1. Đặt vấn đề:
Để phát triển nền kinh tế phải có sự đầu tư chính đáng vào ngành sản xuất kinh doanh. Đối với bất kỳ ngành sản xuất kinh doanh nào đi chăng nữa, để đầu tư yếu tố cần có đầu tiên là vốn. Tuy nhiên, để tiếp cận được các nguồn vốn của các NHTM thì doanh nghiệp phải có uy tín, phải có tài sản đảm bảo mà điều này không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng đạt được vì vậy nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp là rất lớn.
Trong 10 năm trở lại đây, thị trường tài chính Việt Nam đã xuất hiện một loại hình dịch vụ cấp vốn, khá thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhất là các DNNVV trong việc tiếp cận nguồn vốn, máy móc, thiết bị, khoa học – công nghệ Hoạt động CTTC có những ưu thế và lợi ích to lớn trong việc tài trợ vốn cho doanh nghiệp và cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian qua do những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan mà hoạt động CTTC ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng chưa thực sự phát triển. Do đó, em chọn chuyên đề “Phát triển hoạt động CTTC trên địa bàn TP.HCM đến năm 2010 – Thực trạng và giải pháp” nhằm xem xét thực trạng của hoạt động CTTC trong thời gian qua đồng thời đưa ra một số giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động CTTC trên địa bàn TP.HCM.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu lịch sử hình thành của hoạt động CTTC trên thế giới và ở Việt Nam nói chung và tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đồng thời phân tích thực trạng của hoạt động CTTC ở thành phố Hồ Chí Minh để đánh giá những thành tựu đã đạt được và những hạn chế còn tồn đọng. Từ đó, nhằm đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động CTTC ở Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Chuyên đề sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp diễn giải, quy nạp kết hợp với phương pháp phân tích, so sánh số liệu.
Các tài liệu sử dụng trong chuyên đề lấy từ các sách tham khảo, các luận văn thạc sĩ, các báo chí chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, các tư liệu, văn bản pháp luật của NHNN và các cơ quan ban ngành có liên quan đến hoạt động CTTC.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu về CTTC trong đó chú trọng đến những thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân của tồn tại, tiềm năng và lợi ích của hoạt động CTTC tại thành phố Hồ Chí Minh.
5. Kết cấu nội dung:
Chuyên đề bao gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu về lịch sử hình thành của hoạt động CTTC, các hình thức CTTC, các đối tượng tham gia vào hoạt động CTTC, lợi ích của hoạt động CTTC và liệt kê một số rủi ro liên quan đến hoạt động CTTC.
Chương 2: Nêu lên thực trạng của hoạt động CTTC tại TP.HCM, những thành tựu đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trên, và cho thấy tiềm năng của hoạt động CTTC trên địa bàn TP.HCM.
Chương 3: Đề ra một số định hướng phát triển hoạt động CTTC trên địa bàn TP.HCM đến năm 2010, đồng thời đưa ra một số giải pháp và kiến nghị đến các cơ quan có liên quan như: NHNN, các cơ quan ban ngành có liên quan và chính bản thân các công ty CTTC nhằm phát triển hoạt động CTTC tại TP.HCM đến năm 2010.
19 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1878 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Phát triển hoạt động cho thuê tài chính trên địa bàn TP HCM đến năm 2010: Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động CTTC:
Từ trước công nguyên đã xuất hiện nhu cầu thuê tài sản để phục vụ cho công việc sản xuất và sinh hoạt của nông dân tự do, thợ tiểu thủ công…nên một số người có tài sản nhàn rỗi có thể cho thuê nhằm tìm kiếm thêm thu nhập từ việc nhận được phí cho thuê tài sản. Tài sản được đem ra giao dịch rất đa dạng bao gồm: công cụ sản xuất nông nghiệp, súc vật kéo, nhà cửa, đất ruộng,…Tài liệu cổ nhất về các giao dịch cho thuê tài sản mà các nhà nghiên cứu mới tìm ra được đã xuất hiện từ năm 2800 năm trước công nguyên tại thành phố Sumerian của người UR và để điều chỉnh hoạt động thuê và cho thuê tài sản này thì nhiều hệ thống pháp lý đã đề cập đến nó. Tuy nhiên, văn bản quan trọng nhất về luật thuê tài sản được ban hành năm 1700 trước công nguyên khi vua Babilon là Hammurabi đã kết hợp các hợp đồng cổ của Sumerian và Achian về thuê mướn thành một bộ luật lớn.
