Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM:
Ở Mỹ: Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.
Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”.
Ở Việt Nam, theo Luật tổ chức tín dụng khoản 1 và khoản 7 Điều 20 đã xác định "tổ chức tín dụng là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ thanh toán" và trong các loại hình tổ chức tín dụng thì " ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán".
24 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5268 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích đối thủ cạnh tranh trong ngành ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÔN: NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
GIẢNG VIÊN: NGUYỄN THỊ CẨM TUYỀN
LỚP: TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG 3A
DANH SÁCH NHÓM 18 MÃ SỐ SINH VIÊN
ĐỖ THỊ ÚT HẾT 0854020104
NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG 0854020134
PHAN THỊ KIM DUYÊN 0854020080
HUỲNH TIỂU LOAN 0854020188
NGUYỄN HẢI HẬU 0854020101
PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU:
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:
KHÁI NIỆM VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:
ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:
ĐỐI THỦ CẠNH TRANH:
KHÁI NIỆM ĐỐI THỦ CẠNH TRANH:
PHÂN LOẠI ĐỐI THỦ CẠNH TRANH:
Căn cứ theo phạm vi hoạt động:
Căn cứ theo lãnh thổ:
Căn cứ theo quy mô hoạt động:
Căn cứ theo vốn chủ sở hữu:
Căn cứ theo chiến thuật sử dụng trong cạnh tranh:
QUAN TRỌNG CỦA PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG:
PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH?
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH:
NHẬN DẠNG ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG:
ĐỐI THỦ TRỰC TIẾP ĐANG TỒN TẠI:
ĐỐI THỦ GIÁN TIẾP:
ĐỐI THỦ TIỀM ẨN:
5. CÁC BIỆN PHÁP ĐỐI PHÓ VỚI ĐỐI THỦ CẠNH TRANH:
5.1. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN VỀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH:
5.1.1. Hệ thống thông tin?
5.1.2. Nguồn dữ liệu cơ bản để phân tích đối thủ cạnh tranh.
5.1.2.1. Nguồn thông tin trực tiếp:
5.1.2.2. Nguồn thông tin gián tiếp:
5.1.1.3. Các dữ liệu thu thập nên bao gồm:
5.2. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CỦA ĐỐI THỦ CẠNH TRANH:
5.2.1. Phân tích vai trò và chức năng:
5.2.1.1. Chiến lược thị trường:
5.2.1.2. Chiến lược hoạt động:
5.2.1.3. Sự phát triển dịch vụ - sản phẩm:
5.2.1.4. Chiến lược tài chính:
5.2.2. Mục tiêu của bộ phận kinh doanh:
5.2.3. Mục tiêu kinh doanh của nhóm ngân hàng:
5.3. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHIẾN LƯỢC CỦA ĐỐI THỦ CẠNH TRANH:
5.3.1. ĐIỂM MẠNH :
5.3.2. ĐIỂM YẾU :
6. GIẢI PHÁP:
CHUYÊN ĐỀ: PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
LỜI MỞ ĐẦU:
Trong quá trình kinh doanh của các ngân hàng thương mại hiện nay, điều kiện cạnh tranh đang ngày càng trở nên gây gắt. Để ngân hàng có thể quản trị tốt thị trường, khách hàng và mục tiêu kinh doanh của ngân hàng, ngân hàng cần xác định được đối thủ cạnh tranh một cách cụ thể và chính xác. Từ đó giúp ngân hàng có thể quản trị hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn.
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:
KHÁI NIỆM NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:
Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM:
Ở Mỹ: Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.
Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”.
Ở Việt Nam, theo Luật tổ chức tín dụng khoản 1 và khoản 7 Điều 20 đã xác định "tổ chức tín dụng là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ thanh toán" và trong các loại hình tổ chức tín dụng thì " ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán".
TỪ NHỮNG KHÁI NIỆM TRÊN CHÚNG TA CÓ KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT VỀ NHTM NHƯ SAU:
Ngân hàng thương mại (NHTM) là định chế tài chính trung gian, nó giao dịch trực tiếp với các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên.
Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rãi rác trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại đồng thời sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân để phát triển kinh tế xã hội.
ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:
Đặc điểm của ngân hàng thương mại được thể hiện thông qua việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ như:
Thực hiện trao đổi ngoại tệ: Lịch sử cho thấy rằng một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi ngoại tệ - một ngân hàng đứng ra mua, bán một loại tiền, chẳng hạn USD lấy một lại tiền khác, chẳng hạn Franc hay Pesos và hưởng phí dịch vụ.
Chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại: Ngay ở thời kỳ đầu, các ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với các doanh nhân địa phương những người bán các khoản nợ (khoản phải thu) của khách hàng cho ngân hàng để lấy tiền mặt. Đó là bước chuyển tiếp từ chiết khấu thương phiếu sang cho vay trực tiếp đối với các khách hàng, giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ hoặc xây dựng văn phòng và thiết bị sản xuất.
Nhận tiền gửi: Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các ngân hàng đã tìm kiếm mọi cách để huy động nguồn vốn cho vay. Một trong những nguồn vốn quan trọng là các khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng – một quỹ sinh lợi được gửi tại ngân hàng trong khoảng thời gian nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm, đôi khi được hưởng mức lãi suất tương đối cao.
Bảo quản vật có giá trị: Ngay từ thời Trung Cổ, các ngân hàng đã bắt đầu thực hiện việc lưu giữ vàng và các vật có giá khác cho khách hàng trong kho bảo quản. Một điều hấp dẫn là các giấy chứng nhận do ngân hàng ký phát cho khách hàng (ghi nhận về các tài sản đang được lưu giữ) có thể được lưu hành như tiền – đó là hình thức đầu tiên của séc và thẻ tín dụng. Ngày nay, nghiệp vụ bảo quản vật có giá trị cho khách hàng thường do phòng “Bảo quản” của ngân hàng thực hiện.
Cung cấp các tài khoản giao dịch: Cuộc cách mạng công nghiệp ở Châu Âu và Châu Mỹ đã đánh dấu sự ra đời những hoạt động và dịch vụ ngân hàng mới. Một dịch vụ mới, quan trọng nhất được phát triển trong thời kỳ này là tài khoản tiền gửi giao dịch (demand deposit) – một tài khoản tiền gửi cho phép người gửi tiền viết séc thanh toán cho việc mua hàng hóa và dịch vụ.
Cung cấp dịch vụ ủy thác: Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã thực hiện việc quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính cho cá nhân và doanh nghiệp thương mại. Theo đó ngân hàng sẽ thu phí trên cơ sở giá trị của tài sản hay quy mô họ quản lý. Chức năng quản lý tài sản này được gọi là dịch vụ ủy thác (trust service). Hầu hết các ngân hàng đều cung cấp cả hai loại: dịch vụ ủy thác thông thường cho cá nhân, hộ gia đình; và ủy thác thương mại cho các doanh nghiệp.
Cho vay tiêu dùng: là hình thức hỗ trợ tài chính cho các cá nhân thực hiện một số nhu cầu tiêu dùng hằng ngày như là đồ dùng sinh hoạt, phương tiện đi lại, cải tạo tu bổ nhà , học tập ….
Tư vấn tài chính: Các ngân hàng từ lâu đã được khách hàng yêu cầu thực hiện hoạt động tư vấn tài chính, đặc biệt là về tiết kiệm và đầu tư. Ngân hàng ngày nay cung cấp nhiều dịch vụ tư vấn tài chính đa dạng, từ chuẩn bị về thuế và kế hoạch tài chính cho các cá nhân đến tư nhân về các cơ hội thị trường trong nước và ngoài nước cho các khách hàng kinh doanh của họ.
Quản lý tiền mặt: Ngân hàng quản lý việc thu và chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lợi và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán.
Dịch vụ thuê mua thiết bị: Rất nhiều ngân hàng tích cực cho khách hàng kinh doanh quyền lựa chọn mua các thiết bị, máy móc cần thiết thông qua hợp đồng thuê mua, trong đó ngân hàng mua thiết bị và cho khách hàng thuê.
Cho vay tài trợ dự án: Các ngân hàng ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ cho chi phí xây dựng nhà máy mới đặc biệt là trong các ngành công nghệ cao.
Bán các dịch vụ bảo hiểm: Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã bán bảo hiểm tín dụng cho khách hàng, điều đó bảo đảm việc hoàn trả trong trường hợp khách hàng vay vốn bị chết hay bị tàn phế.
Cung cấp các kế hoạch hưu trí: Phòng ủy thác ngân hàng rất năng động trong việc quản lý kế hoạch hưu trí mà hầu hết các doanh nghiệp lập cho người lao động, đầu tư vốn và phát lương hưu cho những người đã nghỉ hưu hoặc tàn phế.
