Theo quy định tại Hiệp định này (CEPT) các mặt hàng của Việt Nam
được chia thành hai nhóm chính:
Nhóm 1: Các mặt hàng phải cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan
Các mặt hàng này có lộ trình giảm thuế từ năm 1996 và phải chạm mức 0-5% vào năm 2006, xóa bỏ hoàn toàn vào năm 2015, trong đó có một số ít mặt
hàng được thực hiện linh hoạt đến năm 2018.
Trong nhóm các mặt hàng này, có một số mặt hàng được thỏa thuận riêng,
cần lưu ý:
Các mặt hàng công nghệ thông tin (phù hợp với diện mặt hàng của WTO)
sẽ được xóa bỏ thuế ngày trong 3 năm 2008-2010.
- Các mặt hàng thuộc 12 lĩnh vực ưu tiên trong hội nhập kinh tế quốc tế sẽ
được xóa bỏ thuế quan sớm hơn 3 năm. Tức là phải xóa bỏ hoàn toàn thuế quan
vào năm 2012 thay vì vào năm 2015 như đa phần các mặt hàng khác trong nhóm
này. Trong số 12 lĩnh vực này có 9 lĩnh vực hàng hóa giữ vị trí quan trọng trong
kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, đó là: gỗ và sản phẩm gỗ, ô tô, cao su,
dệt may, nông sản, thủy sản, điện tử, công nghệ thông tin, y tế (bao gồm cả
thuốc men, thiết bị y tế).
37 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2158 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích đánh giá sự chuyển hướng thương mại cùng những tác động bất lợi của fta đã ký kết và các giải pháp vượt qua thách thức nhằm phát triên xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, bảo vệ thị trường trong nước, bảo vệ người tiêu dùng trong thời gian t, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG
DỰ ÁN HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN
EU – VIỆT NAM
HOẠT ĐỘNG CB - 2A “HỖ TRỢ BỘ CÔNG THƯƠNG
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN XUẤT
NHẬP KHẨU THỜI KỲ 2011 - 2020”.
Báo cáo chuyên đề
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ SỰ CHUYỂN HƯỚNG THƯƠNG MẠI
CÙNG NHỮNG TÁC ĐỘNG BẤT LỢI CỦA FTA ĐÃ KÝ KẾT
VÀ CÁC GIẢI PHÁP VƯỢT QUA THÁCH THỨC NHẰM
PHÁT TRIÊN XUẤT KHẨU, HẠN CHẾ NHẬP SIÊU,
BẢO VỆ THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC,
BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THỜI GIAN TỚI
PGS.TS. Phạm Tất Thắng
Nguyên giám đốc Trung tâm thông tin & công nghiệp Việt Nam
Bộ Công Thương
Hà Nội, 11 - 2010
1
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ SỰ CHUYỂN HƯỚNG THƯƠNG MẠI CÙNG
NHỮNG TÁC ĐỘNG BẤT LỢI CỦA FTA ĐÃ KÝ KẾT VÀ CÁC GIẢI
PHÁP VƯỢT QUA THÁCH THỨC NHẰM PHÁT TRIÊN XUẤT KHẨU,
HẠN CHẾ NHẬP SIÊU, BẢO VỆ THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC, BẢO
VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THỜI GIAN TỚI.
PGS.TS. Phạm Tất Thắng
Viện nghiên cứu Thương mại
Tóm tắt
Quá trình gia nhập FTA đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho nền
kinh tế Việt Nam nói chung và ngành thương mại nói riêng. Bài viết tập trung
vào phân tích tác động của các cam kết trong FTA đối với thương mại Việt Nam
thông qua quá trình 1) Hiểu được các cam kết của Việt Nam trong FTA; 2) Quá
trình thực hiện của Việt Nam; 3) Đánh giá những Ảnh hưởng của việc thực hiện
các cam kết này trên các phương diện về bảo hộ thực tế đối với một số ngành
hàng, tới hoạt động xuất nhập khẩu và cán cân thanh toán của Việt Nam; 4) Đề
xuất các giải pháp nhằm thực hiện các cam kết FTA trong bối cảnh của Việt
Nam hiện nay.