Đến đầu thế kỉ XIX, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và kinh tế hàng hóa đã tạo ra được nhiều sản phẩm mới mà một cá nhân hay một tổ chức hành chính, kinh tế nào đó không thể và cũng không cần thiết phải mua sắm đủ những sản phẩm của những người sản xuất khác để phục vụ cho mục đích tiêu dùng ngày càng tăng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hình thức cho thuê tài sản ngày càng được chấp nhận một cách rộng rãi do nó là một hình thức tài trợ có tính an toàn cao, tiện lợi và hiệu quả đối với các bên tham gia. Chính vì vậy, hoạt động thuê và cho thuê ngày càng có sự gia tăng đáng kể về số lượng và chủng loại thiết bị, tài sản cho thuê đã tạo nên sự thay đổi về tính chất giao dịch và đòi hỏi phải có những hình thức cho thuê tài sản mới phù hợp với nhu cầu của người thuê tài sản. Từ lúc này, nghiệp vụ cho thuê tài sản phát triển với các hình thức khác nhau ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của người thuê như: thuê vận hành (Operating Lease), thuê tài chính (Finance Lease).
Vào năm 1952, hình thức cho thuê tài chính hay còn gọi là thuê mua xuất hiện ở Hoa Kỳ do một công ty tư nhân tên là United States Leasing Corporation đưa ra cho các doanh nghiệp nhằm đáp ứng những nhu cầu vốn trung và dài hạn của họ. Sau đó, nghiệp vụ cho thuê tài chính đã chuyển sang Châu Âu và phát triển mạnh mẽ tại đó từ những năm của thập kỷ 60 và đã được đưa vào luật thuê mua của Pháp (1960) với tên gọi “Credit Bail”, cũng vào năm đó hợp đồng thuê mua đầu tiên đã xuất hiện ở Anh với giá trị giao dịch 18.000 GBP.
Đến những năm của thập kỷ 70 thế kỷ XX thì nghiệp vụ cho thuê tài chính cũng bắt đầu được phát triển mạnh mẽ ở châu Á và nhiều khu vực khác trên thế giới. Nhật là quốc gia Châu Á đầu tiên có ngành kinh doanh cho thuê sớm nhất với sự ra đời của công ty cho thuê Orient (Orient Leasing Corporation). Năm 1971, tổng giá trị hợp đồng cho thuê của 31 công ty cho thuê lớn nhất ở Nhật là 726 triệu USD, năm 1981 là 7.500 triệu USD, tăng hơn 10 lần so với năm 1970. Đến những năm 1970, hoạt động CTTC bắt đầu xuất hiện ở Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonexia, đến cuối những năm 70 đầu năm 80, hoạt động CTTC đã phát triển ở hầu hết các nước Châu Á.
Trong những năm gần đây, doanh thu từ hoạt động CTTC trên thế giới đã có nhiều dấu hiệu khả thi, trung bình hàng năm ở Hàn Quốc là 17 tỷ USD, ở Thái Lan là 2 tỷ USD…Tại Mỹ, ngành CTTC chiếm khoảng 25% đến 30% tổng số tiền tài trợ cho các giao dịch mua bán thiết bị hàng năm của các doanh nghiệp. Và tổng doanh thu hàng năm của “nền công nghiệp” CTTC ước đạt trên 500 tỷ USD với đà tăng trưởng ở tốc độ trung bình 7%/năm.
