Sức sống của nền văn minh chúng ta hiện nay đang dựa vào các quá trình không tái tạo, luôn gắn liền với việc sản xuất và tiêu thụ với nhịp độ ngày càng cao điện năng và các dạng nhiên liệu khác nhau cho các phương tiện vận tải đủ loại. Trữ lượng khai thác các nhiên liệu này như dầu mỏ, than, khí tự nhiên, dù có lớn đến đâu thì giờ đây có vẻ như cũng chỉ đảm bảo cho sự tồn tại của nền văn minh đó không quá 20-50 năm nữa, trong điều kiện không có những chấn động chính trị và kinh tế. Trước tình hình đó không ít nhà khoa học tìm đến nguồn năng lượng hạt nhân và khẳng định hạt nhân chính là giải pháp hữu hiệu nhất cho vấn đề khủng hoảng năng lượng Trái Đất, hạt nhân là giải pháp bảo vệ môi trường, là cách giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Sử dụng năng lượng hạt nhân mở ra một quá trình tiến hóa , trong đó gồm cả cuộc cách mạng kỹ thuật mới dẫn tới cơ sở mới về công nghệ và năng lượng cho nền kinh tế. Nhưng bên cạnh đó lại có những ý kiến chống đối lại lên án các lò phản ứng hạt nhân là nguy cơ tiềm tàng dẫn đến phá hủy môi trường sống và vụ nổ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl năm 1986 đã là giọt nước làm tràn ly. Mặc dù năng lượng hạt nhân mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng các Chính phủ đều biết hiểm họa nếu có sự cố xảy ra. Tóm lại “ Năng lượng hạt nhân - Bạn hay thù?” đó là câu hỏi bỏ lửng. Đối với vấn đề cực nóng bỏng hiện nay, nhóm chúng tôi xin đưa ra một vài ý kiến về vấn đề sử dụng năng lượng hạt nhân hiện nay và sẽ đi sâu hơn về việc sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích hòa bình.
6 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2129 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Năng lượng hạt nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ò
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Môn học
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
BTKN
Chủ đề : Năng lượng hạt nhân
Nhóm: 02
Sinh viên
Mã số sinh viên
1
Lê Mai Huế
91102042
2
Nguyễn Thùy Dung
91102018
3
Nguyễn Thị Huyền Trang
91102235
4
Phan Thị Quỳnh Chi
91102010
5
Ma Thị Thùy Giang
91102031
6
Phạm Nguyễn Phương Ngân
91102077
Nộp bài: 21g30 ngày 27/08/2014
Tp. Hồ Chí Minh, 2014
LỜI GIỚI THIỆU
Sức sống của nền văn minh chúng ta hiện nay đang dựa vào các quá trình không tái tạo, luôn gắn liền với việc sản xuất và tiêu thụ với nhịp độ ngày càng cao điện năng và các dạng nhiên liệu khác nhau cho các phương tiện vận tải đủ loại. Trữ lượng khai thác các nhiên liệu này như dầu mỏ, than, khí tự nhiên,dù có lớn đến đâu thì giờ đây có vẻ như cũng chỉ đảm bảo cho sự tồn tại của nền văn minh đó không quá 20-50 năm nữa, trong điều kiện không có những chấn động chính trị và kinh tế. Trước tình hình đó không ít nhà khoa học tìm đến nguồn năng lượng hạt nhân và khẳng định hạt nhân chính là giải pháp hữu hiệu nhất cho vấn đề khủng hoảng năng lượng Trái Đất, hạt nhân là giải pháp bảo vệ môi trường, là cách giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Sử dụng năng lượng hạt nhân mở ra một quá trình tiến hóa , trong đó gồm cả cuộc cách mạng kỹ thuật mới dẫn tới cơ sở mới về công nghệ và năng lượng cho nền kinh tế. Nhưng bên cạnh đó lại có những ý kiến chống đối lại lên án các lò phản ứng hạt nhân là nguy cơ tiềm tàng dẫn đến phá hủy môi trường sốngvà vụ nổ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl năm 1986 đã là giọt nước làm tràn ly. Mặc dù năng lượng hạt nhân mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng các Chính phủ đều biết hiểm họa nếu có sự cố xảy ra. Tóm lại “ Năng lượng hạt nhân - Bạn hay thù?” đó là câu hỏi bỏ lửng. Đối với vấn đề cực nóng bỏng hiện nay, nhóm chúng tôi xin đưa ra một vài ý kiến về vấn đề sử dụng năng lượng hạt nhân hiện nay và sẽ đi sâu hơn về việc sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích hòa bình.
Năng lượng hạt nhân.
Năng lượng hạt nhân là một loại công nghệ hạt nhân được thiết kế để tách năng lượng hữu ích từ hạt nhân nguyên tử thông qua các lò phản ứng hạt nhân có kiểm soát. Phương pháp được sử dụng hiện nay là phân hạch hạt nhân, tổng hợp hạt nhân và phân rã phóng xạ. Tất cả các lò phản ứng với nhiều kích thước và mục đích sử dụng khác nhau đều dùng nước được nung nóng để tạo ra hơi nước và sau đó được chuyển thành cơ năng để phát điện hoặc tạo lực đẩy.
Sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình là việc sử dụng năng lượng hạt nhân đảm bảo đối với tất cả vật liệu khởi đầu hoặc phân hạch đặc biệt trong hoạt động hạt nhân hòa bình bên trong phạm vi lãnh thổ của mình dưới quyền lực pháp lý của mình ở bất kỳ nơi nào khác, với mục đích duy nhất là kiểm tra để các vật liệu ấy không bị chuyển hướng sang các vũ khí hạt nhân hoặc các thiết bị nổ hạt nhân khác.
