Bán hàng là một khâu quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinh doanh hàng hoá. Chính vì vậy, thị trường là mối quan tâm bậc nhất của các doanh nghiệp. Có thị trường doanh nghiệp mới có chỗ để tiêu thụ sản phẩm mà mình sản xuất ra, mới có thể thực hiện được mục tiêu quan trọng nhất của mình đó là lợi nhuận. Trong cơ chế thị trường mỗi doanh nghiệp trở thành 1 chủ thể kinh doanh của quá trình tái sản xuất xã hội. Doanh nghiệp phải vận động trên thị trường, tìm mua các yếu tố sản xuất và tìm khách hàng tiêu thụ sản phẩm do mình sản xuất ra. Phương châm tồn tại của doanh nghiệp là " sản xuất ra những cái mà thị trường cần chứ không phải cái mà mình có ". Do vậy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không những có nhiệm vụ sản xuất mà còn phải rổ chức tiêu thụ.
Tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển bền vững nếu họ biết bám sát thị trường và thích ứng với sự biến động của thị trường. Các doanh nghiệp phải đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình để đề ra phương hướng, biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ, quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp.
Xuất phát từ thực tế trên em quyết định chọn đề tài " Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tại công ty cổ phần dụng cụ số 1".
Kết cấu chuyên đề của em gồm có 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về công ty cổ phần dụng cụ số 1
Phần 2: Thực trạng mở rộng thị thị trường tại công ty cổ phần dụng cụ số 1
Phần 3: Phương hướng và giải pháp nhằm mở rộng thị trường tại công ty dụng cụ số 1.
64 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2033 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tại công ty cổ phần dụng cụ số 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Bán hàng là một khâu quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinh doanh hàng hoá. Chính vì vậy, thị trường là mối quan tâm bậc nhất của các doanh nghiệp. Có thị trường doanh nghiệp mới có chỗ để tiêu thụ sản phẩm mà mình sản xuất ra, mới có thể thực hiện được mục tiêu quan trọng nhất của mình đó là lợi nhuận. Trong cơ chế thị trường mỗi doanh nghiệp trở thành 1 chủ thể kinh doanh của quá trình tái sản xuất xã hội. Doanh nghiệp phải vận động trên thị trường, tìm mua các yếu tố sản xuất và tìm khách hàng tiêu thụ sản phẩm do mình sản xuất ra. Phương châm tồn tại của doanh nghiệp là " sản xuất ra những cái mà thị trường cần chứ không phải cái mà mình có ". Do vậy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không những có nhiệm vụ sản xuất mà còn phải rổ chức tiêu thụ.
Tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển bền vững nếu họ biết bám sát thị trường và thích ứng với sự biến động của thị trường. Các doanh nghiệp phải đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình để đề ra phương hướng, biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ, quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp.
Xuất phát từ thực tế trên em quyết định chọn đề tài " Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tại công ty cổ phần dụng cụ số 1".
Kết cấu chuyên đề của em gồm có 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về công ty cổ phần dụng cụ số 1
Phần 2: Thực trạng mở rộng thị thị trường tại công ty cổ phần dụng cụ số 1
Phần 3: Phương hướng và giải pháp nhằm mở rộng thị trường tại công ty dụng cụ số 1.
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỤNG CỤ SỐ 1
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Dụng cụ số 1
Công ty Cổ phần Dụng cụ số 1 tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước
được thành lập ngày 25 - 03 - 1968 theo quyết định số 74/QĐ/KB2 do bộ trưởng bộ cơ khí luyện kim ( nay là bộ công tnghiệp) ký theo đề nghị của hội đồng quản trị tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp. Lúc đó công ty mang tên Nhà máy dụng cụ cắt gọt có trụ sở chính tại 108 đường Nguyễn Trãi , Thanh xuân, Hà nội. Nhà máy do Liên xô cũ ( nay là Liên Bang Nga ) giúp đỡ đầu tư toàn bộ thiết bị, công nghệ sản xuất dụng cụ cắt gọt kim loại phục vụ cho ngành cơ khí xhế tạo trong nước.
