những rủi ro đó giảm xuống rất nhiều, do các loại công cụ và phương thức thanh toán qua ngân hàng đa dạng nên sẽ đảm bảo được khả năng trả tiền của người mua.
Do những quy định đối với công tác thanh toán hiện nay rất chặt chẽ, áp dụng cho toàn quốc gia, toàn thế giới. Do vậy hình thức lừa đảo trong thanh toán giảm nhiều, vì nếu vi phạm các quy định đó thì doanh nghiệp đó sẽ mất uy tín trên thương trường, như thế sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy mà các loại rủi ro trong thanh toán đang có xu hướng giảm dần. Cùng với sự quan tâm thống nhất giữa các quốc gia đã làm cho công tác thanh toán ngày càng an toàn và bảm bảo hơn.
4. Phân loại thanh toán
4.1. Thanh toán nội bộ và thanh toán với bên ngoài
Thanh toán nội bộ là hoạt động thanh toán phát sinh bên trong đơn vị kinh doanh, giữa các thanh viên và các mối quan hệ bên trong doanh nghiệp mà thôi.
Thanh toán với bên ngoài phát sinh với các đối tượng thanh toán bên ngoài doanh nghiệp như: Với nhà cung cấp, người mua, nhà nước, ngân hàng…. mà không bị sự tác động nào của các đối tượng bên trong doanh nghiệp cả.
4.2. Thanh toán sử dụng tiền mặt và không sử dụng tiền mặt
Thanh toán sử dụng tiền mặt là hình thức thanh toán khi giao dịch diễn ra, bên trả tiền trực tiếp giao tiền mặt cho bên kia và nhận hàng về. Hình thức này hiện nay ít sử dụng vì nó bất tiện và gặp nhiều rủi ro.
Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán khi có một giao dịch kinh tế nào đó thì các bên sử dụng các công cụ như: Séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu… và các phương thức mà ngân hàng phục vụ các bên có thể cung cấp. Hay nói ngắn gọn là hình thức thanh toán qua ngân hàng, không sử dụng tiền mặt trong kinh doanh.
Đây là xu thế phát triển hiện nay không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở những đang phát triển.
4.3. Thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế
Thanh toán trong nước là hình thức thanh toán chỉ diễn ra trong nội bộ một nước, các đối tượng trong giao dịch cùng ở một quốc gia. Cho nên sẽ có những cách thức khác nhau để thanh toán.
Thanh toán quốc tế là hoạt động thanh toán vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia, các bên giao dịch ở những nước khác nhau thực hiện mua – bán và thanh toán cho nhau.
Công tác thanh toán quốc tế buộc phải thanh toán qua ngân hàng giữa các nước tham gia.
4.4. Thanh toán trước, ngay và thanh toán sau.
Thanh toán trước là thanh toán diễn ra trước khi giao dịch, giao hàng trong một thời gian nhất định. Thời gian bao nhiêu, số lượng như thế nào tùy thuộc vào mối quan hệ giữa các bên tham gia.
Thanh toán ngay là hình thức thanh toán diễn ra ngay lúc giao dịch và các bên thực hiện ngay
Thanh toán sau là thanh toán diễn ra sau khi giao dịch một thời gian theo các điều kiện trong hợp đồng. Hình thức này hình thanh các khoản phải thu, phải trả đối với doanh nghiệp.
II. THANH TOÁN TRONG NƯỚC
1. Khái niệm:
Là hình thức thanh toán chỉ liên quan đến các đối tượng trong một quốc gia.
2. Nội dung thanh toán
2.1. Thanh toán nội bộ
Là loại hình thanh toán phát sinh liên quan đến các đối tượng trong đơn vị kinh doanh có sự phân cấp kinh doanh, quản lý và công tác kế toán.
Một doanh nghiệp dù có tư cách pháp nhân hay không, khi thực hiện hoạt động kinh doanh cũng phải thuê lao động hoặc có các đơn vị trực thuộc khác. Do đó mà nảy sinh nhiều mối quan hệ chính sau:
Thanh toán giữa doanh nghiệp và nhân viên của doanh nghiệp:
Giữa doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp có mối quan hệ ràng buộc bằng pháp lý đó là hợp đồng lao động. Do vậy doanh nghiệp phải tuân thủ theo luật lao động mà nhà nước ban hành. Nên mọi chế độ, hình thức trích lập các quỹ trong doanh nghiệp sẽ hình thành nên các loại thanh toán trong doanh nghiệp
Thanh toán giữa cấp trên và cấp dưới:
Có nhiều hoạt động thanh toán thể hiện mối quan hệ này như khi cấp trên cấp phát vốn cho đơn vị thành viên để hoạt động kinh doanh hay thu hồi lại một phần vốn đã cấp, có thể bằng tiền hoặc bằng tài sản nên sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn của doanh nghiệp. Hoặc quyết định điều chuyển vốn từ thành viên này sang thành viên khác.
