Kỹ thụât bảo quản gỗ bạch đàn, keo làm trụ chống thanh long bằng chế phẩm xm5

Thanh long là một trong số cây trồng nông nghiệp mang lại giátrịkinh tếcao. Diện tích trồng thanh long ngày càng được mởrộng tại các tỉnh miền Trung, miền Nam nước ta. Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây thanh long kéo dài trên 10 năm, do đó trụchống thanh long cần có độbền cao, đảm bảo độcứng vững suốt thời gian sửdụng. Trước đây,ngườitrồng thanh long vẫn thường dùnggỗlõi của các loại gỗquýrừng tựnhiên đểlàm trụthanh long. Hiện nay, các loài gỗquýnày rất khan hiếm, không còn đáp ứng được nhu cầu sửdụng. Vìvậy, đòi hỏi cần cósựthay đổi trong việc sửdụng nguyên liệu làm trụchốngthanh long.Trong sản xuất hiện nay đang dùng trụbằng bêtông. Trụbê tông có ưu điểm bền vững, song với điều kiện thời tiết nắng nóng của miền Trung, trụbêtôngdễ hấp thụnhiệt,gây ảnh hưởng không tốt cho cây thanh long. Keo, bạch đàn lànhững loài cây chủlực trong trồng rừng sản xuất v àcòn được trồng phân tán để đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗcủa các địa phương. Gỗbạch đàn vàkeo cótính chất cơlý đáp ứng được yêu cầulàm trụcho thanh long. Nhược điểm cơ bản của chúng là độbền tựnhiên kém, nếusửdụng ngoài trời làm trụthanh long, phần gỗtiếp giáp với đất dễbịnấm mục vàmối tấn công mãnh liệtgây hưhại nặng trong thời gian 4 -5 năm,không phù hợp với thời giantrồng vàthu hái thanh long. Đểgóp phần đa dạng hoáloại hình trụchống cho thanh long, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đãtiến hành nghiên cứu thành công kỹthuật bảo quản gỗ bạch đàn vàkeobằng chếphẩm XM5, đảm bảo đủ điều kiện về độbền đểsửdụng làm trụchống cho thanh long. Nhiều môhình sửdụng gỗbạch đàn, keo được bảo quản bằng chếphẩm XM5 làm trụ chốngcho thanh long, nọc tiêu đã được xây dựng tại các vùng trọng điểmnhư: Quảng Bình, Bình Thuận, Bình Dương, BàRịa Vũng Tàu, Đồng Nai vàthu được những kết quảkhảquan, được thực tiễn sản xuất tiếp nhận.

pdf4 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3201 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thụât bảo quản gỗ bạch đàn, keo làm trụ chống thanh long bằng chế phẩm xm5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 KỸ THỤÂT BẢO QUẢN GỖ BẠCH ĐÀN, KEO LÀM TRỤ CHỐNG THANH LONG BẰNG CHẾ PHẨM XM5 Trương Quang Chinh Phòng NC Bảo quản Lâm sản Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Thanh long là một trong số cây trồng nông nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao. Diện tích trồng thanh long ngày càng được mở rộng tại các tỉnh miền Trung, miền Nam nước ta. Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây thanh long kéo dài trên 10 năm, do đó trụ chống thanh long cần có độ bền cao, đảm bảo độ cứng vững suốt thời gian sử dụng. Trước đây, người trồng thanh long vẫn thường dùng gỗ lõi của các loại gỗ quý rừng tự nhiên để làm trụ thanh long. Hiện nay, các loài gỗ quý này rất khan hiếm, không còn đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Vì vậy, đòi hỏi cần có sự thay đổi trong việc sử dụng nguyên liệu làm trụ chống thanh long.Trong sản xuất hiện nay đang dùng trụ bằng bê tông. Trụ bê tông có ưu điểm bền vững, song với điều kiện thời tiết nắng nóng của miền Trung, trụ bê tông dễ hấp thụ nhiệt, gây ảnh hưởng không tốt cho cây thanh long. Keo, bạch đàn là những loài cây chủ lực trong trồng rừng sản xuất và còn được trồng phân tán để đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ của các địa phương. Gỗ bạch đàn và keo có tính chất cơ lý đáp ứng được yêu cầu làm trụ cho thanh long. Nhược điểm cơ bản của chúng là độ bền tự nhiên kém, nếu sử dụng ngoài trời làm trụ thanh long, phần gỗ tiếp giáp với đất dễ bị nấm mục và mối tấn công mãnh liệt gây hư hại nặng trong thời gian 4 - 5 năm, không phù hợp với thời gian trồng và thu hái thanh long. Để góp phần đa dạng hoá loại hình trụ chống cho thanh long, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu thành công kỹ thuật bảo quản gỗ bạch đàn và keo bằng chế phẩm XM5, đảm bảo đủ điều kiện về độ bền để sử dụng làm trụ chống cho thanh long. Nhiều mô hình sử dụng gỗ bạch đàn, keo được bảo quản bằng chế phẩm XM5 làm trụ chống cho thanh long, nọc tiêu… đã được xây dựng tại các vùng trọng điểm như: Quảng Bình, Bình Thuận, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai…và thu được những kết quả khả quan, được thực tiễn sản xuất tiếp nhận. MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG SINH VẬT HẠI CHỦ YẾU GỖ BẠCH ĐÀN, KEO LÀM TRỤ CHỐNG THANH LONG Nấm mục gây hại gỗ (Schizophyllum commune, Pleurotus ostreatus, Auriculanales auricula, Deadalea elegans) Đối với trụ gỗ, phần gỗ tiếp xúc trực tiếp với đất sẽ bị nấm mục gây hại ở mức độ cao nhất. Quá trình xâm nhập của nấm vào gỗ bằng một trong hai phương thức hoặc đồng thời cả hai phương thức sau: - Những sợi nấm từ gỗ đang bị nấm mục lây lan sang gỗ nguyên. - Các bào tử rơi trên bề mặt gỗ hoặc các vật thể khác rồi gặp môi trường thuận lợi sẽ nẩy mầm, phát triển thành sợi, những sợi này xâm nhập vào gỗ, chúng phát triển và duy trì mọi hoạt động sống, chính quá trình này dẫn đến sự biến màu và phân huỷ gỗ. Sợi nấm mục khi xâm nhập vào gỗ chúng tiết ra các emzim có khả năng phân huỷ các thành phần cấu tạo nên vách tế bào. Do đó, gỗ bị nấm mục gây hại làm giảm đáng kể tính chất cơ học và thời 2 gian sử dụng gỗ. Để bảo vệ gỗ dùng ngoài trời, giải pháp tích cực nhất là sử dụng thuốc bảo quản tẩm vào gỗ, tạo ra môi trường khác hẳn so với gỗ và lâm sản không được tẩm thuốc, làm mất đi các điều kiện thuận lợi cho việc nảy mầm của bào tử nấm. Thậm chí có thể phá hoại ngay các bào tử nấm. Mối Mối là côn trùng có tính chất xã hội, mỗi một tổ mối tự hình thành một quần thể, đầu tiên từ một đôi mối cánh (sau này gọi là mối vua và mối chúa nguyên thuỷ), chúng bắt đầu giao phối và đẻ trứng, sau đó nở thành mối non, từ mối non sau phân hoá thành hai loại hình lớn là loại hình sinh sản và loại hình không sinh sản. Thức ăn của mối chủ yếu có nguồn gốc từ thực vật (xenlulo) hoặc các loại nấm được cấy trong tổ. Gỗ sử dụng làm cột