Chuyên đề Nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách tập trung tỉnh Bắc Ninh

Quá trình đổi mới Đảng ta tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để thực hiện mục tiêu đó công tác đầu tư xây dựng có ý nghĩa và vô cùng quan trọng đối với đất nước nói chung và càng quan trọng đối với tỉnh Bắc Ninh nói riêng, một tỉnh mới được tái lập từ đầu năm 1997. Công tác đầu tư xây dựng có nhiều chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch tập trung quan niêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhiều điều lệ, nghị định về quản lý đầu tư xây dựng do Chính phủ ban hành đã góp phần đưa công tác đầu tư và xây dựng nước ta đi vào ổn định, phát triển và từng bước hoà nhập với thông lệ quốc tế. Tình trạng bao cấp tràn lan trong đầu tư xây dựng dần dần giảm bớt, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đã tập trung vào những mục tiêu chủ yếu, vốn của các thành phần kinh tế và của nhân dân đã được khuyến khích và huy động với quy mô ngày càng tăng dưới nhiều hình thức phong phú. Tuy nhiên, công tác đầu tư xây dựng hiện nay còn nhiều hạn chế và khuyết nhược điểm, việc triển khai kế hoạch vốn đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước còn chậm, bố trí các dự án còn phân tán, thời gian thực hiện dự án kéo dài, một số công trình đưa vào khai thác sử dụng hiệu quả thấp. Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng còn bộc lộ nhiều nhược điểm, thiếu đồng bộ, trình tự xây dựng cơ bản không được chấp hành nghiêm, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, chủ đầu tư trong hoạt động đầu tư xây dựng chưa được phân định rõ ràng, (đặc biệt đối với vốn từ ngân sách nhà nước). Cơ chế giao thầu và nhận thầu còn nhiều sơ hở, hiện tượng tiêu cực, thất thoát, tham nhũng trong đầu tư xây dựng còn phổ biến.

docx71 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 3839 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách tập trung tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU Quá trình đổi mới Đảng ta tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để thực hiện mục tiêu đó công tác đầu tư xây dựng có ý nghĩa và vô cùng quan trọng đối với đất nước nói chung và càng quan trọng đối với tỉnh Bắc Ninh nói riêng, một tỉnh mới được tái lập từ đầu năm 1997. Công tác đầu tư xây dựng có nhiều chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch tập trung quan niêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhiều điều lệ, nghị định về quản lý đầu tư xây dựng do Chính phủ ban hành đã góp phần đưa công tác đầu tư và xây dựng nước ta đi vào ổn định, phát triển và từng bước hoà nhập với thông lệ quốc tế. Tình trạng bao cấp tràn lan trong đầu tư xây dựng dần dần giảm bớt, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đã tập trung vào những mục tiêu chủ yếu, vốn của các thành phần kinh tế và của nhân dân đã được khuyến khích và huy động với quy mô ngày càng tăng dưới nhiều hình thức phong phú. Tuy nhiên, công tác đầu tư xây dựng hiện nay còn nhiều hạn chế và khuyết nhược điểm, việc triển khai kế hoạch vốn đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước còn chậm, bố trí các dự án còn phân tán, thời gian thực hiện dự án kéo dài, một số công trình đưa vào khai thác sử dụng hiệu quả thấp. Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng còn bộc lộ nhiều nhược điểm, thiếu đồng bộ, trình tự xây dựng cơ bản không được chấp hành nghiêm, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, chủ đầu tư trong hoạt động đầu tư xây dựng chưa được phân định rõ ràng, (đặc biệt đối với vốn từ ngân sách nhà nước). Cơ chế giao thầu và nhận thầu còn nhiều sơ hở, hiện tượng tiêu cực, thất thoát, tham nhũng trong đầu tư xây dựng còn phổ biến. Việc quyết toán vốn đầu tư các dự án còn kéo dài, công tác thanh tra kiểm tra lĩnh vực đầu tư xây dựng chưa theo kịp yêu cầu đổi mới. Bắc Ninh là tỉnh mới tái lập, điểm xuất phát kinh tế thấp.Cơ sở kỹ thuật hạ tầng còn thiếu thốn, các cơ sở kinh tế Trung ương đóng trên địa bàn ít. Hàng năm thu ngân sách không đủ chi, vẫn phải có sự hỗ trợ từ ngân sách Trung ương. Việc chấn chỉnh và đổi mới công tác đầu tư xây dựng, có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng tích luỹ cho ngân sách, thực hiện các chương trình mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh đang là những nhiệm vụ cấp bách hiện nay. Vấn đề đổi mới công tác đầu tư xây dựng là một đề tài lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp và toàn xã hội. Bởi vậy trong khuôn khổ có hạn của chuyên đề này, dưới góc nhìn của một sinh viên, với đề tài: “Nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách tập trung tỉnh Bắc Ninh”, tôi xin làm rõ một số vấn đề về thực trạng công tác đầu tư xây dựng và quản lý đầu tư xây dựng thời gian 2002- 2006 của tỉnh Bắc Ninh và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng trong thời gian tới tại tỉnh Bắc Ninh từ nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư tập trung của địa phương. Nội dung chính của chuyên đề gồm 2 chương. - Chương I : Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách tập trung tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2002- 2006 - Chương II : Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách tập trung tỉnh Bắc Ninh CHƯƠNG I THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TẬP TRUNG TỈNH BĂC NINH GIAI ĐOẠN 2002- 2006 1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA TỈNH 1.1.1. Dặc điểm tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi ranh giới: Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, nằm gọn trong châu thổ sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nội. Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: tam giác tăng trưởng Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh. - Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang - Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần của Hà Nội - Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương - Phái Tây giáp thủ đô Hà Nội Với vị trí như thế, xét tầm không gian lãnh thổ vĩ mô, Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế- xã hội  của tỉnh. Nằm trên tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 18, đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ như sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và du khách giao lưu với các tỉnh trong cả nước. 1.1.1.2. Các yếu tố địa chất, khí hậu, thuỷ văn * Về khí hậu: Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm là 23,3°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,9°C (tháng7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8°C (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1°C. Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1400- 1600mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1530- 1776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong năm là tháng 1. Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào. Nhìn chung Bắc Ninh có điều kiện khí hậu đồng đều trong toàn tỉnh và không khác biệt nhiều so với các tỉnh đồng bằng lân cận nên việc xác định các tiêu trí phát triển đô thị có liên quan đến khí hậu như hướng gió, thoát nước mưa, chống nóng, khắc phục độ ẩm... dễ thống nhất cho tất cả các loại đô thị trong vùng; việc xác định tiêu chuẩn qui phạm xây dựng đô thị có thể dựa vào qui định chung cho các đô thị vùng đồng bằng Bắc bộ. * Về địa hình- địa chất: Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3 - 7 m, địa hình trung du đồi núi có độ cao phổ biến 300 - 400m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Quế Võ và Tiên Du. Ngoài ra còn một số khu vực thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lung Tài, Quế Võ, Yên Phong. Đặc điểm địa chất mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Tuy nhiên nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc, Bắc bộ nên cấu trúc địa chất lãnh thổ Bắc Ninh có những nét còn mang tính chất của vòng cung Đông Triều vùng Đông Bắc. Toàn tỉnh có mặt các loại đất đá có tuổi từ Cambri đến Với đặc điểm này địa chất của tỉnh Bắc Ninh có tính ổn định hơn so với Hà Nội và các đô thị vùng đồng bằng Bắc bộ khác trong việc xây dựng công trình. Và về mặt địa hình có thể hình thành hai dạng đô thị vùng đồng bằng và trung du. Bên cạnh đó có một số đồi núi nhỏ dễ tạo cảnh quan đột biến; cũng như một số vùng trũng nếu biết khai thác có thể tạo ra cảnh quan sinh thái đầm nước vào mùa mưa để phục vụ cho các hoạt động văn hoá và du lịch. * Đặc đỉêm thuỷ văn: Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km², có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình. - Sông Đuống: Có chiều dài 42 km nằm trên đất Bắc Ninh, tổng lượng nước bình quân 31,6 tỷ m³. Sông Đuống có hàm lượng phù sa cao, vào mùa mưa trung bình cứ 1 m³ nước có 2,8 kg phù sa. - Sông Cầu: Tổng chiều dài sông Cầu là 290 km với đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 70 km, lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m³. Sông Cầu có mực nước trong mùa lũ cao từ 3- 6 m, cao nhất là 8 m, trên mặt ruộng 1- 2 m, trong mùa cạn mức nước sông lại xuống quá thấp (0,5 - 0,8 m). - Sông Thái Bình: thuộc vào loại sông lớn của miền Bắc có chiều dài 385 km, đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 17 km. Do phần lớn lưu vực sông bắt nguồn từ các vùng đồi trọc miền Đông Bắc, đất đai bị sói mòn nhiều nên nước sông rất đục, hàm lượng phù sa lớn. Do đặc điểm lòng sông rộng, ít dốc, đáy nông nên sông Thái Bình là một trong những sông bị bồi lấp nhiều nhất. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ huyện Khê, sông Dân, sông Đông Coi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình... Với hệ thống sông này nếu biết khai thác trị thuỷ và điều tiết nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước của tỉnh. Trong khi đó tổng lưu lượng nước mặt của Bắc Ninh ước khoảng 177,5 tỷ m³, trong đó lượng nước chủ yếu chứa trong các sông là 176 tỷ m³; được đánh giá là khá dồi dào. Cùng với kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng nước ngầm cũng khá lớn, trung bình 400.000 m³/ngày, tầng chứa nước cách mặt đất trung bình 3- 5 m và có bề dày khoảng 40 m, chất lượng nước tốt. Toàn bộ nguồn nước này có thể khai thác để phục vụ chung cho cả sản xuất và sinh hoạt trong toàn tỉnh, trong đó có các hoạt động của đô thị. 1.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên- môi trường Nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Bắc Ninh qui về các dạng sau:   * Tài nguyên rừng: Tài nguyên rừng của Bắc Ninh không lớn, chủ yếu là rừng trồng. Tổng diện tích đất rừng là 661,26 ha phân bố tập trung ở Quế Võ: 317,9 ha và Tiên Du: 254,95 ha. Tổng trữ lượng gỗ ước tính 3.279 m³, trong đó rừng phòng hộ 363 m³, rừng đặc dụng 2916 m³. * Tài nguyên khoáng sản: Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng như: đất sét làm gạch, ngói, gốm, với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ và Tiên Du, đất sét làm gạch chịu lửa ở thị xã Bắc Ninh, đá cát kết với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu - Bắc Ninh, đá sa thạch ở Vũ Ninh - Bắc Ninh có trữ lượng khoảng 300.000 m³. Ngoài ra còn có than bùn ở Yên Phong với trữ lượng 60.000- 200.000 tấn.   * Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là 803,87 km², trong đó đất nông nghiệp chiếm 64,7%; đất lâm nghiệp chiếm 0,7%, đất chuyên dùng và đất ở chiếm 23,5% và đất chưa sử dụng còn 11,1%. Nhìn chung tiềm năng đất đai của tỉnh vẫn còn lớn. Riêng đất đô thị là 1.158,9 ha chiếm 1,44% diện tích tự nhiên thuộc địa phận thị xã Bắc Ninh và 6 thị trấn với qui mô dân số khoảng 90.500 dân. 1.1.2. Đặc đỉêm kinh tế- xã hội 1.1.2.1. Đặc điểm dân số và lao động Bắc Ninh có diện tích tự nhiên chỉ chiếm 0,2% diện tích tự nhiên cả nước và là điạ phương có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong 61 tỉnh, thành phố. Ước tính năm 2005, dân số Bắc Ninh là 1007,815  nghìn người, chỉ chiếm 1,22% dân số cả nước và đứng thứ 39/61 tỉnh, thành phố, trong đó nam 465 nghìn người và nữ 492,7 nghìn người; khu vực thành thị 93,8 nghìn người, chiếm 9,8 dân số toàn tỉnh và khu vực nông thôn 863,9 nghìn người, chiếm 90,2%. Tính ra, mật độ dân số Bắc Ninh năm 2001 đã lên tới 1191,3 người/km2, gần gấp 5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước và là địa phương có mật độ dân số cao thứ 3 trong số 61 tỉnh, thành phố, chỉ thấp hơn mật độ dân số của Hà Nội và của thành phố Hồ Chí Minh. Phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2002. Coi trọng đào tạo nhân lực, nâng tỷ lệ người lao động có nghề lên 28%. Đẩy mạnh việc ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ trong sản xuất và đời sống. Đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình, giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm 0,4%o để hạ tỷ lệ phát triển dân số xuống 1,05%. Tích cực tạo việc làm, mỗi năm giải quyết việc làm cho 10- 12 nghìn lao động. Xóa hộ đói, giảm hộ nghèo xuống dưới 10% theo tiêu chuẩn hiện hành cải thiện một bước đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, ngăn chặn các tệ nạn xã hội, trật tự luôn ổn định, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thành phố Bắc Ninh và 7 huyện là: Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du, Từ Sơn, Thuận Thành, Lương Tài và Gia Bình. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước và thế giới, lực lượng lao động Bắc Ninh đủ khả năng đáp ứng những đòi hỏi khắt khe nhất của thời đại. Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 8 trường đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề và nhiều cơ sở giáo dục có quy mô lớn, chất lượng khá. Trong tỉnh hiện có hơn 600.000 lao động trong đó đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề phát triển khá nhanh phù hợp với nền kinh tế mở cửa. Đội ngũ lao động trong tỉnh có khả năng tham gia hợp tác lao động quốc tế, đồng thời cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư khai thác lao động khi đến  Bắc Ninh đầu tư. 1.1.2.