Ngoài ra còn có các khoản chi hộ, thu hộ giữa cấp trên và cấp dưới như trả hộ lương, thưởng cho nhân viên hoặc trong trường hợp một trong hai gặp khó khăn tạm thời về tiền mặt hày thanh toán, thì bên kia sẽ thực hiện nên phát sinh nghĩa vụ thanh toán.
Bên cạnh đó cấp dưới còn có nghĩa vụ nộp cho cấp trên về các quỹ: Quỹ quản lý, quỹ khen thưởng, phúc lợi, lãi chưa phân phối…
2.2. Thanh toán với nhà nước
Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều có nghĩa vụ thanh toán với nhà nước về những khoản nộp theo quy định. Thanh toán với nhà nước mang tính chất bắt buộc, không hoàn trả và được điều chỉnh theo luật. Thông thường doanh nghiệp phải thanh toán các khoản thuế, phí, lệ phí và các chế độ bắt buộc khác.
a) Các loại thuế
Thuế GTGT: Là loại thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa theo quy định của nhà nước.
Ở Việt Nam, thuế GTGT có thể được tính theo 2 cách sau:
Theo phương pháp khấu trừ:
- Theo phương pháp trực tiếp
Thuế TTĐB: Là một loại thuế tiều dùng đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ đặc biệt nằm trong danh mục nhà nước quy định.
Thuế TTĐB = Giá tính thuế * Thuế suất
Thuế TNDN: Được hiểu là thuế đánh vào phần thu nhập của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Thuế XNK: Là loại thuế đánh vào hàng hóa XNK theo quy định của nhà nước. Thuế xuất khẩu có thuế suất = 0%
Còn thuế nhập khẩu = Giá tính thuế * Thuế suất
Ngoài ra còn có các loại thuế khác : Thuế môn bài, Thuế đất, Thuế thu sử dụng vốn ngân sách….
b) Các loại phí, lệ phí và các chế độ bắt buộc khác
Phí và lệ phí là các khoản nộp cho cơ quan hành chính nhà nước phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Các chế độ bắt buộc khác là BHXH, BHYT mà các doanh nghiệp nhà nước sử dụng lao động phải nộp cho lao động mình thuê.
Ngoài các loại trên, còn có hình thức thanh toán nữa đó là các khoản miễn thuế, hoàn thuế, khấu trừ thuế, giảm thuế... tạo nên mối quan hệ giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước quản lý mình.
2.3. Thanh toán với khách hàng trong nước
Là quan hệ phát sinh khi có mua – bán hàng hóa giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp hoặc người mua là khách hàng trong nước. Trong quá trình thanh toán thì thường xảy ra ba trường hợp sau đây:
a) Thanh toán trước:
Khi phát sinh hình thức này doanh nghiệp sẽ ứng trước cho nhà cung cấp một số tiền nhất định để cam kết rằng doanh nghiệp chắc chắn sẽ mua hàng, hình thức này hình thành nên khoản trả trước cho người bán (ghi nợ tài khoản 331). Nếu doanh nghiệp được người mua trả trước một số tiền nào đó thì lúc đó hình thành khoản ứng trước người mua (ghi có tài 131). Nếu sau này doanh nghiệp không giao hàng cho người mua thì buộc phải trả lại tiền và còn bị phạt vì vi phạm hợp đồng nữa.
