Đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, mỗi địa phương phải tự năng động trong việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của mình nhằm theo kịp và chủ động hội nhập với nền kinh tế cả nước và toàn cầu, nâng cao mức sống của người dân địa phương. Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, bất kỳ một địa phương nào cũng phải cố gắng huy động tổng vốn đầu tư phù hợp với định hướng phát triển của địa phương mình Kể từ khi tái lập tỉnh năm 1997, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp của Bắc Ninh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi những mục tiêu phát triển công nghiệp cũng như kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong công nghiệp những năm qua vẫn còn bộc lộ những mặt yếu kém, hạn chế. Nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, củng cố niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện để thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp phát triển thuận lợi, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển công nghiệp tỉnh, phấn đấu đưa Bắc Ninh đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp

doc54 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4238 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Danh mục chữ cái viết tắt 3 Danh mục các bảng, biểu 4 Lit me đầu 5 Phần I: Cơ sở lý luân chung về FDI 7 1. Cơ sở lý thuyết 7 1.1. Khái niệm về FDI 7 1.2. Hình thức của FDI 7 1.3. Vai trò của FDI đối với các nước đang phát triển 8 1.3.1. Bổ sung vốn 8 1.3.2. Chuyển giao công nghệ 9 1.3.3. Tạo điều kiện việc làm và tăng nguồn nhân lực 9 1.3.4. Mở rộng thị trường xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới 10 1.3.5. Củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đẩy nhanh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới 10 1.4. Một số lý thuyết về FDI 10 1.4.1 Lý thuyết về vòng đời của sản phẩm (International Product Life Cycle) của Raymond Vernon 1.4.2 Mô hình “đàn nhạn” của Akamatsu 11 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 14 2.1. Những yếu tố tác động đến FDI 15 2.1.1. Những yếu tố liên quan đến chủ đầu tư 15 2.1.2. Những yếu tố liên quan đến nước chủ đầu tư 16 2.1.3. Những yếu tố liên quan đến nước nhận đầu tư 18 2.1.4. Những yếu tố của môi trường quốc tế 20 2.2. Kinh nghiệm thu hút FDI của một số địa phương ở Việt Nam 20 2.2.1. Kinh nghiệm thu hút FDI của tỉnh Vĩnh Phúc 20 Phần II: Thực trạng thu hút FDI tại tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 -2010 23 1. Khái quát về tiềm năng của tỉnh Bắc Ninh 23 1.1. Tổng quan về tỉnh Bắc Ninh 23 1.1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 23 1.1.2. Tình hình hinh tế - xã hội 24 1.1.3. Năng lực cạnh tranh của tỉnh 25 1.2. Sự cần thiết phải thu hút FDI cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh 26 1.2.1. FDI giúp bổ sung vốn 26 1.2.2. FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh 27 1.2.3. FDI góp phần phát triển những ngành công nghiệp mới và chuyển giao công nghệ 27 1.2.4. FDI tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động 28 2. Thực trạng thu hút FDI vào tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 – 2010 29 2.1. Kết quả thu hút FDI tại tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 – 2010 30 2.1.1. Phân theo giai đoạn 30 2.1.2. Phân theo địa điểm đầu tư 32 2.1.3. Phân theo hình thức đầu tư 33 2.1.4. Phân theo đối tác đầu tư 35 2.1.5. Phân theo ngành công nghiệp 37 2.2. Tác động đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh 38 2.2.1. FDI góp phần tăng nguồn vốn, giải quyết vấn đề thiếu vốn cho phát triển Kinh tế - xã hội của tỉnh 38 2.2.2. FDI gia tăng việc làm và thu nhập cho người lao động 41 Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút FDI tại tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 – 2015 45 1.Định hướng và mục tiêu thu hút FDI cỉa tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011– 2015 45 2. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút FDI vào tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 – 2015 47 2.1. Giải pháp của Chính phủ 47 2.1. Giải pháp của tỉnh Bắc Ninh 49 2.2. Giải pháp của doanh nghiệp 50 2.3. Giải pháp của hiệp hội doanh nghiệp 51 Kết luận 51 Tài liệu tham khảo 53 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT FDI  Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài   PCI  Provincial Competitiveness Index - Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh   VCCI  Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam   KTXH  Kinh tế xã hội   UBND  Ủy ban nhân dân   KCN  Khu công nghiệp   ĐTNN  Đầu tư nước ngoài   MNCs  Multinational Corporations   VĐK  Vốn đăng ký   TP  Thành phố   TNHH  Trách nhiệm hữu hạn   LĐ  Lao động   TW  Trung Ương   DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU STT  Tên bảng  Trang   1  Bảng 1.1: Chỉ số năng lực cạnh trạnh cấp tỉnh của Vĩnh Phúc qua các năm  14   2  Bảng 1.2: Tổng hợp kết quả chỉ số PCI từ 2007 – 2010 của tỉnh Bắc Ninh  18   3  Bảng 1.3: FDI trong ngành công nghiệp Bắc Ninh phân theo giai địa điểm đầu tư giai đoạn 2005 – 2010  25   4  BẢng 1.4: FDI trong ngành công nghiệp Bắc Ninh phân theo hình thức đầu tư giai đoạn 1997 – 2010  27   5  Bảng 1.5: FDI trong ngành công nghiệp Bắc Ninh phân theo đối tác đầu tư giai đoạn 2005 – 2010  28   6  Bảng 1.6: FDI trong ngành công nghiệp Bắc Ninh phân theo chuyên ngành công nghiệp giai đoạn 2005 – 2010  29   7  Bảng 1.7: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 – 2010  32   8  Bảng 1.8: Lao động trong ngành công nghiệp Bắc Ninh phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2005 – 2010  34   9  Bảng 1.9: Cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp Bắc Ninh phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2005 – 2010  34   STT  Tên biểu đồ  Trang   1  1.1 Bản đồ tỉnh Bắc Ninh  16   2  Biểu đồ 1.2: FDI trong ngành công nghiệp Bắc Ninh  23   3  Biểu đồ 1.3: Số dự án và số vốn đăng ký FDI vào tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2000 – 2010  24   4  Biểu đồ 1.4: Cơ cấu GDP của tỉnh Bắc Ninh phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2005 – 2010  32   LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, mỗi địa phương phải tự năng động trong việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của mình nhằm theo kịp và chủ động hội nhập với nền kinh tế cả nước và toàn cầu, nâng cao mức sống của người dân địa phương. Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, bất kỳ một địa phương nào cũng phải cố gắng huy động tổng vốn đầu tư phù hợp với định hướng phát triển của địa phương mình Kể từ khi tái lập tỉnh năm 1997, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp của Bắc Ninh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi những mục tiêu phát triển công nghiệp cũng như kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong công nghiệp những năm qua vẫn còn bộc lộ những mặt yếu kém, hạn chế. Nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, củng cố niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện để thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp phát triển thuận lợi, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển công nghiệp tỉnh, phấn đấu đưa Bắc Ninh đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp Được sự góp ý và giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Em đã quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài niên luận của mình. Mục đích nghiên cứu Mục đích của bài niên luận này trước hết là tìm hiểu về thực tế hiện nay và làm rõ thực trạng cùng những kinh nghiệm về chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bắc Ninh nói chung và vào ngành công nghiệp nói riêng. Với một tỉnh đất chật người đông thì đâu sẽ là thế mạnh, là điểm hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh? Với việc tìm hiểu thực trạng của việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp còn giúp đưa ra những hướng mới để thu hút được nhiều vốn từ nước ngoài hơn nữa. Qua những chính sách của tỉnh Bắc Ninh thì có thể rút ra những bài học gì cũng như những kinh nghiệm gì cho các tỉnh khác học tập trong vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đặc biệt trong lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của bài niên luận là thực trạng của việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh và những chính sách ưu việt mà tỉnh đưa ra để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thời gian nghiên cứu là giai đoạn 2005 – 2010. 