Cung cấp các dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán: Ngân hàng bán các dịch vụ môi giới chứng khoán, cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác mà không phải nhờ đến người kinh doanh chứng khoán.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:
Sự gia tăng nhanh chóng trong danh mục sản phẩm dịch vụ:
Ngày nay, các ngân hàng đang mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ tài chính mà họ cung cấp cho khách hàng. Qúa trình mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ đã tăng tốc trong những năm gần đây dưới áp lực cạnh tranh gia tăng từ các tổ chức tài chính khác, từ sự hiểu biết và đòi hỏi cao hơn của khách hàng, và từ sự thay đổi công nghệ. Nó cũng làm tăng chi phí của ngân hàng và dẫn đến rủi ro phá sản cao hơn. Các sản phẩm dịch vụ mới đã có ảnh hưởng tốt đến ngành công nghiệp này thông qua việc tạo ra những nguồn thu mới cho ngân hàng – các khoản lệ phí của dịch vụ không phải lãi, một bộ phận có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn so với các nguồn thu truyền thống từ lãi cho vay.
Sự gia tăng cạnh tranh:
Sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính đang ngày càng trở lên quyết liệt khi ngân hàng và các đối thủ cạnh tranh mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ. Các ngân hàng địa phương cung cấp tín dụng, kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch hưu trí, dịch vụ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng, kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch hưu trí, dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây là những dịch vụ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh trực tiếp từ các ngân hàng khác, các hiệp hội tín dụng, ngân hàng đầu tư Merrill Lynch, các công ty tài chính như GE Capital và các tổ chức bảo hiểm như Prudential. Áp lực cạnh tranh đóng vai trò như một lực đẩy tạo ra sự phát triển dịch vụ cho tương lai.
Sự gia tăng chi phí vốn:
Sự nới lỏng luật lệ kết hợp với sự gia tăng cạnh tranh làm tăng chi phí trung bình thực tế của tài khoản tiền gửi – nguồn vốn cơ bản của ngân hàng. Với sự nới lỏng các luật lệ, ngân hàng buộc phải trả lãi do thị trường cạnh tranh quyết định cho phần lớn tiền gửi. Đồng thời, Chính phủ yêu cầu các ngân hàng phải sử dụng vốn sở hữu nhiều hơn – một nguồn vốn đắt đỏ - để tài trợ cho các tài sản của mình. Điều đó buộc họ phải tìm cách cắt giảm các chi phí hoạt động khác như giảm số nhân công, thay thế các thiết bị lỗi thời bằng hệ thống xử lý điện tử hiện đại. Các ngân hàng cũng buộc phải tìm các nguồn vốn mới như chứng khoán hóa một số tài sản, theo đó một số khoản cho vay của ngân hàng được tập hợp lại và đưa ra khỏi bảng cân đối kế toán; các chứng khoán được đảm bảo bằng các món vay được bán trên thị trường mở nhằm huy động vốn mới một cách rẻ hơn và đáng tin cậy hơn. Hoạt động này cũng có thể tạo ra một khoản thu phí không nhỏ cho ngân hàng, lớn hơn so với các nguồn vốn truyền thống (như tiền gửi).
Sự gia tăng các nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất:
Các qui định của Chính phủ đối với công nghiệp ngân hàng tạo cho khách hàng khả năng nhận được mức thu nhập cao hơn từ tiền gửi, nhưng chỉ có công chúng mới làm cho các cơ hội đó trở thành hiện thực. Và công chúng đã làm việc đó. Hàng tỷ USD trước đây được gửi trong các tài khoản tiết kiệm thu nhập thấp và các tài khoản giao dịch không sinh lợi kiểu cũ đã được chuyển sang các tài khoản có mức thu nhập cao hơn, những tài khoản có tỷ lệ thu nhập thay đổi theo điều kiện thị trường. Ngân hàng đã phát hiện ra rằng họ đang phải đối mặt với những khách hàng có giáo dục hơn, nhạy cảm với lãi suất hơn. Các khoản tiền gửi “trung thành” của họ có thể dễ tăng cường khả năng cạnh tranh trên phương diện thu nhập trả cho công chúng gửi tiền và nhạy cảm hơn với ý thích thay đổi của xã hội về vấn đề phân phối các khoản tiết kiệm.
Cách mạng trong công nghệ ngân hàng:Đối mặt với chi phí hoạt động cao hơn, từ nhiều năm gần đây các ngân hàng đã và đang chuyển sang sử dụng hệ thống
hoạt động tự động và điện tử thay thế cho hệ thống dựa trên lao động thủ công, đặc biệt là trong công việc nhận tiền gửi, thanh toán bù trừ và cấp tín dụng. Những ví dụ nổi bật nhất bao gồm các máy rút tiền tự động ATM, cho phép khách hàng truy nhập tài khoản tiền gửi của họ 24/24 giờ; Máy thanh toán tiền POS được lắp đặt ở các bách hóa và trung tâm bán hàng thay thế cho các phương tiện thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng giấy; và hệ thống máy vi tính hiện đại xử lý hàng ngàn giao dịch một cách nhanh chóng trên toàn thế giới.