I. Tóm lược các cam kết của Việt Nam trong các thỏa thuận khu vực
Mậu dịch tự do (FTA) đã ký thời gian vừa qua
1. Các cam kết trong khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)
Thỏa thuận AFTA được thực hiện từ năm 1996, nhưng Việt Nam chỉ thực
sự cắt giảm thuế quan từ năm 1999, khi mà các mặt hàng đầu tiên từ Danh mục
loại trừ tạm thời (TEL) được chuyển vào cắt giảm thuế quan theo quy định của
Hiệp định CEPT.
2
Theo quy định tại Hiệp định này (CEPT) các mặt hàng của Việt Nam
được chia thành hai nhóm chính:
Nhóm 1: Các mặt hàng phải cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan
Các mặt hàng này có lộ trình giảm thuế từ năm 1996 và phải chạm mức 0-
5% vào năm 2006, xóa bỏ hoàn toàn vào năm 2015, trong đó có một số ít mặt
hàng được thực hiện linh hoạt đến năm 2018.
Trong nhóm các mặt hàng này, có một số mặt hàng được thỏa thuận riêng,
cần lưu ý:
Các mặt hàng công nghệ thông tin (phù hợp với diện mặt hàng của WTO)
sẽ được xóa bỏ thuế ngày trong 3 năm 2008-2010.
- Các mặt hàng thuộc 12 lĩnh vực ưu tiên trong hội nhập kinh tế quốc tế sẽ
được xóa bỏ thuế quan sớm hơn 3 năm. Tức là phải xóa bỏ hoàn toàn thuế quan
vào năm 2012 thay vì vào năm 2015 như đa phần các mặt hàng khác trong nhóm
này. Trong số 12 lĩnh vực này có 9 lĩnh vực hàng hóa giữ vị trí quan trọng trong
kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, đó là: gỗ và sản phẩm gỗ, ô tô, cao su,
dệt may, nông sản, thủy sản, điện tử, công nghệ thông tin, y tế (bao gồm cả
thuốc men, thiết bị y tế).
Nhóm 2: Nhóm các mặt hàng nông sản nhạy cảm
Đó là những mặt hàng nông sản chưa chế biến như: gạo, hoa quả, thực
phẩm, đường v.v bao gồm 89 dòng thuế. Những mặt hàng này không phải xóa
bỏ thuế quan mà chỉ giảm thuế theo lộ trình bắt đầu từ năm 2004 xuống đạt mức
thuế cao nhất là 5% vào năm 2013; riêng mặt hàng đường vào năm 2010.
Ở đây có một lưu ý: các nước được phép tự xây dựng một danh mục các
mặt hàng để loại trừ khỏi phạm vi thực hiện CEPT (GEL) nhằm bảo vệ sức khỏe
cộng đồng, giữ gìn môi trường sinh thái, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống,
chuẩn mực đạo đức, giữ gìn an ninh, quốc phòng. Thực chất đây là những mặt
3
hàng được phép bảo hộ trong một chừng mực nhất định. Tuy nhiên từ năm 2005
đến nay, Việt Nam đã cân nhác và đưa nhiều mặt hàng thuộc diện GEL vào thực
hiện CEPT, trong đó quan trọng nhất là thiết bị truyền phát (Rađa, điện thoại di
động…), đồ uống có cồn (Rượu bia), ô tô và xe máy.
Tuy nhiên, theo quan điểm của nhiều nước ASEAN, trong danh mục GEL
của Việt Nam hiện nay còn một số mặt hàng được coi là không phù hợp như:
Thuốc lá (thuốc lá diếu và nguyên liệu), xăng dầu.
Theo thỏa thuận của ASEAN, nhằm đi theo xu hướng tự do hóa thương
mại và tăng cường sự thống nhất trong nội khối, ASEAN sẽ không chỉ dừng lại ở
mức độ giảm thuế xuống từ 0-5% mà sẽ quyết định xóa bỏ thuế quan vào năm
2010 đối với ASEAN 6 (gồm Brunei; Indonesia, Malaisia, Philipines, Singapore
và Thailand) và toàn bộ ASEAN vào năm 2015 (trong đó có 7% tổng số dòng
thuế được linh hoạt đến năm 2018, trên thực tế số này là rất ít).
