Một trong lĩnh vực mà Việt Nam sớm mở cửa khi gia nhập WTO là lĩnh vực tài chính ngân hàng. Do nhiều rào cản bị bãi bỏ nên hoạt động ngân hàng chắc chắn sẽ trở nên sôi động và cạnh tranh khốc liệt hơn. Để tham gia vào cuộc cạnh tranh đặc biệt là trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng thương mại trong nước ngay từ bây giờ phải tự đổi mới mình, xây dựng hệ thống quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Hoạt động tín dụng là hoạt động có nhiều rủi ro nhất trong những hoạt động của ngân hàng thương mại. Vì vậy để hoàn thiện các công cụ quản lý rủi ro tín dụng một cách khoa học và hiệu quả mà các ngân hàng thương mại hiện nay đang triển khai áp dụng. Mặc dù mang những tên gọi khác nhưng tùy thuộc vào mỗi ngân hàng, có ngân hàng gọi là “hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ”, “hệ thống chấm điểm tín dụng “ nhưng bản chất đều nhằm đánh giá mức độ tín nhiệm, khả năng trả nợ trong tương lai của khách hàng có quan hệ dựa trên hệ thống xếp hạng.
Từ những lý do đó, em chọn đề tài : “Nâng cao hiệu quả việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các tổ chức kinh tế trong công tác đánh giá và phân loại nợ tại Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex PGBANK”.
Trong bài chuyên đề của mình, em xin đi sâu tìm hiểu đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp. Kết cấu bài chuyên để ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục gồm ba chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về xếp hạng tín dụng
Chương II: Thực trạng áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các tổ chức kinh tế tại PGBANK chi nhánh Thăng Long
Chương III: Một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng tại PGBANK
70 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2296 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các tổ chức kinh tế trong công tác đánh giá và phân loại nợ tại ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex PGBank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Một trong lĩnh vực mà Việt Nam sớm mở cửa khi gia nhập WTO là lĩnh vực tài chính ngân hàng. Do nhiều rào cản bị bãi bỏ nên hoạt động ngân hàng chắc chắn sẽ trở nên sôi động và cạnh tranh khốc liệt hơn. Để tham gia vào cuộc cạnh tranh đặc biệt là trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng thương mại trong nước ngay từ bây giờ phải tự đổi mới mình, xây dựng hệ thống quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Hoạt động tín dụng là hoạt động có nhiều rủi ro nhất trong những hoạt động của ngân hàng thương mại. Vì vậy để hoàn thiện các công cụ quản lý rủi ro tín dụng một cách khoa học và hiệu quả mà các ngân hàng thương mại hiện nay đang triển khai áp dụng. Mặc dù mang những tên gọi khác nhưng tùy thuộc vào mỗi ngân hàng, có ngân hàng gọi là “hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ”, “hệ thống chấm điểm tín dụng “ nhưng bản chất đều nhằm đánh giá mức độ tín nhiệm, khả năng trả nợ trong tương lai của khách hàng có quan hệ dựa trên hệ thống xếp hạng.
Từ những lý do đó, em chọn đề tài : “Nâng cao hiệu quả việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các tổ chức kinh tế trong công tác đánh giá và phân loại nợ tại Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex PGBANK”.
Trong bài chuyên đề của mình, em xin đi sâu tìm hiểu đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp. Kết cấu bài chuyên để ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục gồm ba chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về xếp hạng tín dụng
Chương II: Thực trạng áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các tổ chức kinh tế tại PGBANK chi nhánh Thăng Long
Chương III: Một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng tại PGBANK
Trong quá trình thực hiện chuyên đề, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn phòng Quan hệ khách hàng chi nhánh Lạc Long Quân đã giúp em hoàn thành chuyên đề này!
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG
1.1. Khái niệm về xếp hạng tín dụng
Theo Standards & Poor, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá hiện tại về rủi ro tín dụng, chất lượng tín dụng, khả năng và thiện ý của chủ thể đi vay trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn.