Từ các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM, ta thấy sự gia tăng cạnh tranh cũng là một yếu tố quan trọng cần được chú ý và phân tích nhất là trong môi trường hiện nay,khi VN gia nhập WTO, các ngân hàng thương mại nước ngoài sẽ có nhiều hoat động phong phú đa dạng tại VN và được đối xử ngang bằng theo đúng nguyên tắc tối hiệu quốc của WTO. Khi đó, NHTMNN và NHTMCP sẽ gặp phải những đối thủ nặng ký (thương hiệu, vốn, công nghệ, nhân lực, kinh nghiệm, sản phẩm …) ngay trên thị trường VN. Vì vậy, phân tích đối thủ cạnh tranh là điều mà các NHTM cần thực hiện,để có thể quản lí hoạt động NH có hiệu quả.
ĐỐI THỦ CẠNH TRANH:
KHÁI NIỆM ĐỐI THỦ CẠNH TRANH:
Đối thủ cạnh tranh trong ngành ngân hàng thương mại không chỉ là những ngân hàng cùng ngành mà còn có những tổ chức kinh tế - tài chính khác đang cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của ngành ngân hàng hoặc những sản phẩm hay dịch vụ đó thu hút khách hàng mà ngân hàng thương mại đang nhắm tới thì những tổ chức nói trên là đối thủ cạnh tranh của ngành ngân hàng thương mại.
Nói cách khác, đối thủ cạnh tranh của ngân hàng thương mại là những đối thủ cung cấp những sản phẩm hay dịch vụ có thể “thay thế” hoặc “bổ sung” được cho sản phẩm của ngân hàng thương mại.
VD: Các ngân hàng thương mại cung ứng cùng sản phẩm, dịch vụ như: nhận tiền gửi, tiết kiệm, cấp tín dụng, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu…
Các đối thủ cạnh tranh khác ngành như: công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, công ty bất động sản…Cung cấp các sản phẩm như: cho thuê tài sản, bán bảo hiểm, dịch vụ nhà đất…
PHÂN LOẠI ĐỐI THỦ CẠNH TRANH:
Căn cứ theo phạm vi hoạt động:
Đối thủ cạnh tranh trong ngành: là cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau, cùng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ.
Đối thủ cạnh tranh ngoài ngành: là sự cạnh tranh giữa ngân hàng thương mại với các tổ chức kinh tế (các công ty cho thuê tài chính, công ty bất động sản, công ty bảo hiểm,.....).
Căn cứ theo lãnh thổ:
Đối thủ cạnh tranh trong nước.
Đối thủ cạnh tranh nước ngoài.
Căn cứ theo quy mô hoạt động:
Đối thủ cạnh tranh có quy mô lớn
Đối thủ cạnh tranh có quy mô nhỏ
Căn cứ theo vốn chủ sở hữu:
Các tổ chức có 100% vốn nước ngoài
Các tổ chức có 100% vốn trong nước
Các tổ chức liên doanh
Căn cứ theo chiến thuật sử dụng trong cạnh tranh:
Những đối thủ cạnh tranh lành mạnh: là loại cạnh tranh theo đúng quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, đạo đức kinh doanh. Cạnh tranh có tính chất thi đua, thông qua đó mỗi chủ thể nâng cao năng lực của chính mình mà không dùng thủ đoạn triệt hạ đối thủ.
Những đối thủ cạnh tranh không lành mạnh:
Cạnh tranh không lành mạnh là bất cứ hành động nào trong hoạt động kinh tế trái với đạo đức nhằm làm hại các đối thủ kinh doanh hoặc khách hàng.
SỰ QUAN TRỌNG CỦA PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG:
PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH?
Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình đánh giá điểm yếu và điểm mạnh của các đối thủ hiện tại và tiềm tàng.
Những phân tích này cung cấp cho ngân hàng bức tranh về chiến lược tấn công và phòng ngự, qua đó họ sẽ xác định được những cơ hội và thách thức.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH:
Đa số các ngân hàng hoạt động trong một môi trường cạnh tranh. Trong nhiều thị trường mức độ cạnh tranh đã và đang gia tăng trong những năm gần đây theo sự xâm nhập của các ngân hàng nước ngoài. Sự gia tăng trong cạnh tranh đã tạo ra sự tăng trưởng trong nhận thức và nhận biết rằng điều cơ bản để kinh doanh thành công không chỉ phân tích thị trường và khách hàng một cách cẩn thận mà còn phải bao gồm cả phân tích chi tiết các đối thủ cạnh tranh.