1.2. Khái niệm về CTTC và các hình thức CTTC:
1.2.1. Khái niệm về CTTC
CTTC là hợp đồng tín dụng trung và dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản giữa một bên là tổ chức tín dụng (bên CTTC) với một bên là khách hàng thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng. Khi kết thúc thời hạn thuê, khách hàng được quyền mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê. Trong thời hạn thuê các bên không được đơn phương hủy bỏ hợp đồng.
Theo Nghị định số 16/2001/NĐ-CP thì CTTC là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏa thuận.
Tài sản CTTC: khác với hình thức tài trợ cổ điển bằng tiền tệ, CTTC tài trợ dưới hình thức tài sản thông thường. Tài sản CTTC bao gồm: động sản hay bất động sản.
- Bất động sản: là những tài sản cố định hữu hình không thể di dời hay là những tài sản vô hình như nhà ở, khách sạn, quyền sử dụng đất.
- Động sản: là những tài sản hữu hình có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài như máy móc, thiết bị công nghệ sản xuất, phương tiện vận tải, thiết bị văn phòng, tàu biển, máy bay.
Tại Việt Nam thì tài sản CTTC là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và các động sản khác. Mọi giao dịch CTTC phải được đăng ký tại Trung tâm ký giao dịch đảm bảo.
1.2.2. Các đặc điểm và tiêu chuẩn của một giao dịch CTTC
1.2.2.1. Các đặc điểm của một giao dịch CTTC:
Thuê tài chính là một hợp đồng không thể hủy ngang và phải có một trong các đặc điểm sau:
- Quyền sở hữu tài sản thường được chuyển giao cho người thuê khi bên thuê thanh toán hết số tiền thuê còn nợ và giá trị còn lại như đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê.
- Phí thuê có thể được cơ cấu để phù hợp với yêu cầu của bên thuê.
- Lãi thanh toán và khấu hao tài sản trong các giai đoạn CTTC được chiết khấu khi tính thuế VAT.
- Một tài sản được gọi là động sản và có thể khấu hao đều có thể cho thuê.
- Hợp đồng thuê tài sản có quy định quyền chọn mua tài sản, hai bên có thể thỏa thuận quyền sở hữu hay bán lại tài sản hay tiếp tục thuê sau khi kết thúc hợp đồng.
- Hiện giá của khoản tiền thuê phải lớn hơn hoặc bằng giá trị thị trường của tài sản tại thời điểm thuê.
- Thuê thiết bị, tài sản cho thuê do bên thuê lựa chọn từ nhà cung cấp, không phải do bên cho thuê lựa chọn.
- Người cho thuê là chủ sở hữu của tài sản cho thuê trong suốt thời gian của hợp đồng.
- Bên thuê độc chiếm quyền sử dụng tài sản thuê trong suốt thời gian của hợp đồng nhưng không được chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản thuê cho một bên nào khác.
- Giá trị hợp đồng cho thuê tài sản tối thiểu bằng tổng chi phí mua tài sản của bên cho thuê bao gồm các khoản tiền mua thiết bị, chi phí vận chuyển, nhập khẩu, thuế và lệ phí các lọai.
- Từ khi thiết bị được chuyển giao cho bên thuê từ nhà cung cấp thì mọi trách nhiệm và rủi ro liên quan đến tài sản cũng đồng thời được chuyển giao cho bên thuê.- Bên thuê chịu trách nhiệm về việc mua bảo hiểm,bảo trì, thay thế phụ tùng, sửa chữa thiết bị khi hư hỏng
1.2.2.2. Một số tiêu chuẩn của một giao dịch CTTC:
Theo Ủy ban tiêu chuẩn quốc tế thì một giao dịch cho thuê nếu thỏa mãn một trong bốn tiêu chuẩn sau đây được gọi là CTTC:
- Quyền sở hữu tài sản được chuyển giao khi hết thời hạn hợp đồng (hợp đồng thuê mua – tín dụng thuê mua).
- Trong hợp đồng có quy định quyền chọn mua.
- Thời hạn hợp đồng bằng phần lớn thời hạn của tài sản.
- Hiện giá các khoản tiền thuê >= giá trị tài sản.
