Giao thông là một trong những vấn đề tối quan trọng đối với mỗi quốc gia. Các thành phố lớn luôn phải đối mặt với tình trạng ách tắc giao thông. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Ở nước ta hệ thống xe buýt đã xuất hiện từ hơn thập kỷ nay, đã phần nào đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân và giảm bớt tình hình tắc nghẽn giao thông. Từ đó đến nay hệ thống xe buýt của tổng công ty vận tải Hà Nội luôn được nhà nước quan tâm đầu tư phát triển trong đó xí nghiệp xe điện Hà Nội là 1 trong những công ty thực hiện nhiệm vụ này. Với hoạt động chính là kinh doanh dịch vụ công cộng nên xí nghiệp luôn đặt mục tiêu công ích xã hội lên hàng đầu.
Để đạt mục tiêu đưa nghành kinh doanh vận tải buýt có thể tự hoạt động không cần sự trợ cấp của nhà nước Xí nghiệp đang từng bước hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn. Có được kết quả đó là nhờ vào những phương pháp quản trị đứng đắn của bộ máy lãnh đạo Xí nghiệp từ việc phân tích tình hình sản xuất kinh doanh. Nhận thấy tầm quan trọng của việc phân tích này em xin được tìm hiểu về đề tài:
“Nghiên cứu thống kê tình hình sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xe điện Hà Nội qua ba năm 2006-2008”
Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên để thực tập của em gồm ba chương:
Chương I: Khái quát chung và tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xe điện Hà Nội
Chương II: Một số chỉ tiêu và phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xe điện Hà Nội
Chương III: Vận dụng phương pháp thống kê phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp nghiệp qua ba năm (2006-2008) và một số kiến nghị giải pháp giúp Xí nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
66 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2103 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nghiên cứu thống kê tình hình sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp xe điện Hà Nội qua ba năm 2006-2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 4
Chương I: Khái quát chung và tình hình sản xuất của xí nghiệp xe điện Hà Nội 3
I. Khái quát chung về xí nghiệp xe điện Hà Nội: 3
1, Quá trình hình thành phát triển của xí nghiệp: 3
2. Phòng nhân sự: 5
3. Phòng kế hoạch điều độ: 5
4. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng kế toán 6
5. Phòng đào tạo và kỹ thuật- vật tư 7
5.1- Chức năng nhiệm vụ của bộ phận đào tạo 7
5.2 Chức năng nhiệm vụ của bộ phận quản lý kỹ thuật- công nghệ 8
5.3 Chức năng nhiệm vụ của bộ phận quản lý vật tư 10
6. Đội kiểm tra giám sát 11
II. Kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 12
1. Thực hiện các chỉ tiêu sản lượng các tuyến buýt nội đô: 12
2. Thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch các tuyến buýt kế cận: 13
Chương II: Một số chỉ tiêu và phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 16
I. Một số chỉ tiêu nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 16
1 Nhóm chỉ tiêu chi phí: 16
1.1 Lao động: 16
1.2 Vốn sản xuất kinh doanh 17
2. Nhóm chỉ tiêu kết quả: 18
2.1 Giá trị sản xuất (GO) 18
2.2 Giá trị gia tăng(VA) 19
2.3 Doanh thu: 21
3 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả 21
3.1 Chỉ tiêu năng suất lao động (W) 21
3.2 Hiệu quả sử dụng vốn 23
II. Một số phương pháp thống kê: 27
1. Phương pháp dãy số thời gian 28
2. Phương pháp chỉ số: 29
2.1 Khái niệm: 29
2.2 Phân loại : 29
2.3 Tác dụng của hệ thống chỉ số 30
2.4 Phương pháp xây dựng chỉ số 30
3. Phương pháp dự đoán thống kê 31
Chương III: Vận dụng một số phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp qua ba năm(2006-2008) 35
I. Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. 36
1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của xí nghiệp 36
2. Dự đoán doanh thu của Xí nghiệp năm 2009 40
2.1. Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân 40
2.2 Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân 40
2.3 Dự đoán dựa vào hàm xu thế 41
3. Dự đoán lượng khách của Xí nghiệp năm 2007 42
3.1. Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân 42
3.2 Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân 42
3.3 Dự đoán dựa vào hàm xu thế 42
II. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 44
1. Tổng quan về hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp: 44
2. Phân tích thống kê hiệu quả sử dụng vốn cố định. 48
3. Phân tích thống kê hiệu quả sử dụng lao động. 50
4. Phân tích ý thức lao động trong Xí nghiệp 53
III. Một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp: 55
1. Đánh giá chung về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 55
2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 57
2.1 Những giải pháp nhằn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp xe điện Hà Nội 58
KẾT LUẬN 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Mô hình tổ chức của công ty 4
Đồ thị 3.1: Doanh thu bán vé bình quân qua các năm 2004-2008 41
Đồ thị 3.2: Số lượng khách của xí nghiệp qua các năm: 43
Bảng 1: Các chỉ tiêu sản lượng các tuyến buýt nội đô 12
Bảng 2: Số liệu chuyến lượt không thực hiện theo kế hoạch 12
Bảng 3: Các chỉ tiêu sản lượng cơ bản thực hiện năm 2008 13
Bảng 4: Các chỉ tiêu sản lượng cơ bản thực hiện năm 2008: 14
Bảng 5: Doanh thu của xí nghiệp xe điện Hà Nội qua các năm 29
Bảng 6: Tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 2006-2008 36
Bảng 7 : Doanh thu của xí nghiệp qua các năm 40
Bảng 8: Số lượng khách của xí nghiệp qua các năm 42
Bảng 9: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn 46
Bảng 10: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định 47
Bảng 11: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 47
Bảng 12: Các chỉ tiêu NSLĐ 48
Bảng 13: Biến động các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định 49
Bảng 14: Biến động các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động 51
Bảng 15: Bảng số liệu về năng suất lao động theo doanh thu của công ty 52
Bảng 16: Số liệu thống kê vi phạm của lao động 54
LỜI NÓI ĐẦU
Giao thông là một trong những vấn đề tối quan trọng đối với mỗi quốc gia. Các thành phố lớn luôn phải đối mặt với tình trạng ách tắc giao thông. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Ở nước ta hệ thống xe buýt đã xuất hiện từ hơn thập kỷ nay, đã phần nào đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân và giảm bớt tình hình tắc nghẽn giao thông. Từ đó đến nay hệ thống xe buýt của tổng công ty vận tải Hà Nội luôn được nhà nước quan tâm đầu tư phát triển trong đó xí nghiệp xe điện Hà Nội là 1 trong những công ty thực hiện nhiệm vụ này. Với hoạt động chính là kinh doanh dịch vụ công cộng nên xí nghiệp luôn đặt mục tiêu công ích xã hội lên hàng đầu.
Để đạt mục tiêu đưa nghành kinh doanh vận tải buýt có thể tự hoạt động không cần sự trợ cấp của nhà nước Xí nghiệp đang từng bước hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn. Có được kết quả đó là nhờ vào những phương pháp quản trị đứng đắn của bộ máy lãnh đạo Xí nghiệp từ việc phân tích tình hình sản xuất kinh doanh. Nhận thấy tầm quan trọng của việc phân tích này em xin được tìm hiểu về đề tài:
“Nghiên cứu thống kê tình hình sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xe điện Hà Nội qua ba năm 2006-2008”
Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên để thực tập của em gồm ba chương:
Chương I: Khái quát chung và tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xe điện Hà Nội
Chương II: Một số chỉ tiêu và phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xe điện Hà Nội
Chương III: Vận dụng phương pháp thống kê phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp nghiệp qua ba năm (2006-2008) và một số kiến nghị giải pháp giúp Xí nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
Trong thời gian thực tập vừa qua được sự hướng dẫn của thầy Trần Ngọc Phác và sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong phòng kế hoạch của Xí nghiệp đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập này. Tuy nhiên do kiến thức có hạn nên em chưa thể phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp một cách đầy đủ và tốt nhất. Trong chuyên đề thực tập này không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em xin được thầy sửa bảo để chuyên đề của em được tốt hơn.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới thầy Trần Ngọc Phác, ban lãnh đạo, phòng kế hoạch của Xí nghiệp Xe điện Hà Nội.
