Mật độmức hạt nhân là một trong những đặc trưng quan trọng nhất của hạt
nhân nguyên tử đểmôtảtrạngthái kíchthích của hạt nhân và tính toán tiết
diện phản ứng hạt nhân. Mật độmức cho biết dạng phụthuộc năng lượng của
tiết diện các phản ứng hạt nhân khác nhau ởvùng năng lượng thấp và trung
bình. Các quy luật chung của mật độmức đã được biết khá rõ, tuy nhiên có sự
thăng giáng phụthuộc vào sựkhông đồng nhất của lớp vỏtrong các trạng thái
phổ đơn hạt, hiệu ứng kết đôi làmgiảm các tương tác tập thể.
Mật độmức hạt nhân có thểxác định bằng thực nghiệm, tuy nhiên điều đó
không phải lúc nào cũng thực hiện được do sựhạn chếcủa các bia đồng vịvà
điều kiện thực nghiệm. Chính vì vậy cần phải có sựmôtảlý thuyết vềmật độ
mức, sựmô tảnày phải càng gần với kết quảthực nghiệm càng tốt và căn cứ
vào sựmôtảnày ta có thểtính được mật độmức cũng nhưtiết diện phản ứng
ởnhững vùng màthực nghiệm chưa có điều kiện để đo đạc.
Cơquan năng lượng nguyên tửquốc tếIAEA đã từng có một chương trình
nghiên cứu sốliệu thực nghiệmvà tính toán cho mô tảcác phản ứng hạt nhân
năng lượng thấp vào những năm cuối của thếkỷtrước. Các kết quảcủa
chương trình đã được tổng hợp và trình bày trong tài liệu [7].
Trong tài liệu này nghiên cứu sinh (NCS) tiến hành tìm hiểu, trình bày
phương pháp nghiên cứu và môtảmật độmức kíchthích của hạt nhân vùng
năng lượng kích thích trung gian nằm dưới năng lượng liên kết của nơtron với
hạt nhân.
39 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1998 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số vấn đề về mật độ mức hạt nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM
_____________________
NGUYỄN XUÂN HẢI
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MẬT ĐỘ MỨC HẠT NHÂN
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU SINH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. VƯƠNG HỮU TẤN
2. TS. PHẠM ĐÌNH KHANG
ĐÀ LẠT – 2007
1
MỞ ĐẦU
Mật độ mức hạt nhân là một trong những đặc trưng quan trọng nhất của hạt
nhân nguyên tử để mô tả trạng thái kích thích của hạt nhân và tính toán tiết
diện phản ứng hạt nhân. Mật độ mức cho biết dạng phụ thuộc năng lượng của
tiết diện các phản ứng hạt nhân khác nhau ở vùng năng lượng thấp và trung
bình. Các quy luật chung của mật độ mức đã được biết khá rõ, tuy nhiên có sự
thăng giáng phụ thuộc vào sự không đồng nhất của lớp vỏ trong các trạng thái
phổ đơn hạt, hiệu ứng kết đôi làm giảm các tương tác tập thể.
Mật độ mức hạt nhân có thể xác định bằng thực nghiệm, tuy nhiên điều đó
không phải lúc nào cũng thực hiện được do sự hạn chế của các bia đồng vị và
điều kiện thực nghiệm. Chính vì vậy cần phải có sự mô tả lý thuyết về mật độ
mức, sự mô tả này phải càng gần với kết quả thực nghiệm càng tốt và căn cứ
vào sự mô tả này ta có thể tính được mật độ mức cũng như tiết diện phản ứng
ở những vùng mà thực nghiệm chưa có điều kiện để đo đạc.
Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA đã từng có một chương trình
nghiên cứu số liệu thực nghiệm và tính toán cho mô tả các phản ứng hạt nhân
năng lượng thấp vào những năm cuối của thế kỷ trước. Các kết quả của
chương trình đã được tổng hợp và trình bày trong tài liệu [7].
Trong tài liệu này nghiên cứu sinh (NCS) tiến hành tìm hiểu, trình bày
phương pháp nghiên cứu và mô tả mật độ mức kích thích của hạt nhân vùng
năng lượng kích thích trung gian nằm dưới năng lượng liên kết của nơtron với
hạt nhân.
