Chuyên đề Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA cho Việt Nam

Việt Nam đang trong thời kì tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, mở cửa toàn diện nền kinh tế để từng bước hội nhập sâu vào khu vực và thế giới. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn thì nhu cầu thu hút ODA của Việt Nam để bổ sung nguồn lực cho phát triển lại được đặt trong sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước, các khu vực về thu hút nguồn vốn này. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải làm thế nào để tăng cường thu hút và sử dụng cho có hiệu quả nguồn vốn ODA? Là một trong những nhà tài trợ hàng đầu cho Việt Nam, trong năm 2009 này ADB đã cam kết cho Việt Nam trên 1,5 tỉ USD. Với con số lớn như vậy, chúng ta cần phải làm gì để các cam kết đó được hợp thức hoá và được sử dụng một cách hiệu quả nhất, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam? Từ những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài : “Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Mục đích nghiên cứu: - Làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lí luận về viện trợ phát triển chính thức ODA, vai trò của nguồn vốn ODA nói chung và vốn ODA của ADB nói riêng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam - Đánh giá tình hình cam kết, kí kết và giải ngân nguồn vốn ODA của ADB để tìm ra những khó khăn và các nguyên nhân cần giải quyết trong quá trình sử dụng vốn. - Đề xuất các giải pháp chung và riêng đối với ODA của ADB trước mắt cũng như giai đoạn tới nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA nói chung và vốn ODA của ADB nói riêng. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của ADB trong thời gian từ khi Việt Nam nối lại quan hệ với ADB (1993) đến nay. Kết cấu đề tài: gồm 3 chương: - Chương I: Tổng quan về ODA và nguồn vốn ODA của ADB - Chương II: Thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA của ADB trong thời gian qua - Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng ODA của ADB.

doc56 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3136 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đang trong thời kì tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, mở cửa toàn diện nền kinh tế để từng bước hội nhập sâu vào khu vực và thế giới. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn thì nhu cầu thu hút ODA của Việt Nam để bổ sung nguồn lực cho phát triển lại được đặt trong sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước, các khu vực về thu hút nguồn vốn này. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải làm thế nào để tăng cường thu hút và sử dụng cho có hiệu quả nguồn vốn ODA? Là một trong những nhà tài trợ hàng đầu cho Việt Nam, trong năm 2009 này ADB đã cam kết cho Việt Nam trên 1,5 tỉ USD. Với con số lớn như vậy, chúng ta cần phải làm gì để các cam kết đó được hợp thức hoá và được sử dụng một cách hiệu quả nhất, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam? Từ những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài : “Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Mục đích nghiên cứu: - Làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lí luận về viện trợ phát triển chính thức ODA, vai trò của nguồn vốn ODA nói chung và vốn ODA của ADB nói riêng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam - Đánh giá tình hình cam kết, kí kết và giải ngân nguồn vốn ODA của ADB để tìm ra những khó khăn và các nguyên nhân cần giải quyết trong quá trình sử dụng vốn. - Đề xuất các giải pháp chung và riêng đối với ODA của ADB trước mắt cũng như giai đoạn tới nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA nói chung và vốn ODA của ADB nói riêng. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của ADB trong thời gian từ khi Việt Nam nối lại quan hệ với ADB (1993) đến nay. Kết cấu đề tài: gồm 3 chương: - Chương I: Tổng quan về ODA và nguồn vốn ODA của ADB - Chương II: Thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA của ADB trong thời gian qua - Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng ODA của ADB. Chuyên đề : “ Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA của ADB cho Việt Nam” được hoàn thiện với sự giúp đỡ của cô giáo – Th.s. Nguyễn Thị Hương Trà và các chuyên viên Vụ Tài chính Tiền tệ – Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lòng kính trọng đặc biệt. Trong quá trình triển khai và thực hiện đề tài, mặc dù đã có sự cố gắng rất nhiều nhưng nhưng vẫn không tránh khỏi những sai sót. Vậy mong được sự quan tâm, bổ sung, ý kiến chỉ đạo của thầy giáo, cán bộ hướng dẫn chuyên đề để chuyên đề ngày càng hoàn thiện hơn. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ ODA VÀ NGUỒN VỐN ODA CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB) 1.1. Tổng quan về ODA. 1.1.1.Khái niệm về ODA. Sau chiến tranh thế giới thứ II, hầu hết các nước châu Âu, châu Á đều đứng trước cảnh đổ nát hoang tàn. Chỉ có châu Mỹ nói chung và nước Mỹ nói riêng là không bị ảnh hưởng gì, trái lại còn phất lên nhờ chiến tranh (Năm 1945, GDP của Mỹ là 213,5 tỉ USD, bằng 40% tổng sản phẩm của toàn thế giới, tăng gần gấp đôi so với 125,8 tỉ USD năm 1942). Vì thế, Mỹ lập “ Kế hoạch Marshall” để viện trợ cho châu Âu với tên gọi là khoản: “ Hỗ trợ phát triển chính thức – ODA”. Từ đó đến nay, theo sự phát triển của mối quan hệ quốc tế, các dòng vốn ODA liên tục được đưa vào các nước đang phát triển. Nghiên cứu về dòng vốn này có rất nhiều quan điểm. Trong phạm vi bài viết xin đề cập đến một số quan điểm sau: Khái niệm ODA được Uỷ ban viện trợ phát triển DAC (Develoment Asistance Committee) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đề cập vào năm 1969. Theo DAC thì ODA là nguồn vốn hỗ trợ chính thức từ bên ngoài, bao gồm các khoản viện trợ và cho vay với các điều kiện ưu đãi. ODA được hiểu là nguồn vốn dành cho các nước đang và kém phát triển được các cơ quan chính thức của Chính phủ Trung ương và địa phương hoặc các cơ quan thừa hành của Chính phủ, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ tài trợ. Vốn ODA phát sinh từ nhu cầu thiết yếu của một quốc gia, một địa phương, một ngành được tổ chức quốc tế hay nước bạn xem xét và cam kết tài trợ, thông qua một hiệp định quốc tế được đại diện có thẩm quyền hai bên ( Bên nhận vốn và Bên hỗ trợ vốn) kí kết. Hiệp định quốc tế hỗ trợ này được chi phối bởi Công pháp Quốc tế. Theo quan điểm của Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) thì nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức bao gồm cả các khoản cho không và các khoản vay đối với các nước đang phát triển, đó là nguồn vốn do các bộ phận chính thức cam kết ( nhà tài trợ chính thức ), nhằm mục đích cơ bản là phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội được cung cấp bằng các điều khoản tài chính ưu đãi ( nếu là các khoản vay, sẽ có yếu tố cho không ít nhất là 25%) Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới (WB) thì “ ODA là khoản tài trợ hoặc giải ngân vốn vay ưu đãi (sau khi đã trừ phần trả nợ ) được cung cấp bởi các cơ quan chính thức của các nước thuộc Uỷ ban phát triển OECD, một số quốc gia và tổ chức đa phương khác như Ngân hàng Thế giới với mục đích phát triển. Viện trợ quân sự không được tính vào khái niệm này. Hình thức cung cấp ODA chủ yếu là ODA không hoàn lại và ODA vay ưu đãi có yếu tố hoàn lại ít nhất 25%. Phương thức cung cấp ODA bao gồm: Hỗ trợ cán cân thanh toán, hỗ trợ chương trình và hỗ trợ theo dự án. Hỗ trợ phát triển chính thức ODA là một nguồn vốn phát triển quan