1. Phương pháp nghiên cứu Niên luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê và đánh giá, bảo đảm tính logic để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của bài niên luận. 2. Bố cục của niên luận Nội dung của đề tài bao gồm 3 phần chính: Phần 1: Cơ sở lý luận chung về FDI Phần 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bắc Ninh giai đoạn 2005 – 2010. Phần 3: Giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2011 – 2015. Qua đây em cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới Thầy: T.S Phạm Hùng Tiến đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành đề tài niên luận này. Phần I: Cơ sở lý luận chung về FDI 1. Cơ sở lý thuyết 1.1. Khái niệm về FDI - FDI là hình thức đầu tư quốc tế mà nhà đầu tư nước ngoài góp một lượng vốn đủ lớn để thiết lập các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhờ đó cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư, cùng với các đối tác nước nhận đầu tư chia sẻ rủi ro và thu lợi nhuận từ những hoạt động đầu tư đó. Đến nay định nghĩa mà nhiều nước và các tổ chức hay dùng nhất là định nghĩa của tổ chức Tiền tệ Thế giới (IMF) đã đưa ra vào năm 1977 như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là số vốn đầu tư được thực hiện để thu được lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư. Ngoài mục đích lợi nhuận, nhà đầu tư còn mong muốn dành được chỗ đứng trong việc quản lý doanh nghiệp và mở rộng thị trường”. 1.2 Hình thức của FDI Đầu tư FDI tồn tại dưới nhiều hình thức, song những hình thức chủ yếu là hợp đồng hợp tác kinh doanh; doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Hợp đồng hợp tác kinh doanh Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Contractual-Business-Cooperation) là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên (gọi là bên hợp doanh) quy định rõ trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư sản xuất kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư mà không thành lập một pháp nhân. Và ở Việt Nam, hình thức này có 221 dự án chiếm 1,7% trong tổng số dự án và khoảng 2,5% số vốn đầu tư tính đến tháng 7 năm 2011 ( Nguồn www.vneconomy.vn) Doanh nghiệp liên doanh Doanh nghiệp liên doanh (Joint Venture): là loại hình doanh nghiệp do hai bên hoặc các bên nước ngoài hợp tác với các nước tiếp nhận đầu tư cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủ ro theo tỷ lệ vốn góp. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư. Tính đến hết tháng 7 năm 2011, nước ta có 2.388 dự án của các doanh nghiệp liên doanh, chiếm 18,5% tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và chiếm trên 30% số vốn đầu tư. (Nguồn www.vneconomy.vn) Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% Foreign Cantrerisce) là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài( tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài) do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước tiếp nhận đầu tư, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất, kinh doanh. Ở Việt Nam, hình thức này có xu hướng gia tăng cả về số dự án và vốn đăng ký. Hiện có trên 78% số dự án và khoảng 62% số vốn đầu tư (đến tháng 7 năm 2011 có 10.143 dự án có hiệu lực với trên 12 tỷ USD vốn đầu tư. Hiện nay trong đó tổng dự án và tổng vốn trên thì nhà đầu tư đăng ký dưới hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 78% về số dự án (62% về tổng vốn), đăng ký dưới hình thức liên doanh chiếm 18,5% về số dự án (27% về tổng vốn đăng ký). Số còn lại đăng ký thuộc lĩnh vực hợp doanh BOT công ty cổ phần và công ty quản lý vốn. (Nguồn www.vneconomy.vn) 1.3. Vai trò của FDI đối với các nước đang phát triển 1.3.1. Bổ sung vốn Trong thời kỳ đầu mới phát triển, trình độ kinh tế của các nước đang phát triển thấp, GDP và GDP tính theo đầu người thấp vì vậy khả năng tích lũy vốn trong nội bộ nền kinh tế rất hạn chế. Trong khi đó, nhu cầu vốn đầu tư để phát triển nhằm rút ngắn khoảng cách với các nước công nghiệp phát triển lại rất lớn.FDI với vai trò là một nguồn vốn bổ sung từ bên ngoài, giúp các nước đang phát triển giải quyết được bài toán thiếu vốn. Trong các nguồn vốn ĐTNN thì nguồn vốn FDI được đánh giá là rất quan trọng với nhiều nước. FDI chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của