Tìm hiểu và phân tích đối thủ cạnh tranh giúp cho ngân hàng có thể:
Đề ra chiến lược cho ngân hàng có thể làm vô hiệu điểm mạnh của đối thủ, đặt trọng tâm vào những dịch vụ mà nơi đó ngân hàng có thế mạnh và chọn những hoạt động một cách cẩn thận để đạt đến thành công.
Giúp cho khách hàng tiềm năng đánh giá dịch vụ của ngân hàng một cách thực tế ngược lại những gì cuả đối thủ
Chứng minh với sự tin chắc tại sao một khách hàng nên chọn ngân hàng bạn hơn là đối thủ của bạn.
Tự tin hơn bởi sự gia tăng hiểu biết về những điểm mạnh, những điểm yếu liên quan đến các dịch vụ của các ngân hàng.
NHẬN DẠNG ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG :
Việc nhận dạng đối thủ cạnh tranh trong ngành ngân hàng là quan trọng, nhằm hỗ trợ quá trình hình thành, triển khai và điểu chỉnh chiến lược một cách có hiệu quả.
Những đối thủ của ngân hàng bao gồm:
4.1. ĐỐI THỦ TRỰC TIẾP ĐANG TỒN TẠI:
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là những đối thủ cung ứng cùng một loại sản phẩm hay dịch vụ và cùng hoạt động trên một thị trường.
Vì thế, không một nhà quản trị nào có thể coi thường môi trường cạnh tranh. Nếu không hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh đồng nghĩa với thất bại. Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào sự tương tác giữa các yếu tố như số lượng tổ chức tham gia cạnh tranh, mức độ tăng trưởng của ngành, cơ cấu chi phí cố định và mức độ đa dạng hóa sản phẩm. Sự tồn tại của các nhân tố này làm tăng nhu cầu và nguyện vọng của các ngân hàng muốn đạt được và bảo vệ thị phần của mình, chúng làm cho sự cạnh tranh thêm gay gắt.
Vậy các tổ chức cần phân tích đối thủ cạnh tranh về mục tiêu tương lai, nhận định của họ đối với bản thân, chiến lược họ đang thực hiện, tiềm năng của họ để nắm và hiểu các biện pháp phản ứng và hành động mà họ có thể có.
4.2. ĐỐI THỦ GIÁN TIẾP:
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp là những đối thủ cung ứng những sản phẩm, dịch vụ không cùng chủng loại với sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng nhưng nó có thể thỏa mãn đáp ứng cùng một nhu cầu nào đó của khách hàng, trên một thị trường.
VD: Công ty cho thuê tài chính, tiệm cầm đồ………
Sự xuất hiện của các đối thủ gián tiếp là do sự phát triển của công nghệ, sự cạnh tranh này có tính năng vượt trội và giá rẻ hơn. Muốn đạt được thành công, các ngân hàng cần chú ý và dành nguồn lực để phát triển và vận dụng công nghệ vào chiến lược của mình.
4.3. ĐỐI THỦ TIỀM ẨN:
Đối thủ tiềm ẩn là những tổ chức hiện tại chưa phải là đối thủ cạnh tranh nhưng trong tương lai họ có thể gia nhập ngành và trở thành đối thủ cạnh tranh.
Việc xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới dẫn đến nguy cơ làm cho mức lợi nhuận của ngân hàng có khả năng bị suy giảm do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới với mong muốn giành được thị phần và các nguồn lực cần thiết. Ngân hàng cần nhận dạng các nguy cơ xuất hiện đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và có biện pháp chiến lược cần hạn chế nguy cơ gia nhập ngành.
VD: việc mua lại các cơ sở khác trong ngành với ý định xây dựng thị trường là biểu hiện của sự xuất hiện đối thủ mới xâm nhập.
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và xu hướng chuyển giao công nghệ dễ dàng. Tiến trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa,chính sách mở cửa của nền kinh tế cũng tạo ra nguy cơ xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới trở nên cao hơn .
5. CÁC BIỆN PHÁP ĐỐI PHÓ VỚI ĐỐI THỦ CẠNH TRANH:
5.1. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN VỀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH:
5.1.1.Hệ thống thông tin?
Các dữ liệu được thu thập, xữ lý, lưu trữ và truyền đến các bộ phận cần sử dụng nhằm mục tiêu giúp cho các nhà quản trị ngân hàng phân tích và đưa ra các quyết định trong quá trình hoạch định và kiểm soát việc thực hiện các quyết định đó. Quá trình đó di