Như vậy, đối với Việt Nam, về cơ bản đến năm 2015 các mặt hàng sẽ
được xóa bỏ thuế quan trong khuôn khổ này. Đây cũng là thời đểm cộng đồng
kinh tế ASEAN sẽ ra đời theo mục tiêu đã được các nhà lãnh đạo ASEAN cùng
thống nhất. Ở đây sẽ xẩy ra một tác động kép: Hầu hết các mặt hàng nông sản
hiện được coi là nhạy cảm đang được áp dụng chế độ chỉ phải giảm thuế sẽ phải
xóa bỏ thuế quan, có thể sẽ có thêm những mặt hàng thuộc GEL của Việt Nam
được đưa vào thực hiện CEPT và hoạt động thương mại sẽ được thực hiện trong
một thị trường cộng đồng kinh tế ASEAN. Điều này sẽ ảnh hưởng to lớn tới hoạt
động xuất nhập khẩu và kinh doanh trên thị trường nội địa của Việt Nam.
- Những cam kết trong Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) trong
khuôn khổ AFTA mà Việt Nam đã tham gia cũng sẽ có ảnh hưởng lớn lao tới sự
biến đổi của quan hệ cung cầu trên thị trường Việt Nam.
4
Trong cam kết của hiệp định ACIA, các bên đã cùng thống nhất đưa ra
những tiêu chí cụ thể cho việc dành “đối xử công bằng và bình đẳng”; “bảo hộ
an toàn và đầy đủ” cho các nhà đầu tư của nhau.
Xét riêng về khía cạnh dòng luân chuyển của tiền (và do đó sẽ ảnh hưởng
tới qun hệ cung cầu hàng hóa và ngoại hối trên thị trường) theo hiệp định ACIA
yêu cầu các nước chủ nhà cam kết cho phép tự do chuyển vào và chuyển ra khỏi
lãnh thổ của mình tất cả các khoản tiền liên quan đến đầu tư. Có thể kể ra đây
một số khoản chủ yếu sau:
+ Tiền vốn góp, bao gồm cả phần góp ban đầu.
+ Tiền lợi nhuận do hoạt động kinh doanh, kể cả thu nhập từ vốn, cổ tức,
lệ phí thu được từ quyền sở hữu trí tuệ, lệ phí chuyển giao công nghệ, lệ phí
quản lý, tiền lãi vay và thu nhập vãng lai khác thu được từ bất kỳ khoản đầu tư
được bảo hộ nào.
+ Tiền thu được từ việc bán toàn bộ hoặc một phần hoặc thanh lý bất kỳ
khoản đầu tư được bảo hộ nào.
+ Các khoản tiền trả theo hợp đồng, bao gồm các hợp đồng vay trong hoạt
động đầu tư.
+ Các khoản tiền phải trả theo những quy định về Bồi thường thiệt hại và
Tước quyền sở hữu và đền bù trong cam kết đầu tư.
+ Các khoản tiền phát sinh từ việc giải quyết tranh chấp, bao gồm xét xử
tại tòa án, hoặc thỏa thuận giữa các bên tranh chấp
+ Tiền lương và mọi thù lao của người lao động thu được ở nước ngoài
liên quan đến hoạt động đầu tư.
Tuy nhiên hiệp định ACIA cũng quy định cho phép nước chủ nhà đặt ra
một số ngoại lệ nhằm đảm bảo khả năng thực thi pháp luật và ổn định kinh tế
của mình bằng cách ngăn cản và trì hoãn việc chuyển tiền trong một số trường
5
hợp như: phá sản, vỡ nợ, vi phạm hình sự, có sự tranh chấp, thuế, các khoản tiền
liên quan đến đảm bảo an sinh xã hội, chương trình tiết kiệm bắt buộc, trợ cấp
thôi việc theo quy định của pháp luật v.v.