Ngày 17/08/1970 Nhà máy dung cụ cắt gọt được đổi tên thành nhà máy dụng cụ số 1
Ngày 12/07/1995 theo quyết định 102/QĐ/TCBĐT Nhà máy dụng cụ số 1 được đổi tên thành Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí thuộc tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp bộ công nghiệp
Thực hiên sắp xếp và đổi mới các doanh nghiệp nhà nước, công ty đã chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Dụng cụ số 1 theo quyết định số 94/2003/Đ-BCN ngày 17/11/2003 của bộ trưởng bộ công nghiệp
Công ty gồm có :
-Tư cách pháp nhân theo luật doanh nghiệp Việt nam
-Trụ sở Công ty: số 108 đường Nguyễn Trã, quận Thanh Xuân, Hà nội.
- Tài khoản 710A.000007 Ngân hàng công thương Thanh Xuân, Hà nội
- Điện thoại :04.8584377 - 8583902 Fax: 04.8584094
- Email: dungcucat@hn.vnn.vn Website: www.dungcucat.com
-Vốn điều lệ :5616000000 vnđ
- Tổng số cổ phần 56160 cổ phần, trong đó
+ Nhà nước sở hữu 28642 cổ phần bằng 51% vốn điều lệ
+ người lao động sở hữu 27518 cổ phần chiếm 49% vốn điều lệ.
Giấy chứng nhận kinh doanh số 003003503 do sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà nội cấp ngày 07/01/2004.
- Bộ máy tổ chức hoạt động quản lý của công ty
- Cơ câu lao động:
+Tổng số cán bộ công nhân viên 246 người
+ Số tốt nghiệp đại học trở lên: 65 người
số công nhân bâc thợ cao từ 5/7 trở lên: 72 người
Công ty có các đơn vị trực thuộc:
- Chi nhánh công ty cổ phần dụng cụ số1 thành phố HCM: số 64 phố Tạ uyên, quận 5 thành phố Hồ Chí Minh.
- Trung tâm kinh doanh dụng cụ vật tư chuyên ngành: số 108 đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà nội.
2. Quá trình phát triển
Trải qua một thời gian gần 40 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Dụng cụ số 1 đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau với những hoàn cảnh cụ thể.
Trong những năm đầu thành lập, nhà máy gặp nhiều khó khăn do công nhân tiếp nhân công nghệ mới so với thời điểm đó . Hơn nữa đây là giai đoạn mở đầu đưa dây chuyền công nghệ vào sản xuất và chế thử sản phẩm nên gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó có khó khăn về nguyên liệu đầu vào phải nhập khẩu, phụ thuộc vào sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế. Do đó trong những năm từ 1968 - 1970 tổng khối lượng sản phẩm chỉ đạt dưới 23 tấn/năm.
Thời kỳ ổn định trong giai đoạn từ năm 1971 - 1975, thời kỳ nhà máy đi vào sản xuất sau thời gian làm quen ban đầu. Sản lượng bắt đầu tăng lên đạt mức trung bình gần 125 tấn/năm. Tuy sản xuất không gặp những khó khăn như thời gian đầu thành lập nhưng sẩn phẩm của nhà máy còn nghèo nàn và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh chưa hoàn thiện.
Thời kỳ phát triển từ năm 1976 tới năm1987, Nhà máy đi vào khai thác triêth để dây chuyền sản xuất mũi khoan, tarô, bàn ren, dao phay các loại... nên khối lượng sản phẩm tăng nhanh từ 143 tấn năm 1976 lên 246 tấn năm 1982.
Đây cũng là thời kỳ nhà máy đạt sản lượng cao nhất khi còn bao cấp. Cũng do lợi thế độc tôn trên thị trường thời kỳ đó mà nhiều dây chuyền sản xuất đã hoạt động vượt công suất thiết kế 1,5 đến 3 lần như mũi khoan tarô, bàn ren.
Thời kỳ khó khăn diễn ra vào giai đoạn 1988 - 1992, trong lúc cơ chế quản lý thay đôie nhà máy gặp nhiều khó khăn. Sản lượng chỉ còn 77 tấn/năm. Một phần vì nhu cầu thị trường giảm mạnh trong thời kỳ cơ chế quản lý thay đổi, một phần vì nhà máy không còn giữ được vị trí độc tôn như trước. Đây là thời kỳ khó khăn nhất của nhà máy, phải đổi mới sản xuất theo nhu cầu thị trường và mở rộng thị trường và mở rộng mặt hàng sản xuất kinh doanh.
Thời kỳ đổi mới từ năm 1993 đến nay, sau quyết định thành lập lại nhà máy dụng cụ số 1 theo quyết định 292 QĐ/TCNSDT cuả bộ trưởng bộ công nghiệp nặng, nhà máy bắt đầu phục hồi và phát triển do có sự chuyển đổi cơ cấu sản phẩm
Năm 1996 sau 1 năm chuyển sang loại hình công ty, công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí có giá trị tăng 10% so với năm 1995. Tròn đó xuất khẩu chiếm 20% giá trị tổng sản lượng. Doanh thu sản xuất công nghiệp tăng 37%.
Năm 1997 giá trị tổng sản lượng tăng 325 so với năm 1996, xuất khẩu chiếm 21%, doanh thu công nghiệp tăng 28%. Từ năm 1998 tới nay giá trị tổng sản lượng luôn đạt trên 10 tỷ đồng/năm.
Cho tới nay công ty luôn cố gắng giữ vững tăng trưởng và phát triển. Công ty đã cung cấp cho xã hội trên 30 triệu dụng cụ cắt kim loại và hàng chục triệu phụ tùng chuyên dùng cơ khí khác.
II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỤNG CỤ SỐ 1
1 Chức năng
Công ty Cổ phần Dụng cụ số 1 là công ty cổ phần mà nhà nước có cổ phần chi phối chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm cơ khí chính sau:
- Dụng cụ cắt kim loại, dụng cụ cắt phi kim, dụng cụ gia công ép lực, phụ tùng công nghiệp, neo cầu, neo cáp bê tông dự lực.
- Thiết bị phụ tùng cho ngành cơ khí, giao thông vận tải, xây dựng, chế biến thực phẩm và lâm hải sản.
- Máy chế biến kẹo, lương thực hạch toán kinh doanh, có tài khoản và con dấu riêng thực hiên theo đúng pháp luật.
2. Nhiệm vụ
Căn cứ theo quyết định của nhà nước về việc thực hiện và đổi mới các doanh nghiệp nhà nước , căn cứ vào quyết định chuyển đổi thanh Công ty Cổ phần Dụng cụ số 1 của bộ công nghiệp, Công ty Cổ phần Dụng cụ số 1 có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tổ chức sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng dụng cụ cơ khí theo đúng ngành nghề đăng ký kinh doanh.
- Triển khai thực hiện đơn hàng của nhà nước hoặc lệnh sản xuất ( nếu có)
- Chủ động tìm kiếm thi trường, khách hàng , ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm .
- Sản xuất gia công theo đơn đặt hàng của khách hàng hoặc xuất khẩu theo hợp đồng đã ký, xuất nhập khẩu uỷ thác qua các đơn vị được phép xuất nhập khẩu.
- Bảo vệ và phát triển vốn.
- thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo cải thiện đời sống vật chất tinh thần, bồi dưỡng trình độ KHKT chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên.
- Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
III. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY
1. Đặc điểm về kinh tế của công ty
1.1. Cơ cấu tổ chức của công ty
1.1.1. Ban giám đốc
Ban giám đốc công ty gồm có: Giám đốc công ty
a. Trách nhiệm
- Tổng hợp tình chung của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạch định các chính sách, chương trình phát triển và hướng dẫn các đơn vị thi hành ;
- Phê duyệt và ban hành các văn bản quản lý hoạt động của công ty;
- kiểm soát kết quả hoạt động của tất cả các đơn vị ;
- Đại diện cho công ty trước pháp luật và trong các mối quan hệ đối ngoại ;
- Phê duyệt các hợp đồng kinh tế và các dự án đầu tư;
- thực hiện các nhiệm vụ khác do HĐQT quy định.
b. Quyền hạn:
Giám đốc là người có quyền cao nhất trong ban giám đốc và được thực thi các quyền sau:
- Quyết định tuyển dụng, hay sa thải bất kỳ thành viên nào trong công ty ;
- Quyết định các khoản chi phí hay đầu tư cho các phó giám đốc.
Giúp việc cho giám đốc có các phó giám đốc.
Phó giám đốc sản xuất phụ trách điều hành sản xuất.
Phó giám đốc kỹ thuật phụ trách kỹ thuật.
Các phó giám đốc có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc về hoạt động sản xuát kinh doanh, thay mặt giám đốc điều hành hoạt động công ty khi giám đốc đi vắng theo sự uỷ quyền của giám đốc.
1.1.2. Phòng thương mại
Chức năng của phòng thương mại là mua bán hàng hoá và vật tư phụ tiêu ding cho sản xuất. Có nhiệm vụ nghiên cứu, tìm hiểu nắm bắt nhu cầu của thị trường, xây dựng và thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại. Phòng tiếp nhận các nhu cầu của khách hàng, giao hàng và giải quyết các khiếu nại sau mua, lập báo cáo thống kết quả tiêu thụ trình giám đốc và lập kế hoạch giá thành.
Với chức năng mua, phòng thương mại có nhiệm vụ tìm kiếm và lựa chọn nhà cung ứng đủ khả năng và thoả mãn nhu cầu của Công ty. Tổng hợp kế hoạch sử dụng vật tư phụ theo tháng, thực hiện mua và cung cấp vật tư phụ phục vụ sản xuất, thống kê báo cáo tình hình tiêu thụ vật tư phụ của các đơn vị.
1.1.3 Phòng kế hoạch
Phòng kế hoạch có nhiệm vụ tổng hợp, xây dựng kế hoạch sản xuát kinh doanh dài hạn, kế hoạch năm, quý , tháng. Phòng cũng chịu trách nhiệm can đối các nguồn lực cho sản xuất để lập kế hoạch tác nghiệp sản xuất và lập báo cáo kế hoạch từng tháng, từng quý, năm để báo lên lãnh đạo.
1.1.4. Phòng kỹ thuật
Đối với kế hoạch sản xuất của công ty, phòng kỹ thuật có nhiệm vụ cung cấp tài liệu kỹ thuật ( bản vẽ, QTCN, định mức vật tư) cho các sản phẩm có trong danh mục KHSX đúng tiến độ đã được giám đốc đã được giám đốc duỵệt; Cung cấp bản vẽ, định mức vật tư...và các tài liệu có liên quan cho phòng thương mại đúng tiến độ để xây dựng đơn hàng là cơ sở ký hợp dồng với khách hàng. Phòng kỹ thuật lập kế hoạch sản xuất dụng cụ trang thiết bị công nghệ, kế hoạch mua hàng ngoài và cấp phát dụng cụ, trang bị công nghệ theo kế hoạch sản xuất của công ty; theo dõi sản xuất, kỹ thuật sản xuất, kịp thời giải quyết các vướng mắc kỹ thuật tại các phân xưởng bảo đảm tiến độ sản xuất .
Đối với sản phẩm mục tiêu và sảm phẩm mới, phòng kỹ thuật theo dõi , nghiên cứu cải tién, hoàn thiện QTDN nhằm ổn định không ngững nâng cao chất lượng kỹ thuật, hạ giá thành sản phẩm.
Phòng tham gia giải quyết khiếu nại của khách hàng có liên quan đến kỹ thuật, chất lượng sản phẩm.
1.1.5. Phòng KCS
Phòng KCS có nhiệm vụ phục vụ sản xuất kịp thời theo kế hoạch tháng, quý, năm bằng các nghiệp vụ: kiểm tra vật tư đầu vào; kiểm tra trên mặt bằng sản xuất tại các phân xưởng; kiểm tra nghiệm thụ sản phẩm.
Thực hiện kiểm tra, tác động, ngăn chặn tối đa hàng hang và sai sót kỹ thuật; lập quy trinh kỹ thuật cho các sản phẩm mục tiêu và tham gia giải quyết khiếu nại từ khách hàng.
Thhống nhất đo lường trong phòng và trong công ty với chuẩn quốc gia; báo cáo chất lượng sản phẩm, tình trạng sai hang trong mỗi kỳ sản xuát; chịu trách nhiệm trước giám đốc về chất lường sản phẩm.
1.1.6. Phòng cơ điện
Bảo đảm việc cấp điện nước tốt để sản xuất của công ty có hiệu quả; bảo đảm hệ thống thiết bị của công ty luôn đạt yêu cầu kỹ thuật; thực hiện kế hoạch sửa chữa thiết bị;
1.1.7. Phòng kinh doanh vật tư
Cung cấp đầy đủ, nhanh chóng vật tư chính phục vụ kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty một cách có hiệu quả nhất.
Căn cứ theo kế hoạch sản xuất theo tháng, quý,năm và định mức tiêu hao vật tư đã được duỵệt, phòng có trách nhiệm xây dựng chủng loại vật tư cần mua, báo cáo lãnh đạo công ty duyệt mua và cấp theo tiến độ sản xuất ; tổ chức thực hiện kế hoạch mua bán , nhập khẩu các loại vật tư phôi phẩm theo dúng tiến độ các hợp đồng.
Phòng kinh doanh vật tư có nhiệm vụ quản lý, bảo quản vật tư các kho kim khí và kho thành phẩm;
Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm cấp phát vật tư và thanh toán vật tư.
1.1.8. Phòng tổ chức lao động
Có chức năng tham mưư cho giám đốc định hướng về tổ chức cán bộ công nhân viên trong công ty.
Phòng có nhiệm vụ: xác định được năng lực cần thiết đối với từng công việc, tuyển dụng lao động phù hợp với yêu cầu; đào tạo và bòi dưỡng nhân lực, quản lý lao động; giáo dục nhận thức người lao động; dịnh mức lương công việc và đánh giá tác động môi trường làm việc định kỳ hàng năm của công ty, đề nghị khen thưởng kỷ luật người lao động.
1.1.9. Phòng TC – KT
Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ
Tổ chức quản lý và phát huy hiệu quả toàn bộ tài sản, vật tư, hàng hoá bằng tiền vốn của công ty trong sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ dưới dạng giá trị bằng tiền VNĐ
Huy động vốn hiệu quả nhất cho doanh nghiệp và để đầu tư cho sản xuất kinh doanh; tham mưu cho giám đốc về phân chia lợi nhuận của công ty hợp lý và đúng pháp luật.
Tổ chức công tác tài chính kế toán, thống kê phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế phát sin vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.
1.1.10. Văn phòng
Có nhiệm vụ xử lý kịp thời các công văn giấy tờ, tài liệu, thông tin và truyền đạt và cung cấp tới các đơn vị, cá nhân có liên quan; lưu trữ tài liệu, quản lý toàn bộ trnag thiết bị hành chính, thiết bị máy văn phòng trong toàn công ty; thực hiện công tác tạp vụ, vệ sinh công cộng , y tế, tổ chức hội nghị trong công ty.