Theo Moody's, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá về chất lượng tín dụng và khả năng thanh toán nợ của chủ thể đi vay dựa trên những phân tích tín dụng cơ bản và biểu hiện thông qua hệ thống ký hiệu Aaa-C.Định nghĩa của Viện nghiên cứu Nomura: Xếp hạng tín nhiệm là đánh giá hiện tại về mức độ sẵn sàng và khả năng trả gốc hoặc lãi đối với chứng khoán nợ của một nhà phát hành trong suốt thời gian tồn tại của chứng khoán đóNhư vậy, có thể định nghĩa, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá về rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng, thể hiện khả năng và thiện ý trả nợ (gốc, lãi hoặc cả hai) của đối tượng đi vay để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn thông qua hệ thống xếp hạng theo ký hiệu.Trong thực tế, xếp hạng tín nhiệm mới chỉ đánh giá khả năng trả nợ của chủ thể trong quá khứ và hiện tại. Nên các tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn thường cung cấp thêm những tín hiệu bổ sung thể hiện những sự kiện xảy ra trong khoảng thời gian gần (3 tháng) mà có thể tác động đến hạng mức tín nhiệm hay dựa trên cơ sở đánh giá triển vọng hạng mức tín nhiệm của doanh nghiệp trong tương lai với thời hạn trung bình (6 - 24 tháng). Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm cũng dự báo hạng mức tín nhiệm, bằng cách dự phóng báo báo cáo tài chính tương lai rồi xếp hạng lại hoặc xây dựng mô hình toán học để dự báo hạng mức tín nhiệm doanh nghiệp.
1.2. Sự cần thiết của việc xếp hạng tín dụng nội bộ các doanh nghiệp trong ngân hàng thương mại.
1.2.1. Theo yêu cầu đảm bảo an toàn của các cơ quan giám sát hoạt động Ngân hàng.
Ngân hàng là một trung gian tài chính lớn nhất và quan trọng nhất của nền kinh tế, do vậy, hoạt động của Ngân hàng luôn bị theo dõi giám sát, quản lý về các mặt rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng bởi các cơ quan giám sát. Một trong những công cụ quản lý rủi ro mà các cơ quan giám sát hoạt động NH theo tiêu chuẩn quản lý tốt nhất theo kiến nghị của Besel 2 đều hướng tới đó là hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (IRS – Internal Rating System).
Hiệp định Basel II yêu cầu các NH hoạt động ở phạm vi quốc tế phải sử dụng các biện pháp nhạy cảm với lãi suất hơn để tính toàn mức vốn tối thiểu yêu cầu cho rủi ro tín dụng. Hiệp định cũng cho phép một NH được tính toán yêu cầu vốn tối thiểu cho rủi ro tín dụng căn cứ vào một trong hai cách sau:
Phương pháp cơ bản là sử dụng mức tín nhiệm của các tổ chức xếp hạng để định mức rủi ro cho các khoản vay.
Phương pháp tiếp cận sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho phép tổ chức tín dụng tự ước lượng các nhân tố rủi ro tín dụng nhằm tính toán yêu cầu tối thiểu về vốn rủi ro tín dụng.
Phương pháp tiếp cận theo hướng sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng trên cơ sở 4 tham số chính:
PD: Xác suất vỡ nợ của một người vay trong khoảng thời gian một năm.
LGD: Tỷ lệ tổn thất vỡ nợ được tính bằng tỷ lệ phần trăm của khoản vay bị rủi ro khi xảy ra vỡ nợ.
EAD: Giá trị rủi ro vỡ nợ.
M: Thời gian đáo hạn.
Trong thời gian đáo hạn, khoản lỗ (EL) được dự tính như sau:
Giá trị lỗ dự tính: EL = PD x LGD x EDA.
Tỷ lệ lỗ dự tính: %EL = PD x LGD.
Với Basel II, việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trở thành một trong những công cụ xác định và quản trị rủi ro. Hiện nay, Ngân hàng Trung Ương đều có những chính sách yêu cầu và khuyến khích các tổ chức tín dụng trong hệ thống của mình xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Cũng theo xu thế hội nhập, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã đưa ra những văn bản nhằm khuyến khích các NHTM xây dựng cho mình hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Năm 2005, Thống đốc NHNN ban hành Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN cho phép các tổ chức tín dụng trong thời gian chưa xây dựng được hệ thống xếp hạng, phân loại nợ thì có thể xếp hạng khách hàng theo thời gian quá hạn của khoản nợ tức là áp dụng theo điều 6 của quyết định trên, và NH nào đã xây dựng cho mình hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phân loại và xếp hạng theo kết quả của hệ thống đó, tức là theo Điều 7 quyết định 493. NHNN cũng ra quy định là sau tối đa 3 năm, tức đến năm 2008, tất cả các tổ chức tín dụng đều phải hoàn tất công việc xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống xếp hạng, phân loại nợ khách hàng làm công cụ quản lý tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro.