Theo Hội đồng tiêu chuẩn kế toán tài chính tại Mỹ qui định 4 tiêu chuẩn của CTTC:
- Quyền sở hữu tài sản thuê được chuyển giao cho người đi thuê khi chấm dứt hợp đồng.
- Hợp đồng thuê cho phép người đi thuê được quyền lựa chọn mua tài sản thuê với giá thấp hơn ở một thời điểm nào đó hay đến khi chấm dứt thời hạn thuê.
- Thời hạn thuê = 75% hay cao hơn so với đời sống hoạt động ước tính của tài sản thuê.
- Hiện giá các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu là 90% hay gần bằng so với giá trị tài sản thuê.
Theo Luật cho thuê tại Nhật:
Nếu hợp đồng thuê được gọi là thuê tài chính nếu thỏa mãn một trong hai tiêu chuẩn sau:
- Thời hạn thuê được xác định rõ và tất cả số tiền thuê phải lớn hơn hoặc gần bằng 90% giá trị tài sản và những chi phí như tiền lãi, thuế và tiền bảo hiểm.
- Trong suốt thời hạn thuê không được hủy bỏ hợp đồng.
Tại Việt Nam theo nghị định 65/2005/NĐ-CP quy định:
Một giao dịch CTTC phải thỏa mãn một trong những điều kiện sau đây:
- Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thỏa thuận của hai bên.
- Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu tiên mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại.
- Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời hạn cần thiết để khấu hao tài sản thuê.
- Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng CTTC ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Sự khác nhau giữa CTTC với thuê thông thường:
Thuê tài chính
Thuê thông thường
- Thời hạn thuê dài (2/3 thời gian sử dụng của tài sản)
- Vốn gốc được thu hồi tương ứng giá trị tài sản thuê.
- Không được phép hủy ngang
-Trách nhiệm sửa chữa, bảo hiểm, thuế người đi thuê chịu
- Hợp đồng có thỏa thuận bán
- Người đi thuê chịu những rủi ro kể cả không do họ gây ra
- Người cho thuê tổ chức việc tài trợ, việc cung ứng tài sản cho thuê do người cho thuê đặt hàng giao nhận và sử dụng.
- Thời gian cho thuê ngắn so với thời hạn sử dụng.
- Mức vốn thu hồi nhỏ so với giá trị tài sản
- Được phép hủy ngang
- Trách nhiệm sửa chữa, bảo hiểm người cho thuê chịu.
- Nếu không ghi trên hợp đồng thì không bán tài sản
- Người cho thuê chịu mọi rủi ro ngoại trừ những rủi ro do người đi thuê gây ra
- Người cho thuê cung cấp tài sản cho người đi thuê
1.2.3. Các hình thức CTTC:
1.2.3.1. CTTC thuần:
Đây là hình thức cổ điển nhưng rất phổ biến, một giao dịch CTTC thường gồm 3 bên: bên cho thuê, bên thuê và nhà cung cấp. Quan hệ giữa các bên được thể hiện như sau:
- Bên cho thuê và bên thuê: thỏa thuận về các điều kiện thuê: lãi suất, thời hạn, số tiền bên thuê tham gia vào giá trị thiết bị.
- Bên thuê và nhà cung cấp: thỏa thuận về loại thiết bị, chất lượng, chủng loại, giá cả, điều kiện giao hàng, chế độ bảo trì bảo hành. Bên thuê phải có trách nhiệm về việc kiểm tra chất lượng thiết bị do nhà cung cấp giao.
- Bên cho thuê và nhà cung cấp: thỏa thuận về điều kiện thanh toán, chất lượng thiết bị, thời hạn giao hàng, các điều khoản phạt vi phạm hợp đồng…Bên cho thuê có tránh nhiệm trả tiền mua thiết bị đã được lựa chọn, bên cung cấp phải giao hàng theo đúng các điều khỏan trong hợp đồng.