1.1.11. Trung tâm kinh doanh
Thực hiện kinh doanh, tiếp thị bán hàng, bảo đảm cung cấp các sản phẩm , vật tư hàng hoá đúng yeu cầu chất lượng cho khách hàng; tổ chức hệ thống hoá công tác quản l, bảo quản vật tư hàng hoá khoa học.
1.1.12. Phòng bảo vệ
Có nhiệm vụ bảo vệ công ty 24/24, kiểm soát người và phương tiện ra vào công ty, mở sổ theo dõi ghi chép đầy đủ vật tư hàng hoá ra vào công ty.
Khi có vụ việc xảy ra phòng bảo vệ phải bảo vệ hiện trường, cấp cứu nạn nhân, truy bắt tội phạm và phối hợp với cơ quan công an, phòng còn có nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng khi đến công làm việc và mua hàng; quản lý và bảo đảm an toàn cho phương tiện đi lại của cả khách hàng đến công ty không để xảy ra mất mát hay hư hỏng.
1.1.13. Các phân xưởng
Các phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất theo kế hoạchcủa công ty; Khai tác các sản phẩm lẻ đơn chiếc cho phân xưởng để cải thiện cho công nhân; quản lý con người và trang thiết bị trong phân xưởng theo quy định của công ty.
1.2. Sản phẩm và thị trường công ty
1.2.1. Sản phẩm
Các sản phẩm của Công ty Cổ phần Dụng cụ số 1
Công ty Cổ phần Dụng cụ số 1chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng thuộc lĩnh vực cơ khí sau:
Dụng cụ cắt kim loại, dụng cụ cắt phi kim, dụng cụ gia công ép lực, phụ tùng công nghiệp, neo cầu, neo cáp bê tông dự ứng lực.
Thiết bị phụ tùng cho ngành dầu khí, giao thông vận tải, xây dựng, chế biến thực phẩm và hải sản
Máy chế biến kẹo, lưong thực, thực phẩm và các thiết bị công tác
Trong đó, dụng cụ cắt là sản phẩm chiếm tỷ phần doanh thu chủ yếu của công ty.
Cụ thể sản phẩm của công ty gồm các sản phẩm sau:
- Bàn ren các loại - Dao cắt tấm lợp
- Taroo các loại - Neo cầu
- Mũi khoan các loại - Bộ khuôn kẹo
- Dao phay các loại - Máy quật kẹo
- Dụng cụ gia công răng - Mâm chia kẹo
- Doa, khoét - Máy vuốt
- Dao tiện - Máy tạo tinh
- Lữa cưa máy - Máy lăn côn
- Cưa sắt tay - Bộ hàm dán
- Dao cắt tôn - Khuon lương khô.
Danh mục sản xuất sản phẩm chính của Công ty Cổ phần Dụng cụ số 1 kế hoạch năm 2005.
Tên sản phẩm
Số lượng khách dự kiến ( cái)
Giá trị
Dao tiện các loại
31.820
Lữa cưa máy
12.000
Tarô các loại
26.200
Bánh cán rén
134
Dao phay
12.179
Mũi khoan
35.500
Bàn ren
4.500
Dụng cụ cắt phi kim loại
1200
Doa các loại
5.500
Neo cầu, neo cáp
Máy kẹo & phụ tùng
1.2.2. Thị trường
a. Thị trường trong nước
Công ty cổ phần dụng cụ số 1 là đơn vị đứng vị trí số 1 trong việc cung cấp các sản phẩm cơ khí phục vụ cho ngành công nghiệp khác, công ty luôn chiếm giữ một thị trường tiêu thụ rộng lớn trên cả nước. Nhìn chung ở trong nước, nơi tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của công ty là ở các tỉnh, thành phố có các khu công nghiệp sản xuất lớn. Những nơi tiêu thụ này là các đơn vị chính đã đem lại cho công ty khoản doanh thu lớn. (Số liệu cụ thể được phân tích kỹ trong phần sau).
b. Thị truờng xuất khẩu
Công ty xuất khẩu chủ yếu theo đơn đặt hàng trước nhưng với số lượng và chủng loại không nhiều. Các nước nhậpkhẩu chủ yếu sản phẩm của công ty là Nhật Bản, Ba lan, Công hoà séc, Angiêri.
