Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có 3 yếu tố, đó là người lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động để thực hiện mục tiêu tối đa hoá giá trị của chủ sở hữu. Tư liệu lao động trong các doanh nghiệp chính là những phương tiện vật chất mà con người lao động sử dụng nó để tác động vào đối tượng lao động. Nó là một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất mà trong đó tài sản cố định (TSCĐ) là một trong những bộ phận quan trọng nhất.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì TSCĐ được sử dụng rất phong phú, đa dạng và có giá trị lớn, vì vậy việc sử dụng chúng sao cho có hiệu quả là một nhiệm vụ cần thiết.
TSCĐ nếu được sử dụng đúng mục đích, phát huy được năng suất làm việc, kết hợp với công tác quản lý sử dụng TSCĐ như đầu tư, bảo quản, sửa chữa, kiểm kê, đánh giá được tiến hành một cách thường xuyên, có hiệu quả thì sẽ góp phần tiết kiệm tư liệu sản xuất, nâng cao cả về số và chất lượng sản phẩm sản xuất và như vậy doanh nghiệp sẽ thực hiên được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của mình.
Nói tóm lại, vấn đề sử dụng đầy đủ, hợp lý công suất của TSCĐ sẽ góp phần phát triển sản xuất, thu hồi vốn đầu tư nhanh để tái sản xuất, trang bị thêm và đổi mới không ngừng TSCĐ, là những mục tiêu quan trọng khi TSCĐ được đưa vào sử dụng.
Để làm được điều đó các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải đặc biệt chú trọng đến hoạt động thống kê trong doanh nghiệp của mình. Hoạt động thống kê đóng một vai trò không nhỏ giúp cho những người quản lý doanh nghiệp nắm được toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nói chung, về tình hình thực tế, biến động vốn cố định, tình hình tăng giảm TSCĐ nói riêng để từ đó có những quyết định hợp lý trong việc điều tiết vốn, tài sản cố định một cách hợp lý nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
17 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2238 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Phân tích thống kê tài sản cố định và đàu tư dài hạn tại công ty CP chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có 3 yếu tố, đó là người lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động để thực hiện mục tiêu tối đa hoá giá trị của chủ sở hữu. Tư liệu lao động trong các doanh nghiệp chính là những phương tiện vật chất mà con người lao động sử dụng nó để tác động vào đối tượng lao động. Nó là một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất mà trong đó tài sản cố định (TSCĐ) là một trong những bộ phận quan trọng nhất.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì TSCĐ được sử dụng rất phong phú, đa dạng và có giá trị lớn, vì vậy việc sử dụng chúng sao cho có hiệu quả là một nhiệm vụ cần thiết.
TSCĐ nếu được sử dụng đúng mục đích, phát huy được năng suất làm việc, kết hợp với công tác quản lý sử dụng TSCĐ như đầu tư, bảo quản, sửa chữa, kiểm kê, đánh giá… được tiến hành một cách thường xuyên, có hiệu quả thì sẽ góp phần tiết kiệm tư liệu sản xuất, nâng cao cả về số và chất lượng sản phẩm sản xuất và như vậy doanh nghiệp sẽ thực hiên được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của mình.
Nói tóm lại, vấn đề sử dụng đầy đủ, hợp lý công suất của TSCĐ sẽ góp phần phát triển sản xuất, thu hồi vốn đầu tư nhanh để tái sản xuất, trang bị thêm và đổi mới không ngừng TSCĐ, là những mục tiêu quan trọng khi TSCĐ được đưa vào sử dụng.
Để làm được điều đó các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải đặc biệt chú trọng đến hoạt động thống kê trong doanh nghiệp của mình. Hoạt động thống kê đóng một vai trò không nhỏ giúp cho những người quản lý doanh nghiệp nắm được toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nói chung, về tình hình thực tế, biến động vốn cố định, tình hình tăng giảm TSCĐ nói riêng để từ đó có những quyết định hợp lý trong việc điều tiết vốn, tài sản cố định một cách hợp lý nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thống kê, qua thời gian nghiên cứu môn học “Thống kê kinh doanh” em đã chọn chuyên đề: Phân tích thống kê tài sản cố định (TSCĐ) và đầu tư dài hạn tại Công ty Cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải để làm bài thu hoạch cho môn học. Trong quá trình phân tích không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, em kính mong nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ của thầy.