Chương I: Khái quát chung và tình hình sản xuất của xí nghiệp xe điện Hà Nội
I. Khái quát chung về xí nghiệp xe điện Hà Nội:
1, Quá trình hình thành phát triển của xí nghiệp:
Ngày 13/12/2008 vừa qua xí nghiêp xe điện Hà Nội kỷ niệm tròn 100 năm thành lập. Xí nghiệp được thành lập năm 1899 với tên gọi đầu tiên là công ty Thổ địa Bắc Kỳ, thuộc sự quản lý điều hành của chính phủ bảo hộ Pháp. Trong quá trình tồn tại và phát triển xí nghiệp đã nhiều lần thay đổi tên gọi: Sở xe điện Hà Nội(1954), xí nghiệp xe điện Hà Nội(1955), quốc doanh xe điện Hà Nội(1959), công ty xe điện Hà Nội(1969) và cuối cùng lại trở về với tên gọi xí nghiệp xe điện Hà Nội(2001), hiện trực thuộc tổng công ty Vận tải Hà Nội.
Ngày 25/12/1985 UBND thành phố Hà Nội có Quyết định số 5484/QĐ-UB về việc tháo bỏ đường xe điện tuyến Bờ Hồ-Chợ Mơ để thử nghiệm vận chuyển công cộng bằng xe buýt. Ngày 27/4/1993 tuyến buýt bánh hơi Bồ Hồ-Hà Đông chính thức đi vào hoạt động. Đó cũng là khởi đầu của nghành xe buýt hiện đại thủ đô hiện nay.
Để thích nghi với nền kinh tế thị trường, xí nghiệp đã định hướng kinh doanh theo dây chuyền khép kín: từ duy tu, bảo dưỡng sửa chữa...đến vận chuyển hành khách đều nằm trong hệ thống của xí nghiệp. Được sự quan tâm đầu tư của nhà nước hiện nay xí nghiệp có khoảng 2000 cán bộ công nhân viên, với 301 xe chạy trên 18 tuyến buýt.
Cơ cấu tổ chức quản lý, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
Mô hình tổ chức của công ty
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban bộ phận
2. Phòng nhân sự:
* Chức năng:
Là phòng tham mưu cho lãnh đạo công ty và tổ chức triển khai thực hiện các công tác về tổ chức nhân sự và thực hiện chính sách đối với người lao động.
* Nhiệm vụ:
- Tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác sắp xếp tổ chức bộ máy sản xuất, công tác cán bộ, công tác quản lý lao động
- Tổ chức thực hiện các chế độ về tiền lương,nâng bậc lương hàng năm cho người lao động trong công ty.
- Tổ chức thực hiện các chế độ BHXH, BHYT, BHLĐ và các chế độ liên quan khác.
- Lập hồ sơ và trình hội đồng kỷ luật công ty xét sử với những trường hợp vi phạm nội quy, quy chế công ty đã ban hành.
- Tham mưu cho lãnh đạo công ty xây dựng và theo dõi thực hiện thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế khác khi có yêu cầu.
- Quản lý môi trường, tổ chức chăm sóc cho người lao động.
3. Phòng kế hoạch điều độ:
* Chức năng
Là phòng tham mưu tổng hợp giúp lãnh đạo công ty trong công tác lập kế hoạch,đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh toàn công ty. Đề xuất các phương án sản xuất kinh doanh va điều phối xe chạy các tuyến.
* Nhiệm vụ
- Lập kế hoạch và đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo từng thời kỳ kế hoạch (dài hạn,trung hạn,ngắn hạn). Cuối kỳ có báo cáo tổng kết rút kinh nghiệm.
- Chủ động phối hợp giữa các phòng nghiệp vụ và các đơn vị sản xuất kinh doanh để xây dựng, hoàn thiện các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, áp dụng cho các mô hình sản xuất kinh doanh công ty hiện có.
- Tham mưu cho Lãnh đạo công ty giao kế hoạch kinh doanh cho các đơn vị.Theo dõi, đôn đốc và quyết toán trong từng kỳ kế hoạch.
- Điều phối số xe chạy các tuyến.
- Nghiên cứu xây dựng và trình Lãnh đạo công ty cac phương án mở rộng sản xuất cho phù hợp trong từng thời kỳ kế hoạch, đảm bảo hiệu quả kinh tế.
- Quản lý theo dõi tình trạng thiết bị và phương tiện công ty có. Lập kế hoạch và chỉ đạo và thực hiện đối với công tác bảo dưỡng, sủa chữa các thiết bị và phương tiện này.
- Tham mưu cho lãnh đạo công ty ký kết các hợp đồng với các tổ chức cá nhân có nhu cầu. Theo dõi việc thực hiện và quyết toán các hợp đồng đã ký, phù hợp với pháp lệnh hợp đồng kinh tế Nhà nước đã ban hành.
4. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng kế toán
* Chức năng
- Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng quy định của Nhà nước.