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội Tỉnh Bắc Ninh có 1 thành phố tỉnh lỵ và 7 huyện với tổng dân. Nhịp tăng trưởng kinh tế  (GDP)  2001-2005  bình quân hàng năm là 13,5%;trong đó: nông- lâm nghiệp tăng 5,5%; công nghiệp- xây dựng  tăng 19,5%, riêng công nghiệp tăng 22% và dịch vụ tăng 14,8% Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Ninh là: Công nghiệp xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ ở các thời điểm là: BẢNG 1.1 : CƠ CẤU KINH TẾ QUA CÁC NĂM Ngành  2001  2003  2005   Công nghiệp xây dựng  35,1%  37,5%  45,1%   Nông nghiệp  38,3%  34,6%  26,7%   Dịch vụ  26,6%  27,9%  28,2%   Kinh tế tăng trưởng với nhịp độ cao và toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. + Về công nghiệp: Mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI là: Năm 2015 phấn đấu đưa tỉnh Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp. Trong những năm qua tỉnh đã chỉ đạo xây dựng các khu công nghiệp tập trung như: khu công nghiệp Tiên Sơn 686ha, khu công nghiệp Quế Võ 396,5 ha, khu công nghiệp Đại Đồng– Hoàn Sơn 28,5ha, Tân Hồng– Hoàn Sơn 35,5ha, Yên Phong 200ha, Nam Sơn- Hạp Lĩnh 300 ha. Tổng cộng diện tích các khu công nghiệp tập trung là 1646ha. Vốn đăng ký đầu tư vào các khu công nghiệp hơn 5000 tỷ đồng, trong đó xây dựng kết cấu hạ tầng gần 500 tỷ đồng, vốn đầu tư các dự án 4500 tỷ đồng. Ngoài các khu công nghiệp tập trung, tỉnh đã quy hoạch 18 khu công nghiệp làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ với diện tích quy hoạch 250ha, tổng kinh phí đầu tư khoảng 450 tỷ đồng. Nhiều khu công nghiệp làng nghề đã xây dựng xong kết cấu hạ tầng, xây dựng nhà xưởng sản xuất đưa vào hoạt động. BẢNG 1.2 : GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH QUA CÁC NĂM Đơn vị tính: Tỷ đồng  Năm 2001  Năm 2003  Năm 2005   Giá trị sản xuất công nghiệp  3632,2  4968,9  6486,4   Trong đó:      - Quốc doanh Trung ương  938,0  846,5  1685,0   - Quốc doanh địa phương:  181,1  330,6  1426,7   - Ngoài quốc doanh:  1587,1  2149,2  1683,0   - Đầu tư nước ngoài.  926,0  1642,6  1691,7   + Về sản xuất nông nghiệp: Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng khá, đạt 1877,2 tỷ đồng, năm 2005 tăng 4.5% so với năm 2004. Tốc độ phát triển bình quân (2001-2005) là 5,5%. Giá trị sản xuất trồng trọt giảm dần, giá trị chăn nuôi tăng dần. + Về hoạt động thương mại-du lịch: Có tiến bộ, giá trị khu vực dịch vụ năm 2005 tăng 13,7% so với năm trước và có xu hướng phát triển khá. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đến năm 2005 là 115 triệu USD, trong đó địa phương: 80 triệu USD, tăng bình quân 21,8%/năm. Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn  đến năm 2005 là 90 triệu  USD, trong đó địa phương: 50 triệu USD, tăng bình quân 28,6%/năm. + Về văn hoá xã hội, sự nghiệp giáo dục- đào tạo: Có bước phát triển nhanh cả về quy mô và chất lượng, hoạt động khoa học, kỹ thuật, công nghệ có tiến bộ. Toàn tỉnh đã phổ cập trung học cơ sở, 100% xã phường, thị trấn có trạm xá xây dựng kiên cố, mỗi trạm xá có 4-5 cán bộ y tế trong đó có 1 bác sỹ. Tỷ lệ tăng dân số 2004 là 1,3%, tỷ lệ nghèo đói còn 5,75% (2004) giảm so với (20031) là 1,9% công tác an ninh quốc phòng được ổn định và giữ vững. + Về thu ngân sách: Kết quả thu ngân sách hàng năm tăng Năm  Giá trị   2000  228 tỷ đồng   2001  254 tỷ đồng   2002  309 tỷ đồng   2003  390 tỷ đồng   2004  410 tỷ đồng   2005  425 tỷ đồng   + Về phát triển xây dựng đô thị. Sau khi tái lập, tỉnh Bắc Ninh có 1 đô thị loại 3 (thị xã Bắc Ninh) và 6 thị trấn trong đó có 5 thị trấn huyện lỵ là Lim (Tiên Sơn), Hồ (Thuận Thành) Thứa (Gia Lương), Chờ (Yên Phong), Phố Mới (Quế Võ) và thị trấn Từ Sơn thuộc huyện Tiên Sơn. Từ tháng 9/1999 huyện Gia Bình, huyện Từ Sơn được tái lập, huyện lỵ Từ Sơn chuyển về thị trấn Từ Sơn, huyện lỵ Gia Bình chuyển về ngã Tư Đông Bình và thành lập thị trấn Gia Bình. Do trước ngày tái lập tỉnh các đô thị thuộc Bắc Ninh hầu như không được đầu tư, cơ sở kỹ thuật hạ tầng thiếu đồng bộ, chắp vá. Sau ngày tái lập tỉnh (1/1997) việc bức xúc là phải đầu tư xây dựng hạ tầng thị xã Bắc Ninh, thị xã tỉnh lỵ trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh Bắc Ninh và từng bước xây dựng các đô thị thuộc huyện. Từ nhiệm vụ cấp bách trên, được sự giúp đỡ của Bộ Xây dựng, tháng 6/1997 quy hoạch điều chỉnh mở rộng thị xã Bắc Ninh được phê duyệt, làm cơ sở và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng và từng bước tạo nên bộ mặt đô thị khang trang, to đẹp. Song việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị chủ yếu tập trung ở thành phố Bắc Ninh. Đầu tư xây dựng hàng loạt các trụ sở cơ quan Đảng, quản lý nhà nước của tỉnh và các Sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh. Đồng thời tiến hành lập quy hoạch điều chỉnh các trung tâm huyện lỵ, thị trấn cho phù hợp với phát triển đô thị trong tương lai và từng bước đã được đầu tư xây dựng theo quy hoạch. Đến nay tỉnh Bắc Ninh có các đô thị: Thành phố Bắc Ninh, 7 đô thị thuộc huyện (trung tâm huyện lỵ), thị trấn Từ Sơn đề nghị chuyển thành thị xã. Ngoài ra đang tiến hành quy hoạch xây dựng các khu đô thị mới phục vụ khu công nghiệp Tiên Sơn, Quế Võ, khu đô thị mới phục vụ các trường Đại học Bắc Ninh. Ngoài các đô thị có quy mô lớn như thị xã, thị trấn sẽ tiến hành quy hoạch xây dựng các thị tứ, đây là điểm dân cư tập trung, là trung tâm các xã hay cụm xã có dân số phi nông nghiệp cao, có lối sống và sinh hoạt gần giống các đô thị nên rất cần việc quản lý xây dựng như một đô thị. 1.1.3. Những thuận lợi và khó khăn rút ra từ đặc điểm kinh tế- xã hội của tỉnh 1.1.3.1. Thuận lợi Bắc Ninh là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi. là tỉnh tiếp giáp và cách Thủ đô Hà Nội 30km: Cách sân bay Quốc tế Nội Bài 45km; cách cảng biển Hải Phòng 110km. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm- tam giác tăng trưởng: Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh; gần các khu, cụm công nghiệp lớn của vùng trọng điểm Bắc bộ. Bắc Ninh có các tuyến trục giao thông lớn, quan trọng chạy qua; nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, văn hoá và thương mại của phía Bắc: đường quốc lộ 1A- 1B, quốc lộ 18 (Thành phố Hạ Long- sây bay Quốc tế Nội Bài), quốc lộ 38, đường sắt xuyên Việt đi Trung Quốc. Trong tỉnh có nhiều sông lớn nối Bắc Ninh với các tỉnh lân cận và cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân. Vị trí địa lý của tỉnh Bắc Ninh là một trong những thuận lợi để giao lưu, trao đổi với bên ngoài, tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho việc phát triển kinh tế- xã hội và khai thác các tiềm năng hiện có của tỉnh Địa hình Bắc Ninh tương đồi bằng phẳng. Tuy dốc từ bắc xuống nam và từ tây sang đông, nhưng độ dốc không lớn. Vùng đồng bằng chiếm gần hết diện tích tự nhiên toàn tinh, có độ cao phổ biến 3- 7m so với mặt biển. Gần thủ đô Hà Nội được xem như là một thị trường rộng lớn hàng thứ hai trong cả nước, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hoá, đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Trong cấu trúc địa lý không gian thuận lợi như vậy sẽ là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế- xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hoá của tỉnh Bắc Ninh. Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các điểm dân cư của tỉnh thì các đô thị Bắc Ninh sẽ dễ trở thành một hệ thống hoà nhập trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhất định với hệ thống đô thị chung toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Bắc Ninh có điều kiện khí hậu đồng đều trong toàn tỉnh và không khác biệt nhiều so với các tỉnh đồng bằng lân cận nên việc xác đị
Luận văn liên quan