các nước đang và kém phát triển. Ngoài ý nghĩa bổ sung một lượng vốn đáng kể cho đầu tư phát triển kinh tế, cần nói đến chất lượng của vốn FDI. Sự có mặt của nguồn vốn này đã góp phần tạo điều kiện cho nguồn vốn Nhà nước tập trung vào các vấn đề kinh tế xã hội ưu tiên (cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi…). Nguồn vốn này cũng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các nguồn vốn trong nước. Các doanh nghiệp nhà nước phải đầu tư và chú ý đến hiệu quả đầu tư trong điều kiện phải cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn FDI. Các doanh nghiệp có vốn FDI tạo ra sự liên kết với các công ty trong nước nhận đầu tư thông qua các mối quan hệ cung cấp dịch vụ, nguyên vật liệu. Qua đó, FDI thúc đẩy đẩy đầu tư trong nước đang phát triển. Nhờ vậy,các tiềm năng trong nước được khai thác hiệu quả hơn. 1.3.2. Chuyển giao công nghệ Thông qua FDI, các công ty nước ngoài sẽ đem lại công nghệ tiên tiến hơn từ công ty mẹ vào sản xuất ở nước sở tại thông qua thành lập các công ty con hay chi nhánh. Sự xuất hiện của các công ty nước ngoài xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận trên cơ sở tận dụng những lợi thế có được từ công ty mẹ để sẵn sang cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước. Vì vậy, hoạt động của các doanh nghiệp FDI sẽ khuyến khích nhưng cũng gây áp lực về đổi mới công nghệ nhằm tăng năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước. FDI không chỉ mang lại công nghệ cho các nước đang phát triển thông qua con đường chuyển giao từ nước ngoài vào mà còn bằng cách xây dựng các cơ sở nghiên cứu và phát triển, đào tạo cho đội ngũ lao động ở các nước đang phát triển để phục vụ cho các dự án đầu tư. Ngoài ra, chuyển giao công nghệ còn được thông qua việc chuyển lao động. Thông qua FDI, kĩ năng quản lý, kĩ năng tay nghề lao động được truyền bá vào các nước đang phát triển. 1.3.3. Tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực FDI giúp các nước đang phát triển tận dụng được lợi thế về nguồn lao động dồi dào. Ở nhiều nước, khu vực có vốn FDI tạo ra số lượng lớn việc làm cho người lao động, đặc biệt trong lĩnh vực chế tạo. Nhìn chung, số lượng việc làm trong khu vực có vốn FDI và tỷ trọng trong tổng lao động ở các nước phát triển có xu hướng tăng lên. Bên cạnh đó, FDI còn góp phần vào việc đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động. Năng suất lao động trong các doanh nghiệp có vốn FDI thường cao hơn trong các doanh nghiệp nhà nước. Với tiêu chí coi hiệu quả làm việc là ưu tiên hàng đầu trong tuyển dụng và sử dụng lao động, các doanh nghiệp có vốn FDI thường xây dựng đội ngũ công nhân, nhân viên lành nghề, có tác phong công nghiệp và kỷ luật cao. 1.3.4. Mở rộng thị trường xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới Vai trò này của FDI thể hiện rõ nhất ở các nước áp dụng chính sách thu hút FDI hướng vào xuất khẩu. Sự xuất hiện của các dự án FDI đi kèm với công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại đã giúp các nước nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, thông qua các mối quan hệ sẵn có của các nhà đầu tư nước ngoài, hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn FDI được tiếp cạn với thi trường thế giới. 1.3.5. Củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đẩy nhanh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Hoạt động FDI góp phần làm phong phú, đa dạng và sâu sắc các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của các nước đang phát triển. Nền kinh tế trong nước dần dần tham gia sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Điều này tạo thuân lợi cho các nước tham gia vào các hiệp định hợp tác song phương, đa phương. Ngoài ra, FDI còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước đang phát triển theo hướng tích cực: tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm dần, thay vào đó là tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng dần. Bên cạnh đó, FDI giúp tăng trưởng kinh tế, tăng ngân sách nhà nước… 1.4. Các lý thuyết về FDI 1.4.1 Lý thuyết về vòng đời của sản phẩm (International product life cycle - IPLC) của Raymond Vernon Lý thuyết này được S.Hirsch đưa ra trước tiên và sau đó được R.Vernon phát triển một cách có hệ thống vào