Hy vọng các kiến thức được NCS tìm hiểu và trình bày trong tài liệu sẽ giúp
cho NCS có thêm kiến thức bổ sung cho quá trình thực hiện luận án của mình.
2
GIỚI THIỆU
Mật độ mức hạt nhân khi mô tả bằng các mẫu lý thuyết luôn có một sự sai
khác với các giá trị thực nghiệm. Sự khác nhau xảy ra giữa các vùng năng
lượng kích thích khác nhau và thay đổi theo số khối của các hạt nhân. Điều
này có thể do một trong các nguyên nhân sau:
- Số liệu thực nghiệm chưa có đủ độ chính xác cần thiết.
- Phương pháp thực nghiệm có độ phân giải hoặc độ nhạy không cao để
có thể ghi nhận và phân tách được hết các mức kích thích của hạt nhân
trong phổ năng lượng.
- Các tham số xác định từ thực nghiệm trong các mẫu mô tả mật độ mức
chưa phù hợp hoặc mẫu lý thuyết mô tả chưa đầy đủ các tương tác bên
trong hạt nhân.
Để khắc phục các vấn đề mật độ mức nêu trên, cần phát triển các phương
pháp thực nghiệm có độ nhạy và độ chính xác cao sử dụng nhiều detectơ có
hiệu suất ghi ở vùng năng lượng cao lớn hơn. Sử dụng các phương pháp trùng
phùng thời gian thực và ghi tín hiệu rời rạc để có thể sử dụng các phần mềm
thống kê hiện đại hoặc chuyên dụng, tiến hành các thống kê đa biến để mô tả
số liệu thực nghiệm. Cách làm như vậy sẽ tăng lượng thông tin thu được trong
một thực nghiệm lên đáng kể so với cách đo lưu số liệu dưới dạng phổ.
Kết hợp số liệu thực nghiệm về mật độ mức của các phương pháp khác nhau
để xác định các tham số mật độ mức theo các mẫu lý thuyết. Từ các tham số
mật độ mức thu được, tiến hành mô tả lại mật độ mức và tiến hành các hiệu
chỉnh mô hình nếu có sự sai khác ngoài phạm vi sai số.
3
XÁC ĐỊNH MẬT ĐỘ MỨC BẰNG THỰC NGHIỆM
I. Đo các mức năng lượng kích thích
Năng lượng các trạng thái kích thích của hạt nhân có thể xác định bằng cách
đo các sản phẩm phân rã (p,a ß-, ß+) cùng với bức xạ điện từ hoặc chỉ bức xạ
điện từ (các tia gamma) của các trạng thái kích thích. Trong hầu hết các hạt
nhân, phát gamma là kiểu phân rã phổ biến, thời gian sống của các trạng thái
này thường vào cỡ 10-9s.
Bức xạ gamma là sóng điện từ do đó sự phát bức xạ
gamma sẽ làm thay đổi phân bố điện tích dẫn đến thay
đổi moment điện và sự thay đổi dòng điện làm thay đổi
moment từ. Khi một tia gamma phát ra sẽ làm thay đổi
các đặc trưng như năng lượng kích thích, moment góc
(angular momentum) Lħ.
Khi L=1 ta có bức xạ lưỡng cực E1, M1, L=2 ta có bức xạ tứ cực E2, M2. Độ
chẵn lẻ được xác định là (-1)L với bức xạ điện và (-1)L+1 với bức xạ từ. Bậc đa
cực tuân theo quy tắc chọn lựa sau:
|Ji-Jf|≤L≤|Ji+Jf| (1)
Các dịch chuyển 0→0 là dịch chuyển cấm, trong thực tế chỉ có các dịch
chuyển có bậc đa cực thấp nhất là có khả năng xảy ra.
Dưới đây là một số minh hoạ cụ thể về các đặc trưng của bức xạ gamma trong
quá trình phân rã của hạt nhân kích thích:
4
Hình 1. Minh hoạ cụ thể về các đặc trưng của bức xạ gamma trong quá trình
phân rã của hạt nhân ở trạng thái kích thích.
Để tạo ra hạt nhân ở trạng thái kích thích ta có thể sử dụng các phản ứng bắt
bức xạ (p,γ) hoặc (n,γ). Các nơtron có thể là nơtron nhiệt, nơtron cộng hưởng
hoặc ở một năng lượng xác định nào đó.
- Các dịch chuyển gamma sơ cấp và thứ cấp xuất hiện gần như đồng thời nếu
như không có sự khác nhau về cường độ.
- Jπ của trạng thái bắt nơtron nhiệt là Jπ(hạt nhân bia) ± ½+ (bắt các nơtron
sóng s).
- Trường hợp bắt nơtron nhiệt, tia gamma sơ cấp phát ra thường có độ đa cực
là E1, M1, E2 hoặc M1+E2.
Để đo các tia gamma phát ra ta có thể sử dụng các detectơ bán dẫn siêu tinh
khiết có độ phân giải cao ghép nối với các khối điện tử chức năng để tạo
thành các hệ phổ kế gamma một hoặc nhiều đetectơ hoạt động theo các
nguyên tắc như phân tích biên độ nhiều kênh, đối trùng giảm phông, phổ kế
compton, trùng phùng gamma-gamma,…
5
Một trong những nhược điểm của các phương pháp đo giảm phông này là
không có khả năng xác định trực tiếp thứ bậc của các dịch chuyển và tính
không đơn trị khi sử dụng quy tắc Ritz để xây dựng các sơ đồ phân rã có năng
lượng kích thích cao hơn 2 MeV.
II. Sơ đồ mức thực nghiệm theo phương pháp cộng biên độ các xung
trùng phùng
Nguyên tắc tổ hợp Ritz là phương pháp hay được sử dụng để xây dựng các sơ
đồ phân rã từ năng lượng và cường độ của các chuyển dời gamma xác định
được trong phản ứng (n,γ). Phương pháp này cho phép xây dựng được các sơ
đồ phân rã tin cậy đến năng lượng kích thích từ 1.5÷2.0 MeV. Để xây dựng sơ
đồ mức cho các vùng năng lượng cao hơn và đảm bảo tính độc lập trong
nghiên cứu xây dựng sơ đồ mức, phương pháp cộng biên độ các xung trùng
phùng được sử dụng để giải quyết vấn đề này. Thuật toán xác định các chuyển
dời sơ cấp và thứ cấp của phương pháp như sau: Nếu ít nhất 2 trong các phổ
nối tầng khác nhau (tương ứng với các đỉnh tổng khác nhau) có cùng chung
một chuyển dời thì đó sẽ là chuyển dời sơ cấp. Như vậy, mức trung gian sẽ có
năng lượng kích thích bằng hiệu số giữa năng lượng của mức xuất phát và
năng lượng chuyển dời sơ cấp.
Dịch chuyển sơ cấp về một mức trung gian có thể làm tăng mật độ mức, và
tạo ra một hoặc nhiều chuyển dời thứ cấp về các mức cuối của hạt nhân. Do
đó, trong phân bố cường độ nối tầng về các mức cuối, nối tầng sơ cấp và nối
tầng thứ cấp tạo thành một cặp đỉnh. Chuyển dời sơ cấp có năng lượng giống
nhau trong trong các phổ khác nhau. Các chuyển dời sơ cấp có năng lượng
khác nhau tạo thành các nối tầng về các mức cuối khác nhau. Do đó vấn đề
xây dựng sơ đồ phân rã được đơn giản thành tìm kiếm nhóm các đỉnh trong số
các chuyển dời nối tầng về các mức cuối khác nhau mà giá trị kỳ vọng toán
6
học của chúng khác nhau giữa các vị trí của các đỉnh i và j bất kỳ là gần bằng
không.
Trong thực tế, khi phương pháp tương đồng cực đại được sử dụng, cần thiết
sử dụng phương pháp phân bố nhiều chiều như một hàm tương đồng cực đại
để mô tả xác suất phân bố kết hợp với một độ lệch ngẫu nhiên của vị trí đỉnh
thực nghiệm từ giá trị kỳ vọng toán học của chúng.
