Chuyên đề Phân tích tình hình sử dụng các sản phẩm cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh tại SacomBank chi nhánh Hóc Môn

Cùng với sự đổi mới và phát triển của đất nước, hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay đã có những thành tựu lớn khi trở thành một trong những ngành chủ đạo và góp tỷ trọng cao trong GDP của nền kinh tế. Và trong những năm qua, hoạt động ngân hàng đã góp phần tích cực trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư để mở rộng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài để tăng trưởng kinh tế trong nước. Trong năm 2006, với sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) đã thúc đẩy nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng phát triển và cạnh tranh hơn khi nước ta trở thành điểm đầu tư hấp dẫn đối với các ngân hàng nước ngoài. Trước bối cảnh đó ngành ngân hàng cần phải có nhiều nổ lực hơn để phát triển phù hợp với xu hướng hiện nay. Do đó để đánh giá ngân hàng hoạt động có hiệu quả không? Có đủ sức cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài? Thì một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng chính là hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu trong hệ thống ngân hàng thương mại ở nước ta. Nó chiếm từ 80 – 90% thu nhập và tạo ra nhiều giá trị cho mỗi ngân hàng. Tuy nhiên nó cũng đem lại nhiều rủi ro cho ngân hàng khi tỷ lệ nợ quá hạn cao. Vì vậy để nâng cao khả năng cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài, ngân hàng nước ta cần phải nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng và giảm tối đa những rủi ro tín dụng.

doc16 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2324 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình sử dụng các sản phẩm cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh tại SacomBank chi nhánh Hóc Môn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ SACOMBANK 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng 1.1.1. Hội sở 1.1.2. Chi nhánh 1.2. Bộ máy tổ chức hoạt động 1.3. Các sản phẩm nghiệp vụ của ngân hàng 1.3.1. Nghiệp vụ huy động vốn 1.3.2. Nghiệp vụ cấp tín dụng 1.3.3. Các sản phẩm khác 1.4. Kết quả hoạt động của Sacombank trong những năm gần đây 1.5. Những định hướng phát triển của ngân hàng trong thời gian sắp tới 1.5.1. Hội sở 1.5.2. Chi nhánh CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ SACOMBANK 1.1: Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng: 1.1.1: Hội sở: Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín được thành lập ngày 21/12/1991 trên cở sở hợp nhất 4 tổ chức tín dụng: là Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp, Hợp tác xã Tín dụng Lữ Gia, Tân Bình và Thành Công với các nhiệm vụ chính là huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Trụ sở chính của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín trong những ngày đầu mới thành lập tọa lạc tại số 94-96-98 Nguyễn Oanh, Quận Gò Vấp. Đến ngày 19/06/1992 dời về 920 Nguyễn Chí Thanh, Quận 5. Ngày 3/5/2000 Sacombank khai trương Hội sở bề thế tại 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3 và trong năm 2008, tòa nhà 266 Nam Kỳ Khởi Nghĩa vừa mới xây xong được vào sử dụng làm Hội sở chính của Ngân hàng. Kể từ ngày thành lập cho đến nay, Sacombank đã đạt những bước tiến thật rõ rệt khi trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Là một ngân hàng tiên phong, Sacombank đang tận dụng công nghệ và các kênh phân phối dịch vụ hiện đại làm lợi thế cạnh tranh để thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Sự kiện Sacombank chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. HCM ngày 12/7/2006 đánh dấu một bước ngoặc mới quan trọng về sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam. Sacombank