năm 1996 trong tác phẩm “ International investment and international trade in product cycle”. Lý thuyết này lý giải cả đầu tư và thương mại quốc tế, coi đầu tư quốc tế là một giai đoạn tự nhiên trong vòng đời sản phẩm. Lý thuyết này cho thấy vai trò của các phát minh, sáng chế trong thương mại và đầu tư quốc tế bằng cách phân tích quá trình quốc tế hóa sản xuất theo giai đoạn nối tiếp nhau. Ưu điểm của lý thuyết này là đưa vào được nhiều yếu tố cho phép lý giải sự thay đổi theo ngành hoặc việc dịch chuyển dần các hoạt động công nghiệp của các nước tiên phong về công nghệ, trước tiên là các nước “bắt chước sớm”, sau đó là các nước “bắt chước muộn”. Hai ý tưởng làm căn cứ xuất phát của lý thuyết này được xuất phát từ ý tưởng của Heckscher - Ohlin rất đơn giản đó là: - Mỗi sản phẩm có một vòng đời, từ khi xuất hiện cho đến khi bị đào thải; vòng đời này dài hay ngắn tùy thuộc vào từng sản phẩm. - Các nước công nghiệp có quy mô thường nắm giữ các công nghệ độc quyền do họ khống chế khâu nghiên cứu và triển khai và do có lợi thế về quy mô. Theo lý thuyết này, ban đầu phần lớn các sản phẩm mới được sản xuất tại nước phát minh ra nó và được xuất đi các nước khác. Nhưng khi sản phẩm mới đã được chấp nhận rộng rãi trên thị trường thế giới thì sản xuất được tiến hành ở các nước khác. Kết quả rất có thể sau đó sẽ lại được xuất khẩu trở lại nước phát minh ra nó. Cụ thể, vòng đời quốc tế của một sản phẩm gồm 3 giai đoạn: - Giai đoạn sản phẩm mới xuất hiện cần thông tin phản hồi nhanh xem nó có thỏa mãn nhu cầu khách hàng không và được bán ở trong nước cũng là để tối thiểu hóa chi phí. Xuất khẩu sản phẩm giai đoạn này không đáng kể. Người tiêu dùng chú trọng đến chất lượng và độ tin cậy hơn là giá bán sản phẩm. Qui trình sản xuất chủ yếu là sản xuất nhỏ. - Giai đoạn sản phẩm chín muồi, nhu cầu tăng, xuất khẩu tăng mạnh, các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước xuất hiện vì thấy có thể kiếm được nhiều lợi nhuận. Nhưng dần dần cầu trong nước giảm, chỉ có nhu cầu ở nước ngoài tiếp tục tăng. Xuất khẩu nhiều (đạt đến đỉnh cao) và các nhà máy ở nước ngoài bắt đầu được xây dựng (sản xuất mở rộng thông qua FDI). Giá trở thành yếu tố quan trọng trong quyết định của người tiêu dùng. - Giai đoạn sản phẩm được tiêu chuẩn hóa, thị trường ổn định, hàng hóa trở nên thông dụng, các doanh nghiệp chịu áp lực phải giảm chi phí càng nhiều càng tốt để tăng lợi nhuận hoặc phải giảm giá để tăng năng lực cạnh tranh. Cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các thị trường trong nước trì trệ, cần sử dụng lao động rẻ. Sản xuất tiếp túc được chuyển sang các nước khác có lao động rẻ hơn thông qua FDI. Nhiều nước xuất khẩu sản phẩm trong các giai đoạn trước (trong đó có nước phát minh ra sản phẩm) nay trở thành nước chủ đầu tư và phải nhập khẩu chính sản phẩm đó vì sản phẩm sản xuất trong nước không còn cạnh tranh được về giá bán trên thị trường quốc tế. Các nước này nên tập trung đầu tư cho phát minh mới. 1.4.2. Mô hình “đàn nhạn ” của Akamatsu Mô hình “đàn nhạn” của sự phát triển công nghiệp được Akamatsu đưa ra vào những năm 1961 -1962. Akamatsu chia quá trình phát triển thành 3 giai đoạn: (1) sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài để phục vụ cho nhu cầu trong nước; (2) sản phẩm trong nước tăng lên để thay thế cho nhập khẩu; sản xuất để xuất khẩu, FDI sẽ thực hiện ở giai đoạn cuối để đối mặt với sự thay đổi về lợi thế tương đối. Ozawa là người tiếp theo nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và mô hình “đàn nhạn”. Theo ông, một ngành công nghiệp của nước đang phát triển có lợi thế tương đối về lao động, sẽ thu hút FDI vào để khai thác lợi thế này. Tuy nhiên sau đó tiền lương lao động của ngành này dần dần tăng lên do lao động của địa phương đã khai thác hết và FDI vào sẽ giảm đi. Khi đó các công ty trong nước đầu tư ra nước ngoài (nơi có lao động rẻ hơn) để khai thác lợi thế tương đối của nước này. Đó là quá trình liên tục của FDI. Mô hình đã chỉ ra quá trình đuổi kịp của các nước đang phát triển: khi một nước đuổi kịp ở nấc thang cuối cùng của một ngành công nghiệp từ kinh tế thấp sang kỹ thuật cao thì tỷ lệ FDI ra sẽ lớn hơn tỷ lệ FDI vào. Một quốc gia đứng đầu trong đàn nhạn, đến một thời điểm nhấ
Luận văn liên quan