Chuyên đề Nâng cao năng lực quản lý của bệnh viện đa khoa An Dương trong cơ chế tự chủ tài chính

• Tính cấp thiết của đề tài Y tế và hoạt động y tế có vai trò không thể thiếu được đối với cuộc sống của mỗi người. Vì thế đầu tư cho y tế thực chất là đầu tư cho con người. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển KT – XH, nhu cầu được chăm sóc sức khoẻ của nhân dân ngày càng tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên đó, đòi hỏi phải phát triển nhanh các dịch vụ y tế dự phòng, y tế chữa trị, mạng lưới các cơ sở y tế Tất cả những vấn đề này đòi hỏi phải có khối lượng vốn đầu tư rất lớn. Trước tình hình đó nhu cầu xã hội hoá y tế trở thành yêu cầu cấp bách của Nhà nước và toàn dân. Thực tế đã chứng minh, chỉ có xã hội hóa y tế mới có điều kiện để phát triển. Nhận thức được vấn đề đó ngày 25 tháng 4 năm 2006 Chính Phủ đã ban hành Nghị định 43/2006/NĐ-CP “Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập”. Song để quản lý và hoạt động có hiệu quả đòi hỏi đơn vị sự nghiệp y tế cần có năng lực quản lý tốt. Vì vậy tôi chọn đề tài “Nâng cao năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa An Dương trong cơ chế tự chủ tài chính”. • Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận về hệ thống quản lý nói chung và hệ thống quản lý các đơn vị sự nghiệp y tế nói riêng, đã tiến hành đánh giá thực trạng năng lực quản lý tại Bệnh viện Đa khoa An Dương và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao năng lực quản lý để đạt hiệu quả cao trong quá trình hoạt động của Bệnh viện, đáp ứng nhu cầu người dân địa phương và khai thác tiềm năng của Bệnh viện. • Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề - Đối tượng nghiên cứu: Năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa An Dương trong cơ chế tự chủ tài chính. - Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề tập trung nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa An Dương, Huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng. • Phương pháp nghiên cứu của chuyên đề Ngoài việc vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, chuyên đề còn sử dụng phương pháp phân tích thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp diễn giải quy nạp, phương pháp mô hình để thực hiện nội dung nghiên cứu của đề tài. • Tên và kết cấu của chuyên đề - Tên chuyên đề: “Nâng cao năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa An Dương trong cơ chế tự chủ tài chính”. - Kết cấu chuyên đề: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Cơ chế tự chủ tài chính và năng lực quản lý của các đơn vị sự nghiệp y tế. Chương II: Thực trạng năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa An Dương khi áp dụng cơ chế tự chủ tài chính. Chương III: Giải pháp nâng cao năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa An Dương trong điều kiện tự chủ.