cọc ngoài trời thường bị các giống mối đất Odontotermes, Macrotermes, Microtermes gây hại chủ yếu. Đặc điểm sinh học cơ bản của giống mối đất là đối tượng thức ăn chính gồm vật liệu từ Xenlulo đã bị nấm mục phân giải một phần. Do vậy, trong thực tế, gỗ cột cọc thương bị nấm mục kết hợp với mối đồng thời gây hại. Xén tóc hại gỗ khô Có tên khoa học là Stromatium logicorne Newm thuộc họ Cerambycidae, loài này phân bố gần như khắp thế giới. Xén tóc hại gỗ khô có đặc điểm nổi bật là con cái trưởng thành sau khi giao phối đẻ trứng vào những kẽ nứt của gỗ. Độ ẩm từ 12–20%, chưa phát hiện loài xén tóc này đẻ trứng trong gỗ còn tươi, ẩm độ gỗ cao. Trứng đẻ tập trung 10, 20, 30 quả có khi đẻ 1–2 quả. Hai năm hoàn thành một thế hệ, có khi 3 năm mới hoàn thành một thế hệ. Giai đoạn sâu non gặm gỗ tạo thành đường hang rỗng làm mất ứng lực gỗ, làm mất giá trị sử dụng gỗ. GIỚI THIỆU CHẾ PHẨM BẢO QUẢN LÂM SẢNXM5 Chế phẩm XM5 được sản xuất theo dự án sản xuất thử nghiệm mã số KC 07. DA 01/06 - 10 do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam làm chủ trì ở dạng bột và dạng cao, hoạt chất chính là hỗn hợp muối kim loại bao gồm hai thành phần sau: CuSO4.5H2O và K2Cr2O7 hay Na2Cr2O7: ở dạng tinh thể, háo nước, màu xanh nâu, có tính sát trùng, kháng nấm, có khả năng hoà tan tốt trong nước, thấm sâu và ổn định chế phẩm trong tre, gỗ. Căn cứ vào từng mục đích sử dụng mà chế phẩm XM5 dạng bột có thể pha ở các nồng độ khác nhau. Với nồng độ dung dịch 3% - 5%, có hiệu lực chống nấm mốc và nấm hoại sinh hỗn hợp, từ 5% - 7% có hiệu lực chống côn trùng hại lâm sản, từ 10% - 15% có hiệu lực bảo quản gỗ dùng ngoài trời phòng chống nấm mục c”n trùng, hà biển gây hại. Khi dung dịch chế phẩm thấm vào gỗ, các Ion Cu2+ sẽ kết hợp với xenlulo, hemixenlulo và linhin tạo ra các liên kết ái lực và các phức chất. Còn Ion Cr6+ kết hợp với đường chuyển thành Cr3+ hỗn hợp này không tan trong nước. Với cơ chế tác dụng như vậy, XM5 là dạng chế phẩm chống chịu quá trình rửa trôi nên phù hợp để bảo quản gỗ sử dụng ngoài trời. KỸ THUẬT BẢO QUẢN GỖ BẠCH ĐÀN, KEO THEO PHƯƠNG PHÁP NGÂM THƯỜNG VÀ KHUẾCH TÁN LÀM TRỤ CHỐNG THANH LONG SỬ DỤNG NGOÀI TRỜI Kỹ thuật bảo quản gỗ theo phương pháp ngâm thường bằng XM5 dạng bột. 3 Phương pháp ngâm gỗ vào dung dịch chế phẩm bảo quản dễ thực hiện, được áp dụng ở nhiều n- ước trên thế giới. Khi ngâm gỗ trong dung dịch chế phẩm bảo quản, hoá chất bảo quản sẽ thấm sâu vào gỗ bởi quá trình khuếch tán hoặc mao dẫn, phụ thuộc vào độ ẩm của gỗ tẩm. Kỹ thuật bảo quản gỗ bạch đàn, keo làm trụ chống cho thanh long theo phương pháp ngâm thường gồm các nội dung sau đây: a) Gỗ nguyên liệu. - Gỗ bạch đàn, keo và có thể áp dụng cho cả các loài gỗ rừng tự nhiên, rừng trồng khác. - Gỗ có đường kính ≥18cm, chiều dài ≥2m đảm bảo kích thước tiêu chuẩn làm trụ thanh long. - Gỗ được bóc vỏ trước khi ngâm tẩm. b) Chế phẩm XM5 có dạng bột được pha với nước sạch tại nồng độ dung dịch 15% Ví dụ: Ta cần 100kg dung dịch đạt nồng độ 15%, thì cần 15kg chế phẩm XM5 dạng