Hình 1.1. Cho thuê tài chính thuần
(1a) Bên cho thuê và bên đi thuê ký hợp đồng thuê tài sản
(1b) Bên cho thuê và bên cung cấp ký hợp đồng mua tài sản
(2a) Bên cung cấp lập thủ tục chuyển giao quyền sở hữu cho bên cho thuê
(2b) Bên cung cấp chuyển giao tài sản cho bên đi thuê
(2c) Bên cho thuê thanh tóan tiền mua tài sản
(2d) Bên cho thuê lập thủ tục chuyển giao quyền sử dụng cho bên đi thuê
(3) Theo định kỳ bên đi thuê thanh toán tiền thuê cho bên cho thuê.
Trong trường hợp tài sản tài trợ đã có sẵn và thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê, bên cho thuê cũng đồng thời là nhà cung cấp thì giao dịch cho thuê tài chính chỉ có sự tham gia của 2 bên: bên thuê và bên cho thuê.
Hình thức này được áp dụng phổ biến nhất vì những ưu điểm sau:
Bên cho thuê không phải mua tài sản trước nên làm cho vòng quay vốn nhanh hơn, không phải dự trữ tồn kho
Bên cho thuê không chịu trách nhiệm về tình trạng hoạt động của tài sản vì điều này là do nhà cung cấp và bên thuê chịu trách nhiệm với nhau
Bên cho thuê sẽ hạn chế được rủi ro liên quan đến việc từ chối nhận hàng của bên đi thuê do những sai sót về mặt kỹ thuật.
1.2.3.2. Mua và cho thuê lại:
Trường hợp bên thuê đã dùng vốn tự có để đầu tư vào các loại máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển dẫn đến thiếu hụt vốn hoạt động kinh doanh. Bên cho thuê có thể mua những máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển này và các loại bất động sản khác thuộc sở hữu của bên thuê và cho bên thuê thuê lại chính những tài sản đó. Đó là hình thức mua và cho thuê lại.
Hình 1.2: Mua và cho thuê lại
(1a) Bên cho thuê ký hợp đồng mua tài sản của bên đi thuê
(1b) Bên cho thuê và bên đi thuê ký hợp đồng thuê
(2a) Bên đi thuê lập thủ tục chuyển giao tài sản cho bên cho thuê
(2b) Bên cho thuê lập thủ tục chuyển giao quyền sử dụng cho bên đi thuê được phép sử dụng tài sản.
(2c) Bên cho thuê trả tiền mua tài sản cho bên đi thuê.
(3) Theo định kỳ bên đi thuê thanh toán tiền thuê cho bên cho thuê.
Nếu thực hiện tốt được nghiệp vụ này, doanh nghiệp sẽ có vốn lưu động phục vụ kinh doanh, các công ty CTTC an tâm để cho vay vì hiệu quả của thiết bị cho thuê gần như đảm bảo chắc chắn.
Tuy nhiên, việc bán tài sản cho các công ty CTTC làm phát sinh các khoản thuế VAT, thuế thu nhập từ việc bán tài sản nên chi phí cho việc bán và tái thuê trở nên khá cao làm cho hình thức cho thuê này trở nên kém hiệu quả.
1.2.3.3. Cho thuê trả góp:
Theo thỏa thuận, bên cho thuê sẽ chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản thuê cho bên thuê sau khi bên cho thuê đã thu được một tỷ lệ nhất định tiền thuê tài sản, đồng thời bên thuê vẫn có trách nhiệm tiếp tục thanh toán khỏan tiền còn lại cho bên cho thuê dưới danh nghĩa tiền trả góp mua máy móc, thiết bị.
Trong thực tế, phương pháp này cũng không mấy phổ biến do phát sinh nhiều công đoạn với những thủ tục rườm rà. Hơn nữa, bên cho thuê không muốn gánh chịu rủi ro khi chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên thuê mà chưa thu hồi đủ giá trị tài sản, hoặc bên cho thuê sẽ tăng chi phí trả góp để bù lại rủi ro phải chịu nên phương thức này không còn hấp dẫn.