doc89 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6181 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao năng lực quản lý của bệnh viện đa khoa An Dương trong cơ chế tự chủ tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………….…………………1 CHƯƠNG I – CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH VÀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ…………………………….....3 I – Cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp Y tế 3 1. Khái niệm cơ chế tự chủ tài chính 3 2. Tính tất yếu của cơ chế tự chủ tài chính dành cho các bệnh viện 3 2.1 Đặc thù của thị trường Y tế. 3 2.1.1 Hoạt động y tế vừa có tính dịch vụ, vừa có tính sản xuất công nghiệp 3 2.1.2 Hàng hoá, dịch vụ y tế là một hàng hoá đặc biệt 4 2.1.3 Y tế là một hệ thống gồm nhiều phân hệ 5 2.2 Ý nghĩa của cơ chế tự chủ tài chính trong việc giải quyết các thất bại của thị trường Y tế. 6 2.2.1 Những thất bại của thị trường y tế 6 2.2.2 Sự tham gia của Chính phủ vào thị trường y tế 8 2.2.3 Ý nghĩa của cơ chế tự chủ tài chính trong việc giải quyết các thất bại của thị trường Y tế 9 3. Nội dung Nghị định 43/2006/NĐ-CP 11 3.1 Mục đích cơ chế tự chủ tài chính cho các bệnh viện 11 3.2 Những quy định chung 11 3.3 Điều kiện để một đơn vị y tế thực hiện NĐ 12 II – Khái niệm và vai trò quản lý bệnh viện trong việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính 12 1. Khái niệm và quan điểm hệ thống trong quản lý bệnh viện 12 1.1 Khái niệm quản lý bệnh viện 12 1.2 Nội dung quản lý bệnh viện 13 1.3 Quan điểm hệ thống trong quản lý bệnh viện 14 1.3.1 Khái niệm hệ thống 14 1.3.2 Những yếu tố cấu thành nên hệ thống 14 1.3.3 Nội dung 18 2. Tiêu chí đánh giá và các nhân tố quyết định đến năng lực quản lý bệnh viện 18 2.1 Tiêu chí đánh giá 18 2.2 Các nhân tố quyết định đến năng lực quản lý bệnh viện 19 2.2.1 Nguồn nhân lực của bệnh viện 19 2.2.2 Công tác quản lý tài chính 20 2.2.3 Chính sách của Bộ ban ngành liên quan 20 3. Những bất cập trong Nghị định 43/2006/NĐ – CP và vai trò của quản lý bệnh viện trong cơ chế tự chủ tài chính 21 3.1 Những bất cập trong Nghị đinh 43/2006/NĐ – CP 21 3.2 Vai trò của quản lý bệnh viện trong cơ chế tự chủ tài chính 22 III - Kinh nghiệm quản lý trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ ở một số BV ở thành phố Hải Phòng 23 1. Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp 23 2. Bệnh viện Phụ Sản 24 CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN DƯƠNG KHI ÁP DỤNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH 27 I- Giới thiệu tổng quan về Bệnh viện Đa khoa An Dương và quá trình thực hiện cơ chế tự chủ 27 1. Giới thiệu tổng quan về Bệnh viện Đa khoa An Dương 27 1.1 Vị trí địa lý 27 1.2 Cơ cấu tổ chức 27 1.2.1 Bộ máy tổ chức 27 1.2.2 Nhân lực 28 1.3 Cơ sở vật chất của Bệnh viện 29 2. Quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của BV 29 2.1. Quá trình chuẩn bị. 29 2.2. Quá trình triển khai áp dụng. 31 2.2.1 Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ 31 2.2.2 Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và dân sự 32 2.2.3 Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính 33 II. Đánh giá kết quả hoạt động của bệnh viện sau khi thực hiện cơ chế tự chủ 33 1. Đánh giá chung 33 2. Đánh giá cụ thể 34 2.1 Về tình hình thực hiện nhiệm vụ nhà nước 34 2.2 Đánh giá tình hình triển khai nghị định 43/2006/NĐ-CP 35 2.3 Tình hình thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của bệnh viện 36 3. Công tác quản lý bệnh viện trong cơ chế tự chủ tài chính 37 3.1 Công tác lập kế hoạch 38 3.2 Công tác chuyên môn 40 3.3 Công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, nghiên cứu khoa học 41 3.4 Công tác quản lý trang thiết bị y tế 42 3.5 Công tác chăm sóc điều dưỡng 42 3.6 Công tác tài chính