trọng đối với các nước đang phát triển để tăng cường quản lí kinh tế, phúc lợi xã hội, tái thiết, xây dựng đất nước và phát triển kinh tế, hỗ trợ cán cân thanh toán, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội,… 1.1.2. Đặc điểm của ODA. * Thứ nhất, vốn ODA mang tính ưu đãi. Vốn ODA có thời gian cho vay (hoàn trả vốn) dài, có thời gian ân hạn lâu (chỉ trả lãi, chưa trả nợ gốc). Và thông thường, trong ODA có “yếu tố không hoàn lại” (còn gọi là “thành tố hỗ trợ”). Đây chính là điểm phân biệt giữa viện trợ và cho vay thương mại. Tính ưu đãi của ODA còn được thể hiện ở chỗ nó chỉ dành riêng cho các nước đang và chậm phát triển, vì mục tiêu phát triển. Có hai điều kiện cơ bản nhất để các nước đang và chậm phát triển có thể nhận được ODA: + Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product- GDP) bình quân đầu người thấp. Nước có GDP bình quân đầu người càng thấp thì thường được tỷ lệ viện trợ không hoàn lại của ODA càng lớn và khả năng vay với lãi suất thấp và thời hạn ưu đãi càng lớn. + Mục tiêu sử dụng vốn ODA của các nước này phải phù hợp với chính sách và phương hướng ưu tiên xem xét trong mối quan hệ giữa bên cấp và bên nhận ODA. Thông thường, các nước cung cấp ODA đều có những chính sách và ưu tiên riêng của mình, tập trung vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay có khả năng về kỹ thuật và tư vấn công nghệ, kinh nghiệm quản lý… Đồng thời, đối tượng ưu tiên của các nước cung cấp ODA cũng có thể thay đổi theo từng giai đoạn cụ thể. Vì vậy, nắm được hướng ưu tiên và tiềm năng của các nước, các tổ chức cung cấp ODA là rất cần thiết. * Thứ hai, vốn ODA mang tính chất ràng buộc. Nguồn vốn ODA luôn chứa đựng cả tính ưu đãi cho nước tiếp nhận và lợi ích của nước viện trợ. Vốn ODA mang yếu tố chính trị. Các nước viện trợ nói chung đều không quên dành được lợi ích cho mình, vừa gây ảnh hưởng chính trị, vừa thực hiện xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ tư vấn vào nước tiếp nhận viện trợ. Nhìn chung, 22% viện trợ của Uỷ ban Hỗ trợ Phát triển (Development Assistance Committee- DAC) phải được sử dụng để mua hàng hoá và dịch vụ của các quốc gia viện trợ. Kể từ khi ra đời đến nay, viện trợ luôn chứa đựng hai mục tiêu cùng tồn tại song song. Mục tiêu thứ nhất là thúc đẩy tăng trưởng bền vững và giảm nghèo ở những nước đang phát triển. Mục tiêu thứ hai là tăng cường vị thế chính trị của các nước tài trợ. Chính vì vậy, khi nhận viện trợ, các nước nhận cần cân nhắc kỹ lưỡng những điều kiện của các nhà tài trợ, không vì mục đích trước mắt mà đánh mất những quyền lợi lâu dài. Quan hệ hỗ trợ phát triển chính thức phải đảm bảo tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi. * Thứ ba, ODA là nguồn vốn có khả năng để lại gánh nặng nợ. Khi tiếp nhận và sử dụng vốn ODA, do tính chất ưu đãi nên gánh nặng nợ nần thường chưa xuất hiện. Một số nước do sử dụng chưa có hiệu quả ODA, có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất thời, nhưng sau một thời gian lại lâm vào vòng nợ nần do không có khả năng trả nợ. Sự phức tạp chính là ở chỗ vốn ODA không có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại chủ yếu dựa vào xuất khẩu để thu ngoại tệ. Do đó, trong khi hoạch định chính sách sử dụng ODA phải phối hợp với các loại nguồn vốn để tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu. 1.1.3. Vai trò của ODA đối với các nước đang phát triển. * Thứ nhất, ODA là một nguồn vốn có vai trò quan trọng đối với các nước đang phát triển. Sau chiến tranh thế giới thứ II, nhiều nước ở châu Á thiếu vốn để khôi phục và phát triển nền kinh tế. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng đòi hỏi một lượng vốn lớn, lãi suất thấp, thời gian thu hồi vốn lâu, nhiều rủi ro. Vì vậy các nước gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút vốn FDI vào lĩnh vực này. Nhiều nước đã tranh thủ được nguồn vốn ODA từ các nước giàu. Do tính chất ưu đãi, vốn ODA thường dành cho đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội như đầu tư vào đường sá, cầu cảng, công trình điện, công trình cấp thoát nước và các lĩnh vực giáo dục, y tế văn hoá và phát triển nguồn nhân lực. Vào đầu những năm 1970, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của các nước Đông Nam Á sau khi giành độc lập còn rất nghèo nàn và lạc hậu. Các quốc gia đã sớm nhận thấy vai trò quan trọng của việc phát triển các hoạt động giao thông vận tải, thông tin liên lạc và bưu chính viễn thông… Nhiều công trình hạ tầng kinh tế xã hội như sân bay, bến cảng, đường cao tốc, trường học, bệnh viện, trung tâm nghiên cứu khoa học mang tầm cỡ quốc gia ở Thái Lan, Singapore, Indonesia, Philippines đã được xây dựng bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản, Hoa Kỳ, WB, ADB để hiện đại hoá hệ thống giao thông vận tải của mình. * Thứ hai, ODA giúp các nước đang phát triển tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực. Những lợi ích quan trọng mà ODA mang lại cho các nước nhận tài trợ là công nghệ, kỹ thuật hiện đại, kỹ xảo chuyên môn và trình độ quản lý tiên tiến. Các nhà tài trợ còn ưu tiên đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực vì họ tin tưởng rằng việc phát triển của một quốc gia quan hệ mật thiết với việc phát triển nguồn nhân lực. Đây mới chính là những lợi ích căn bản, lâu dài đối với nước nhận tài trợ. Chỉ có điều là những lợi ích này thật khó có thể lượng hoá được. * Thứ ba, ODA giúp các nước đang phát triển điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Do dân số tăng nhanh, sản xuất tăng chậm và cung cách quản lý kinh tế, tài chính kém hiệu quả, các nước đang phát triển đặc biệt là các nước Châu Phi đang vấp phải nhiều khó khăn kinh tế như nợ nước ngoài và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế ngày càng tăng. Để giải quyết vấn đề này, các quốc gia đang cố gắng hoàn thiện cơ cấu kinh tế bằng cách phối hợp với WB, Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund- IMF), các tổ chức quốc tế khác tiến hành chính sách điều chỉnh cơ cấu. Chính sách này có xu hướng là chuyển chính sách kinh tế Nhà nước đóng vai trò trung tâm sang chính sách khuyến khích nền kinh tế phát triển theo định hướng phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Thế giới đã thừa nhận sự cần thiết của loại hình viện trợ này đối với các nước đang phát triển. * Thứ tư, ODA góp phần tăng khả năng thu hút FDI và tạo điều kiện để mở rộng đầu tư phát triển trong nước ở các nước đang phát triển. Các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài khi quyết định bỏ vốn đầu tư vào một nước trước hết họ quan tâm tới khả năng sinh lợi của vốn đầu tư tại nước đó. Họ luôn cảnh giác với những nguy cơ làm tăng các phí tổn của đầu tư. Một cơ sở hạ tầng yếu kém như hệ thống giao thông chưa hoàn chỉnh, phương tiện thông tin liên lạc thiếu thốn và lạc hậu, hệ thống cung cấp năng lượng (điện, nhiên liệu) không đủ cho nhu cầu sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư vì rằng những phí tổn mà họ phải trả cho việc sử dụng những tiện nghi hạ tầng sẽ lên cao, chưa kể đến thiệt hại như hoạt động của nhà máy, xí nghiệp phải dừng vì mất điện, công trình xây dựng bỏ dở vì không có nước… Một hệ thống ngân hàng lạc hậu cũng là lý do làm cho các nhà đầu tư e ngại, vì những chậm trễ, ách tắc trong hệ thống thanh toán và sự thiếu thốn các dịch vụ ngân hàng hỗ trợ cho đầu tư sẽ làm phí tổn đầu tư gia tăng, dẫn tới hiệu quả đầu tư giảm sút. Như vậy, việc đầu tư của Chính phủ vào việc nâng cấp, cải thiện và xây dựng mới các cơ sở hạ tầng, hệ thống tài chính, ngân hàng đều hết sức cần thiết, nhằm làm cho môi trường đầu tư trở nên hấp dẫn hơn. Nhưng vốn đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn, trong nhiều trường hợp, các nước đang phát triển cần phải dựa vào nguồn vốn ODA để bổ sung cho vốn đầu tư hạn hẹp từ ngân sách Nhà nước. Như vậy, việc sử dụng vốn ODA để đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước tập trung đầu tư vào các chương trình sản xuất kinh doanh có khả năng mang lại lợi nhuận. 