1.2.2. Yêu cầu tăng cường quản lý tín dụng tập trung thống nhất trong nội bộ Ngân hàng.
Lượng hóa rủi ro tín dụng mà cụ thể là ước lượng xác suất vỡ nợ đối với mỗi khách hàng vay và tỷ lệ tổn thất khi xảy ra rủi ro đối với danh mục tín dụng là một yêu cầu bắt buộc về quản lý giám sát an toàn NH của các cơ quan giám sát cũng như về tăng cường quản trị điều hành trong NH. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là một công cụ quản lý tín dụng cho phép các tổ chức tín dụng đưa ra các mức ước lượng về xác suất vỡ nợ khách hàng và tỷ lệ tổn thất vỡ nợ làm cơ sở cho việc định giá tín dụng và thực hiện việc trích lập dự phòng rủi ro.
Mặt khác, tại các NH đang diễn ra việc tái cơ cấu NH theo hướng tập trung hóa quản lý rủi ro với việc tăng cường năng lực quản lý rủi ro tại Hội sở chính. Điều đó chỉ có thể áp dụng được trên cơ sở chính sách khách hàng thống nhất từ cấp quản lý đến bộ phận kinh doanh. Một chính sách khách hàng phù hợp chỉ có thể được xây dựng khi NH biết được khách hàng mang lại lợi ích gì cho NH và các rủi ro đi kèm trong quan hệ tín dụng. Vì vậy, xếp hạng tín dụng nội bộ là một công cụ quản lý rủi ro mà các NH cần phải xây dựng khi thực hiện việc tập trung hóa quản lý.
1.3. Nội dung của công tác xếp hạng tín dụng trong NHTM
1.3.1. Phương pháp được sử dụng để xếp hạng tín dụng
1.3.1.1. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này thu thập ý kiến của các chuyên gia trong hoặc ngoài doanh nghiệp theo những mẫu câu hỏi được soạn thảo trong phiếu điều tra.
Các bước thực hiện phương pháp này như sau:
Bước 1: lập các nhóm nhà phân tích và nhóm chuyên gia đánh giá. Nhóm các nhà phân tích là nhứng người am hiểu về lĩnh vực ần đánh giá và thành thạo kỹ năng phân tích, tổng hợp để soạn thảo các câu hỏi để hính thành phiếu điều tra. Nhóm các chuyên gia đánh giá là những người có kiến thức chuyên môn về xếp hạng tín dụng, có trách nhiệm đưa ra ý kiến xếp hạng, cung cấp những thông tin dự báo thay đổi xếp hạng trong tương lai.
Bước 2: Xây dựng bảng hỏi
Yêu cầu của bảng hỏi là nội dung của câu hỏi phải gắn liền với nội dung cần đánh giá và hình thức của chúng có thể là câu hỏi đóng hoặc câu hỏi mở, tùy theo yêu cầu đánh giá. Bên cạnh đó, cũng có thể đề nghị các chuyên gia xác định tầm quan trọng của các yếu tố cần đánh giá bằng mức điểm trọng số.
Bước 3: Phát phiếu điều tra cho chuyên gia trả lời.
Bước 4: Tập hợp các ý kiến trả lời, phân tích và hình thành bằng tổng hợp kết quả đánh giá
Bước 5: Tổng hợp các ý kiến đánh giá lần 2 của các chuyên gia.
Phương pháp này có ưu điểm là tận dụng được kinh nghiệm và kiến thức của các chuyên gia. Kết quả có độ tin cậy cao, tránh được nhứng ảnh hưởng của những người có ưu thế trong số người được hỏi ý kiến. Tuy nhiên, chi phí thực hiện có thể rất cao do số lượng người tham gia đông và số lần thu thập ý kiến nhiều. Thêm vào đó, thời gian thực hiện kéo dài gây khó khăn cho việc tổng hợp, phân tích. Và khi sử dụng phương pháp này thì cũng không thể loại bỏ tính chủ quan trong kết quả đánh giá.