Chúng ta xác định sự khác nhau về vị trí đỉnh thứ k và l trong phổ phân bố
cường độ nối tầng được đánh số i và j tương ứng
Rijkl=Eik-Ejl, (2)
Trong đó E là vị trí đỉnh có thể được biểu diễn dưới dạng năng lượng hoặc
kênh. Nếu gọi phương sai σ2 của các giá trị thực nghiệm E với các giá trị kỳ
vọng toán học của chúng và ξ là một giá trị ngẫu nhiên, biểu thức trên có
thể viết lại như sau:
Rijkl=σikξik - σjkξjl +q (3)
Tham số q là giá trị khác nhau chưa biết giữa và . Với các đỉnh
ứng với chuyển dời thật sẽ có kỳ vọng toán học bằng 0.
Hàm tương đồng cực đại với các biến trên sẽ có dạng đặc trưng sau:
2/11 )(det)..(
2
1exp. −− ⎥⎦
⎤⎢⎣
⎡−= BRconstL BRT (4)
Trong đó R là véc tơ cột, T chỉ sự chuyển vị. Các giá trị của các phần tử ma
trận B được xác định từ giá trị kỳ vọng của các phần tử của ma trận R.RT dưới
dạng các giá trị σ2 với các chỉ số tương ứng với số phổ và số đỉnh.
Giá trị cực tiểu của q là điều kiện cần để thu được giá trị tốt nhất nhưng không
phải là điều kiện đủ để xếp hết N đỉnh trong M phổ có các năng lượng dịch
chuyển giống nhau. Từ phân tích biểu thức RTB-1.R chọn lựa các giá trị đơn
7
trị. Trong trường hợp các đỉnh phân tích thu được thuộc về các các dịch
chuyển gamma giống nhau và giá trị σ2 là không thay đổi, giá trị của phân bố
có thể được mô tả bằng phân bố χ2 với N-1 bậc tự do.
Trong thực tế, N đỉnh là trùng phùng quan tâm nếu thoả điều kiện sau:
σ2≤q ; (5)
2
1
1
−
− < NT RBR χ (6)
Trong đó là sai số trung bình trong xác định năng lượng dịch chuyển
trong phân rã gamma nối tầng bậc hai và là giá trị tương ứng của phân bố
với mức 99% của diện tích.
2
1−Nχ
Điều kiện trên được kiểm tra độc lập với điều kiện thứ nhất và thứ hai của
dịch chuyển. Với các dịch chuyển sơ cấp chúng ta chọn dịch chuyển có giá trị
q cực tiểu. Nếu các giá trị với hai lượng tử nối tầng là thoả mãn điều kiện (5)
chúng ta chọn chuyển dời có N cực đại làm chuyển dời sơ cấp.
Hàm tương đồng cực đại và điều kiện (5) đảm bảo thu được sự phù hợp và
đơn trị của các năng lượng thu được trong xây dựng sơ đồ phân rã. Khả năng
bổ sung thêm các mức vào sơ đồ phân rã tăng khi các mức thực của sơ đồ
được phân tích.
Sơ đồ phân rã thu được từ thực nghiệm có thể đã bị biến dạng do chúng ta
thêm các năng lượng dịch chuyển nối tầng E1 và E2 một cách ngẫu nhiên, giá
trị phương sai của phân bố σξ có phương sai σ2 và trung vị:
i
i
ii
ii
EE
EE
σξ
σξ
−
+
>=<
>=<
22
11 (7)
8
Tương quan này liên hệ trực tiếp đến sự thật đó là khi phương pháp cải thiện
độ phân giải được sử dụng, sai số trong xác định năng lượng của các chuyển
dời nối tầng là hoàn toàn không liên quan.
Với các nối tầng không xếp được vào sơ đồ phân rã theo nguyên tắc trên
(chẳng hạn như sự tăng các nối tầng sơ cấp do phân rã của các mức trung gian
chỉ có một dịch chuyển đơn lẻ). Chúng được xếp vào sơ đồ phân rã theo giả
thuyết rằng các dịch chuyển cứng là các dịch chuyển sơ cấp vì xác suất phát
gamma trung bình tỉ lệ với (với các chuyển dời E3γE 1 và M1) hoặc (với dịch
chuyển E
5
γE
2). Sự sắp xếp thêm này dựa vào thực tế là hầu hết các dịch chuyển
xếp được vào sơ đồ phân rã đều thoả mãn điều kiện này.