Chuyên đề bao gồm 4 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về TSCĐ và đầu tư dài hạn
Chương 2: Khái quát về Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải
Chương 3: Phân tích thống kê TSCĐ và đầu tư dài hạn tại Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải
Chương 4: Những đề xuất kiến nghị.
CHƯƠNG I:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TSCĐ VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN
I.THỐNG KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (TSCĐ)
1.Khái niệm về TSCĐ:
TSCĐ là một bộ phận của tư liệu lao động, nó đồng thời phải thỏa mãn bốn tiêu chuẩn như sau:
Một là: Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng TSCĐ hữu hình hay do tài sản mang lại (TSCĐ vô hình )
Hai là: nguyên giá tài sản phải được xác dịnh một cách đáng tin cậy
Ba là: Thời gian sử dụng từ một năm trở lên
Bốn là: Có đủ các tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành ( các tiêu chuẩn thường thay đổi tùy theo tưng giai đoạn phát triển của nền kinh tế).
2.Phương pháp phân loại và đánh giá về TSCĐ:
TSCĐ trong đơn vị có nhiều loại. Để thuận tiện cho công tác quản lý, công tác hạch toán và các nghiên cứu về TSCĐ, đơn vị cần phải tiền hành phân loại chúng theo một só tiêu thức chủ yếu sau:
2.1Theo hình thái biểu hiện: TSCĐ của đơn vị được phân thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình
2.1.1TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do đơn vị nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình. Theo tính chất và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh TSCĐ hưu hình của doanh nghiệp phân thành các nhóm sau:
+Nhà cửa, vật kiến trúc: Gồm nhà làm việc, nhà kho, nhà xưởng, cửa hàng, chuồng, trại chăn nuôi, tháp nước, bể chứa, sân phơi…
+Máy móc thiết bị: Gồm các loại máy móc thiết bị dùng trong sản xuất kinh doanh như thiết bị động lực, máy móc, thiết bị công tác và các loại thiets bị chuyên dùng khác
+Phương tiện vận tải và thiết bị truyền dẫn: Gồm ô tô, máy kéo, tàu thuyền, toa xe, hệ thống thiết bị truyền dẫn như băng tải, hệ thống ống dẫn nước, dẫn nhiên liệu, hệ thống đường dây điện, truyền thanh, thông tin…
+Thiết bị, dụng cụ quản lý: Gồm các các thiết bị, dụng cụ phục vụ cho quản lý kinh doanh, quản lý hành chính như các thiết bị điện tử, dụng cụ đo lường, máy vi tính, máy fax…
+Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc: Gồm các loại vườn cây lâu năm (chè, café, cao su..), súc vật làm việc (trâu, bò…) và súc vật cho sản phẩm như (dê, bò…)
+Tài sản hữu hình khác: Gồm các loại TSCĐ chưa được xếp vào vào các loại trên như tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn kỹ thuật…
TSCĐ hữu hình của đơn vị có đặc điểm là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh mà vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầucho đến khi hư hỏng phải loại bỏ. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất, kinh doanh của đơn vị.
TSCĐ hữu hình thường là bộ phận chủ yếu trong tổng số tài sản và đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tình hình tài chính của đơn vị cơ sở. Vì vậy xấc định một tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình hay một khoản chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hoạt động của đơn vị.
2.1.2.TSCĐ vô hình là các tài sản không có hình thái vật chất cụ thể, nhưng xác định được giá trị và do đơn vị nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vo hình. Theo tính chất và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh TSCĐ vô hình của đơn vị được phân thành các nhóm:
+Quyền sử dụng đất có thời hạn: Bao gồm số tiền đơn vị cơ sở đã chi ra để có quyền sử dụng đất trong một thời gian nhất định, chi phí cho đền bù, giải phong, san lấp mặt bằng (đối với quyền sử dụng đất riêng biệt đối với giai đoạn đầu tư nhà cửa, vật kiến trúc trên đất), lệ phí trwocs bạn nếu có, không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất.
+Nhãn hiệu hàng hóa: Là các chi phí thực tế đơn vị cơ sở đã chi ra liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hóa.
+Quyền phát hành: Là toàn bộ các chi phí thực tế đơn vị đã chi ra để có quyền phát hành
+Phầm mềm máy tính: Là toàn bộ chi phí đơn vị cơ sở đã chi ra để có phần mềm máy vi tính.
+Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: là các khoản chi phí mà đơn vị chi ra để có được giấy phép và giấy phép nhượng quyền thực hiện công việc đó như: Giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất loại sản phẩm mới…
+Bản quyền, bằng sáng chế: Là các chi phí thực tế đơn vị cơ sở đã chi ra để có được bản quyền tác giả, bằng sáng chế.
+Công thức và cách pha chế, kiểu mẫu, thiết kế và vật mẫu.
+TSCĐ vô hình đang triển khai: TSCĐ vô hình tạo ra trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu thỏa mãn 7 điều kiện sau:
Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán
Đơn vị cơ sở dự định tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán
Đơn vị có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó
Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai.
Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó
Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó
Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho TSCĐ vô hình.
Để xác định các nguồn lực vô hình trên có thỏa mãn định nghĩa TSCĐ hay không cần phải xem xét các yếu tố: Tính có thể xác định được, khả năng kiểm soát nguồn lực và tính chắc chắn của lợi ích kinh tế trong tương lai
2.2.Theo quyền sở hữu, TSCĐ của đơn vị cơ sở được phân thành TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài:
2.2.1.TSCĐ tự có là tài sản được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách cấp,vốn vay, nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn liên doanh, các quỹ của đơn vị và các TSCĐ được biếu, tặng…đây là những TSCĐ thuộc quyền sở hữu của đơn vị.
2.2.2 TSCĐ thuê ngoài: Là TSCĐ đi thuê để sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng thuê tài sản. Căn cứ vào bản chất các điều khoản ghi trong hợp đồng thuê mà TSCĐ đi thuê được chi thành TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động.
Thuê tài sản được phân loại là thuê tài chính nếu nội dung hợp đồng thuê tài sản thể hiện việc chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền quyền sở hữu tài sản. Thuê tài sản được phân loại là thuê hoạt động nếu nội dung của hợp đồng thuê tài sản không có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản.
3.Đánh giá TSCĐ
TSCĐ từng loại tính theo đơn vị hiện vật là cơ sở để lập kế hoạch đầu tư mua sắm, xây dựng bổ sung, sửa chữa TSCĐ và đánh giá hiệu quả từng loại TSCĐ. Nhưng trong nhiều nghiên cứu khác người ta lại cần dùng đến chỉ tiêu giá trị toàn bộ TSCĐ. Trogn trường hợp này, TSCĐ của đơn vị phải được tính theo đơn vị tiền tệ. Vì vậy cần phải đánh giá TSCĐ theo các loại giá trị khác nhau để nắm được tổng hợp giá trị TSCĐ đã đầu tư ban đầu, tổng giá trị TSCĐ đã hao mòn và tổng giá trị TSCĐ còn lại.
3.1. Các loại giá dùng trong đánh giá TSCĐ:
- Nguyên giá (hay giá trị ban đầu hoàn toàn) của TSCĐ là toàn bộ chi phí của đơn vị phải bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa TSCD đó vào hoạt động sản xuất kinh doanh
- Đánh giá lại TSCĐ (hay là giá khôi phục hoàn toàn) của TSCĐ là nguyên giá của TSCĐ mới nguyên sản xuất ở kỳ báo cáo, được dùng để đánh giá lại TSCĐ cùng loại đã mua sắm ở các thời điểm trước.
- Giá còn lại của TSCĐ Là hiệu số giữa nguyên giá (hay giá đánh giá lại) với số khấu hao lũy kế
3.2.Các cách đánh giá TSCĐ:
- Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá
- Đánh giá TSCĐ theo giá ban đầu còn lại
- Đánh giá TSCĐ theo giá đánh giá lại (hay giá khôi phục hoàn toàn)
- Đánh giá TSCĐ theo giá khôi phục còn lại: Cách đánh giá này phản ánh tổng hợp giá trị TSCĐ thực tế còn lại tại thời điểm đánh giá sau khi đã trừ đi giá trị hao mòn của chúng. Chỉ tiêu này phản ánh đúng đắn nhất hiện trạng của TSCĐ vì nó đã loại trừ cả hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình.
II. ĐẦU TƯ DÀI HẠN TẠI ĐƠN VỊ
1. Khái niệm
Trong kỳ nghiên cứu, các đơn vị cơ sở có thể đầu tư vốn để thực hiện các dự án nhằm duy trì sự hoạt động và phát triển đơn vị. Ngoài ra, còn có một bộ phận vốn dài hạn được đầu tư vào một số lĩnh vực hoạt động không hoàn toàn gắn với các dự án cụ thể, có khả năng thu được lợi ích kinh tế, hoạt động đầu tư có tính chất lâu dài và quy mô vốn đầu tư tương đối lớn gọi là các khoản đầu tư dài hạn.
Để ghi nhận là đầu tư dài hạn, các khoản đầu tư phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:
-Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế (trực tiếp hoặc gián tiếp) trogn tương lai cho đơn vị từ việc đầu tư.
-Quy mô vốn đầu tư phải được xác định một cách đáng tin cậy
-Thời gian thu hồi vốn ước tính trên một năm hoặc nhiều hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành
2.Phân loại đầu tư dài hạn:
Theo tính chất và mục đích đầu tư, đầu tư dài hạn của đơn vị cơ sở được phân thành các nhóm sau:
2.1 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn gồm: Đầu tư chứng khoán dài hạn; góp vốn liên doanh; đầu tư dài hạn khác (kinh doanh bất đọng sản, cho vay dài hạn, cho thuê TSCĐ thoe phương thức cho thuê tài chính…); dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
2.2Chi phí xây dựng cơ bản dở dang.
2.3 Các khoản ký cược, ký quĩ dài hạn.
CHƯƠNG II
Khái quát về Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải
1.Lịch sử hình thành
Năm 1959 Ủy ban hành chính Thành phố Hải phòng quyết định gộp 59 nhà tư sản và tiểu tư sản chuyên sản xuất nước mắm tại Cát Hải thành Công ty hợp doanh nước mắm Cát Hải, tiền thân của xí nghiệp mắm Cát Hải và Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải ngày nay. Với số vốn ban đầu là: 1,034,686 đồng và những tài sản bằng vàng khác.
Mỗi hộ tư nhân, tiểu chủ là một cơ sở sản xuất nên địa bàn sản xuất nằm rải rác đan xen trên toàn huyện. Ở giai đoạn này nhiệm vụ của xí nghiệp vừa sản xuất vừa tiến hành chính sách cải tạo tư sản theo đường lối của Đảng và nhà nước.
Từ năm 1965- 1975 đây là giai đoạn thực hiện nhiệm vụ vừa sản xuất vừa tổ chức chiến đấu chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ. Bởi vì vậy mà sản xuất của xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về nguyên liệu cũng như về nhân lực của cơ sở sản xuất. Nguyên liệu ngư dân không đi khai thác được do máy bay Mỹ phong tỏa thủy lôi ngoài biển. Nhân lực lao động phải phân trực tham gia phòng không bắn máy bay Mỹ. Các cơ sở sản xuất phải đi sơ tán đảm bảo an toàn sản xuất và phải chia làm 3 ca làm việc liên tục. Tuy vậy nhưng vẫn phải hoàn thành mục tiêu kế hoạch về sản lượng giao nộp. Chủ yếu sản phẩm nước mắm giai đoạn này là mắm chất lượng không cao(chưa có mắm đóng chai như ngày nay).
Từ năm 1976- 1989, giai đoạn này vẫn còn là thời kỳ khó khăn của xí nghiệp. mặc dù xí nghiệp nước mắm Cầu Niệm có sáp nhập về cùng nhưng đời sống của công nhân vẫn chưa được cải thiện. Đây cũng là ảnh hưởng chung của nền sản xuất kế hoạch hóa tập trung, bao cấp trong toàn bộ nền kinh tế đất nước.
Thêm nữa vào năm 1979 sau sự kiện người Hoa đồng loạt về nước, ảnh hưởng quá lớn đến sản lượng đánh bắt cá biển của huyện Cát hải, dẫn đến nguyên liệu mua về vừa đắt, vừa hiếm, sản xuất nước mắm của xí nghiệp còn ở tình trạng chưa ổn định.
Từ năm 1990- 2000, do Nhà nước có chủ trương đổi mới chính sách kinh tế, xí nghiệp đã dần dần ổn định sản xuất và có định hướng chiến lược phát triển mới đó là chuyển biến lớn về nhận thức và tư duy dẫn đến việc tổ chức sản xuất sản phẩm cũng được thay đổi nhằm phù hợp với cơ chế thị trường (sản xuất phụ thuộc vào nhu cầu thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng). Vì thế nên sản phẩm nước mắm của xí nghiệp ngày càng được coi trọng và nâng cao về chất lượng, lấy chất lượng làm mục tiêu hàng đầu. Cho nên tỷ trọng nước mắm chất lượng cao chiếm ưu thế phần lớn trong cơ cấu sản phẩm của đơn vị. sản xuất dần ổn định, đời sống của công nhân ngày càng được nâng cao.