là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Nhìn lại chặng đường 16 năm đã đi qua, bên cạnh những thành công trên đôi lúc Sacombank còn gặp phải những khó khăn thử thách dường như không thể đứng vững nhưng với quyết tâm, tinh thần đoàn kết của toàn thể cán bộ nhân viên và sự chỉ đạo kịp thời cùng với những chủ trương chính sách sáng suốt của Ban lãnh đạo Sacombank đã lần lượt thành lập các công ty trực thuộc và công ty liên doanh hoạt động trong các lĩnh vực quản lý tài sản, chuyển tiền kiều hối, cho thuê tài chính, chứng khoán, đầu tư và quản lý quỹ. Ngân hàng cũng đã khai trương chiến lược phát triển các dịch vụ ngân hàng phục vụ hoạt động giao dịch biên mậu. Sacombank đã thành lập Văn phòng đại diện tại Trung Quốc và đang xúc tiến việc mở chi nhánh tại Lào và Campuchia. Những năm đầu mới thành lập Sacombank chỉ có 1 Hội sở và 3 chi nhánh nhưng với tốc độ tăng trưởng hiện nay của mình thì mạng lưới hoạt động của ngân hàng đã tăng đến 207 chi nhánh và phòng giao dịch, phủ kín 44 tỉnh và thành phố trong cả nước. Và với tiêu chí ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động ngân hàng hứa hẹn mục tiêu đến năm 2010 sẽ đạt 350 chi nhánh, phòng giao dịch trong cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng cường khả năng cạnh tranh với các Tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước. Bên cạnh đó với đội ngũ cán bộ nhân viên khoảng 6000 người trẻ trung năng động nhiệt tình, mang tính chuyên nghiệp cao và luôn được bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh nghề nghiệp cũng như kỹ năng phục vụ khách hàng. Và đội ngũ cán bộ lãnh đạo nhiều kinh nghiệm trong điều hành và quản trị đã đưa ra đường lối, chủ trương, chính sách linh hoạt và đúng đắn đã đưa Sacombank từ một ngân hàng có xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất nước với số vốn điều lệ ban đầu 03 tỷ đồng và hoạt động chủ yếu tại vùng ven TP.HCM trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam (4449 tỷ VND tương đương với 278 triệu USD). Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với Thế giới cũng như hội nhập trong hệ thống Ngân hàng, Sacombank là ngân hàng thương mại cổ phần duy nhất Việt Nam có vốn đầu tư của Công ty Tài chính quốc tế (IFC) trực thuộc ngân hàng Thế giới. Ngoài ra, Sacombank còn có các cổ đông nước ngoài chiến lược là ngân hàng ANZ và Quỹ đầu tư Dragon Financial Holding. Hiện 3 cổ đông này góp vốn 27 triệu USD chiếm 30% vốn cổ phần của Sacombank. 1.1.2: Chi nhánh: Tiền thân của chi nhánh Hóc Môn là phòng giao dịch Hóc Môn được thành lập vào năm 1993 tại 19/4 Lý Thường Kiệt, Thị trấn Hóc Môn, Huyện Hóc Môn, TP.HCM trực thuộc chi nhánh Gò Vấp. Đến năm 1997 được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp II Hóc Môn trực thuộc chi nhánh Gò Vấp. Tháng 2 năm 2006, Phòng giao dịch (PGD) Trung Chánh trực thuộc chi nhánh Hóc Môn chính thức thành lập và đi vào hoạt động. PGD Trung Chánh tọa lạc tại số 145/5 Ấp Trung Chánh, Xã Trung Chánh, Huyện Hóc Môn. Vào ngày 19/10/2007, PGD Thới An chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại địa chỉ 25/3 đường Lê Văn Khương, Phường Thới An, Quận 12, TP HCM. Với vị trí nằm tại trung tâm Huyện Hóc Môn, Sacombank – Hóc Môn có nhiệm vụ là thực hiện tất cả các nghiệp vụ của Sacombank nhằm huy động vốn, cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ của Ngân hàng cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong địa bàn huyện Hóc Môn, Quận 12 và huyện Củ Chi và các khu vực lân cận. 1.2: Bộ máy tổ chức hoạt động: PHÒNG GIAO DỊCH 1.3: Các sản phẩm nghiệp vụ của ngân hàng: Là một ngân hàng bán lẻ đa năng bên cạnh các nghiệp vụ huy động và cho vay truyền thống, Sacombank đã cung ứng thêm nhiều dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày càng đa dạng và phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay của thị trường tiền tệ. Các dịch vụ mà Sacombank đã và đang cung ứng như: chuyển tiền nội địa, chuyển tiền quốc tế, thanh toán quốc tế, thu đổi ngoại tệ, kinh doanh vàng và ngoại tệ, kiều hối, chi hộ, thu hộ, thanh toán lương, quản lý quỹ, cho thuê tủ sắt, tài trợ thương mại và đặc biệt là dịch vụ thẻ, hệ thống rút tiền tự động (ATM).. thời gian qua đã mang lại nhiều sự tiện ích cho khách hàng. 1.3.1: Nghiệp vụ huy động vốn: Sacombank huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau như: tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, phát hành cổ phiếu ra công chúng bằng VND và các loại ngoại tệ khác như USD, EURO..thông qua mức lãi suất hấp dẫn, linh hoạt với nhiều hình thức tiết kiệm bậc thang. Bên cạnh đó các loại tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng còn đa dạng về kỳ hạn từ 1 tháng đến 36 tháng, tạo cơ hội cho khách hàng có thêm nhiều lựa chọn. 1.3.1.1: Tiền gửi thanh toán: Với loại tiền gửi này mục đích đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng thông qua hình thức chuyển khoản bằng VND và các loại tiền tệ khác. Hiện nay với nhu cầu trả lương nhân viên thông qua tài khoản ngân hàng của hầu hết các doanh nghiệp đã được đáp ứng bởi loại tiền gửi này tạo sự tiện lợi cho khách hàng khi chỉ cần rút tiền qua thẻ ATM. 1.3.1.2: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Sacombank đa dạng hóa các loại hình tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn với nhiều loại tiền tệ. Đặc biệt với loại hình tiền gửi bậc thang và tiết kiệm bậc thang, nếu khách hàng có số tiền gửi càng lớn thì sẽ được hưởng mức lãi suất ưu đãi cao. Với hệ thống được online toàn quốc nên khách hàng có thể gửi tiền ở một nơi và có thể rút tiền ở nhiều nơi ở bất kì chi nhánh nào thuộc hệ thống Sacombank và sẽ không bị thu phí gửi và rút tiền. 1.3.1.3: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Tương tự như tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, khi khách hàng có số tiền gửi càng lớn và kỳ hạn càng lâu thì khách hàng sẽ được hưởng mức lãi suất càng cao. Ngoài những tiện ích trên đối với loại tiền gửi này ngân hàng còn linh hoạt trong việc rút tiền trước hạn của khách hàng và luôn tạo sự tiện lợi cho khách hàng khi tính lãi rút trước hạn gồm hai loại lãi suất: lãi suất có kỳ hạn cho những tháng mà khách hàng gửi trọn tháng và lãi suất không kỳ hạn cho những ngày chưa trọn tháng. Có thể nói Sacombank là ngân hàng tiên phong trong việc lấy lợi ích của khách hàng là mục tiêu hàng đầu. 1.3.1.4: Tiền gửi khác: Ngoài các sản phẩm tiền gửi ở trên ngân hàng còn cung cấp những sản phẩm tiền gửi tiết kiệm hấp dẫn khác như tiết kiệm dự thưởng thu hút sự quan tâm chú ý của đông đảo khách hàng. Bên cạnh đó, từ ngày 20/9 đến 20/10/2007, khi gửi tiết kiệm tại Sacombank từ 50 triệu đồng (hoặc tương đương 3000USD) trở lên khách hàng sẽ được tặng ngay 01 nón bảo hiểm với mẫu mã đẹp và chất lượng cao. Và trong thời điểm hiện nay với chủ trương siết chặt tiền tệ của Ngân hàng nhà nước, Sacombank đã cung cấp sản phẩm tiết kiệm bội thu tạo thuận lợi cho khách hàng có thể hưởng được lãi suất cao nhất có thể có. Với các chương trình này ngân hàng không những huy động được lượng tiền lớn nhàn rỗi trong dân cư mà còn góp phần tích cực nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông và pháp luật của khách hàng cũng như ngân hàng. Thêm vào đó thông qua cổ phiếu STB, Sacombank phát hành cổ phiếu ra công chúng để huy động vốn. Đây là kênh huy đông hiệu quả và nhanh chóng của ngân hàng. 1.3.2: Nghiệp vụ cấp tín dụng: Bên cạnh nghiệp vụ huy động vốn ngân hàng còn có nghiệp vụ tín dụng gồm nhiều loại trong đó nghiệp vụ cho vay là chủ yếu. Ngân hàng có nhiều loại hình cho