kế toán 43 III. Thực trạng năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa An Dương trong cơ chế tự chủ tài chính 44 1. Chức năng nhiệm vụ của các phòng và cán bộ trong công tác quản lý 44 1.1 Phòng kế hoạch tổng hợp 44 1.2 Phòng tổ chức hành chính quản trị 45 1.3 Phòng tài chính kế toán 46 1.4 Phòng điều dưỡng 47 1.5 Giám đốc trong vai trò quản lý bệnh viện 47 1.6 Các trưởng phòng trong công tác quản lý 48 1.7 Các trưởng khoa trong công tác quản lý 48 2. Nguồn nhân lực của bệnh viện 49 2.1 trình độ chuyên môn 50 2.2 Trình độ quản lý 52 3. Công tác quản lý tài chính 54 3.1 Các nguồn ngân sách 54 3.2 Kế hoạch thu chi 56 4. Chính sách của Bộ ban ngành liên quan 57 5. Đánh giá chung về năng lực quản lý của bệnh viện trong yêu cầu của cơ chế tự chủ 59 5.1 Ưu điểm 59 5.2 Nhược điểm 59 5.3 Nguyên nhân 59 CHƯƠNG III - GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN DƯƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ 61 I - Định hướng phát triển ngành Y tế ở Thành phố Hải Phòng và mục tiêu phát triển của BV 61 1. Định hướng phát triển ngành Y tế ở Thành phố Hải Phòng 61 2. Mục tiêu phát triển của bệnh viện 62 II - Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý Bệnh viện 63 1. Lập kế hoạch chiến lược 63 2. Lập và giám sát kế hoạch ngân sách 63 3. Ứng dụng công nghệ thông tin 65 4. Cải cách công tác quản lý bệnh viện 68 4.1 Công tác chuyên môn 68 4.2 Công tác đào tạo – Nghiên cứu khoa học 69 4.3 Công tác hợp tác quốc tế 69 4.4 Công tác vật tư, thiết bị y tế 69 4.5 Công tác tổ chức hành chính quản trị 69 4.6 Công tác tài chính kế toán 70 5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 70 III - Một số kiến nghị 71 KẾT LUẬN 73 DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCH  Ban chấp hành BHYT Bảo hiểm y tế BTC  Bộ tài chính BTV  Ban tư vấn CBVC Cán bộ viên chức CĐ Cao đẳng CNH-HĐH Công nghiệp hoá hiện đại hoá CSBVSKND Chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu ĐD Điều dưỡng ĐH Đại học HS Hộ sinh KHTH Kế hoạch tổng hợp KTV Kĩ thuật viên KT-XH Kinh tế xã hội LĐTBXH Lao động thương binh xã hội NSNN Ngân sách nhà nước NQ  Nghị quyết TCHCQT Tổ chức hành chính quản trị TCKT  Tài chính kế toán TH Trung học DANH MỤC BẢNG BIỂU Hình 1 :Mô hình về quản lý bệnh viện 13 Hình 2: Bệnh viện là một hệ thống 15 Bảng 1: Thực hiện kế hoạch giường nội trú (160 giường) 34 Bảng 2: Tổng số tiền chi lương tăng thêm hàng năm cho CBVC 35 Bảng 3: Thực hiện ngày công 41 Bảng 4: Tổng số cán bộ viên chức (2006-2008) 49 Bảng 5: Tỷ lệ cơ cấu bộ phận chuyên môn 50 Bảng 6: Định mức biên chế tỷ lệ cơ cấu bộ phận chuyên môn của bộ y tế 51 Bảng 7: Phân bố về giới 51 Bảng 8: Trình độ chuyên môn của cán bộ viên chức (2006-2008) 52 Bảng 9: Trình độ khác 53 Bảng 10: Thâm niên công tác 53 Bảng 11: Thực hiện kế hoạch viện phí (2006 – 10T2008) 55 LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Y tế và hoạt động y tế có vai trò không thể thiếu được đối với cuộc sống của mỗi người. Vì thế đầu tư cho y tế thực chất là đầu tư cho con người. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển KT – XH, nhu cầu được chăm sóc sức khoẻ của nhân dân ngày càng tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên đó, đòi hỏi phải phát triển nhanh các dịch vụ y tế dự phòng, y tế chữa trị, mạng lưới các cơ sở y tế… Tất cả những vấn đề này đòi hỏi phải có khối lượng vốn đầu tư rất lớn. Trước tình hình đó nhu cầu xã hội hoá y tế trở thành yêu cầu cấp bách của Nhà nước và toàn dân. Thực tế đã chứng minh, chỉ có xã hội hóa y tế mới có điều kiện để phát triển. Nhận thức được vấn đề đó ngày 25 tháng 4 năm 2006 Chính Phủ đã ban hành Nghị định 43/2006/NĐ-CP “Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập”. Song để quản lý và hoạt động có hiệu quả đòi hỏi đơn vị sự nghiệp y tế cần có năng lực quản lý tốt. Vì vậy tôi chọn đề tài “Nâng cao năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa An Dương trong cơ chế tự chủ tài chính”. Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận về hệ thống quản lý nói chung và hệ thống quản lý các đơn vị sự nghiệp y tế nói riêng, đã tiến hành đánh giá thực trạng năng lực quản lý tại Bệnh viện Đa khoa An Dương và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao năng lực quản lý để đạt hiệu quả cao trong quá trình hoạt động của Bệnh viện, đáp ứng nhu cầu người dân địa phương và khai thác tiềm năng của Bệnh viện. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề Đối tượng nghiên cứu: Năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa An Dương trong cơ chế tự chủ tài chính. Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề tập trung nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa An Dương, Huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng. Phương pháp nghiên cứu của chuyên đề Ngoài việc vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, chuyên đề còn sử dụng phương pháp phân tích thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp diễn giải quy nạp, phương pháp mô hình… để thực hiện nội dung nghiên cứu của đề tài. Tên và kết cấu của chuyên đề Tên chuyên đề: “Nâng cao năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa An Dương trong cơ chế tự chủ tài chính”. Kết cấu chuyên đề: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Cơ chế tự chủ tài chính và năng lực quản lý của các đơn vị sự nghiệp y tế. Chương II: Thực trạng năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa An Dương khi áp dụng cơ chế tự chủ tài chính. Chương III: Giải pháp nâng cao năng lực quản lý của Bệnh viện Đa khoa An Dương trong điều kiện tự chủ. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Vũ Cương đã tận tình giúp đỡ trong quá trình hoàn thành chuyên đề. Đồng thời, Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng đặc biệt phòng Văn hóa – Xã hội nơi Tôi thực tập đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi khi thu thập các thông tin hoàn thiện chuyên đề. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Bệnh viện Đa khoa An Dương đã giúp đỡ Tôi rất nhiều để tôi có thể có đầy đủ các thông tin liên quan tới bệnh viện. Trong quá trình tìm hiểu và phân tích do hạn chế về thời gian và sự hiểu biết nên chuyên đề chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô cũng như các bạn để chuyên đề hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I – CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH VÀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ I – Cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp Y tế 1. Khái niệm cơ chế tự chủ tài chính Tự chủ là quyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm về mọi