Chính kiến về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình
Ngày nay, vấn đề đảm bảo an ninh hạt nhân trong khi đảm bảo quyền phát triển và sử dụng năng lượng hạt nhân với mục đích hòa bình là mối quan tâm cao của nhiều quốc gia. Theo chính sách nhất quán của Việt Nam là chỉ sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình, đảm bảo an toàn, an ninh và có trách nhiệm trước cộng đồng quốc tế, ủng hộ quyền các quốc gia được sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, ủng hộ các nỗ lực giải trừ và không phổ biến vũ khí hạt nhân. Đề xuất sử dụng năng lương hạt nhân với ý kiến cho rằng năng lượng hạt nhân là một nguồn năng lượng bền vững làm giảm phát thải cacbon và gia tăng an ninh năng lượng do giảm sự phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ trên thế giới. Các rủi ro về lưu giữ chất thải phóng xạ là rất nhỏ và có thể giảm trong tương lai gần khi sử dụng công nghệ mới nhất trong các lò phản ứng mới hơn và những ghi nhận về vận hành an toàn ở phương Tây là một ví dụ khi so sánh với các loại nhà máy năng lượng chủ yếu khác. Mỗi ngày, hàng triêu người trên thế giới được hưởng các lợi ích từ công nghệ hạt nhân, công nghệ hạt nhân được sử dụng hàng ngày để phát triển và bảo vệ nguồn nước ngọt bền vững, tạo ra năng lượng cho con người.
Do đó, nhóm ủng hộ việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình với những lý do chính sẽ được phân tích dưới đây.
Có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện trong tương lai.
Theo dự báo trong tương lai, nguồn dự trữ dầu, khí sẽ cạn kiệt, than đá vừa lẵng phí tiền vừa không an toàn cho môi trường. Việc sử khí biogas sẽ không thể đáo ứng nhu cầu năng lượng khổng lồ tại thời điểm đó. Bên cạnh đó, nguồn năng lượng được tạo ra từ gió, nước, mặt trời hoặc nhiên liệu xanh là sự so sánh khập khiễng so với nhu cầu ngày càng gia tăng. Vì vậy, điện hạt nhân sẽ là nguồn năng lượng chủ yếu trong tương lai.
Chất đốt phục vụ sản xuất điện hạt nhân sẽ đủ dùng trong nhiều thế kỷ, giá thành rẻ hơn 50-80% so với các nguồn năng lượng truyền thống. Mặt khác, các nguồn năng lượng tái tạo cung cấp năng lượng cường độ thấp hơn, chi phí sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo khá cao chưa thể cạnh tranh được trong việc cung cấp phụ tải.
Việt Nam là đất nước có nguồn tài nguyên năng lượng khá phong phú nhưng không mấy dồi dào. Với tốc độ phát triển kinh tế cao, nhu cầu điện năng tang nhanh thì việc tính tón cân bằng các nguồn năng lượng sơ cấp cho việc phát điện trong 10 – 20 năm tới là một bài toán khó giải quyết nếu không có các phát hiện mới với trữ lượng lớn, tính kinh tế cao về than, dầu hoặc khí đốt tại nước ta. Do đó, hiện nay Chính phủ đang xem xét việc xây dựng nhà máy điện nguyên tử tại Việt Nam. Thực chất đây là một quyết định mang tính chiến lược, cần xem xét, cân nhắc kỹ càng vì phát triển điện nguyên tử đồng nghĩa với việc đưa nước ta từ một nước không hạt nhân thành một nước hạt nhân mặc dù chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam là sử dụng năng lượng nguyên tử chỉ cho mục đích hòa bình.
Nâng cao vị thế quốc gia
Tại bất kỳ một quốc gia nào, để phát triển kinh tế thì việc cung cấp điện không được gián đoạn. Một quốc gia được coi là có sức mạnh kinh tế thì phải có đủ điện, thậm chí điện còn được xem như là vấn đề danh dự. Vị thế của một quốc gia cũng sẽ được nâng tầm nếu quốc gia đó có các nhà máy điện hạt nhân.
Nhà máy điện hạt nhân không gây mối đe dọa hay có hại đối với môi trường
Trước xu thế xây dựng các nhà máy điện hạt nhân đang phát triển, các nhà môi trường đã đưa ra đề xuất cần xây dựng mô hình cho năng lượng tái tạo. Nguồn năng lượng tái tạo: năng lượng mặt trời, gió, sóng, thuỷtriều; năng lượng sinh khối và địa nhiệt. Ưu thế hàng đầu của các nguồn năng lượng tái tạo nêu trên là không gây ra hiệu ứng nhà kính và các loại khí thải khác so với việc đốt nhiên liệu hoá thạch. Cũng nên nhớ rằng là các nguồn năng lượng thân thiện về môi trường đôi khi lại có hại cho môi trường. Ví dụ: tuabin gió gây ra những tiếng ồn đối với cư dân sống gần đó và có thể gây nguy hiểm cho những quần thể chim chuyển hướng theo mùa; các đập thủy điện có thể tạo nên các rào cản cho các loài cá di cư.
Bên cạnh việc đáp ứng tốt nhu cầu về điện, điện hạt nhân còn góp phần giải quyêt vấn đề môi trường. Các dạng nhiên liệu hóa thạch truyền thống phát thải một khối lượng lớn các khí gây ô nhiễm môi trường và các khí gây hiệu ứng nhà kính như SO2, CO2,. Trong khi đó điện hạt nhân là nguồn năng lượng sạch, không phát thải khí có hiệu ứng nhà kính, không hề có khí CO2 và cũng không hề có bụi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO