Lươn là là đối tượng thủy sản quý, có giá trị kinh tế cao và là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, còn là loại được dùng như một loại dực liệu chữa một số bệnh của con người.
Lươn chế biến được nhiều món ăn rất phong phú và da dạng theo tùng địa phương
Nhiều nước trên thế giới đã và đang là thị trường tiêu thụ luơn khá lớn làm thực phẩm như Trung Quốc, Hồng Kong, Mỹ, Nhật.
ở nước ta hiện nay nhu cầu về lươn thực phẩm cũng rất lớn. Tuy nhiên nguồn lươn tựnhiên đã giảm nhanh chóng và ngày càng khan hiếm do khai thác bừa bãi, không có sự bảo vệ hay phục hồi. Việc sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật không kiểm soát đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống tự nhiên của lươn, đến cơ sở thức ăn tự nhiên (giun, côn trùng ) hoặc đã trực tiếp hủy hoại chúng.
Nuôi lươn thương phẩm đang có xu hướng phát triển mạnh ở nhiều địa phương. Tuy nhiên nguồn lươn giống vẫn còn phụ thuộc vào tự nhiên, lươn giống nhân tạo chưa nhiều và chưa đáp ứng đủ nhu cầu nuôi hiện nay.
27 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5104 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nghiên cứu thử nghiệm nuôi thương phẩm lươn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
KHOA: NÔNG NGHIỆP
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Chuyên đề:
NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM NUÔI THƯƠNG PHẨM LƯƠN
(Monopterus albus Zuiew,1793)
Người hướng dẫn: TS BÙI QUANG TỀ
Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Quỳnh
Lớp: ntts-k10.
Bắc Ninh tháng 10 năm 2013
LỜI CẢM ƠN!
Lời đầu tiên, tôi xin được trân thành cảm ơn quý thầy Ts.Bùi Quang Tề, địa chỉ khu phố Chùa Dận- phường Đình Bảng- thị xã Từ Sơn- tỉnh Bắc Ninh,cùng toàn thể gia đình quý thầy cô đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất về học tập,sinh hoạt để tôi hoàn thành tốt nhất bài báo cáo này.
Tôi xin cảm ơn Công ty TNHN sản xuất và dịch vụ Quang Dương đã tạo cơ sở vật chất, vật liệu để tôi làm thí nghiệm.
Tôi xin cảm ơn quý giảng viên Khoa Nông nghiệp Trường đại học Hải phòng đã tận tình chỉ dẫn tôi để tôi thực hiện tốt chuyên đề này.
Nhân đây tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến các bạn sinh viên trường Đại học Hải Phòng, các bạn sinh viên trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã cùng tôi làm việc và giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập này.
Cuối cùng tôi xin gửi tới những người than trong gia đình, bạn bè đã giúp đỡ ,động viên trong suất thời gian học tập.
Tôi xin cảm ơn với cả tấm chân tình!
Bắc Ninh tháng 10 năm 2013
Người thực hiện chuyên đề.
PHẠM VĂN QUỲNH
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
Lươn là là đối tượng thủy sản quý, có giá trị kinh tế cao và là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, còn là loại được dùng như một loại dực liệu chữa một số bệnh của con người.
Lươn chế biến được nhiều món ăn rất phong phú và da dạng theo tùng địa phương
Nhiều nước trên thế giới đã và đang là thị trường tiêu thụ luơn khá lớn làm thực phẩm như Trung Quốc, Hồng Kong, Mỹ, Nhật.
ở nước ta hiện nay nhu cầu về lươn thực phẩm cũng rất lớn. Tuy nhiên nguồn lươn tựnhiên đã giảm nhanh chóng và ngày càng khan hiếm do khai thác bừa bãi, không có sự bảo vệ hay phục hồi. Việc sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật không kiểm soát đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống tự nhiên của lươn, đến cơ sở thức ăn tự nhiên (giun, côn trùng…) hoặc đã trực tiếp hủy hoại chúng.
Nuôi lươn thương phẩm đang có xu hướng phát triển mạnh ở nhiều địa phương. Tuy nhiên nguồn lươn giống vẫn còn phụ thuộc vào tự nhiên, lươn giống nhân tạo chưa nhiều và chưa đáp ứng đủ nhu cầu nuôi hiện nay.