Theo quy định của ACIA còn có ngoại lệ nhằm đảm bảo cán cân thanh
toán. Théo đó, quy định này được xây dựng thành một điều khoản riêng không
thuộc điều khoản quy định về chuyển tiền như đã nêu ở trên, tuy nhiên đối tượng
điều chỉnh mà ngoại lệ này hướng tới cũng là những nghĩa vụ liên quan đến hoạt
động chuyển tiền của các nhà đầu tư. Điều khoản ngoại lệ này quy định: trong
trường hợp một quốc gia nào đó tham gia ký kết có khó khăn nghiêm trọng về
cán cân thanh toán và tài chính đối ngoại hoặc có nguy cơ phải đối mặt với
những vấn đề đó, có thể ban hành hoặc duy trì các hạn chế đối với đầu tư, bao
gồm cả hạn chế về thanh toán và chuyển tiền liên quan đến khoản đầu từ đó. Tuy
nhiên, để tránh trường hợp lạm dụng, làm méo mó quan hệ bình đẳng trong hoạt
động đầu tư và thương mại, các hạn chế này chỉ được áp dụng trong điều kiện
phải đảm bảo những tiêu chí sau đây:
+ Phù hợp với hiệp định thành lập IFM
+ Không phân biệt đối xử giữa các bên tham gia ký kết
+ Không được gây thiệt hại không cần thiết đối với lợi ích thương mại,
kinh tế, tài chính của bất kỳ bên ký kết nào khác
+ Không vượt quá mức cần thiết để xử lý tình huống nhằm đảm bảo an
toàn cho cán cân thanh toán
+ Quy định hạn chế này chỉ là tạm thời và phải được dỡ bỏ ngay khi tình
hình làm nguy hại tới cán cân thanh toán đã được cải thiện
+ Các quy định ngoại lệ phải được áp dụng sao cho bất kỳ bên ký kết nào
không bị rơi vào tình trạng kém thuận lợi hơn so với bất kỳ nước thứ ba nào.
6
2. Các cam kết trong khu vực Mậu dịch tự do ASEAN–Trung Quốc
(ACFTA)
Ngày 4/11/2002 tại Campuchia, các nhà lãnh đạo thượng đỉnh ASEAN -
Trung Quốc đã ký một Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN –
Trung Quốc (gọi tắt là Hiệp định khung). Chính Hiệp định khung này là căn cứ
pháp lý điều chỉnh những nội dung cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam trong
khuôn khổ khu Mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA). Ngoài ra còn 2
văn bản quan trọng có liên quan cũng tham gia điều chỉnh nội dung cam kết của
Việt Nam trong ACFTA, đó là:
- Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN –Trung Quốc được ký kết ngày
29/11/2004 trại Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.
- Biên bản ghi nhớ giữa Việt Nam – Trung Quốc được ký kết ngày
18/7/2004 tại Trung Quốc.
Dựa vào 3 văn bản đã được ký kết đó, việc cắt giảm và tự do hóa thuế
quan của Việt Nam trong khuôn khổ ACFTA được chia thành 3 danh mục hàng
hóa: Thu hoạch sớm, thông thường và nhạy cảm.
Thứ nhất: chương trình thu hoạch sớm (EHP)
Bao gồm hầu hết các mặt hàng nông sản, thủy hải sản từ chương 1 đến
chương 8 của biểu thuế nhập khẩu. Theo quy định những mặt hàng này được
thực hiện giảm thuế từ năm 2004 và xóa bỏ thuế vào năm 2008 theo lộ trình sau:
Lộ trình giảm thuế của danh mục EHP (%)
Thuế suất MFN Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
MFN ≤30% 20 15 10 5 0
15 ≤ MFN ≤ 30% 10 10 5 5 0
7
MFN < 15% 5 5 0-5 0-5 0
(Nguồn: Hiệp định khung ASEAN – Trung Quốc)
Thứ hai: Danh mục thông thường
Bao gồm các mặt hàng Việt Nam phải cắt giảm và xóa bỏ thuế quan, chiếm
tới 90% số dòng thuế của biểu thuế nhập khẩu.
Việc giảm thuế được bắt đầu từ năm 2006 theo một lộ trình giảm thuế của
danh mục thông thường, cụ thể:
Mức thuế suất ACFTA (đơn vị %)
Thuế suất
MFN
2005 2006 2007 2008 2009 2011 2013 2015
X≥ 60% 60 50 40 30 25 15 10 0
45%≤X≤60% 40 35 35 30 25 15 10 0
35%≤X≤45% 35 30 30 25 20 15 5 0
30%≤X≤35% 30 25 25 20 17 10 5 0
25%≤X≤30% 25 20 20 15 15 10 5 0
20%≤X≤25% 20 20 15 15 10 10 0-5 0
10%≤X≤15% 10 10 10 10 8 5 0-5 0
7%≤X≤10% 7 7 7 7 5 5 0-5 0
5%≤X≤7% 5 5 5 5 5 5 0-5 0
(Nguồn: Hiệp định thương mại Hàng hóa ASEAN – Trung Quốc)
8
Ngoài việc giảm thuế theo lộ trình, Việt Nam còn phải thực hiện một số
cam kết bổ sung sau:
+ Phải giảm thuế suất của ít nhất 50% các dòng thuế trong danh mục
thông thường xuống 0-5% không muộn hơn 1/1/2009
+ Phải xỏa bỏ thuế quan của 45% dòng thuế trong danh mục thông thường
không muộn hơn 1/1/2013
+ Phải xóa bỏ thuế quan của ít nhất 85% số dòng thuế vào năm 2015, số
còn lại 5% số dòng thuế - nhưng không được vượt quá 250 dòng thuế ở cấp độ
HS 6 số sẽ được xóa bỏ thuế quan vào năm 2018.