1.1.4.Phân loại ODA. Dựa vào các tiêu chí khác nhau lại có các cách phân loại ODA khác nhau. * Theo tính chất tài trợ, ODA bao gồm: Viện trợ không hoàn lại: là các khoản cho không, nước nhận viện trợ không có nghĩa vụ hoàn trả lại. Viện trợ có hoàn lại: các khoản vay ưu đãi (tín dụng với điều kiện “mềm”). Viện trợ hỗn hợp: gồm một phần cho không, phần còn lại thực hiện theo hình thức tín dụng (có thể là tín dụng ưu đãi hoặc tín dụng thương mại). * Theo mục đích sử dụng, ODA bao gồm: Hỗ trợ cơ bản: là những nguồn lực được cung cấp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và môi trường. Đây thường là những khoản cho vay ưu đãi. Hỗ trợ kỹ thuật: là những nguồn lực dành cho chuyển giao tri thức, công nghệ, xây dựng năng lực, tiến hành nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu tiền đầu tư, phát triển thể chế và nguồn nhân lực… loại hỗ trợ này chủ yếu là viện trợ không hoàn lại. * Theo điều kiện, ODA bao gồm: ODA không ràng buộc nước nhận: việc sử dụng nguồn tài trợ không bị ràng buộc bởi nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng nào. ODA có ràng buộc nước nhận: + Bởi nguồn sử dụng: việc mua sắm hàng hoá, trang thiết bị hay dịch vụ bằng nguồn vốn ODA chỉ giới hạn cho một số công ty do nước tài trợ sở hữu hoặc kiểm soát (đối với viện trợ song phương), hoặc các công ty của các nước thành viên (đối với viện trợ đa phương). + Bởi mục đích sử dụng: chỉ được sử dụng nguồn vốn ODA cho một số lĩnh vực nhất định hoặc một số dự án cụ thể. ODA có thể ràng buộc một phần: một phần chịu ràng buộc, phần còn lại không phải chịu bất kỳ ràng buộc nào. * Theo đối tượng sử dụng, ODA được chia thành: Hỗ trợ dự án: là hình thức chủ yếu của ODA để thực hiện các dự án cụ thể. Nó có thể là hỗ trợ cơ bản hoặc hỗ trợ kỹ thuật, có thể là cho không hoặc cho vay ưu đãi. Hỗ trợ phi dự án: + Hỗ trợ cán cân thanh toán: thường là hỗ trợ tài chính trực tiếp (chuyển giao tiền tệ) hoặc hỗ trợ hàng hoá, hỗ trợ qua nhập khẩu (ngoại tệ hoặc hàng hoá được chuyển qua hình thức này có thể được sử dụng để hỗ trợ ngân sách). + Hỗ trợ trả nợ: giúp thanh toán các khoản nợ quốc tế đến hạn. + Viện trợ chương trình: là khoản ODA dành cho một mục đích tổng quát với thời gian nhất định mà không phải xác định một cách chính xác nó sẽ được sử dụng như thế nào? * Theo nhà cung cấp, ODA được chia thành: ODA song phương: là ODA của một Chính phủ tài trợ trực tiếp cho một Chính phủ khác. ODA đa phương: là ODA của nhiều Chính phủ cùng đồng thời tài trợ, thường được thực hiện thông qua các tổ chức quốc tế (WB, IMF, ADB…). ODA của các tổ chức phi Chính phủ (NGO). 1.2.Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và nguồn vốn ODA của ADB 1.2.1.Giới thiệu về ADB. ADB là tên viết tắt tiếng Anh của Ngân hàng Phát triển Châu Á ( Asian Development Bank ). Đầu thập kỉ 60 của thế kỉ XX, các nước Châu Á đều thuộc hàng ngũ những nước nông nghiệp, trình độ phát triển thấp, thu nhập của dân cư thấp nhất thế giới.Các nước đều có nguyện vọng tập hợp nhau lại, hỗ trợ nhau cùng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống dân cư, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Trong trào lưu thành lập các ngân hàng khu vực, trên cơ sở đềxuất từ 1963 của Uỷ ban kinh tế – xã hội Châu Á– Thái Bình Dương họp tại Manila, Philippin năm 1965 đã kí kết Điều lệ thành lập Ngân hàng Phát triển Châu Á. Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động ngày 19/12/1966 với 43 thành viên sáng lập có Hội sở tại Manila và vốn điều lệ 956 triệu USD. 1.2.1.1 Mục tiêu hoạt động của ADB *Mục tiêu hoạt động của ADB bao gồm: Hỗ trợ cho việc chuẩn bị và phối hợp các chương trình phát triển quốc gia của các nước trong khu vực Viện trợ kĩ thuật cho việc xây dựng và thực hiện các dự án phát triển cụ thể của các nước trong khu vực Cho vay dài hạn cho các dự án phát triển của các quốc gia trong khu vực Thúc đẩy đầu tư Chính phủ và đầu tư tư nhân Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác trong phát triển kinh tế các nước trong khu vực Cung cấp các dịch vụ nghiên cứu và quản trị cho các nước trong khu vực 1.2.1.2. Nguồn vốn hoạt động của ADB * Nguồn vốn thông thường (OCR) : Gồm vốn điều lệ, vốn huy động và vốn dự trữ. Được dùng để cho vay thông thường ( ít ưu đãi) - Vốn điều lệ: Được các nước thành viên đóng góp với mức tương đương 0,5% GDP bình quân của 5 năm liên tục tính đến thời điểm gia nhập. Theo qui chế, tối thiểu 60% vốn điều lệ do các nước trong khu vực nắm giữ. Hiện nay, tỉ lệ này là 64,5% trong khu vực và 35,5% ngoài khu vực - Vốn huy động: Nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động là vốn huy động trên thị trường tài chính quốc tế thông qua phát hành trái phiếu. ADB tương đối thận trọng trong chính sách vay nợ. Tỉ lệ vay nợ trên vốn tự có là 1:1, nghĩa là các khoản vay không vượt quá vốn cổ phần ( cả phần đã nộp và phần phải nộp) và vốn dự trữ. Trái phiếu của ADB được xếp hạng AAA. - Vốn dự trữ: Hình thành từ lợi nhuận ròng của Ngân hàng. Hiện nay đạt gần 4 tỉ USD * Nguồn vốn đặc biệt (ADF): Hình thành do sự đóng góp của một số nước phát triển trong và ngoài châu lục để tạo lập các Quỹ đặc biệt nhằm tài trợ cho các nước nghèo trong khu vực với những điều kiện ưu đãi so với những khoản tài trợ từ nguồn vốn thông thường. - Quỹ phát triển châu Á : Thành lập từ năm 1974 với số vốn là 525 triệu USD, và được thương lượng nâng vốn định kì 4 năm một lần, nay tăng lên 2,45 tỉ USD. Lãi suất ưu đãi 1%, thời hạn vay nợ 40 năm. Thường cho vay với Bangladesh (30%), Nepan, Srilanca, Myanmar,… - Quỹ đặc biệt hỗ trợ kĩ thuật: Thành lập năm 1976. Ngoài vốn góp của các thành viên giàu còn có khoản trích hàng năm từ Quỹ phát triển châu Á. Hiện nay đã đạt hơn 220 triệu USD - Quỹ Nhật Bản: Thành lập năm 1988 với số vốn ban đầu là 35,8 triệu USD, hiện nay đạt trên 200 triệu USD 1.2.1.3. Hoạt động tài trợ của ADB Để nâng cao hiệu quả các khoản tài trợ cho các nước thành viên châu lục, ABD có nhiều điều chỉnh trong chính sách trong những năm gần đây. Cụ thể: Vừa kiên trì chính sách tài trợ nhằm vào khu vực kinh tế công, trước áp lực của Mỹ và một số nước Tây Âu, ADB đã chú ý tài trợ khu vực doanh nghiệp tư nhân với số tiền hàng tỉ USD, chiếm khoảng 10% số tài trợ của ADB Bên cạnh chú ý tài trợ cho các dự án năng lượng (30%), cơ sở hạ tầng giao thông, vận tải, phát triển nông nghiệp, ADB đã chú ý tài trợ các dự án phát triển đô thị, giáo dục, y tế, xoá đói, giảm nghèo, tăng cường vai trò phụ nữ, bảo vệ môi trường…(khoảng 14 – 18% số tiền tài trợ hàng năm). Trong thời gian gần đây, ngoài tài trợ trực tiếp cho các dự án lớn, đã áp dụng phương pháp tài trợ gián tiếp qua các định chế tài trợ của các nước thành viên với các dự án vừa và nhỏ với số vốn nhiều tỉ USD Đối với các dự án nhỏ, ADB đã thực hiện tài trợ theo ngành. Tức tài trợ một khoản tín dụng duy nhất cho một nhóm các dự án nhỏ trong một ngành, tiểu ngành theo khu vực địa lí nhất định hoặc nằm trong một giai đoạn nào đó trong một chương trình đầu tư nhất định ( chiếm khoảng 11% tổng vốn tài trợ của ADB hàng năm). ADB cũ
Luận văn liên quan