Tháng 6 năm 2001 xí nghiệp đã được chuyển đổi mô hình mới thành Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát hải, tuy là doanh nghiệp cổ phần nhưng vốn nước vẫn còn 30% trong Công ty. Không vì lý do này mà các cổ đông làm việc cầm chừng, ngược lại họ được sự hỗ trợ của Sở Thủy sản Hải Phòng cùng các Sở ngành Thành phố và của Huyện đã từng bước tháo gỡ những khó khăn để dần ổn định tổ chức và phát triển phù hợp với mô hình mới của Công ty cổ phần.
Từ năm 2001 đến nay sau hơn 10 năm phát triển mọi chỉ tiêu, kế hoạch của Công ty đều hoàn thành, sản lượng hàng năm đều tăng từ 20% trở lên, đời sống người lao động được nâng lên rõ rệt (Lợi tức cổ đông đạt từ 1,2 đến 2,0%)
2.Cơ cấu tổ chức
(Có sơ đồ tổ chức cụ thể trang sau)
Tùy từng thời kỳ phát triển của Công ty mà cơ cấu và mo hình tổ chức của Công ty có những thay đổi cho phù hợp, từ khi thành lập Công ty cổ phẩn đến náy thi mô hình chủ yếu vẫn là các phòng ban (hành chính) và các phân xưởng (sản xuất trực tiếp).
3.Kết quả hoạt động trong thời gian gần đây.
Là một doanh nghiệp có tiềm năng và lợi thế trong lĩnh vực khai thác, chế biến sản phẩm nước mắm Cát Hải nên trong nhiều năm liền Công ty cổ phần chế dich vụ thủy sản Cát Hải luôn đạt được mức tăng trưởng ổn định. Lợi nhuận sau thuế tăng đều hàng năm. Cụ thể kết quả 2 năm như sau:
Đơn vi: 1000đồng
STT
CHỈ TIÊU
MÃ SỐ
NĂM 2010
NĂM 2011
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1
52,432,097
75,397,143
2
Các khoản giảm trừ doanh thu
2
174,896
3
Doanh thu thuần về bán hàng và dịch vụ
10
52,257,201
75,397,143
4
Giá vốn bán hàng
11
34,300,607
48,038762
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và dịch vụ
20
17,956,594
27,358,381
6
Doanh thu hoạt động tài chính
21
44,910
46,995
7
Chi phí hoạt động tài chính
22
2,957,624
5,715,243
8
Chi phí quản lý kinh doanh
24
8,449,715
11,134,577
9
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
30
6,594,165
10,555,556
10
Thu nhập khác
31
43,920
45,847
11
Chi phí khác
32
19,891
2,328
12
Lợi nhuận khác (31- 32)
40
24,029
43,518
13
Tổng lợi nhuận trước thuế
50
6,618,194
10,599,075
14
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
51
330,909
529,953
15
Lợi nhuận sau thuế
60
6,287,285
10,069,122
CHƯƠNG 3
Phân tích thống kê TSCĐ và đầu tư dài hạn
tại Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải
I.PHÂN TÍCH THỐNG KÊ TSCĐ CỦA CÔNG TY
1.Thống kê số lượng TSCĐ: Căn cứ vào số lượng tài sản trong 3 năm của Công ty ta tính được lượng TSCĐ bình quân trong 1 năm như sau:
S =
NGTSCĐ 2009 + NG TSCĐ 2010 + NG TSCĐ 2011
3
=
8,586,365,671+ 9,752,094,230 + 9,709,094,930
3
= 9,349,184,944
Căn cứ vào số liệu TSCĐ đầu kỳ và cuối kỳ năm 2011 ta tính được giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ như sau:
Giá trị TSCĐ
=
Bình quân
năm 2011
Theo ng.giá (G)
+
Nguyen giá TSCĐ
có đầu năm
2
Nguyên giá TSCĐ
có cuối năm
=
9,709,094,930 +
2
10,039,341,085
= 9,874,218,007
2.Kết cấu TSCĐ:
Ta phân tích kết cấu của từng loại TSCĐ trong tổng TSCĐ của đơn vị như sau: (Tính cho năm 2011 )
Nhà cửa=
= 0,3486 = 34,86%
3,384,779,524
9,709,094,930
= 0.1561 = 15,61%
Kiến trúc= =
1,515,944,317
9,709,094,930
= 0.1154 = 11,54%
Máy móc=
1,119,189,322
9,709,094,930
= 0.3556 = 35,56%
P.Tiện VT=
3,452,974,234
9,709,094,930
= 0.0243 = 2,43%
ThiếtbịVP=
236,207,533
9,709,094,930
Qua nghiên cứu kết cấu TSCĐ của Công ty cho ta thấy hiện nay doanh nghiệp đang tập trung đầu tư nhiều trong lĩnh vực phương tiện vận tải (Tàu, xe chuyên dụng…), chiếm tới 35,56% với mục đích là chuyên chở thu mua nguyên vật liệu và vận chuyển thành phẩm mang đi tiêu thụ. Đây là một sự đầu tư đúng đắn nhằm hạn chế và giảm bớt đáng kể chi phí thuê vạn chuyển.