1.3.1.2. Phương pháp cho điểm theo tiêu chuẩn.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Xác định nội dung và tiêu thức cần đánh giá và xác định điểm chuẩn cho từng tiêu thức.
Bước 2: Tiến hành đánh giá: phân tích dữ liệu, thông tin về DN trên cơ sở thang điểm đã xác định. Sau đó tổng hợp số điểm của các tiêu thức và tiến hành xếp hạng DN
Phương pháp này cho điểm theo tiêu chuẩn đơn giản, dễ áp dụng, việc đánh giá dựa trên cơ sở định lượng, thời gian tiến hành ngắn, chi phí thấp. Nhưng kết quả lại mang tính chủ quan cao.
1.3.1.3. Phương pháp so sánh.
Các bước thực hiện:
Bước 1: thu thập thông tin
Bước 2: tiến hành so sánh
Phương pháp này khá đơn giản bởi có thể lấy tiêu thức của một DN khác hay của ngành làm cơ sở cho sự đánh giá. Thời gian tiến hành ngắn nên chi phí thấp. Tuy nhiên, việc so sánh sẽ gặp khó khăn trong trường hợp điều kiện và đặc điểm của DN khác nhau, không xác định tiêu chuẩn để so sánh.
1.3.1.4. Phương pháp kết hợp.
Để tận dụng những ưu điểm, hạn chế nhược điểm của từng phương pháp thì có thể sử dụng phương pháp kết hợp. Tức là với mỗi nội dung cần đánh giá, có thể áo dụng từng phương pháp cho phù hợp.
1.3.2. Quy tình xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các tổ chức kinh tế tại NHTM
Bước 1: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu để phân tích:
Việc xếp hạng tín dụng các DN phải dựa trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu liên quan nhằm mục đích đánh giá chính xác khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng. Do vậy, bước đầu tiên trong quy trình là phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phân tích một cách khoa học. Số lượng các chỉ tiêu phải phù hợp và phản ánh chính xác tình hình thực tế của DN cần đánh giá, phải gồm cả chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính.
Bước 2: Thu thập thông tin về doanh nghiệp vay vốn:
Thông tin thu thập về Dn bao gồm: các thông tin từ báo cáo tài chính và các nguồn thông tin khác.
Báo cáo tài chính là nguồn thông tin quan trọng để phân tích rủi ro tín dụng và xếp hạng tín dụng các DN đi vay, là báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của DN. Bóa cáo tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của DN. Báo cáo tài chính gồm các loại: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.
Tuy nhiên, thông tin trên báo cáo tài chính không phải lúc nào cũng đáng tin cậy, vì thế để có thể đưa ra các dự báo chính xác thì phương pháp phân tích phải kết nối các dữ liệu trong quá khứ với hiện tại để đưa ra các dự báo hợp lý trong tương lai.
Các số liệu tài chính của DN trong bảng cân đối kế toán chỉ phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn của Dn tại một thời điểm. Vì thế, các số liệu có thể tốt cho một thời điểm nhất định mà không tốt trong cả kỳ kinh doanh, nhất là đối với những DN hoạt động mang tính chất thời vụ. Hơn nữa, không phải báo cáo tài chính nào cũng được kiểm toán, do đó độ tin cậy cũng khác nhau. Khi phân tích, cần cẩn thận với một thái độ nghi ngờ cần thiết.
Việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau trong việc xác định giá trị hàng tồn kho, cách tính khấu hao… có thể dẫn tới sự khác biệt về các chỉ tiêu hàng tồn kho, lợi nhuận. Vì vậy, khi so sánh giá trị hàng tồn kho, hoặc mức lợi nhuận giữa các DN cần phải xem xét phương pháp kế toán đối với các chỉ tiêu này như thế nào.