Thứ ba: Danh mục nhạy cảm (ST)
Liệt vào danh mục này Việt Nam có 388 nhóm mặt hàng ở cấp độ HS 6 số
(toàn bộ danh mục được thể hiện ở phụ lục III của Biên bản ghi nhớ) như: Trứng
gia cầm, đường, thuốc lá, động cơ, phương tiên vận tải (ô tô, xe máy), xăng dầu,
sắt thép, vật liệu xây dựng, sản phẩm điện tử - điện lanh, giấy, dệt máy v.v.
Theo thỏa thuận, những mặt hàng nằm trong danh mục nhạy cảm không
cần có lộ trình giảm thuế cụ thể theo từng năm, nhưng bị giới hạn mức thuế suất
cuối cùng và năm cuối cùng thực hiện. Cụ thể đối với Việt Nam như sau:
+ Các mặt hàng nhạy cảm thường (SL) có mức thuế suất 20% vào năm
2015, phải giảm xuống còn 0-5% vào năm 2020.
+ Các mặt hàng ngạy cảm cao (HSL): bao gồm không quá 140 nhóm mặt
hàng HS 6 số và có thuế suất 50% vào năm 2018.
Tuy nhiên theo Biên bản ghi nhớ giữa Việt Nam – Trung Quốc, một số
mặt hàng thuộc danh mục nhạy cảm có mức thuế suất cam kết sớm hơn qui định
chung, cụ thể như sau:
9
Mặt hàng Mức thuế cam kết (%) Năm
Ô tô tải trọng lớn 30 2012
Ô tô tải trọng nhỏ 45 2014
Xe máy 45 2012
Phụ tùng xe máy 13 2013
Sắt thép xây dựng 15 2014
Điện tử, điện lạnh gia dụng 10-15 2012-2013
Xăng dầu 20 2009
(Nguồn: Biên bản ghi nhớ Việt Nam – Trung Quốc)
+ Các mặt hàng còn lại của Biểu thuế nhập khẩu là các mặt hàng thuộc
diện loại trừ (không phải giảm thuế) theo quy định chung của WTO
3. Các cam kết trong khu Mậu dịch tự do ASEAN– Hàn Quốc
(AKFTA)
Ngay từ năm 2005 hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Hàn quốc đã
được ký kết, nhưng do những vướng mắc nên hiệp định phải sửa đổi nhiều lần và
đến tháng 8-2006 mới được ký lại, theo đó lộ trình cắt giảm thuế quan được thực
hiện từ năm 2007.
Theo cam kết, có 2 danh mục hàng hóa: Danh mục thông thường và Danh
mục nhạy cảm
Thứ nhất: Danh mục hàng hóa thông thường
10
Theo danh mục này, Việt Nam có 8.909 mặt hàng, chiếm khoảng 90% số
dòng thuế. Theo cam kết những mặt hàng này sẽ được cắt giảm thuế từ năm
2007 và phải xóa bỏ thuế vào năm 2016, trong đó có một số mặt hàng được linh
hoạt đến 2018.
Lộ trình cắt giảm thuế Danh mục thông thường trong AKFTA (%)
Thuế suất
MFN
2007 2008 2009 2011 2013 2015 2016
X≥ 60% 50 40 30 20 15 10 0
40%≤X<60% 40 35 25 20 15 10 0
35%≤X<40% 30 30 20 15 10 0-5 0
30%≤X<35% 30 25 20 15 10 0-5 0
25%≤X<30% 25 20 20 10 7 0-5 0
20%≤X<25% 20 15 15 10 7 0-5 0
15%≤X<20% 15 15 10 7 5 0-5 0
10%≤X<15% 10 10 8 5 0-5 0-5 0
7%≤X<10% 7 7 7 5 0-5 0-5 0
5%≤X<7% 5 5 5 5 0-5 0-5 0
X<5% Giữ nguyên
(Ghi chú: X là thuế suất MFN tại thời điểm 2005 – Nguồn hiệp định thương mại
hàng hóa – AKFTA.)