Bên cạnh đó kết cấu TSCĐ là máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng nhỏ (11,54%). Điều này cho thấy hiện nay doanh nghiệp còn đầu tư quá thấp cho máy móc thiết bị, như vậy lao động thủ công còn nhiều, tính cạnh tranh và hiệu quả tất yếu sẽ giảm. Muốn tăng năng suất lao động doanh nghiệp cần nghiên cứu tập trung đầu tư thêm máy móc vào một số công đoạn của quá trình sản xuất sản phẩm
3.Hiện trạng TSCĐ:
TSCĐ trong quá trình sử dụng sẽ bị hao mòn dưới 2 hình thức đó là hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình. Khi thống kê để đánh giá lại TSCĐ hay lập kế hoạch đầu tư mua sắm, nâng cấp sửa chữa thường ta căn cứ vào giá trị còn lại của TSCĐ, cụ thể ta sẽ tính toán hệ số còn hoạt động được của TSCĐ:
=
Hệ số hao mòn
hữu hình TSCĐ
Số khấu hao luỹ kế từ khi TSCĐ đưa vào sdụng
Nguyên giá (giá đánh giá lại) của TSCĐ
= 3,160,155,678/ 10,039,341,085= 0,3148
Từ hệ số hao mòn hữu hình ta có thể xác định hệ số còn hoạt đọng được của TSCĐ, theo công thức:
=
Hệ số còn hoạt
động được của TS
1- Hệ số hao mòn hữu hình của TSCĐ
= 1- 0.3148 = 0.6852
Hệ số này là cơ sở thông tin cho nghiên cứu thực hiện việc đầu tư nâng cấp, hay bổ sung nhằm nâng cao khả năng hoạt động của từng TSCĐ
4.Biến động TSCĐ qua các năm :
(Thể hiện qua bảng cân đối TSCĐ từ năm 2009 đến 2011):
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
TSCĐ có đầu kỳ
8,586,365,671
9,752,094,230
9,709,094,930
TSCĐ tăng trong kỳ:
Trong đó:
- Mua sắm, XD mới
- Nhận góp vốn LD
- Do đánh giá TSCĐ
- Nguyên nhân khác
1,165,728,559
1,165,728,559
132,000,000
132,000,000
330,246,155
330,246,155
TSCĐ giảm trong kỳ:
Trong đó:
- Nhượng bán
- Thanh lý
- Do góp vốn LD
- Nguyên nhận khác
174,999,300
174,999,300
TSCĐ có cuối kỳ
9,752,094,230
9,709,094,930
10,039,341,085
Qua bảng cân đối TSCĐ ta có thể tính được một số chỉ tiêu sau:
=
Hệ số tăng
(giảm)TSCĐ
Giá trị TSCĐ tăng (giảm trong kỳ)
Giá trị TSCĐ có cuối kỳ
Cụ thể:
=
Hệ số tăng
TSCĐ năm 2011
= 0.0329
330,246,155
10,039,341,085
Qua đây có thể đánh giá được trong kỳ nghiên cứu tình hình TSCD của doanh nghiệp ít có sự biến động
5.Đánh giá tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ tại đơn vị
5.1. Đánh giá tình hình trang bị TSCĐ của doanh nghiệp: Được hiện thông qua chỉ tiêu mức trang