Trong những năm 1994-1997, ở miền Bắc đã có phong trào nuôi lươn trong bể nhưng không duy trì được lâu dài. Hiện nay nuôi lươn thương phẩm lại đang phát triển ở nhiều địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long. Có thể nuôi lươn thịt trong bể ximăng, bể đất, trong ao, mương, ruộng. Kinh nghiệm nuôi ở các địa phương cho thấy: có thể nuôi trong bểxi măng hoặc bể đất, chuồng lợn cũ… diện tích 20-50m2, mực nước sâu 0,2-0,3m. Trong bể nên để giá thể bằng dây nylon cho lươn trú ẩn thay cho ụ đất. Mật độthả50-60 con/m2, cỡ lươn 70-150 con/kg. Thức ăn cho lươn là cá tạp, ruột ốc bươu vàng. Năng suất đạt từ 10-15kg/m2 bể với tỷ lệ sống từ 60-80%. Tỷ lệ sống thấp do nguồn giống tự nhiên chất lượng kém vì đánh bắt bằng các hình thức nguy hại như rà điện, dùng hóa chất, thuốc nhử độc…
Lươn là đối tượng thủy sản dễ nuôi, hình thức nuôi đa dạng, có thể tận dụng những cơ sở vật chất đơn giản ở nông hộ để phát triển nuôi. Nuôi lươn ở quy mô hộ gia đình sẽ tận dụng được lao động nhàn rỗi, thức ăn dư thừa của gia đình và thích hợp cho những gia đình có nguồn vốn eo hẹp. Vì thế lươn là đối tượng để xóa đói giảm nghèo, giúp cho nhiều bà con vươn lên làm giầu từ đối tượng này,góp phần đưa nghề nuôi đối tượng này phát triển, đo đó tôi chọn chuyên đề “NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM NUÔI THƯƠNG PHẨM LƯƠN.(Monopterus albus Zuiew,1793)
2. Mục đích của đề tài
Đánh gia ảnh hưởng của môi trường đến quá trình nuôi lươn.
Đánh giá tỷ lệ sống, tốc độ sinh trưởng của lươn nuôi thương phẩm tại Bắc Ninh nhằm thúc đẩy nghề nuôi lươn phát triển đem lại nguồn thu nhập nhằm xóa đói, giảm nghèo.
3. Nội dung.
PHẦN 2. TỔNG QUAN1- ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LƯƠN ĐỒNG
1.1. Vị trí phân loại
Theo W. Rainboth 1996, vị trí phân loại của lươn đồng như sau:
Bộ mang liền Synbranchiformes
Họ mang liền Synbranchidae
Giống Monopterus
Loài Monopterus albus, Zuiew 1793
Hình 1.1: Lươn đồng (Monopterus albusZuiew 1793)
Năm 1793, lần đầu tiên Zuiew đã mô tả và đặt tên khoa học cho loài lươn là Monopterus albus, về sau các tác giả khác còn định danh lươn với tên đồng danh là Fluta alba. Cho đến nay vẫn chỉ thấy có một loài lươn duy nhất trong tất cả các mẫu lươn được mô tả trên khắp các lục địa. Do có 2 tên khoa học đồng danh gọi chung một loài và có nhiều biến dị địa lý trong loài nên một số người vẫn cho rằng có 2 loài lươn khác nhau. Tuy nhiên vẫn có thể tồn tại 2 hoặc nhiều loài phụ do rất khác nhau về kích cỡ và cùng tồn tại trong một vùng địa lý. Ở nước ta hiện nay cả hai miền Bắc và Nam đều tồn tại một loài lươn, nhưng do có những biến dị địa lý trong loài mà nhiều người vẫn nghĩnhầm là có hai loài. Nhưng theo Nguyễn Mộng Hùng (1998), có thể phân thành hai loài phụ do rất khác nhau về kích cỡ và cùng tồn tại ở hai vùng địa lý khác nhau.
1.2. Đặc điểm hình thái, tập tính sống
Lươn là một loại cá hình rắn, thân hình dài dạng ống, da trơn, xương sọ rắn… nên dễ chui rúc trong bùn. Lươn là một loài cá sống ở nhiều vùng nước khác nhau ở sông, hồ, ao, đầm, ruộng, cống, mương rãnh…, ưa sống ở đáy những vùng đất sét, đất pha bùn, nơi nước tĩnh, chịu đựng được các điều kiện khắc nghiệt của môi trường sống, thậm chí cả những nơi nước bùn, thối, bẩn, hầu như thiếu oxy, chúng vẫn sống được (Phạm văn Trang 1998 và 2004). Lươn là loài có tính nhát và rất nhạy cảm với những mùi lạ. Chúng ưa nơi chất đáy là bùn, thích sống trong hang do lươn tự đào. Lươn dùng đầu để đào hang rất nhanh, tạo thành nơi trú hình tròn, chiều sâu của hang từ 2-3 lần chiều dài thân lươn. Hang của lươn chia làm nhiều nhánh và có ít nhất 2 cửa, có 1-3 cửa ngập trong nước là nơi lươn đi lại bắt mồi hoặc chạy trốn, một cửa hang cao hơn mặt nước để lấy oxy cho lươn hô hấp.
Theo các tác giả nghiên cứu như Trương thủ Khoa (1993), Mai Đình Yên (1983), W. Rainboth (1996), Chavalit Vidthayanon (2008), lươn thuộc bộ cá mang liền, khe mang nằm ở mặt dưới của đầu, hai khe mang liền lại thành một kẽ ngang. Mang thoái hoá, hô hấp chủ yếu nhờ da, xoang bụng, ruột. Ở lươn không có bóng hơi. Các vây thoái hoá để thích nghi với điều kiện sống chui rúc trong bùn (Lê Hoàng Yến, 2006). Lươn có thân tròn dài và dẹp ở phía đuôi, đầu tròn tương đối lớn và cao hơn thân. Mõm ngắn, miệng bé, rạch miệng hơi cong. Vây ngực và vây bụng thoái hoá. Các vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi có tia vây không rõ ràng và 3 vây này gần như dính liền nhau. Mặt trên thân có màu vàng nhạt hoặc nâu sẫm tùy theo vùng sinh sống của lươn. Phía lưng thường đậm hơn, bụng trắng nhạt hoặc có những chấm đen.
Lươn thích tối, tránh ánh sáng, quen sống dưới đáy nên mắt thoái hóa và rất nhỏ, thường ngủ vào ban ngày và đêm mới hoạt động tìm mồi. Lươn có xúc giác và khứu giác khá phát triển giúp cho việc phát hiện con mồi và kẻ thù từ khoảng cách xa. Lươn sống phổ biến ở nhiều loại hình thủy vực nước tĩnh hoặc nước chảy như ao, sông, hồ, ruộng, kênh mương. Chúng thường ưa sống tầng bùn đáy nhiều hữu cơ và sinh vật đáy hoặc ở trong hang. Đôi khi gặp lươn chui rúc trong các đống cỏ, rơm rạ trong ruộng hoặc ao, kênh mương. Mùa khô chúng có thể nằm vùi dưới hang sâu trong bùn tới 1,5m. Cũng thường gặp lươn đào hang ven bờ ao, mương, hang vừa là nơi trú ẩn vừa làm nơi đẻ trứng. Lươn có cơ quan hô hấp phụ nằm trong xoang miệng với các vi huyết quản nhỏ, dày đặc và cả ở da nên có thể sống trên cạn với thời gian dài và chỉ cần giữ cho da luôn được ẩm.
Lươn là động vật có xương sống biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể biến đổi theo nhiệt độ môi trường. Lươn ưa nhiệt độ cao, nhiệt độ thích hợp từ 25-280C, lươn có thể sống ở nhiệt độ dưới 30C đến 320C, nhiệt độ quá cao (trên 320C) hay quá thấp (50C) lươn sống không bình thường, giảm ăn, chui rúc trong bùn…. Nước có pH từ7 đến 8 thích hợp cho lươn nhưng lươn có thể sống ở pH dưới 6. Chúng có thể sống ở điều kiện hàm lượng oxy thấp dưới 2 mg/l, nhờ có các cơ quan hô hấp ở xoang hầu, tuyến da và mang. Cơ quan hô hấp chính là xoang hầu và tuyến da. Lươn có thểhô hấp trực tiếp khí trời qua hai lỗ mũi khi môi trường nước thiếu dưỡng khí. Nếu trong ao nuôi nay đủ khí oxy hòa tan thì xoang hàm miệng của lươn cũng có thể hấp thu được oxy trong nước. Khi nước dơ bẩn, thiếu oxy, lươn thường ngôi đầu khỏi mặt nước để thở bằng khí trời. Tuy nhiên nếu tình trạng thiếu oxy kéo dài thì lươn phát triển chậm, dễ nhiễm bệnh. Lươn có thể sống trên cạn một khoảng thời gian dài nếu da lươn được giữ ẩm.
Lươn có khả năng chịu đựng khô hạn bằng cách chui rúc vào đất ẩm và sống ở đó hết mùa khô. Lươn sống ở đáy ao, chui ở đáy bùn và làm hang ở bờ. Hang của lươn khá sâu, đôi khi gấp tới 3 lần chiều dài thân của lươn và có nhiều cửa hang để dễ dàng di chuyển, trú ẩn hoặc trốn tránh kẻ thù, trong đó có một cửa để thu nhận khí trời giúp cho lươn hô hấp khi ở trong hang sâu. Ban ngày lươn thường ở trong hang, ban đêm lươn mới ra kiếm mồi. Lươn ăn mạnh nhất vào tháng 5 đến tháng 7 và béo nhất vào mùa thu và mùa xuân.
1.3. Tính ăn và bắt mồi
Theo các tài liệu, lươn là loài ăn tạp thiên về động vật, rất ham ăn và hung dữ. Tuy nhiên chúng cũng dễ chuyển đổi khi loại thức ăn thích hợp bị khan hiếm. Trương Thủ Khoa cho rằng lươn ăn động vật. Theo Rainboth, lươn là loài địch hại, chúng thích ăn giáp xác, nhuyễn thể. Theo Ngô Trọng Lư (2007), thì lươn là loài ăn tạp nhưng thích ăn động vật có mùi tanh. Khi còn nhỏ, lươn ăn sinh vật phù du, giai đoạn tiếp ăn côn trùng, trùn chỉ, bọ gậy, ấu trùng chuồn chuồn, ăn cả mùn bã, mảnh vụn hữu cơ. Lươn lớn ăn giun, ốc, tôm, tép, cá con, nòng nọc và những động vật trên cạn gần mép nước… Ngoài ra lươn còn có khả năng chịu nhịn đói từ1-2 tuần và trọng lượng có thể bị giảm đi một nửa.
Những người khai thác lươn ở nước ta nhận thấy lươn rất thích những thức ăn động vật và có mùi tanh như giun (trùn), giáp xác, nhuyễn thể, nòng nọc, cua, ốc, tôm tép và cá con, nên thường sử dụng những loại mồi đó (để sống, đập nát hoặc có thể nướng chín cho có mùi thơm) đặt trong ống trúm để nhử lươn chui vào. Lươn cũng có thể sử dụng nhiều loại thức ăn phụ khác như phụ phẩm lò mổ và xí nghiệp chế biến thủy sản, đồ phế thải của nhà bếp, thịt trai, ốc, nhộng tằm, tiết gia súc gia cầm. Ngoài ra chúng còn ăn thức ăn
chế biến, thức ăn viên công nghiệp dành cho gia súc, gia cầm và cá. Khi khan hiếm thức ăn nguồn gốc động vật, chúng ăn cả chất bột như lúa, gạo, cám nấu chín, rau bèo và củ, quả.
Khi thiếu thức ăn lươn có thể ăn thịt lẫn nhau. Lươn tìm thức ăn nhờ vào khứu giác là chủyếu. Khứu giác của lươn phát triển hơn thị giác (mắt) nên chúng nhận biết mồi rất nhạy và nhanh chóng tìm đến đúng chỗ có mùi đã hấp dẫn chúng. Vào mùa sinh sản, chúng hầu như không ăn. Nhiệt độ thích hợp cho chúng từ23-280C. Khi nhiệt độxuống thấp dưới 100C thì lươn ngừng kiếm ăn và đào hang sâu để qua đông. Lươn ăn mạnh nhất vào tháng 5 đến tháng 7. Lươn béo mập nhất vào mùa thu và mùa xuân trước khi lươn đẻ.
Theo Phạm văn Trang và Phạm Báu (2004), lươn có hai hình thức bắt mồi như sau:
- Bắt mồi thụ động: lươn không chủ động đi tìm mồi mà nhô đầu lên miệng hang, chờ mồi bơi đến miệng rồi đớp lấy.
- Bắt mồi chủ động: lươn chủ động đi tìm mồi. Lươn rúc vào bùn tìm bắt động vật nhỏ như: giun nước, ấu trùng côn trùng, tôm, tép, cá con, ốc, hến….
Lươn kiếm mồi bất kỳthời gian nào trong ngày, nhưng thường bắt mồi nhiều vào ban đêm. Những người khai thác lươn dựa vào tập tính này và tập trung đánh bắt lươn vào ban đêm là chủ yếu.
1.4. Đặc tính sinh trưởng
Lươn đồng có kích thước trung bình, cỡ lớn nhất được ghi nhận có
chiều dài 70-75cm, có khi tới 100cm. Lươn là loài có tốc độ tăng trưởng
chậm. Lươn mới nở có chiều dài 1,5-2cm với bọc noãn hoàng lớn, đó là
nguồn thức ăn nuôi dưỡng chúng trong những ngày đầu. Sau một tuần, noãn hoàng của lươn con tiêu biến hết và cơ thể lươn được hình thành cơ quan tiêu hóa, vây ngực tiêu biến dần, đến cuối cùng chỉ là một điểm chấm. Lúc này chiều dài lươn khoảng 3cm, lươn bơi mạnh hơn, thân dài và đã có hình dáng giống nhưlươn trưởng thành. Lươn con bắt đầu rời khỏi hang ra ngoài và tự đi kiếm ăn được.
Trong 3 tháng đầu tiên lươn chỉ đạt chiều dài 10-12cm, nặng trung bình 20-25gam/con. Tăng trọng của lươn tăng dần các tháng về sau. Trọng lượng trung bình của lươn 12 tháng tuổi từ 100-150 gam/con. Lươn 2 tuổi có trọng lượng từ 200-300 gam/con. Lươn ở miền Bắc lớn tối đa vào khoảng 500g.
Lươn phân bố ở miền Nam có kích cỡ lớn hơn, trọng lượng tối đa có thể đạt trên 1kg. Khi đủ thức ăn thì lươn béo mập, ngắn con, khi thiếu thức ăn, môi trường sống không tốt, lươn chỉ dài ra và lớn chậm. Trung bình chiều dài của lươn trên một năm tuổi (một tuổi cộng hay1+) là 24-25 cm, hai tuổi cộng (2+) là 38-40 cm và ba tuổi cộng (3+) có thể đạt tới 55 cm. Ở các tỉnh phía Bắc hiện nay hiếm khi bắt được lươn có trọng lượng trên 200gam mà chủ yếu là lươn kích thước nhỏ, bằng ngón tay hoặc lớn hơn giun (trùn đất) đôi chút (Nguyễn Mộng Hùng, 1998). Ở miền Nam lươn còn khá nhiều nhưng không còn phong phú như trước đây. Sản lượng khai thác tự nhiên ngày càng giảm nhiều, kích cỡ cũng nhỏ dần vì nguồn lợi lươn tự nhiên không kịp bù đắp. Tình trạng khai thác bừa bãi, quá mức cũng như việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, không kiểm soát trên đồng ruộng và dư lượng thuốc đi vào các thủy vực đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống cũng như sinh sản của lươn.
2. KỸTHUÂT NUÔI LƯƠN THƯƠNG PHẨM
2.1. Chuẩn bị bể nuôi lươn
Nuôi lươn thịt không khó và đã phát triển đa dạng nhiều hình thức nuôi. Ơ các tỉnh Nam bộ, tùy theo điều kiện của từng nông hộ và từng cơ sở, có thể nuôi lươn trong ao đất, trong ruộng lúa mương vườn, trong bể đất lót bạt cao su, trong bể ximăng, đôi khi cải tạo lại chuồng heo cũ là có được bể nuôi lươn khá tốt. Có nơi do thiếu điều kiện, lươn còn được nuôi trong khạp hoặc vại lớn. Tùy điều kiện kinh tế, đất đai và hiểu biết kỹ thuật của nông hộ mà lựa chọn hình thức nuôi phù hợp. Hiện nay hình thức nuôi trong bể là phổ biến, vì điều kiện nuôi trong lươn trong bể dễ quản lý, theo dõi và kiểm soát thuận tiện hơn nuôi dưới ao, mương, đồng thời đạt năng suất cao hơn, thu hoạch cũng dễ dàng hơn.
Có hai kiểu bể nuôi: (1) bể đáy phủ thêm đất và (2) bểxi măng và bể lót bạt cao su. Hiện nay đa các hộ ưa thích nuôi lươn trong bể ximăng và bể lót bạt cao su (càng trơn láng càng tốt). Trong bể đất nên có thực vật thủy sinh (bèo lục bình, rau muống..), bể ximăng có treo các bó xơ nylon để lươn có nơi trú ẩn.
+ Bể đất: diện tích từ 10-15m2, độ sâu 60-80 cm, giữ được mực nước 0,4m, có bố trí dưới gần đáy ống rút nước cạn hoặc bí nước lại khi cần. Ống phải bịt lưới để lươn không chui và và đi mất. Đất trong bể phải chọn đất thịt pha sét hoặc đất sét để không làm đục nước. Tạo một cù lao có diện tích khoảng 1/3 bể nằm ở giữa hoặc một bên của bể và trồng cây thủy sinh, phần ngập nước có thể thả một ít lục bình. Trước khi thả giống phải tháo cạn bể, rãi đều vôi bột nơi thành và đáy bể (0,7-1kg/10m2) để diệt mầm bệnh và điều chỉnh pH, phơi nắng 1-2 ngày, đưa nước vào đầy bể và ngâm 4-5 tiếng, sau đó tháo cạn nước cũ cấp nước mới để thả giống. Nên đo pH của nước trong bể trong khoảng 7-8 là thích hợp. Treo từ 2-3 hàng trong bể với khoảng 10-15 bó giá thể bằng dây nylon
+ Bể ximăng hoặc bạt cao su: diện tích 10-50m2, độ sâu 60-80cm, có thành bể thẳng đứng để hạn chế lươn thoát nước ra ngoài. Bố trí ống thoát nước sát đáy và ống cấp nước phía trên, ống nước tràn ở lưng chừng bể(cách đáy khoảng 30-40cm). Trước khi thả lươn nuôi, phải tháo cạn bể, tẩy trùng đáy và thành bể bằng nước vôi trong (1kg vôi bột hòa tan 10 lít nước, lắng lấy nước trong) hoặc chlorin 10ppm (1 gam trong 1 m3 nước). Phơi nắng bể từ 2-3 nắng cho bể khô hẳn rồi mới cấp nước mới và sạch vào bể (tốt nhất là nước chứa để cấp vào bể nuôi cũng được khử trùng). Treo trong bể từ 2-3 hàng gồm 10-15 bó giá thể bằng dây nylon, chiếm khoảng 1/3 diện tích bể (đểtạo chỗ trú bám vào và dễ ngoi lên mặt nước để thơ).
Nuôi lươn với mật độ khá cao, sẽ có tình trạng thiếu oxy trong bể nuôi, do đó nên cho máy sục khí và bố trí dàn ống dẫn khí để sử dụng khi cần thiết.
Hình 2.1: Bể ximăng nuôi lươn có giá thể là bèo lục bình
Hình 2.2. Bể nuôi lươn có giá thể xơ nilon.
2.2. Lươn giống thả nuôi
Giống lươn nhân tạo chưa sản xuất nhiều, nên nguồn lươn giống để nuôi hiện nay chủyếu đánh bắt từ tự nhiên. Để đáp ứng nhu cầu giống chất lượng nhiều cơ sở sản xuất giống và nông hộ nuôi cũng đã chủ động sản xuất giống nhân tạo.
Người thu bắt lươn giống thường có các phương pháp đặt ống tre, câu, tát ao, hoặc xúc mô. Hiện nay còn còn có tinh trạng thu bắt mang tính hủy diệt như rà điện và nhử mồi thuốc. Khi sử dụng lươn giống trong tự nhiên, cần quan sát kỹ để đánh giá chính xác chất lượng và tình trạng sức khỏe, tránh bị nhầm với lươn bị đánh bắt bằng rà điện hoặc dùng thuốc mồi nhử có độc tố. Thậm chí khi thả chung, chất thải từ lươn đã bị nhiễm mồi thuốc cũng làm cho lươn bình thường bị lây nhiễm và chết từ từ sau 1-2 tuần. Lươn bị rà điện thì yếu và chậm lớn, có thể chết sau vài tháng.
Lươn giống trong tự nhiên có nhiều kích cỡ và có gần như quanh năm, nhưng mùa lươn giống tập trung nhiều nhất là tháng 6-8, giữa đến cuối mùa mưa. Kích cỡ lươn giống thu bắt để nuôi khoảng 12-15cm, nặng từ 20-25g/con hoặc có cỡ lươn lớn 35-40g/con (1kg lươn giống lớn khoảng 25-30con). Chọn lươn giống bằng cách quan sát ngoại hình, lươn khỏe, đều cỡ, có màu sắc sáng đặc trưng của loài, thân màu vàng có chấm rõ, không bị sây sát, không bị mất nhớt, vận động co trườn nhanh nhẹn. Những con lươn có màu nhợt nhạt, có khi màu vàng xanh hoặc xám tro thì yếu và khó nuôi, sẽ tăng trưởng chậm. Khi để lươn vào thau chậu có nước, lươn yếu thường ngoi đầu lên cao, mang phình to, thường đã bị mất nhớt. Lươn bị rà điện thì ít vận động, lờ đờ, phần sau hoặc phần đầu của thân tính từ hậu môn bị mất nhiều nhớt, có khi chuyển màu. Lươn bị nhiễm thuốc mồi thì xung quanh nắp mang và hậu môn xung huyết.
Khi mua lươn giống tự nhiên nên chọn từ những nơi đánh bắt tin cậy, vận chuyền nhanh vào bể nuôi giữ tạm, tắm nước muối 3% từ 5-10 phút, thay nước sạch rồi giữ trong bể tạm 1-2 ngày để lươn hồi phục và loại bỏ những lươn yếu, bị thương hoặc có biểu hiện bệnh.
Mật độ nuôi thả lươn trong bể 30-40 con/m2, cỡ giống có thể từ 20-25; 25-30 hoặc 30-40con/kg. Nên chọn giống thả cùng một bể nuôi có kích cỡ cùng lứa, đều nhau để tránh tình trạng cạnh tranh thức ăn thậm chí con lớn vượt đàn ăn thịt những con lươn có kích cỡ nhỏ hơn.
Lương giống sản xuất bán nhân tạo có thể thả mật độ cao hơn 80-100 con/m2, chiều dài 8-12cm, khối lượng 1,0-1,5g/con.
2.3. Thức ăn
Lươn ưa thích thức ăn có nguồn gốc động vật và có mùi tanh (cá, ốc, trùn, phế phẩm lò mổ…), thức ăn có thể tươi sống hoặc tốt nhất là nấu chín, vừa với cỡ miệng của chúng. Lươn cũng ăn được thức ăn chế biến phối trộn từ nhiều nguồn đạm động vật và thực vật (đậu nành, cám, tấm, bắp, khoai trộn với cá tạp vụn, bột cá..) và cả thức ăn viên công nghiệp. Tuy nhiên do lươn có tập tính quen một loại thức ăn mới, nên người nuôi muốn cho lươn sử dụng nhiều dạng thức ăn cần chú ý từ khi bắt đầu nuôi phải luyện cho lươn ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau. Không cho lươn ăn cố định một loại thức ăn làm cho lươn quen thức ăn đó, chúng sẽ không ăn những loại thức ăn khác.
Thức ăn là cá tạp, cá vụn, ruột ốc bươu vàng, tép, phụ phẩm lò mổ…phải bằm nhỏ vừa cỡ miệng lươn. Thức ăn chế biến gồm các thành phần gốc động vật (cá tạp, bột cá…) trộn với cám gạo, bột đậu nành, tấm, bột bắp và một số chất bổ sung như premix khoáng, vitamin… và nấu chín để hạn chế sự ô nhiễm nước bể nuôi.
Bảng 1: Tỷ lệ, thành phần thức ăn tươi sống, thức ăn chế biến và khẩu phần ăn
Lươn có tập tính rất ham ăn và ăn nhiều vào lúc tối và ban đêm. Cho thức ăn vào sàn treo vào bể vừa ngập trong nước để lươn rút thức qua kẽ sàn hoặc bò vào sàn ăn. Kiểm tra và rửa sạch sàn ăn mỗi lần cho ăn thức ăn mới. Đặt sàn ăn hoặc thả thức ăn cho lươn gần với cống rút nước để