Do phông compton bị loại trừ gần như hoàn toàn nên khả năng phát hiện các
chuyển dời yếu lớn hơn so với các phương pháp truyền thống. Điều này cho
phép tìm ra các trạng thái kích thích mới và do vậy, sơ đồ mức kích thích thực
nghiệm sẽ đầy đủ hơn và việc đánh giá lý thuyết cấu trúc hạt nhân về phân bố
các mức kích thích sẽ tốt hơn.
III. Khả năng xây dựng hoàn chỉnh sơ đồ phân rã từ phản ứng (n,γ)
Để hoàn thiện sơ đồ phân rã gamma của hạt nhân ở trạng thái kích thích, cần
sử dụng thêm các thông tin khi đo bằng hệ phổ kế triệt compton để xác định
thêm các dịch chuyển trực tiếp từ trạng thái kích thích ban đầu về trạng thái
cơ bản hoặc tạo các trạng thái đồng phân sống dài (không phân rã nối tầng)
mà phương pháp trùng phùng gamma-gamma không ghi nhận được.
Hiệu quả của việc kết hợp thông tin phổ học từ phản ứng (n,γ) đo bằng hai
phương pháp là rất lớn. Tất nhiên, chọn lựa các sự kiện nối tầng bậc hai, bậc
ba,... trong số lớn các chuyển dời thu nhận với các detectơ bán dẫn sẽ tạo nên
khả năng tìm ra tất cả các dịch chuyển gamma và vai trò độc lập của chúng
trong phân rã gamma (bắt đầu ở một ngưỡng nhất định).
9
Xây dựng các sơ đồ phân rã bằng việc kết hợp thông tin từ hai kiểu đo làm
tăng khả năng xác định đơn trị đặc trưng của mức cuối của nối tầng. Đây là
đặc trưng quan trọng trong trường hợp phân rã của các hạt nhân biến dạng với
mật độ trạng thái kích thích được nghiên cứu cao. Ở đó, phần lớn các chuyển
dời gamma bội chưa xác định được năng lượng sẽ được xác định và xếp
chúng vào sơ đồ phân rã một cách đơn trị.
Các phân tích liên hợp hầu như phát hiện ra các mức bội với khoảng cách
giữa các mức rất hẹp (từ ∆E~1÷3 keV) ở các năng lượng kích thích khác
nhau, cũng giống như phân bố cường độ sơ cấp của chúng.
Tổng Σjγ của cường độ các chuyển dời thứ cấp trong phân rã của các trạng
thái năng lượng trung gian có thể được xác định đơn trị. Nếu phổ của các
detectơ đơn được sử dụng để xác định cường độ iγ của các dịch chuyển γ từ
trạng thái hợp phần về các mức trung gian và từ các trạng thái trung gian về
các trạng thái cuối, với hai lượng tử gamma nối tầng biểu thức tỉ số giữa
cường độ nối tầng iγγ và cường độ của chuyển dời sơ cấp, thường được chuẩn
tuyệt đối theo số phân rã:
iγγ/iγ=(iγjγ/Σjγ)/iγ=jγ/Σjγ (8)
Hầu như có thể xác định đơn trị Σjγ cường độ của các chuyển dời không quan
sát được trong các phản ứng (n,2γ) về các mức nối tầng cuối nằm cao. Đại
lượng này có thể được so sánh đánh giá trên các mẫu thống kê khác nhau.
Tổng Σjγ thu được là bằng tổng của các cường độ iγ của các nối tầng gamma
bậc hai, ba,... tương ứng với trạng thái kích thích dịch chuyển.