vay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng với mức lãi suất cạnh tranh, thủ tục ngày càng đơn giản nhanh chóng, áp dụng mức lãi suất cạnh tranh, cấn trừ; bao gồm: 1.3.2.1: Cho vay: Ngân hàng có nhiều loại hình cho vay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng với mức lãi suất cạnh tranh, thủ tục ngày càng đơn giản nhanh chóng, áp dụng mức lãi suất cạnh tranh, cấn trừ; bao gồm: Cho vay sản xuất kinh doanh: Tài trợ vốn đối với khách hàng là cá nhân sản xuất kinh doanh và tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần hoạt động trong các lĩnh vực tại Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh cho khách hàng. Cho vay nông nghiệp: Tài trợ vốn cho khách hàng ở khu vực nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề, kinh doanh hàng hóa dịch vụ phục vụ cho hoạt động nông nghiệp. Cho vay tiêu dùng: Tài trợ vốn cho khách hàng cá nhân có nhu cầu vốn sinh hoạt tiêu dùng gia đình. Cho vay cán bộ nhân viên: Là hình thức tài trợ vốn cho khách hàng là cán bộ nhân viên đáp ứng nhu cầu sinh hoạt phục vụ đời sống mà không cần có tài sản đảm bảo. Cho vay tiểu thương chợ: Tài trợ vốn đối với các khách hàng là tiểu thương đang kinh doanh tại chợ thông qua hợp đồng liên kết giữa Sacombank với Ban quản lý chợ để đáp ứng nhu cầu vốn trong kinh doanh cho các chủ sạp tại chợ với hình thức trả góp. Cho vay bất động sản: Là phương thức tài trợ vốn cho khách hàng thực hiện giao dịch bất động sản như mua bất động sản ( trừ trường hợp mua đi bán lại), sửa chữa, xây dựng… Cho vay lãi cấn trừ bất động sản: Đây là loại sản phẩm đầu tiên của ngân hàng áp dụng lãi cấn trừ mà chưa có ngân hàng nào áp dụng cả. Với sản phẩm này khách hàng được hưởng lãi cấn trừ từ tiền gửi thanh toán và tài khoản vay bất động sản. Ngoài ra khách hàng còn được tham gia bảo hiểm An Phước Tín. Cho vay du học và đi làm việc ở nước ngoài: Tài trợ vốn nhằm hỗ trợ cho khách hàng có nhu cầu du học hoặc làm việc có thời hạn tại nước ngoài. Cho vay thấu chi: Tài trợ vốn cho khách hàng nhằm bổ sung phần vốn thiếu hụt khi tài khoản của khách hàng tại Sacombank không đủ số dư cần thiết để thanh toán. Cho vay kinh doanh trả góp doanh nghiệp vừa và nhỏ: Là phương thức tài trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh. Cho vay sản xuất kinh doanh mở rộng tỷ lệ đảm bảo: Nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tối đa để khách hàng sản xuất. Cho vay sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời: Đáp ứng nhu cầu vốn cho cá nhân, hộ gia đình để sản xuất cá thể, làm kinh tế gia đình. Cho vay tiêu dùng đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời: Là phương thức tài trợ vốn phục vụ cho cá nhân có khoản vay nhỏ với mục đích tiêu dùng, phát triển kinh tế gia đình. Cho vay xây nhà, sửa nhà liên kết SacomReal: Hình thức tài trợ cho khách hàng có nhu cầu xây nhà, sửa nhà do Công ty Cổ phần địa ốc Sài Gòn Thương Tín ( Sacomreal) giới thiệu. Cho vay mua xe ôtô liên kết: Phục vụ cho khách hàng có nhu cầu mua xe ôtô khách từ công ty liên kết với Sacombank. Cho vay sinh hoạt tiêu dùng đối với người thân cán bộ nhân viên thuộc hệ thống Sacombank và các công ty Sacombank góp vốn: Là hình thức cấp vốn phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của người thân cán bộ nhân viên với lãi suất ưu đãi hơn so với hình thức cho vay phục vụ đời sống thông thường. Cho vay khác: Ngoài ra trong năm 2007, Sacombank được sử dụng nguồn vốn cho vay IFC và RDF II với lãi suất vay thấp và ưu đãi cho khách hàng. 1.3.2.2: Bảo lãnh: Bên cạnh nghiệp vụ cho vay là chủ yếu, Sacombank còn cung cấp nhiều loại hình bảo lãnh như: bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, phát hành thư bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh, ký xác nhận bảo lãnh trên hối phiếu…Mỗi