lĩnh vực hoạt động của đơn vị tự chủ. Tự chủ tài chính là quyền tự quyết định mọi hoạt động về việc sử dụng nguồn tài chính của chủ thể ra sao, các hình thức huy động và phân bổ tài chính để đạt mục tiêu đề ra của đơn vị tự chủ. (Nguồn: Nghị Định 43/2006/NĐ – CP) 2. Tính tất yếu của cơ chế tự chủ tài chính dành cho các bệnh viện 2.1 Đặc thù của thị trường Y tế. 2.1.1 Hoạt động y tế vừa có tính dịch vụ, vừa có tính sản xuất công nghiệp - Hoạt động dịch vụ y tế nhằm chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân được tiến hành theo hai khu vực y tế. + Khu vực phòng bệnh: còn gọi là khu vực y tế dự phòng, các dịch vụ y tế xuất hiện trong khu vực này nhằm giúp cho người dân có những biện pháp hạn chế môi trường phát sinh dịch bệnh. + Khu vực y tế chữa trị hay y tế chuyên sâu: áp dụng khoa học kỹ thuật y học để can thiệp vào bệnh tật con người, thông qua phương pháp y học hiện đại hoặc y học cổ truyền để chữa bệnh cho con người - Hoạt động dịch vụ y tế không thể tách rời hoạt động của ngành công nghiệp y tế - ngành trực tiếp sản xuất ra các loại máy móc và thuốc men bao gồm cả tân dược và đông dược. Đây là một ngành công nghiệp không thể thiếu được vì trang thiết bị và thuốc men có một vai trò quan trọng, đôi khi có tính quyết định trong việc bảo vệ và phục hồi sức khoẻ nhân dân. 2.1.2 Hàng hoá, dịch vụ y tế là một hàng hoá đặc biệt - Đối với khu vực y tế dự phòng thì dịch vụ y tế dự phòng là hàng hoá công cộng thuần túy còn dịch vụ y tế chữa trị là hàng hoá cá nhân. Dịch vụ y tế dự phòng là hàng hoá công cộng vì nó mang đặc điểm của hàng hoá công cộng. Hàng hóa công cộng là những loại hàng hóa mà việc một cá nhân này đang hưởng thụ lợi ích do hàng hóa đó tạo ra không ngăn cản những người khác cùng đồng thời hưởng thụ lợi ích của nó. Hàng hóa công cộng có hai thuộc tính cơ bản là không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng và không có tính loại trừ trong tiêu dùng. - Là hàng hóa cá nhân, dịch vụ y tế là một hàng hóa đặc biệt thể hiện qua bảng so sánh dưới đây Các yếu tố cân nhắc của người mua dịch vụ, hàng hoá  Đối với dịch vụ y tế  Đối với các hàng hoá, dịch vụ khác   + Cầu của người tiêu dùng  Bị động  Chủ động. toàn quyền   + Mua gì?  Không biết  Có biết   + Số lượng mua  Không biết  Có biết   + Giá cả  Không được lựa chọn  Được lựa chọn, mặc cả   Đặc thù của dịch vụ y tế là người mua dịch vụ không thể dự đoán trước được khi nào mình bị bệnh, bệnh tật là yếu tố bất ngờ mà không ai mong muốn. Người bệnh là người phụ thuộc vào dịch vụ y tế bởi họ không thể tự đoán bệnh cho mình, không thể biết được phương pháp nào điều trị là tốt nhất, không thể biết mình sẽ phải sử dụng loại thuốc nào và loại thuốc nào có giá rẻ nhất mà vẫn chữa được bệnh. Tất cả những điều đó phụ thuộc vào bác sỹ - người có chuyên môn mới có thể phỏng đoán và có phương pháp chữa trị. Do đó người bệnh hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của bác sỹ. Và vì vậy thị trường y tế là thị trường đặc biệt. 2.1.3 Y tế là một hệ thống gồm nhiều phân hệ * Theo mức độ chuyên sâu có hai loại: - Dịch vụ y tế đa khoa : Bao gồm các chuyên khoa, đáp ứng mọi nhu cầu khám chữa các loại bệnh như bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức,… - Dịch vụ y tế chuyên khoa : Đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh chuyên về một chuyên môn sâu nhất định như Bệnh viện Da liễu, Bệnh viện Tai – mũi - họng TW,… * Theo mức độ can thiệp của y tế có hai loại: - Y tế dự phòng : Bao gồm các công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân như tiêm chủng, phòng dịch,… để phòng chống các loại bệnh. - Y tế chữa trị : Chuyên khám và điều trị khi người bệnh đã phát bệnh. * Theo cấp quản lý có năm loại : - Khu vực Y tế trung ương : Đây là tuyến cuối cùng trong công tác khám chữa bệnh, Cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa bệnh được trang bị là loại hiện đại nhất. Tuyến y tế Trung ương đồng thời tập trung các bác sỹ chuyên khoa đầu ngành do đó thường thu hút nhiều người bệnh. - Dịch vụ y tế tuyến tỉnh (thành phố) : Tùy thuộc qui mô của từng địa phương mà dịch vụ y tế tuyến tỉnh (thành phố) được trang bị cơ sở vật chất hiện đại và là tuyến điều trị cơ bản đáp ứng nhu cầu cao hơn của người dân khi không thể điều trị ở tuyến huyện (quận). - Dịch vụ y tế tuyến huyện (quận) : Khi tuyến cơ sở không đủ khả năng chuẩn đoán và điều trị sẽ được chuyển lên tuyến huyện (quận). - Dịch vị y tế tuyến xã : Là tuyến y tế cơ sở. - Dịch vụ y tế các ngành : trực thuộc quản lý của các ngành liên quan. 2.2 Ý nghĩa của cơ chế tự chủ tài chính trong việc giải quyết các thất bại của thị trường Y tế. 2.2.1 Những thất bại của thị trường y tế * Không tự nguyện trả tiền Cầu hàng hóa thông thường được xác định bởi khả năng thanh toán và sẵn lòng thanh toán cho hàng hoá đó của người tiêu dùng. Người tiêu dùng luôn muốn tối đa hóa mức độ thỏa dụng hay lợi ích của họ. Song với hàng hóa sức khỏe không phải cầu lúc nào cũng được xác định như vậy. Trong một số trường hợp, đối với y tế, việc tối đa hóa độ thỏa dụng không tồn tại hoặc không thể tồn tại. Ví dụ đối với người ốm, những người từ chối được điều trị hay không biết là cần thiết phải điều trị thì không thể mưu cầu một kết quả hợp lý. Hoặc nhiều khi chi phí cho ốm đau vượt ra rất nhiều khả năng trả tiền của người bệnh. Vì vậy thị trường y tế nếu hoạt động dựa trên khả năng thanh toán và sẵn lòng thanh toán thì một bộ phận dân cư sẽ không nhận được sự chăm sóc sức khoẻ đó như những người nghèo. * Tính không chắc chắn Một người tiêu dùng hàng hóa thông thường biết chính xác họ muốn cái gì, khi nào họ cần nó và họ có thể nhận nó từ nơi đâu. Tuy nhiên trong khu vực sức khoẻ lại không thể như vậy ốm đau là bất ngờ và không trông đợi, không thể đoán trước được. Người cung cấp không thể dự tính được nhu cầu của nhân dân với loại hàng hóa sức khoẻ như với các hàng hoá khác. Ví dụ như khi có những bệnh dịch bùng phát thì nhu cầu của người bệnh tăng đột biến. Dịch vụ y tế không thể đáp ứng được hoàn toàn cho tất cả người bệnh. Còn người tiêu dùng do bất ngờ họ không thể có một kế hoạch chi tiêu cho những trường hợp bắt buộc phải chi. Một số trường hợp chi phí điều trị cao do phải điều trị lâu và các bước điều trị đắt tiền. Vì vậy mà sự can thiệp của nhà nước là cần thiết để đảm bảo rằng tất cả các thành viên của xã hội đều được tiêu dùng dịch vụ mà không kể khả năng thanh toán, tình trạng sức khoẻ cũng như tuổi tác. * Thông tin không đối xứng và quyền lực của người cung cấp Một trong những điều kiện của cạnh tranh hoàn hảo là người tiêu dùng phải có đầy đủ thông tin về chất lượng hàng hoá thương mại trên thị trường do người tiêu dùng có sự hiểu biết về sản phẩm hoặc do kinh nghiệm. Nhưng đối với dịch vụ y tế, người bệnh hầu như không có hiểu biết gì về tính hiệu quả, chất lượng, hay hậu quả của việc điều trị hay không điều trị. Còn người cung cấp dịch vụ y tế không có động lực cung cấp thông tin. Vấn đề này khiến dịch vụ y tế do bên cung chi phối bên cầu. Những vấn đề trên đã tạo ra mối quan hệ không bình thường giữa người cung cấp và người tiêu dùng trong thị trường y tế. Mối nguy hiểm hiển nhiên của việc này là ở chỗ người tiêu dùng có thể bị áp đặt phụ thuộc vào giá của dịch vụ y tế, và phương pháp sử dụng để trả cho nó. * Ngoại ứng Trong lĩnh vực y tế có rất nhiều trường hợp mà hành vi tiêu dùng hay sản xuất của một nhóm người này làm ảnh hưởng đến nhóm người kia. Với loại hình chăm sóc sức khỏe đặc biệt là chăm sóc sức khỏe các bệnh lây lan thì nó tạo ra ngoại ứng tích cực. Ví dụ nếu một người tiêm vắc-xin phòng chống bệnh lao thì không chỉ người đó giảm khả năng nhiễm bệnh này mà còn giảm khả năng lây nhiễm cho những người mà người đó quan hệ. Tương tự khi như vậy khi bệnh viện điều trị một bệnh lây nhiễm cho một số bệnh nhân sẽ tạo ra cái lợi không chỉ cho người bệnh mà cả những người khác thông qua việc giảm khả năng nhiễm bệnh của những người tiếp xúc với người bệnh. * Tính không công bằng Sự cạnh tranh của thị trường y tế đã dẫn đến tính không công bằng trong hưởng thụ dịch vụ y tế bởi vì với cơ chế thị trường, hàng hoá và dịch vụ chất lượng cao thường đi kèm với giá cao và nó sẽ thuộc về những ai có khả năng chi trả cao. Có nhiều hàng hoá được phân phối qua hệ thống thị trường và người giầu có thể được hưởng nhiều hơn người nghèo. Nhưng sự phân phối bất công bằng trong khu vực sức khoẻ thì cần được hạn chế tối thiểu vì chăm sóc sức khoẻ liên quan đến việc giữ gìn và duy trì sự sống mà các mặt hàng thông thường khác như xe hơi, quần áo,… không có nhiệm vụ quan trọng này. Tóm lại: Phân bổ nguồn lực thông qua hệ thống thị trường là rất thành công đối với nhiều loại hàng hóa. Song với hàng hóa chăm sóc sức khoẻ - hàng hóa có nhiều đặc điểm khác xa so với các hàng hoá thông thường khác thì dường như thị trường không phát huy được ưu điểm của mình. Như vậy để khắc phục những thất bại thị trường trong khu vực chăm sóc sức khoẻ thì sự tham gia của Chính phủ vào việc cung cấp dịch vụ y tế là cần thiết. 2.2.2 Sự tham gia của Chính phủ vào thị trường y tế Sự tham gia của Chính phủ vào thị trường y tế vừa có mặt tích cực vừa có mặt hạn chế * Mặt tích cực: Một số dịch vụ y tế công cộng như vệ sinh môi trường, một số biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh mang đặc điểm của hàng hoá “công cộng” sự can thiệp của Chính phủ trong những trường hợp này đem lại hiệu quả cao. Một số loại dịch vụ y tế có thể do tư nhân cung cấp nhưng người tiêu dùng có xu hướng mua ít hơn mức tối ưu của xã hội do lợi ích xã hội biên cao hơn lợi ích cá nhân biên.Ví dụ như tiêm chủng và phòng các bệnh lây nhiễm, đối với loại hình dịch vụ này, sự tham gia của Chính phủ là cần thiết để bảo đảm mức độ tối ưu của các dịch vụ y tế. Đôi khi người tiêu dùng dịch vụ y tế thiếu thông tin hay không có thông tin, nói cách khác là không tồn tại thông tin cân xứng giữa người cung cấp dịch vụ y tế và khách hàng. Trong trường hợp n