11
Ngoài những cam kết theo lộ trình trên, Việt Nam còn phải thực hiện các
cam kết bổ sung sau đây:
+ Có ít nhất 50% mặt hàng trong danh mục thông thường phải được cắt
giảm thuế quan xuống từ 0-5% vào ngày 1/1/2013.
+ Xóa bổ hoàn toàn thuế nhập khẩu của ít nhất 90% mặt hàng trong danh
mục thông thường không muộn hơn 1/1/2015
+ Xóa bỏ thuế nhập khẩu của ít nhất 95% mặt hàng trong danh mục thông
thường không muộn hơn 1/1/1016
+ Xóa bỏ thuế nhập khẩu của 100% mặt hàng trong danh mục thông
thường không muộn hơn 1/1/2018
Ngoài ra, Việt nam còn cam kết cho phép 100 mặt hàng (theo cấp độ HS 6
số) có xuất xứ từ khu công nghiệp Khai thành (Bắc Triều Tiên) được hưởng ưu
đãi AFKTA.
Thứ hai: Danh mục nhạy cảm
Thuộc danh mục này gồm 2.137 mặt hàng, chiếm 10% số dòng thuế của
Biểu thuế nhập khẩu và những mặt hàng này chiếm tới 25% kim ngạch nhập
khẩu từ Hàn Quốc (số liệu 2005).
Danh mục này được chi tiết thành 2 nhóm nhỏ: nhạy cảm thường (SL) và
nhạy cảm cao (HSL)
Theo cam kết, những mặt hàng thuộc SL gồm 855 mặt hàng, sẽ phải giảm
thuế xuống 20% vào năm 2017 và xuống mức 5% vào năm 2021.
Những mặt hàng thuộc HSL gồm 1.282 mặt hàng; được chi tiết thành 5
nhóm nhỏ, cụ thể những cam kết của Việt Nam như sau:
+ Nhóm A, gồm 108 dòng thuế, giảm thuế xuống mức 50% vào năm 2021
+ Nhóm B, gồm 378 dòng thuế, giảm thuế xuống mức 20% vào năm 2021
+ Nhóm C, giư ở mức thuế cơ sở, giảm thuế xuống mức 50% vào năm
2021
+ Nhóm D, gồm 28 dòng thuế, nhóm áp dụng hạn ngạch thuế quan
12
+ Nhóm E, gồm 768 dòng thuế, loại trừ (không phải giảm thuế, nhưng tối
đa không quá 40 dòng thuế (6 số)
Các mặt hàng còn lại trong biểu thuế nhập khẩu là những mặt hàng loại
trừ chung, phù hợp với quy định WTO (như thuốc phiện, vũ khí, đạn dược)
4. Những cam kết trong khu vực Mậu dịch tư do ASEAN - Ấn độ
(AIFTA)
Ngày 8/10/2003 tại hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Ấn độ, Hiệp định
khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Ấn độ đã được ký kết tại Bali –
Indonesia.
Theo cam kết, khu mậu dịch tự do (AIFTA) sẽ được thành lập vào năm
2011 giữa Ấn độ với ASEAN 5 (Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore và
Thailand), đến năm 2016 sẽ mở rộng ra 5 nước còn lại (Lào, Campuchia,
Myanmar, Philipin và Việt Nam).
Hiệp định khung quy định thực hiện chương trình thu hoạch sớm (EHP)
với lộ trình tự do hóa thương mại từ 1/11/2004 đến 30/10/2007, giữa Asean 6 và
Ấn độ đến 30/10/2010 đối với 4 nước còn lại. Tuy vậy, do bất đồng nên chương
trình thu hoạch sớm bị hủy bỏ vào năm 2005. Mãi đến hội nghị ASEAN 14 vào
tháng 12/2008 tại Thái Lan mô hình giảm thuế giữa ASEAN và Ấn độ mới cơ
bản được thống nhất, tuy vậy Hiệp định vẫn chưa được ký kết.