Bên cạnh các thông tin từ báo cáo tài chính, thông tin có thể được thu thập từ những nguồn khác như: từ khảo sát thực tế, từ cơ quan kiểm toán, từ cơ quan quản lý… Số lượng thông tin cần thu thập phụ thuộc vào mục tiêu và kinh nghiệm của người phân tích. Sự chính xác và đầy đủ các thông tin là yếu tố quyết định đến kết quả phân tích. Thông tin có thể được thu thập từ các dối thủ cạnh tranh, các nhà cung cấp các yếu tố đầu vào, khách hàng, các đại lý tiêu thụ … của DN. Thông tin thu thập qua hình thức này đòi hỏi nhà phân tích phải biết thu nhận một cách có chon lọc, xác định độ chính xác của thông tin bằng các phương pháp khác nhau, đảm bảo tính khách quan trong đánh giá và xếp hạng DN.
Bước 3: Phân tích và tính điểm hệ thống chỉ tiêu:
Trong phân tích và xếp hạng DN, phương pháp chủ yếu được thực hiện là phương pháp so sánh các chỉ tiêu, hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa và có cùng nội dung, tính chất tương tự nhau dưới hình thức:
So sánh các chỉ tiêu thực tế giữa kỳ này với kỳ trước để thấy được sự tiến bộ hay thụt lùi của chính DN vay vốn.
So sánh các số liệu thực tế theo một chuỗi thời gian để tìm ra xu hướng .
So sánh các hỉ tiêu, số liệu của DN với số liệu trung bình của ngành, nhóm ngành để thấy được vị trí của DN trong ngành, nhóm ngành đó.
So sánh các chỉ tiêu thực tế của DN với DN tiên tiến có các điều kiện khác tương tự hoặc với mức trung bình của thế giới.
Bước 4: Tổng hợp điểm, xếp hạng và xác định mức rủi ro tín dụng.
Trên cơ sở cho điểm các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu và trọng số của từng chỉ tiêu, xác định được điểm số của DN. Từ đó, xác định thứ hạng của DN và mức độ rủi ro tín dụng.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG NỘI BỘ CÁC DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG PGBANK CHI NHÁNH THĂNG LONG
2.1. Khái quát về ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex .
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của PGBANK.
Tiền thân của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (gọi tắt là PG Bank) là Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp. Ngân hàng Đồng Tháp Mười được phép hoạt động theo Giấy phép số 0045/NH-GP ngày 13 tháng 11 năm 1993 do Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước cấp với số vốn điều lệ ban đầu là 700.000.000đ (bảy trăm triệu đồng); phạm vi hoạt động tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Sau 10 năm hoạt động, bộ máy tổ chức của Ngân hàng đã không ngừng được củng cố, Ngân hàng luôn đạt được tốc độ tăng trưởng tốt, nợ quá hạn thấp, kết quả kinh doanh hàng năm đều có lãi chia cho cổ đông; vốn điều lệ đạt 5.000 triệu đồng (tăng 7 lần so với vốn điều lệ ban đầu).
Thực hiện phương án tái cấu trúc cơ cấu hoạt động ngân hàng tháng 7 năm 2005, Ngân hàng Đồng Tháp Mười đã mời thêm các cổ đông mới tham gia, tăng vốn điều lệ lên 90 tỷ đồng, trong đó có các cổ đông lớn có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng như Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX), Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI).
Với sự tham gia của các cổ đông lớn, hoạt động của ngân hàng đã có nhiều chuyển biến tích cực, tháng 9 năm 2006 Ngân hàng tăng vốn lên 200 tỷ đồng, tổng tài sản của PG Bank tại thời điểm 31/12/2006 đạt 1.187 tỷ đồng, tổng dư nợ 801 tỷ đồng, tổng doanh thu năm 2006 đạt 69 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 17,49 tỷ đồng.Ngân hàng đã cùng với một tổ chức tư vấn nước ngoài hoàn thiện chiến lược phát triển dài hạn. Đồng thời, ngân hàng cũng lựa chọn và triển khai phần mềm ngân hàng lõi (Core banking) của hàng IFLEX, một trong những phần mềm ngân hàng hiện đại nhất hiện nay.
Tháng 3 năm 2007, PG Bank được Ngân hàng Nhà Nước cho phép chuyển đổi thành Ngân hàng cổ phần đô thị theo Quyết định số 125/QĐ-NHNN ngày 12/01/2007 và đổi tên theo Quyết định số 368/QĐ - NHNN ngày 08/02/2007. Theo đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) sẽ được phép mở rộng mạng lưới trên phạm vi toàn quốc và thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ ngân hàng như thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối.