III. Đánh giá phân bố mật độ mức kích thích ρ và hàm lực photon k của
các dịch chuyển nối tầng
10
Hàm lực photon và mật độ mức ρ xác định độ rộng bức
xạ toàn phần của trạng thái hợp phần Γ
)/( 3/23 λγλ DAEk i ××Γ=
λ và cường độ bức xạ nối tầng Iγγ thu
được dưới dạng sau:
ii mλλλ ×Γ=Γ , (9)
∑∑∑ Γ
Γ
Γ
Γ=Γ
Γ
Γ
Γ=
f ifif
if
i
ii
i
i
if
f i
i
m
n
m
I
,, λ
λ
λλ
λ
λ λ
λ
γγ (10)
Γλi là độ rộng riêng phần của dịch chuyển gamma có năng lượng Eγ, A là khối
lượng hạt nhân và D là khoảng cách giữa các mức phân rã λ. Các giá trị của
độ rộng gamma toàn phần và riêng phần được tính cho trạng thái hợp phần λ
và mức trung gian i của nối tầng tương ứng; m là tổng số mức kích thích và n
là số mức kích thích trong khoảng năng lượng xác định cường độ nối tầng
trung bình.
Tất cả các tính toán đã được tiến hành với một giá trị ∆E. Khoảng lấy tổng
trên các mức cuối f của nối tầng f đã được xác định bằng khả năng thực
nghiệm. Khoảng của spin lấy tổng trên các mức trung gian i được xác định
gần đúng bằng quy luật chọn lựa lưỡng cực; tổng của mức phân rã λ là cần
trong trường hợp các kênh spin hai kích thích khi bắt nơtron nhiệt.
Các phương trình (9) và (10) không cho phép xác định k và ρ độc lập tường
minh. Ví dụ, độ lệch của ρ từ các giá trị thực là hiển nhiên có thể bù trừ được
với độ lệch của hàm lực với biên độ tương ứng. Mối tương quan này tăng một
cách có ý nghĩa cả hai khoảng của các giá trị chấp nhận với mật độ mức của
các giá trị chẵn, lẻ và hàm lực của các dịch chuyển M1 và E1. Các đại lượng
này xác định độ rộng toàn phần và cường độ của các nối tầng. Tuy nhiên, theo
phân tích của một số tác giả khi sử dụng tất cả các số liệu thực nghiệm cho
thấy tổng mật độ của các mức có độ chẵn lẻ khác nhau hoặc của hàm lực của
11
các dịch chuyển điện từ thu được không vượt quá 40÷50% với tất cả các năng
lượng kích thích thu được của hạt nhân nghiên cứu.
IV. Sai số hệ thống trong việc xác định các tham số
Sai số hệ thống trong xác định mật độ mức chủ yếu phụ thuộc vào xác định
chính xác năng lượng của các cặp đỉnh trong phổ nối tầng dẫn đến sự sai khác
trong xây dựng sơ đồ mức khi xác định các chuyển dời sơ cấp với các độ
chính xác khác nhau. Thực tế cho thấy khi xây dựng sơ đồ phân rã với các sai
số từ 1÷2 keV tức nằm trong khả năng phân giải của hệ phổ kế sự sai khác
trong giá trị mật độ mức không vượt quá 5%.
Sai số mắc phải chủ yếu vẫn do xác định các chuyển dời có cường độ bé.
Trong thực nghiệm nghiên cứu phân rã nối tầng bậc hai bằng trùng phùng
gamma-gamma, xác suất ghi nhận lượng tử gamma nối tầng bậc ba như một
nối tầng bậc hai là rất nhỏ. Xác suất này đóng góp trực tiếp vào diện tích các
đỉnh có sự sai khác giữa mức đầu và mức cuối lớn hơn 3, |Iλ-If|≥3. Bên cạnh
xác suất ghi nhận bé, các phân rã gamma nối tầng của các dịch chuyển lưỡng
cực M1+E2 hoặc E1+M2 cũng có cường độ bé.
- Xác suất ghi nhận năng lượng toàn phần của nối tầng trong trường hợp có
trao đổi năng lượng giữa hai detectơ đã được giảm từ 12% đến 0,2% khi sử
dụng một phin lọc chì.