- Theo dõi và phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của công ty dưới mọi hình thái và cố vấn cho ban lãnh đạo các vấn đề liên quan.
- Tham mưu cho ban Tổng giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh.
- Cùng với các bộ phận khác tạo nên mạng lưới thong tin quản lý năng động, hữu hiệu
* Nhiệm vụ
- Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn của công ty.
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính việc thu, nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng lãng phí, vi phạm chế độ, quy định của công ty.
- Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính phục vụ công tác lập và theo dõi kế hoạch. Cung cấp số liệu báo cáo cho cơ quan hữu quan theo chế độ báo cáo tài chính, kế toán hiện hành.
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho Ban giám đốc công ty.
5. Phòng đào tạo và kỹ thuật- vật tư
5.1- Chức năng nhiệm vụ của bộ phận đào tạo
* Tham mưu cho Giám đốc xí nghiệp về công tác đào tạo cán bộ, công nhân viên chức tại đơn vị.
- Phối hợp với phòng Nhân sự tham mưu cho Giám đốc về chiến lược và kế hoạch dài hạn đào tạo phát triển nguồn nhân lực của đơn vị.
- Trên cơ sở nhu cầu đào tạo hàng năm của toàn đơn vị do phòng Nhân sự tổng hợp và cung cấp, xây dựng kế hoạch đào tạo theo năm, tháng, quý, và trình Giám đốc phê duyệt.
* Triển khai tổ chức đào tạo theo kế hoạch được phê duyệt theo quy định của Tổng công ty, của đơn vị
- Chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị cần thiết để triển khai các khóa đào tạo do đơn vị tổ chức.
- Đối với các khóa đào tạo do đơn vị trực tiếp giảng dạy: Tổ chức lớp học, phân công giảng dạy, theo dõi đánh giá việc học tập, tổ chức thi, đánh giá cấp chứng chỉ.
- Phối hợp với phòng Nhân sự đề xuất Giám đốc về đối tượng tham gia khóa đào tạo do Tổng công ty và bên ngoài tổ chức.
* Chủ trì và phối hợp với phòng Nhân sự của Xí nghiệp tổ chức các kỳ thi tuyển dụng, thi nâng bậc theo phân cấp và các quy trình, quy định của Tổng công ty
- Quản lý bộ đề thi theo các nội dung được phân cấp cho đơn vị.
- Chủ trì tổ chức các kỳ thi, chấm thi, báo cáo kết quả thi theo sự phân cấp.
* Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả đào tạo, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và tổng hợp báo cáo Giám đốc đơn vị, Tổng công ty qua Trung tâm đào tạo theo quy định.
5.2 Chức năng nhiệm vụ của bộ phận quản lý kỹ thuật- công nghệ
* Quản lý kỹ thuật và đăng kiểm phương tiện
- Quản lý kĩ thuật phương tiện, xây dựng kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa, theo dõi và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa, giám sát chất lượng công tác bảo dưỡng sửa chữa phương tiện.
- Chủ trì phối hợp với gara hoặc bộ phận khác có liên quan.Tiến hành kiểm tu, chuẩn đoán tình trạng kỹ thuật của phương tiện và lập phương án sửa chữa trình lãnh đạo xí nghiệp phê duyệt và giám sát thực hiện
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đăng kiểm phương tiện.
- Tham gia xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình quy định bảo dưỡng sửa chữa, tiêu hao nhiên liệu, đinh ngạch sử dụng vật tư, phụ tùng… cho phương tiện toàn xí nghiệp.
- Đề xuất áp dụng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và công nghệ mới để nâng cao chất lượng phương tiện và chất lượng công tác bảo dưỡng sửa chữa
- Theo dõi, quản lý cập nhật hồ sơ lý lịch phương tiện
* Quản lý trang thiết bị nhà xưởng, phòng chống cháy nổ
- Quản lý toàn bộ trang thiết bị nhà xưởng và hồ sơ lý lịch trang thiết bị
- Xây dựng kế hoạch, theo dõi, giám sát việc sử dụng, bảo dưỡng sửa chữa các thiết bị nhà xưởng và thực hiện kiểm định chất lượng định kỳ theo quy định
- Đề xuất thay thế hoặc bổ sung các trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống cháy nổ, phòng chống thiên tai.