Ngày 17/3/2010, Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex – PG Bank chính thức chuyển trụ sở chính từ Đồng tháp về Thủ đô Hà Nội theo Quyết định số 3209/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trụ sở mới của PG Bank đặt tại Văn phòng 5, nhà 18T1-18T2 khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính, Đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà nội
Những bước phát triển của PG Bank
Ngày 26 tháng 6 năm 2007, PG Bank chính thức khai trương chi nhánh tại Hà Nội. Sự kiện này có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ đánh dấu việc tham gia của PG bank vào thị trường ngân hàng đầy sôi động ở một địa bàn kinh tế trọng điểm là Hà Nội, mà còn là sự khởi đầu cho chiến lược phát triển mở rộng các chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc.
Tháng 8 năm 2007, PG Bank tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng.
Tháng 12/2008, PG Bank tăng vốn điều lệ lên 1000 tỷ đồng.
Tháng 11 năm 2008, PG Bank được Ngân hàng Nhà nước xếp hạng “ Ngân hàng loại A” và được thực hiện Nghiệp vụ Thanh toán quốc tế
Ngày 29/03/2009, PG Bank được trao giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2008 do Cục Xúc Tiến Thương Mại và Thời báo Kinh tế Việt Nam bình chọn
Tháng 12 năm 2009, PG Bank vinh dự là một trong các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Dịch vụ Tài chính được trao giải thưởng “Thương mại dịch vụ hàng đầu - Top Trade Services 2009” do Bộ Công thương và báo Công Thương bình chọn.
Ngày 04/04/2010, PG Bank đã vinh dự nhận giải thưởng “Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2009” . Đây là năm thứ 2 liên tục PG Bank nhận được giải thưởng này.
Tháng 12 năm 2010, PG Bank vinh dự 3 năm liên tục đạt “ Ngân hàng hạng A” do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam ghi nhận (theo văn bản thông báo số 2097/NHNN-HAN8 ngày 14/12/2010)
Tháng 12 năm 2010 PG Bank tiếp tục là một trong các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Dịch vụ Tài chính được trao giải thưởng “Thương mại dịch vụ hàng đầu - Top Trade Services 2010” do Bộ Công Thương tổ chức – đây là năm thứ 2 liên tục PG Bank đạt giải thưởng này.
Tổng tài sản đến 31 tháng 12 năm 2010 đạt 16,811 tỷ đồng, tăng trưởng 58% so với năm 2009; Dư nợ đạt 10,886 tỷ đồng, tăng trưởng 74% so với 2009 (toàn ngành ngan hàng tăng trưởng 27,65%); Lợi nhuận kế toán trước thuế đạt 316.8 tỷ đồng đạt 109% kế hoạch với tỷ suất lợi nhuận trước thuế là 29% và sau thuế là 22% tăng 7% so với 2009. Vốn điều lệ đạt 2,000 tỷ đồng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
Chi nhánh Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex Thăng Long là một đơn vị thành viên trực thuộc Ngân hàng PGBANK. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng PGBANK được chia thành các khối như sau:
- Khối nguồn vốn và kinh doanh: Gồm 3 phòng, phòng cân đối và kinh doanh nguồn vốn, phòng cân đối và kinh doanh ngoại tệ, phòng các sản phẩm hàng hóa phái sinh
- Khối đầu tư: Gồm các phòng, phòng đầu tư, phòng tư vấn tài chính, phòng nghiên cứu và phân tích, phòng định chế tài chính, phòng quan hệ cổ đông
-Khối khách hàng doanh nghiệp: gồm các phòng, phòng phụ trách KHDN lớn và đầu tư dự án, phòng tiếp thị sản phẩm nguồn vốn và TT TM, phòng quản trị và phát triển sản phẩm doanh nghiệp, phòng phát triển hỗ trợ kinh doanh, phòng phụ trách QHKH phía nam
- Khối dịch vụ ngân hàng bán lẻ: gồm các phòng, phòng phát triển kinh doanh bán lẻ, phòng thẩm định và phê duyệt, phòng quản lý và thu hồi nợ, phòng phân tích kinh doanh, phòng hợp tác bán lẻ, phòng phát triển kênh phân phối,