Từ cuối năm 1998 xuất hiện công ty KATO đưa sang Việt Nam để sản xuất. Do đó thị phần xuất khẩu của công ty bị thu hẹp, giá hợp đồng sản xuất năm 1999 so với năm 1998 chỉ bằng 23%. Sự cạnh tranh này đã làm cho sự thu hẹp thị trường xuất khẩu của công ty.
1.3. Đặc điểm về lao động của công ty
Cơ cấu lao động của công ty có nhiều thay đổi sau khi công ty chuyển đổi sang hình thức cổ phần. Số lượng lao động được tinh giảm, chất lượng lao động tăng. Trước đây, số lượng lao động trong công tyluôn lớn hơn 400 người. Năm 2003 tăng lên 453 người. Đến năm 2004 sau khi cổ phần hoá, số lượng lao động chỉ còn 246 ngườ.Với cơ cấu:
Trình độ đại học trở lên: 65 người
Công nhân bậc cao từ 5/7 trở lên: 72 người
Cơ cấu công ty được rút gọn, trình độ tay nghề công nhân cao hơn trước và trách nhiệm của cán bộ công nhân viên lớn hơn bởi họ chỉ là người làm thuê mà còn là chủ công ty.
Bảng cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Dụng cụ số 1
Đơn vị: người
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
Gián tiếp
194
218
300
75
Trực tiếp
239
218
153
171
Tổng số
433
436
453
246
Công ty phân công lao động theo chức năng người lao động, chia làm 2 nhóm:
- Nhóm 1: Chức năng sản xuất gồm có công nhân sản xuất chính và công nhân sản xuất phụ.
- Nhóm 2: Chức năng quản lý gồm ban lãnh đạo và các phòng ban.
Sơ đồ phân công lao động của công ty
2. Đặc điểm về kỹ thuật của công ty
2.1. Quy trình sản xuất một số sản phẩm chính của Công ty
Để nắm bắt và tính toán được nhu cầu vật tư phục vụ cho sản xuất tại Công ty Cổ phần Dụng cụ số 1và tình hình sản xuất chúng ta nên tìm hiểu quy trình sản xuất 1 só sản phẩm chính của công ty.
2.1.1. Quy trình sản xuất lưỡi cưa máy .
Thép tấm được dập đúng kích thước trên máy dập 250 tấn qua máy phay, dập đầu lỗ 130 tấn, nắn răng tạo góc thoát phôi trên máy ép. Nguyên liệu tiếp đến được đưa vào quá trình nhiệt luyện sau đó được làm non trong lò tần số, xong ra tẩy rửa, sơn và nhập kho.
2.1.2. Quy trình công nghệ sản xuất tarô
Thép cả cây được đưa lên máy tiện chuyên dùng tự động. Sau đó được phay cạnh đuôi trên máy phay vạn năng, phay rãnh thoát phoi trên máy phay chuyên ding, cho qua lăn số, nhiệt luyện. Khi đạt yêu cầu, chi tiết được mang đi tẩy rửa, nhuộm đen để rồi được mài ren trên máy mài chuyên dùng , mài lưỡi cắt, xong chuyển về kho.
Sơ đồ tarô:
2.1.3. Quy trình công nghệ sản xuất dao phay cắt
Thép tấm được đem dập bởi máy dập 130 tấn hoặc 250 tấn . Nguyên liệu được tiện lỗ và tiện ngoài trên máy vạn năng, xọc rãnh then trên m