* Công tác bảo hiểm, an toàn
- Xây dựng kế hoach, theo dõi việc mua bảo hiểm cho phương tiện, đảm bảo phương tiện được bảo dưỡng đúng quy dịnh trong suốt thời gian hoạt động
- Phối hợp với lái xe, các tổ chức và cá nhân có liên quan để giải quyết các vấn đề an toàn giao thông.
- Tham gia xây dựng và theo dõi việc thực hiện các quy trình, quy định, nội quy liên quan đến các vấn đề an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh công nghiệp.
* Quản lý, ứng dụng công nghệ
- Tham mưu, tư vấn và phối hợp triển khai thực hiện đầu tư thiết bị công nghệ, tin học phục vụ sản xuất và điều hành hoạt động vận tải của đơn vị.
- Hỗ trợ kỹ thuật trong công tác quản lý, khai thác, sử dụng trang thiết bị công nghệ, tin học phục vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị.
- Phối hợp thực hiện công tác quản lý thương hiệu trên các phương tiện.
5.3 Chức năng nhiệm vụ của bộ phận quản lý vật tư
* Lập kế hoạch và tổ chức mua sắm vật tư phụ tùng, nguyên nhiên vật liệu.
- Xây dựng và tổ chức kế hoạch mua sắm, đặt hàng vật tư phụ tùng phục vụ bảo dưỡng sửa chữa theo quy định của Xí nghiệp, Tổng công ty
- Thực hiện mua sắm vật tư phụ tùng theo kế hoach và theo phân công của giám đốc xí nghiệp, đảm bảo tuân thủ đúng các quy trình, quy định của Nhà nước và của tổng công ty có liên quan.
- Đề xuất tham mưu lãnh đạo xí nghiệp trong việc ký kết hợp đồng mua sắm vật tư, phụ tùng, sửa chữa phương tiện, trang thiết bị theo phân cấp.
* Quản lý cấp phát phụ tùng nguyên nhiên vật liệu
- Theo dõi thống kê việc cấp phát sử dụng vật tư nguyên nhiên liệu trong quá trình bảo dưỡng sửa chữa cho từng phương tiện theo quy định. Theo dõi việc thu hồi, phục hồi tái sử dụng vật tư cũ.
- Theo dõi việc cấp phát nhiên liệu cho từng đầu xe và tổng hợp tiêu hao nhiên liệu theo định mức và các điều chỉnh nếu có, tiêu hao nhiên liệu thực tế cho từng đầu xe và toàn xí nghiệp
6. Đội kiểm tra giám sát
* Là công cụ của giám đốc xí nghiệp để giám sát toàn bộ các khâu có liên quan đến chất lượng dịch vụ của đơn vị
- Giúp giám đốc xí nghiệp triển khai thực hiện tốt công tác quản lý điều hành và hợp đồng trách nhiệm giữa tổng giám đốc với giám đốc xí nghiệp
- Trực tiếp thực hiện việc kiểm tra chống thất thoát doanh thu; kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy chế, các tiêu chí phục vụ của công nhân lái xe và nhân viên bán vé trong quá trình thực hiện trên tuyến.
- Kiểm tra chất lượng dịch vụ của đoàn phương tiện (vệ sinh, trang thiết bị nội ngoại thất trên xe…) và kiểm tra công tác quản trị thương hiệu.
* Hỗ trợ công tác điều hành tuyến trong quá trình tác nghiệp theo sự chỉ đạo của giám đốc xí nghiệp.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có cơ chế phối hợp thông tin với bộ phận điều hành tuyến để đảm bảo công tác điều hành kịp thời.
- Kịp thời thông tin đến giám đốc hoặc bộ phận được giám đốc ủy quyền về tình hình giao thông trên tuyến.
II. Kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp
1. Thực hiện các chỉ tiêu sản lượng các tuyến buýt nội đô:
Bảng 1: Các chỉ tiêu sản lượng các tuyến buýt nội đô
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kế hoạch năm 2008
Thực hiện năm 2008
%TH/KH
1
Lượt xe
Lượt
1.118.326
1.111.928
99,43
-
Tuyến đặt hàng
Lượt
957.950
951.809
99,36
-
Tuyến xã hội hóa
Lượt
160.376
160.119
99,84
2
Khách vé lượt
HK
26.538.660
26.757.707
100,83
-
Tuyến đặt hàng
HK
24.819.364
25.001.431
100,73
-
Tuyến xã hội hóa
HK
1.719.296
1.756.276
102,15
3
Doanh thu vé lượt
1.000đ