bột hoà tan trong 85kg nước sạch. c) Trang thiết bị ngâm tẩm. - Bể ngâm bằng gạch xây hoặc kim loại. - Thùng, bể pha và chứa dung dịch thuốc. - Máy bơm, cân. - Bảo hộ lao động khẩu trang, găng tay, ủng… d) Các bước ngâm tẩm. - Xếp gỗ vào bể tẩm, đóng chốt ghìm gỗ chống nổi. - Bơm dung dịch chế phẩm XM5 vào bể, gỗ phải chìm dưới dung dịch chế phẩm 10cm. - Thời gian ngâm: Đối với gỗ có độ ẩm ≥50% ngâm 20 - 25 ngày. Với gỗ có đổ ẩm <50% ngâm 10 - 15 ngày. - Vớt gỗ, kết thúc quá trình ngâm. Gỗ được vớt và kê xếp dưới mái che để gỗ khô từ từ và thuốc ổn định trong gỗ. e) Kiểm tra nồng độ dung dịch chế phẩm XM5 sau mỗi lần ngâm tẩm và pha bổ sung - Dùng ống đong, lấy 1000ml dung dịch chế phẩm trong bể ngâm. Dùng Bomme kế số 196 đo nồng độ dung dịch trong ống, đọc vạch chia độ, đối chiếu với 1000ml dung dịch chế phẩm pha đạt nồng độ 15%. Xem sự chênh lệch giữa các vạch đo của dung dịch trước và sau ngâm. Cách tính lượng thuốc bột thêm vào bể ngâm sau mỗi mẻ tẩm: (kg) 100 )NV.(NM 21  Trong đó M: là lượng XM5 bột cần cho thêm (kg) V: lượng dung dịch có trong bể ngâm (lít) N1: là nồng độ dung dịch cần thiết để ngâm tẩm (%) N2: là nồng độ dung dịch hiện có trong bể ngâm (%) Kỹ thuật bảo quản gỗ theo phương pháp khuếch tán bằng chế phẩm XM5 dạng cao. Nguyên lý cơ bản của phương pháp này chính là khi gỗ có độ ẩm cao được quét chế phẩm dạng cao trên bề mặt gỗ, do chênh lệch nồng độ, các ion của chế phẩm bảo quản sẽ khuếch tán vào sâu 4 trong gỗ. Để quá trình khuếch tán xảy ra thuận lợi, ẩm độ gỗ ít nhất phải trên 50%. Kỹ thuật bảo quản gỗ theo phương pháp khuếch tán gồm các nội dung sau đây: a) Gỗ nguyên liệu. - Gỗ bạch đàn, keo và có thể áp dụng cho cả các loài gỗ rừng tự nhiên, rừng trồng khác. - Gỗ tròn có đường kính ≥18cm, chiều dài ≥2m đảm bảo kích thước tiêu chuẩn làm trụ thanh long. Độ ẩm gỗ ≥70%. - Gỗ được bóc vỏ trước khi tẩm. - Nilon quấn gỗ, giấy cuộn mềm. b) Thuốc bảo quản XM5 dạng cao, hàm lượng hoạt chất: 20%. c) Các bước tiến hành - Gỗ được bóc sạch vỏ kể cả vỏ lụa, cắt bỏ các mấu mắt. - Chuẩn bị đà kê gỗ, bạt nilon ủ gỗ. - Dùng chổi mềm quét chế phẩm XM5 dạng cao lên mặt khúc gỗ sao cho chế phẩm phủ kín toàn bộ bề mặt khúc gỗ. Định mức quét 0,5kg chế phẩm/1m2 bề mặt gỗ. - Dùng giấy cuộn mềm, quấn băng lượn sóng toàn bộ khúc gỗ, quấn tiếp một lớp ni lông có tiết diện bằng lớp giấy mềm bao bên ngoài. - Bịt hai đầu khúc gỗ tẩm bằng túi nilông rồi mang kê xếp thành đống và ủ bạt kín (có đà kê cao từ 10 – 20cm). - Xếp các khúc gỗ đã quét chế phẩm dạng cao thành một đống. - Dùng giấy dầu, bạt phủ kín đống gỗ để hạn chế gỗ thoát ẩm. - Để nguyên đống gỗ như vậy trong khoảng 25- 30 ngày, rỡ bạt ủ gỗ giữ nguyên ni lông quấn gỗ và có thể đưa ra trồng ngoài vườn làm trụ chống cho thanh long AN TOÀN LAO ĐỘNG Công nhân làm công tác ngâm tẩm bảo quản gỗ phải mang bảo hộ lao động, rửa tay bằng xà phòng sau khi kết thúc quá trình ngâm tẩm, nước rửa dụng cụ có dính XM5 đổ xuống bể chứa riêng để tiêu huỷ, không đổ xuống ao hồ, sông, suối.
Luận văn liên quan