1.2.3.4. Cho thuê giáp lưng:
Thông qua sự đồng ý của bên cho thuê, bên thuê thứ nhất cho bên thuê thứ hai thuê lại tài sản mà họ đã thuê của bên cho thuê. Lúc này người thuê thứ nhất không chịu những rủi ro liên quan trực tiếp đến tài sản thuê nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm như là một người thuê thật sự. Bên cho thuê chú trọng đến người thuê thứ nhất hơn là người thuê thứ hai và hình thức này thường đuợc sử dụng trong trường hợp bên thuê thứ nhất không còn sử dụng đối với tài sản thuê, họ tìm bên thứ hai để trút bỏ gánh nặng tiền thuê.
Phương thức này giúp tận dụng hết giá trị sử dụng của tài sản thuê, giúp các DN không đủ điều kiện thuê tài chính vẫn được sử dụng tài sản phù hợp với nhu cầu của mình, đồng thời bên cho thuê vẫn đảm bảo thu hồi được nợ của mình. Tuy nhiên, khi qua một người thuê khác, bên cho thuê sẽ khó kiểm sóat tình trạng của tài sản thuê hơn nên trong thực tế hình thức này thường được thực hiện theo cách bên thứ nhất sang nhượng hợp đồng thuê tài chính cho bên thứ hai. Bên cho thuê thẩm định tình hình hoạt động của bên thuê thứ hai rồi đưa ra quyết định về việc sang nhượng hợp đồng. Nếu hợp đồng đã được sang nhượng thì bên thuê thứ nhất không còn trách nhiệm gì đối với bên cho thuê nữa, bên cho thuê coi bên thuê thứ hai là bên thuê thứ nhất.
Hình 1.3. Cho thuê giáp lưng
(1a) Bên cho thuê và bên đi thuê thứ nhất ký hợp đồng cho thuê
(1b) Bên đi thuê thứ nhất và bên đi thuê thứ hai ký hợp đồng cho thuê
(2) Bên cho thuê, hoặc nhà cung cấp chuyển giao tài sản cho bên đi thuê thứ hai
(3a) Bên đi thuê thứ hai trả tiền thuê cho bên thuê thứ nhất
(3b) Bên đi thuê thứ nhất trả tiền thuê cho bên cho thuê.
1.2.3.5. Cho thuê hợp tác:
Hình thức này có sự tham gia của bên thứ tư – bên cho vay gồm một hay nhiều ngân hàng hay nhà tài chính cho bên cho thuê vay vốn để mua thiết bị cho thuê. Mối quan hệ giao dịch giữa bên cho thuê, bên thuê và bên cung cấp giống như các quan hệ trong cho thuê thuần. Riêng bên cho thuê phải ký thêm hợp đồng tín dụng với bên cho vay và thanh toán tiền vay.
(1a) Bên cho thuê và bên đi thuê ký hợp đồng thuê
(1b) Bên cho thuê và bên cung cấp ký hợp đồng mua tài sản
(1c) Bên cho thuê và bên cho vay ký hợp đồng tín dụng
(1d) Bên cung cấp và bên đi thuê ký hợp đồng về bảo hành và bảo trì tài sản.
(2a) Bên cung cấp lập thủ tục chuyển giao quyền sở hữu cho bên thuê
(2b) Bên cho thuê thanh toán tiền mua tài sản bằng một phần vốn của mình và một phần vốn đi vay.
(2c) Bên cho thuê lập thủ tục chuyển giao quyền sử dụng cho bên đi thuê
(3a) Bên đi thuê thanh toán tiền thuê theo định kỳ
(3b) Bên cho thuê thanh toán tiền thuê cho bên cho vay
1.2.3.6. Cho thuê trợ bán:
Với hình thức này nhà sản xuất sản xuất ra các tài sản, trang thiết bị bán cho công ty CTTC, công ty này vẫn để tài sản cho người sản xuất nắm giữ và yêu cầu họ cho người thứ ba thuê. Hình thức này được gọi là thuê trợ bán vì do người cho thuê không chỉ tài trợ cho người đi thuê mà ngay từ ban đầu là sự trợ giúp vốn cho nhà sản xuất. Thông qua quá trình cung cấp vốn tín dụng, nhà sản xuất có điều kiện giải phóng vốn trong khâu dự trữ thành phẩm.
1.2.4. Các điều kiện thực hiện hoạt động CTTC
1.2.4.1. Về khía cạnh kinh tế:
Nhu cầu của doanh nghiệp:
Hoạt động CTTC ra đời và phát triển là do nhu cầu của các doanh nghiệp về tài trợ cho máy móc, thiết bị trong khi họ không có hoặc không muốn bỏ vốn ra mua sắm tài sản cố định. Bởi vì, các doanh nghiệp đó muốn tập trung nguồn vốn của họ vào các đối tượng thuộc vốn lưu động. Vì vậy, nếu doanh nghiệp không có nhu cầu thuê tài sản thì nghiệp vụ thuê mua cũng không thể thực hiện được.
Khả năng của bên cho thuê:
Bên cho thuê là các tổ chức tài chính, tín dụng nên các tổ chức này ngoài số vốn tự có ra thì họ có điều kiện huy động trước vốn ở trong nước cũng như ở nước ngoài dễ dàng hơn các doanh nghiệp khác. Mặt khác, các tổ chức tài chính, tín dụng lại đầu tư cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau nên họ có khả năng nắm bắt được các yếu tố về nguồn cung các loại sản phẩm khác nhau của nền kinh tế. Vì vậy, các tổ chức này có khả năng tài trợ máy móc, thiết bị bằng nghiệp vụ thuê mua thông qua hoạt động kinh doanh của họ cho doanh nghiệp có nhu cầu thuê tài sản để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đó. Cũng thông qua hoạt động CTTC mà các tổ chức tài chính, tín dụng nắm bắt được nhu cầu thuê các loại tài sản khác nhau của các doanh nghiệp. Khi nắm bắt được nguồn cung và nhu cầu thì các tổ chức tài chính, tín dụng này sẽ góp phần thúc đẩy cung và cầu gặp nhau.
1.2.4.2. Về khía cạnh pháp lý:
Hoạt động CTTC cần được thực hiện và phát triển dựa trên một môi trường pháp lý hoàn thiện nhằm đảm bảo an toàn cho các bên tham gia hoạt động CTTC.
1.2.5. Các chủ thể tham gia vào hoạt động CTTC:
1.2.5.1. Người cho thuê tài chính (các công ty CTTC)
Là nhà tài trợ vốn cho người thuê, là người thanh toán toàn bộ giá trị mua bán thiết bị theo thỏa thuận giữa người thuê với nhà cung cấp và là chủ tài sản pháp lý. Trong trường hợp cho thuê tài sản của chính họ thì người cho thuê cũng đồng thời là nhà cung cấp.
Hiện nay dựa trên loại hình kinh doanh thì các công ty CTTC trên thế giới có thể phân thành ba loại: Công ty độc lập (independents), công ty phụ thuộc (captives), công ty môi giới (brokers)
Công ty độc lập: hoạt động độc lập với nhà cung cấp và chiếm phần lớn thị trường thuê mua. Đối với loại hình độc lập luôn có 3 bên tham gia trong 1 giao dịch thuê mua:là công ty CTTC, nhà cung cấp và bên thuê. Công ty CTTC chỉ đơn giản là mua máy móc, thiết bị từ bất kỳ nhà cung cấp nào do bên thuê chọn và cho bên thuê thuê, còn bản thân nhà cung cấp không có liên quan gì đến hoạt động thuê mua.
Công ty phụ thuộc: là các công ty do nhà cung cấp lập ra để tài trợ cho sản phẩm của chính họ làm ra. Trong mô hình này, chỉ có hai bên tham gia trong một giao dịch thuê mua, đó là bên thuê và công ty CTTC cũng là đại diện cho nhà cung cấp. Về bản chất, thuê mua phụ thuộc có thể được xem như là một phương thức xúc tiến bán hàng thông qua việc cung cấp cho các khách hàng một phương thức tài trợ.
Công ty môi giới: thường đóng vai trò trung gian trong quá trình thuê mua thông qua việc tìm kiếm và