Chuyên đề Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại Đại Dương

Trong điều kiện cơ chế thị trường luôn có sự biến động và cạnh tranh gay gắt, điều quan trọng đối với các doanh nghiệp phải làm thế nào để bảo toàn và phát triển được vốn, phải biết sử dụng đồng vốn ra sao cho hiệu quả. Để bảo toàn và phát triển vốn, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp luôn phải quan tâm đến quản lý chi phí vì mỗi đồng chi phí bỏ ra đều liên quan đến lợi nhuận. Vì vậy, một trong những vấn đề doanh nghiệp đặc biệt coi trọng đó là làm thế nào để kiểm soát được chi phí của doanh nghiệp, tiết kiệm được tối đa chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây là điều kiện sống còn để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Công ty cổ phần thương mại Đại Dương là một doanh nghiệp cũng có bề dầy thành tích trong sự phát triển của mình. Sản phẩm chính của Công ty là mặt hàng đất sét trắng, san lấp mặt bằng. Để luôn giữ được khách hàng của mình trong một xu thế cạnh tranh quyết liệt, trong một cơ chế thị trường không phải bất biến mà nó luôn biến động, đầy bí ẩn và thay đổi không ngừng như hiện như hiện nay, Công ty luôn phải nhiên cứu để tìm ra một biện pháp quản lý nhằm hạ thấp chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh. cho sản phẩm của Công ty. Nhận biết được tầm quan trọng của công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần thương mại Đại Dương tại Chí Linh, Hải Dương với sự giúp đỡ của tập thể cấn bộ công nhân viên trông Công ty và sự hướng dẫn tận tình của Phó Giáo sư, Tiến sĩ: Đoàn Thị Thu Hà - Giảng viên Khoa Khoa học Quản lý, trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Hà Nội, em đã hoàn thành chuyên đề “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại Đại Dương”. Chuyên đề ngoài lời nói đầu và kết luận còn có 3 chương: Chương I: Những lý luận cơ bản về quản lý chi phí sản xuất kinh doanh. Chương II: Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại Đại Dương. Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại Đại Dương.

docx60 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2018 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại Đại Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................Trang 4 CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH.............................................................. Trang 6 I. KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH ........................................................................................... Trang 6 1. Khái niệm........................................................................................ Trang 6 1.1- Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh............................ Trang 6 1.2- Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh…………………. Trang 7 1.3- Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh………………….. Trang 10 2. Sự cần thiết cảu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh……...… Trang 10 II: NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH….. Trang 11 III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH.................................................................................................... Trang 14 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất................................ Trang 14 1.1- Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ............. Trang 14 1.2- Tổ chức sản xuất và sử dụng lao động........................... Trang 15 1.3- Yếu tố tổ chức quản lý tài chính, quản lý chi phí sản xuất trong doanh nghiệp..................................................................................... Trang 16 2. Biện pháp để quản lý chi phí sản xuất kinh doanh.................... Trang 16 2.1- Lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh..................... Trang 17 2.2- Áp dụng những công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất, chú trọng đầu tư và thường xuyên đổi mới máy móc thiết bị................. Trang 17 2.3- Quản lý và sử dụng lao động có hiệu quả....................... Trang 17 2.4- Tổ chức bố trí các khâu sản xuất kinh doanh hợp lý…. Trang 18 2.5- Tăng cường và phát huy vai trò của tài chính trong quản lý chi phí sản xuất........................................................................................ Trang 18 2.5.1- Khâu sản xuất................................................................ Trang 18 2.5.2- Khâu tiêu thụ sản phẩm................................................ Trang 18 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẠI DƯƠNG..................................................................................... Trang 19 I- TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẠI DƯƠNG ......................................................................................................................................... Trang 19 1. Khái quát chung về Công ty........................................................ Trang 19 2. Các giai đoạn phát triển............................................................... Trang 20 3. Quá trình đổi mới của Công ty.................................................... Trang 21 II. ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY...................................................... Trang 24 1. Công nghệ và quy trình khai thác, sản xuất............................... Trang 24 1.1. Công nghệ và quy trình khai thác đất đồi, đất sét........... Trang 24 1.2. Công nghệ và quy trình sản xuất..................................... Trang 27 a. Nguyên liệu ở dạng thô qua chế biến có quy cách như sau...................................................................................................... Trang 28 b. Sản phẩm ở dạng thô qua chế biến, nghiền có tính chất cơ, hóa như sau.................................................................................................................... Trang 29 c. Sản phẩm đất sét tinh lọc có tính chất cơ hóa như sau…. Trang 29 d. Công nghệ và quy trình chế biến........................................ Trang 29 e. Thiết bị máy móc.................................................................. Trang 31 f. Các yếu tố phục vụ sản xuất................................................ Trang 31 2. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần thương mại Đại Dương….... Trang 34 2.1- Các khối phòng ban gồm có............................................ Trang 35 2.2- Cơ cấu của bộ máy sản xuất gồm có............................... Trang 36 3. Tình hình tài chính của Công ty.................................................. Trang 38 3.1- Năng lực tài chính........................................................... Trang 38 3.2- Tổ chức tín dụng.............................................................. Trang 39 3.3- Hiệu quả sản xuất kinh doanh........................................ Trang 39 III. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẠI DƯƠNG ….. Trang 41 1. Thực trạng quản lý chi phí sản xuất tại Công ty....................... Trang 41 2. Đánh giá chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại Đại Dương.......................................................................................... Trang 48 2.1- Kết quả đạt được............................................................. Trang 48 2.2- Những khó khăn và hạn chế........................................... Trang 49 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẠI DƯƠNG............................................ Trang 51 I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN........................................................ Trang 51 1. Về công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh...................... Trang 51 2. Về công tác tổ chức....................................................................... Trang 52 3. Về công tác mở rộng thị trường.................................................. Trang 52 4. Vê vốn............................................................................................ Trang 53 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẠI DƯƠNG..................................................................................................... Trang 53 1. Biện pháp quản lý chi phí nguyên vật liệu................................. Trang 53 2. Biện pháp quản lý chi phí nhân công.......................................... Trang 54 3. Biện pháp quản lý chi phí sản xuất chung.................................. Trang 55 4. Biện pháp tăng cường quản lý nợ phải thu…………………… Trang 55 5. Biện pháp làm tăng năng suất lao động……………..………… Trang 55 III. KIẾN NGHỊ........................................................................................ Trang 56 KẾT LUẬN....................................................................................... Trang 58 DANH MỤC TÀI KIỆU THAM KHẢO………...………………. Trang 59 LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện cơ chế thị trường luôn có sự biến động và cạnh tranh gay gắt, điều quan trọng đối với các doanh nghiệp phải làm thế nào để bảo toàn và phát triển được vốn, phải biết sử dụng đồng vốn ra sao cho hiệu quả. Để bảo toàn và phát triển vốn, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp luôn phải quan tâm đến quản lý chi phí vì mỗi đồng chi phí bỏ ra đều liên quan đến lợi nhuận. Vì vậy, một trong những vấn đề doanh nghiệp đặc biệt coi trọng đó là làm thế nào để kiểm soát được chi phí của doanh nghiệp, tiết kiệm được tối đa chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây là điều kiện sống còn để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Công ty cổ phần thương mại Đại Dương là một doanh nghiệp cũng có bề dầy thành tích trong sự phát triển của mình. Sản phẩm chính của Công ty là mặt hàng đất sét trắng, san lấp mặt bằng. Để luôn giữ được khách hàng của mình trong một xu thế cạnh tranh quyết liệt, trong một cơ chế thị trường không phải bất biến mà nó luôn biến động, đầy bí ẩn và thay đổi không ngừng như hiện như hiện nay, Công ty luôn phải nhiên cứu để tìm ra một biện pháp quản lý nhằm hạ thấp chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh... cho sản phẩm của Công ty. Nhận biết được tầm quan trọng của công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần thương mại Đại Dương tại Chí Linh, Hải Dương với sự giúp đỡ của tập thể cấn bộ công nhân viên trông Công ty và sự hướng dẫn tận tình của Phó Giáo sư, Tiến sĩ: Đoàn Thị Thu Hà - Giảng viên Khoa Khoa học Quản lý, trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Hà Nội, em đã hoàn thành chuyên đề “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại Đại Dương”. Chuyên đề ngoài lời nói đầu và kết luận còn có 3 chương: Chương I: Những lý luận cơ bản về quản lý chi phí sản xuất kinh doanh. Chương II: Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại Đại Dương. Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại Đại Dương. Do thời gian thực không dài và kiến thức còn nhiều hạn chế cho nên em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cô nhận xét, hướng dẫn để em có cơ hội hoàn thiện kĩ năng nhìn nhận và phân tích vấn đề của mình. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH I. KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH: 1. Khái niệm: 1.1- Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh: Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra trên mọi lĩnh vực sản xuất hay thương mại... đều là quá trình biến các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra nhằm cung cấp sản phẩm hàng hoá dịch vụ thoả mãn nhu cầu của khách hàng và thu được lợi nhuận. Doanh nghiệp sản suất là nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất để tạo ra của cải vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Bất kỳ hoạt động sản xuất nào cũng cần phải có ba yếu tố cơ bản và trong quá trình sản xuất ba yếu tố này sẽ dần bị tiêu hao đi đó là: đối tượng lao động (nguyên nhiên vật liệu...), tư liệu lao động (máy móc thiết bị, nhà xưởng...) và sức lao động (con người). Sự kết hợp và tiêu hao của ba yếu tố cơ bản trên chính là bản chất của quá trình sản xuất và cũng chính là các chi phí sản xuất cần bỏ ra. Có thể nói chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tất cả các hao phí về vật chất và lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. Các chi phí này có tính chất thường xuyên và gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm. Do đặc điểm của chi phí sản xuất là chi phí hàng ngày gắn liền với từng vị trí sản xuất, từng loại sản phẩm và từng loại hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc tổng hợp, tính toán, chi phí sản xuất để đưa ra các biện pháp quản lý tốt nhất cần được tiến hành trong từng khoảng thời gian nhất định không phân biệt các sản phẩm sản xuất đã hoàn thành hay chưa hoàn thành. Ngoài các chi phí có tính chất thường xuyên và gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm như: chi phí nguyên nhiên vật liệu, hao mòn máy móc trong qúa trình sản xuất, tiền lương của người tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm... doanh nghiệp còn phải bỏ ra các chi phí để tổ chức tiêu thụ sản phẩm như: chi phí vận chuyển, bảo quản, thăm dò thị trường... Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải bỏ ra các chi phí phát sinh liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp cũng như các chi phí trong việc tổ chức quản lý chung toàn doanh nghiệp: chi phí tiền lương cho cán bộ quản lý, văn phòng phẩm dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra các doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh đều phải nộp các khoản thuế gián thu cho nhà nước theo luật định như: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên ... Đối với doanh nghiệp những khoản thuế đó là những khoản doanh nghiệp phải bỏ ra trong kỳ kinh doanh, nên nó mang tính chất là các khoản chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới góc độ doanh nghiệp chi phí kinh doanh là toàn bộ chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, chi phí quản lý doanh nghiệp, các khoản thuế gián thu... mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Như vậy chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp chi ra trong quá trình sản xuất ở một thời kỳ kinh doanh nhất định. Chi phí sản xuất phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp, nhưng việc tập hợp và tính chi phí phải phù hợp với từng thời kỳ: hàng tháng, hàng quý, hàng năm phải phù hợp với kỳ báo cáo. 1.2- Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh: Trước khi phân loại chi phí sản xuất kinh doanh ta phải nắm được khái niệm phân loại chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp là việc sắp xếp chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp vào từng loại, từng nhóm theo những đặc trưng nhất định. Một yêu cầu quan trọng trong công tác quản lý, kế hoạch hoá, hoạch toán và tính giá thành sản phẩm là phân loại chi phí một cách khoa học và hợp lý. Tuỳ theo các yêu cầu và trình độ quản lý ở mỗi doanh nghiệp mỗi thời kỳ mà mức độ chi tiết của các yếu tố có thể khác nhau. Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành các yếu tố sau: - Yếu tố chi phí nguyên liệu vật liệu: bao gồm toàn bộ chi phí về đối tượng lao động như nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản ... được sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh (trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). - Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào qúa trình sản xuất kinh doanh trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi.) - Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương: phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho toàn bộ công nhân viên chức. - Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ: Phản ánh phần BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp phải trả cho công nhân viên. - Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm các khoản chi phí phải trả về các dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài cho hoạt động của doanh nghiệp ( nhue dụng cụ cung cấp về điện nước, sửa chữa TSCĐ...) - Chi phí bằng tiền khác: Là toàn bộ chi phí bằng tiền chi cho hoạt động của doanh nghiệp ngoài các yếu tố chi phí đã kể trên. Việc tập hợp toàn bộ chi phí để tính giá thành sản phẩm được phân chia theo các khoản mục cụ thể như sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: phản ánh toàn bộ chi phí nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ dịch vụ. - Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, phụ cấp lương, các khoản trích theo lương... - Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất( trừ chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp). - Chi phí bán hàng: gồm toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến quản lý kinh doanh và quản lý hành chính trong doanh nghiệp. Ngoài cách phân loại chi phí theo yếu tố chi phí, theo khoản mục giá thànhta còn phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng sản xuất sản phẩm cụ thể như sau: - Chi phí cố định: là những chi phí không bị biến động trực tiếp theo sự thay đổi của khối lượng sản xuất sản phẩm. Chi phí này gồm có khấu hao TSCĐ, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, chi phí quản lý doanh nghiệp... tuy nhiên trong kỳ có thể thay đổi về khối lượng sản phẩm thì các khoản chi phí cố định này chỉ mang tính chất tương đối, có thể không đổi hoặc biến đổi ngược chiều. - Chi phí biến đổi: là những chi phí bị biến động một cách trực tiếp theo sự thay đổi của khối lượng sản xuất sản phẩm các chi phí này cũng tăng theo tỷ lệ tương ứng. Chi phí khả biến bao gồm: chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. Đối với công tác quản lý doanh nghiệp việc phân loại chi phí theo tiêu thức trên có ý nghĩa rất to lớn. Nó giúp cho nhà quản lý tìm ra các biện pháp quản lý thích ứng với từng loại chi phí cụ thể để hạ thấp giá thành sản phẩm và cũng giúp cho việc phân điểm hoà vốn để xác định được khối lượng sản xuất nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. 1.3- Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh: Như khái niệm về chi phí sản xuất kinh doanh đã nêu ở trên, quản lý chi phí sản xuất kinh doanh là việc quản lý bằng tiền của tất cả các loại chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh như: chi phí nguyên nhiên vật liệu, tiền lương, tiền công, khấu hao tài sản cố định, các khoản thuế phải nộp trong nhà nước, chi phí về bao gói sản phẩm, vận chuyển, nghiên cứu thị trường.... Trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ những chi phí bỏ ra để tạo nên sản phẩm doanh nghiệp phải tiến hành tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nhằm thu được lợi nhuận. Bên cạnh các chi phí sản xuất sản phẩm, chi phí lưu thông sản phẩm, các doanh nghiệp muốn kinh doanh đạt hiệu quả cao, thu được nhiều lợi nhuận thì phải kết hợp nhịp nhàng mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Đây chính là công tác quản lý doanh nghiệp, công tác này đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí gọi là chi phí quản lý doanh nghiệp. 2- Sự cần thiết của quản lý chi phí sản xuất kinh doanh: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, có nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất một loại sản phẩm trên cùng một địa bàn hoạt động. Để chiếm lĩnh thị trường, các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau về giá cả, chất lượng mẫu mã sản phẩm vì sản phẩm chỉ được khách hàng chấp nhận khi có chất lượng tốt và giá cả hợp lý. Chìa khoá mở ra cho bài toán này chính là phải hạch toán làm sao cho chí phí sản xuất ở mức thấp nhất để tạo ra giá thành sản phẩm hợp lý trong điều kiện có thể được của doanh nghiệp. Giá cả hợp lý chính là công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tốt có hiệu quả. Do đó vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải có biện pháp giảm tối đa các khoản chi phí sản xuất kinh doanh để hạ giá bán sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời nếu làm tốt công tác này sẽ giúp cho doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo tính chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động về tài chính mà vẫn đảm bảo được sản phẩm chất lượng cao, từ đó tạo cơ sở cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Xuất phát từ thực tế quản lý chi phí sản xuất hiện nay ở các doanh nghiệp còn chưa tốt và chưa hiệu quả. Biểu hiện: nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, máy móc thiết bị lạc hậu, tốn nhiều nhiên liệu, điện năng, sản phẩm hư hỏng nhiều, chất lượng kém... do đó dẫn đến chi phí sản xuất tăng tạo nên giá thành sản phẩm cao vì vậy giá bán sản phẩm phẩm phải tăng lên dẫn đến sản phẩm tiêu thụ chậm và doanh nghiệp thu được lợi nhuận ít, thậm chí còn thua lỗ hoặc giải thể. Vấn đề còn tồn tại chủ yếu trong các doanh nghiệp này là việc buông lỏng công tác quản lý người lao động, quản lý vật tư, tổ chức sản xuất... Xuất phát từ những lý do trên có thể thấy việc nâng cao công tác quản lý chi phí sản xuất là việc hết sức cần thiết. II: NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Để quản lý chi phí sản xuất được hiệu quả, đòi hỏi việc đầu tiên mà các nhà quản lý phải làm là xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Hạch toán chi phí sản xuất chính là tổ chức hạch toán quá trình sản xuất. Tổ chức hạch toán quá trình sản xuất bao gồm hai giai đoạn kế tiếp nhau: giai đoạn hạch toán chi tiết sản xuất phát sinh theo từng sản phẩm, đơn đặt hàng, giai đoạn công nghệ, phân xưởng... và giai đoạn tính giá thành sản phẩm chi tiết theo đơn vị tính giá thành sản phẩm quy định. Việc phân chia này xuất phát từ yêu cầu quản lý, kiểm tra và phân tích chi phí sản xuất, yêu cầu hạch toán kinh doanh nội bộ và theo đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ
Luận văn liên quan