Thông thường thanh toán trước chỉ chiếm một phần nhỏ trong giá trị hợp đồng bởi vì vừa bị chiếm dụng vốn vừa không biết là hàng hóa có đáp ứng yêu cầu của mình hay không.
b) Thanh toán ngay:
Là hình thức thanh toán cùng lúc với khi 2 bên giao hàng thì giao tiền cho nhau. Hình thức này thường chiếm tỉ lệ khá lớn trong giao dịch
Thanh toán sau: Là hình thức thanh toán sau một thời gian nhất định theo sự thoả thuận giữa hai bên
Đối với người cung cấp:
Đây là hình thức doanh nghiệp mua chịu nhà cung cấp và cam kết sẽ thanh toán sau một thời gian nào đó, nếu số lượng lớn chứng tỏ doanh nghiệp đã vay vốn của khách hàng và đây là một hình thức tín dụng thương mại, điều này sẽ tác động đến cơ cấu vốn và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông thường để mua chịu được hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố:
uy tín của doanh nghiệp: Là uy tín của doanh nghiệp về thanh toán, về hoạt động kinh doanh trên thương trường như thế nào. Nếu doanh nghiệp có uy tín cao thì sẽ được cho mua chịu nhiều. Còn nếu doanh nghiệp đã từng vi phạm các điều khoản về công tác thanh toán thì người cung cấp sẽ không cho mua chịu, mà nếu có thì cũng là một tỷ lệ rất ít.
Là khách hàng quen hay không: Nếu mua lần đầu thì doanh nghiệp khó mà được mua chịu, nhưng nếu thường xuyên có quan hệ mua bán thì sẽ được lợi nhiều hơn.
Kết quả hoạt động kinh doanh: Sẽ chẳng có ai cho DN mua chịu nếu biết DN đang làm ăn thua lỗ, không đủ khả năng thanh toán cả.
Đối với người mua hàng: Đó là hình thức bán chịu của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ cho khách hàng trả tiền sau một thời gian và như vậy doanh nghiệp đã cấp tín dụng cho khách hàng. Cho nên doanh nghiệp phải nghiên cứu, xem xét đến khả năng thu hồi nợ sau thời gian cho phép.
Khi xem xét đến chính sách bán chịu, doanh nghiệp cũng phân tích những yếu tố trên như ở thanh toán với người cung cấp để đánh giá khả năng thanh toán và hoạt động kinh doanh cũng như uy tín của đối tác trên thương trường để có quyết định cho mua chịu hay không ?, nếu có thì với tỉ lệ bao nhiêu là đủ.
Ngoài ra doanh nghiệp phải xem xét, cân đối giữa việc bán chịu với mua chịu người cung cấp để có quyết định đúng đắn.
3. Phương thức thanh toán
3.1. Khái niệm
Là cách thức nhận trả hay thanh toán tiền giữa các đối tượng tham gia vào một giao dịch kinh tế – tài chính nào đó.
3.2. Một số phương thức thanh toán thông dụng
a) Thanh toán giao hàng trả tiền ngay.
Đây là hình thức thanh toán ngay, khi một bên giao hàng cho bên kia, đồng thời bên kia cũng sẽ giao tiền ngay. Như vậy giao dịch trả tiền ngay thường thanh toán bằng tiền mặt và mang tính chất trực tiếp.
b) Phương thức chuyển tiền.
Là phương thức thanh toán trong đó người mua (người trả tiền) sau khi nhận được hàng sẽ yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người bán (người hưởng thụ) tại một địa điểm và thời gian nhất định.
Đây là phương thức thanh toán qua ngân hàng và được sử dụng nhiều nhất do có sự tiện lợi, tuy nhiên người yêu cầu phải trả một số phí nhất định cho ngân hàng khi chuyên tiền.
c) Phương thưc ghi sổ.
Là phương thức thanh toán mang tính chất bù trừ lẫn nhau. Khi các bên thực hiện giao nhận hàng hóa thì sẽ ghi và theo dõi vào một cuốn sổ riêng hoặc tài khoản riêng với sự xác nhận của các bên trong giao dịch. Việc thanh toán sẽ được thực hiện sau một thời kỳ nhất định đã được thỏa thuận trước. Để thực hiện theo phương thức này thì yêu cầu các bên phải có quan hệ mua bán thường xuyên và thật sự tin tưởng lẫn nhau, nếu không thì rủi ro sẽ rất lớn.
4. Phương tiện thanh toán
Là công cụ mà các đối tượng thường sử dụng để trả tiền cho nhau trong các giao dịch kinh tế – tài chính.
4.1. Thanh toán bằng tiền mặt
Tiền mặt là công cụ thanh tồn tại từ rất lâu đời, đến nay vẫn còn khá thông dụng, nhất là ở các nước kém và đang phát triển.
Đây là phương tiện sử dụng tiền mặt trực tiếp thanh toán khi giao nhận hàng hóa giữa các bên. Tuy nhiên chỉ sử dụng trong nước vì mỗi nước đều có đồng tiền riêng và trong qua