Những thỏa thuận đã đạt được có thể tóm lược là
+ Mặt hàng xóa bỏ trong danh mục thông thường chiếm 80% số dòng thuế
cấp độ HS 6 số của biểu thuế nhập khẩu, trong đó 71% số dòng thuế đạt mức 0%
vào năm 2018 và 9% số dòng thuế đạt mức 0% vào năm 2021.
+ Mặt hàng nhạy cảm (SL) Danh mục này gồm 20% số dòng thuế ở cấp
HS 6 số, sẽ được cắt giảm dần xuống tới mức 5 % vào năm 2021; sau đó 4% số
dòng thuế này sẽ phải xóa bỏ thuế quan vào năm 2024
13
+ Mặt hàng nhạy cảm cao (HSL) gồm 244 dòng HS 6 số, sẽ phải cắt giảm
thuế vào năm 2024 và được chia thành 3 nhóm:
Nhóm 1: Giảm xuống mức 50% gồm 14 dòng HS 6 số
Nhóm 2: Cắt giảm 50% mức thuế suất gồm 93 dòng HS 6 số
Nhóm 3: Cắt giảm 25% mức thuế suất gồm 137 dòng HS 6 số
Danh mục loại trừ hoàn toàn (không phải cắt giảm thuế) gồm 485 dòng
thuế HS 6 số chiếm khoảng 10% số dòng thuế, gọi tắt là EL
5. Những cam kết trong khu vực Mậu dịch tự do ASEAN – Úc – New
Zealand (AANZFTA)
Việc đàm phán bắt đầu từ 2005 và cuối 2008 thì mới kết thúc được do
phía Úc và New zealand đặt yêu cầu tự do hóa quá cao. Hiệp định này được ký
vào tháng 12/2009 tại Thái lan, có hiệu lực vào khoảng quý III năm 2009.
Những cam kết cụ thể của Việt Nam trong AANZFTA như sau:
- Danh mục thông thường: Việt Nam xóa bỏ thuế quan 90% số dòng thuế
trong biểu thuế nhập khẩu, trong đó:
+ 54% số dòng thuế vào năm 2016
+ 85% số dòng thuế vào năm 2018
+ 90% số dòng thuế vào năm 2020
- Ngoài ra Việt Nam cũng cam kết xóa bỏ thuế quan vào năm 2016 cho
một số sản phẩm mà Úc và Newzealand đặc biệt quan tâm như: thịt bò, thịt cừu,
sữa nguyên liệu, sản phẩm sữa, gỗ ván dăm v.v.
- Danh mục nhạy cảm thường (ST1) của Việt Nam chiếm 6% số dòng
thuế của biểu thế nhập khẩu, sẽ được giảm thuế dần dần xuống mức thuế suất
cuối cùng 5% vào năm 2022.
- Danh mục nhạy cảm cao (ST2) của Việt Nam chiếm 3% số dòng thuế
của Biểu thuế nhập khẩu sẽ được duy trì ở mức thuế suất cao (giữ nguyên hoặc
giảm 5% vào năm 2022).
14
6. Những cam kết trong khu Mậu dịch tự do ASEAN – Nhật Bản
(AJCEP)
Hiệp định đối tác toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) được khởi động
đàm phán vào năm 2003, kết thức vào năm 2008. Hiệp định này thỏa thuận cả về
thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và hợp tác kinh tế.
Ở đây có sự khác biệt so với các thỏa thuận FTA khác, đó là có sự kết hợp
giữa thỏa thuận song phương và đa phương.
Việt Nam tham gia đàm phán theo cả 2 kênh, những cam kết chính là:
- Trong liên kết, phải tiến tới biến Asean thành một khu vực sản xuất
chung của Nhật bản, tạo chuỗi liên kết các khu vực sản xuất của Nhật bản với
các nước ASEAN
- Mỗi lĩnh vực cụ thể phải đạt được lợi ích cho cả 2 bên.
- Tự do hóa 90% kim ngạch trong vòng 10 năm
- Nhật Bản loại trừ các sản nông nghiệp.
Danh mục cam kết cụ thể:
Thứ nhất: Danh mục thông thương cam kết xóa bỏ thuế quan.
Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 62,2% số dòng thuế trong 10
năm, trong đó xóa bỏ thuế quan ngay khi hiệp định có hiệu lực đối với 26,3%
dòng thuế và xóa bỏ thuế quan sau 1