- Sự biến dạng của phân bố cường độ gamma nối tầng tạo ra từ phân bố góc
do hình học đo không vượt quá 5%. Sai số có thể đóng góp vào giá trị thu
được khi tích phân trên góc được chuẩn hoá với giá trị cường độ tuyệt đối đã
biết.
- Số liệu thực nghiệm phân tích phù hợp với phân bố thực nghiệm giống như
một đối xứng gương chỉ phụ thuộc vào năng lượng của các chuyển dời sơ cấp
và thứ cấp của nối tầng. Quá trình này cho phép thu được quan hệ Iγγ=f(E1)
12
với sai số bé hơn 5%, khi số liệu thực nghiệm đủ thống kê. Đánh giá này đã
được suy từ tích lũy cường độ tổng của tất cả các nối tầng phân tách được với
một năng lượng dịch chuyển sơ cấp được chọn về mức dưới của nó.
- Sai số cực đại trong xác định cường độ nối tầng thực nghiệm vào cỡ 20%.
Sai số này rất khó giảm được do sự xác định không chính xác cường độ
chuyển dời sơ cấp trong phản ứng (n,γ).
Với các nghiên cứu đã được tiến hành, sai số hệ thống trong k và ρ được giả
thuyết rằng đã làm tăng tổng cường độ nối tầng bậc hai một hệ số cỡ 1.5. Sự
tăng này không làm thay đổi dạng hàm của ρ và k.
- Tất cả các mức trong khoảng năng lượng kích thích phân bố đơn lẻ làm
giảm xác suất phân bố của dịch chuyển M1 và E1, giống như một mức bất kỳ
trong cửa sổ chọn lựa spin theo quy tắc chọn lựa và phù hợp với sự phụ thuộc
của hàm sóng của các cộng hưởng nơtron và mức nối tầng trung gian Ei.
13
MÔ TẢ MẬT ĐỘ MỨC
I. Tình hình mô tả mật độ mức
Tính thống kê của các mức hạt nhân kích thích từng là chủ đề được quan tâm
và nghiên cứu trong suốt hơn 50 năm qua. Một trong những tính chất thống
kê cơ bản của các mức là mật độ mức. Đối với việc mô tả mật độ mức, mẫu
nhiệt độ không đổi và mẫu khí Fermi được sử dụng thường xuyên với các
thông số thu được từ việc làm khớp với dữ liệu thực nghiệm. Nhưng những
giả thuyết của cả hai mẫu trên đều không thể cho phép chúng miêu tả chính
xác các điểm khác nhau của mật độ mức trên khoảng năng lượng rộng từ
trạng thái cơ bản đến các năng lượng cao hơn năng lượng liên kết của nơtron.
Những hiệu ứng cơ bản nhất hiện nay được sử dụng để xây dựng lên các mẫu
hạt nhân bao gồm hiệu ứng vỏ, hiệu ứng kết đôi và hiệu ứng tập thể. Các hiệu
ứng này được thể hiện đầy đủ trong mẫu siêu lỏng suy rộng (Generalized
Superfluid Model). Mẫu này đã được nhiều học giả phát triển trong suốt hơn
20 năm qua, bên cạnh đó sự phân tích số liệu thực nghiệm cũng được phát
triển đồng thời để làm các cơ sở kiểm chứng và hiệu chỉnh lại các mẫu lý
thuyết.
Theo Sokolov Iu.P., mô tả mật độ mức trạng thái hạt nhân với các đặc trưng
lượng tử xác định là một trong những công việc chính của vật lý hạt nhân.
Hiện nay, việc tính toán mật độ mức trạng thái của hạt nhân được thực hiện
bằng một số phương pháp sau đây:
* Phương pháp tổ hợp:
Phương pháp này được dựa trên việc giải bài toán trị riêng, chúng ta sẽ thu
được mật độ mức của hạt nhân (số trạng thái trong một khoảng năng lượng)
nhờ việc giải bài toán trị riêng này. Halmintonian của hạt nhân có dạng:
14
(11) qpairsp HHHH ˆˆˆˆ ++=
Với là thế hạt nhân một hạt mô tả trường trung bình của hệ các
nucleon. là phần tương tác cặp trong kênh hạt-hạt dẫn đến tương quan