loại đều mang đến những tiện ích đặc trưng riêng cho khách hàng đối với từng loại sản phẩm. 1.3.2.3: Thanh toán quốc tế: Hỗ trợ khách hàng trong việc thanh toán bằng các phương thức như: tài trợ xuất nhập khẩu, chuyển tiền điện tử, nhờ thu, tín dụng chứng từ… 1.3.2.4: Chiết khấu: Ngoài ra Sacombank còn đáp ứng nhu cầu chiết khấu của khách hàng với nhiều hình thức đa dạng như : chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, chiết khấu bộ chứng từ…tạo điều kiện cho khách hàng có thể đáp ứng vốn nhanh chóng và linh hoạt mà khỏi phải thông qua tài khoản vay nợ. 1.3.2.5: Bao thanh toán: Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng cho bên bán thông qua việc mua lại các khoản phải thu chưa đến hạn phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã được bên mua và bên bán hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán. Với hình thức cấp tín dụng này, ngân hàng tài trợ khoản thiếu hụt vốn này cho bên bán hàng bằng cách trả thay cho bên mua hàng. 1.3.3: Các sản phẩm khác: 1.3.3.1: Dịch vụ chuyển tiền: Chuyển tiền trong nước: Với mạng lưới hoạt động gồm trên 210 chi nhánh và phòng giao dịch trên 44 tỉnh thành trong cả nước, Sacombank thực hiện dịch vụ chuyển và nhận tiền theo yêu cầu của khách hàng với thời gian nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và kinh tế với mức phí hợp lý. Đặc biệt dịch vụ chuyển tiền nhanh tận nhà mang lại nhiều thuận lợi cho khách hàng tham gia. Chuyển tiền ra nước ngoài: Sacombank thực hiện các dịch vụ hỗ trợ khách hàng chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để sử dụng vào các mục đích khám chữa bệnh, đi công tác, du lịch, đi học, thanh toán tiền hàng hóa, thanh toán các loại phí, và lệ phí ở nước ngoài…trong phạm vi cho phép của pháp luật Việt Nam. Với mối quan hệ hợp tác với nhiều ngân hàng nước ngoài ( hệ thống Weston Union) Sacombank có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam: Ngoài ra ngân hàng còn nhận tiền chuyển của khách hàng từ nước ngoài về cho người thụ hưởng tại Việt Nam thông qua công ty kiều hối hoặc trực tiếp chuyển tiền về tài khoản tại Sacombank. Người thụ hưởng có thể nhận tiền tại bất kỳ điểm giao dịch nào của Sacombank trong thời gian nhanh nhất. 1.3.3.2: Dịch vụ thẻ: Đây là phương thức mà khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng , rút tiền mặt và thực hiện các giao dịch kèm theo như: chuyển khoản, tra cứu số dư… qua hệ thống máy rút tiền tự động. Bằng hình thức này khách hàng có thể “cất giữ và sử dụng tiền mặt một cách an toàn và tiết kiệm”. Trong thời gian gần đây việc chi trả lương nhân viên qua tài khoản đã làm cho khách hàng càng cảm thấy gần gũi hơn và những tiện ích của việc sử dụng thẻ. Hiện nay Sacombank có các loại thẻ sau: Thẻ rút tiền mặt và thanh toán Sacombank: Là thẻ dùng để rút tiền mặt từ máy rút tiền tự động (ATM), thanh toán nội địa bằng chuyển khoản không dùng tiền mặt. Thẻ tín dụng nội địa Sacombank: Là loại thẻ được tiêu dùng trước chi trả sau, ngân hàng sẽ cấp cho một hạn mức tín dụng nhất định cho khách hàng. Đây cũng là một hình thức cấp tín dụng của ngân hàng Thẻ Visa và Visa Debit: Dùng để rút tiền mặt trên tất cả các máy rút tiền có tham gia trong hệ thống tại Việt Nam và Quốc tế, đồng thời thanh toán tiền khi khách hàng đi công tác, học tập, du lịch… ở nước ngoài. 1.3.3.3 Dịch vụ khác: Dịch vụ bất đông sản: Thực hiện môi giới mua bán, quảng cáo, cho vay, định giá, tư vấn, cung cấp thông tin và một số dịch vụ hỗ trợ về bất động sản khác theo yêu cầu của khách hàng. Với các dịch vụ đa dạng mà mình cung cấp Sacombank đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Dịch vụ chi trả lương hộ: Kết hợp với việc sử dụng thẻ của khách hàng Sacombank còn đảm nhận việc chi trả lương, thưởng hoặc thù lao cho nhân viên của các doanh nghiệp bằng cách chi hộ tại doanh nghiệp hay trích tiền từ tài khoản của doanh nghiệp để trả cho nhân viên qua tài khoản hay qua tài khoản phát hành thẻ. Dịch vụ thu chi hộ tiền bán hàng: Ngân hàng thay mặt khách hàng làm nhiệm vụ thu nhận, kiểm đếm, phân loại… và báo có vào tài khoản hoặc chi tiền cho đối tác của khách hàng thông qua việc phát hành Séc hay Ủy nhiệm chi. Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ: Sacombank nhận thu đổi các loại ngoại tệ của khách vãng lai, thu mua các loại ngoại tệ trên tài khoản và bán cho khách hàng có nhu cầu. Thực hiện mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế qua các công cụ phái sinh. Dịch vụ cho thuê ngăn tủ sắt: Ngân hàng giúp cho khách hàng bảo quản tài sản vàng bạc, đá quý, nữ trang, các giấy tờ, tài liệu quan trọng một cách an toàn và bảo mật theo qui định của pháp luật. 1.4: Kết quả hoạt động của Sacombank trong những năm gần đây:  Kết thúc năm tài chính 2007, Sacombank đã gặt hái được những thành quả to lớn, đạt tốc độ tăng trưởng hàng đầu khối Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.Với những thành tựu như sau: Lợi nhuận trước thuế: 1.452 tỷ đồng, tăng 167% so với 2006; Tín dụng: 34.316 tỷ đồng, tăng 136% so với 2006; Huy động : 54.041 tỷ đồng , tăng 151% so với 2006; Tổng tài sản: 63.484 tỷ đồng, tăng 156% so với 2006. Ngoài ra trong năm 2007, Sacombank được trao tặng các bằng khen và giải thưởng uy tín, gồm: “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007” do Euromoney bình chọn; “Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2007” do Asian Banking and Finance bình chọn; “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 2007” do Cộng Đồng Các Doanh Nghiệp vừa và nhỏ Châu Âu (SMEDF) bình chọn; “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2007” do Global Finance bình chọn; Được đánh giá và xếp loại A (loại cao nhất) trong bảng xếp loại của Ngân hàng Nhà nước cho năm 2006 và xếp thứ 4 trong ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam do chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP đánh giá cho năm 2007; Bằng khen của Thủ tướng chính phủ dành cho các hoạt động từ thiện trong suốt các năm qua. 1.5: Những định hướng phát triển của ngân hàng trong thời gian sắp tới: 1.5.1: Hội sở: Về năng lực tài chính: Tiếp tục tăng nhanh vốn tự có bằng việc tăng cường tích lũy thông qua việc phát triển mạnh các quỹ dự trữ và dự phòng, phấn đấu đến cuối năm 2010 vốn tự có đạt khoảng 16.000 - 16.500 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ dollars Mỹ). Trong đó, vốn điều lệ tính đến năm 2010 đạt khoảng trên 11.500 tỷ đồng chủ yếu bằng phương thức tái đầu tư từ cổ tức của cổ đông hiện hữu. Về tổng tài sản: Tổng tài sản của Sacombank đến năm 2010 dự kiến sẽ đạt mức tối thiểu 155.000 tỷ đồng tăng gấp gần 10,5 lần so với cuối năm 2005. Trong đó, giai đoạn 2007-2010 nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư tăng trưởng bình quân 60-65%. Về hoạt động tín dụng: Tổng dư nợ cho vay đến cuối năm 2010 dự kiến sẽ đạt 82.000 – 85.000 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 65 – 70% trên tổng nguồn vốn huy động, tăng bình quân mỗi năm khoảng 55 – 60% so với năm trước. Trong đó, dư nợ cho vay nhỏ, phân tán phải chiếm tỷ trọng 55 – 60%. Nợ quá hạn chiếm tỷ trọng dưới 2%/ tổng dư nợ tín dụng. Về hoạt động kinh doanh: Trong thời kỳ kế hoạch 2006 – 2010, Sacombank sẽ tập trung hết sức vào quá trình phát triển mở rộng các dịch vụ ngân hàng; quan tâm đặc biệt đến các dịch vụ ngân hàng điện tử, ngân hàng quốc tế. Dự kiến đến năm 2010 thu nhập phi tín dụng phải chiế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHƯƠNG 1.doc
  • docBIA.doc
  • docCHƯƠNG 2.doc
  • docCHƯƠNG 3.doc
  • docLỜI MỞ ĐẦU.doc
Luận văn liên quan