Chuyên đề Sán dây và bệnh do sán dây gây bệnh trên chó và sự truyền lây giữa chó và người của một số loài sán dây chó

Từ trước đến nay, chó luôn được xem là người bạn trung thành và thân thiết với con người. Ở Việt Nam, chó được nuôi để giữ nhà, giúp cho việc chăn nuôi và gần đây là để làm cảnh. Thế nhưng, bệnh ở chó mèo thường rất ít được quan tâm hoặc có quan tâm thì chỉ chú ý đến các bệnh truyền nhiễm như dại, carê. mà ít quan tâm đến các bệnh ký sinh trùng do chúng thường không có triệu chứng rõ ràng, không gây chết mà chỉ làm con vật gầy còm, chậm lớn, giảm sức đề kháng. Mặt khác, khi nói đến bệnh ký sinh trùng, người ta cũng chỉ quan tâm đến ký sinh trùng ngoài da gây mất thâm mỹ đối với con vật mà quên rằng ký sinh trùng đường tiêu hóa cũng rất nguy hiểm, đặc biệt là các bệnh do sán dây và ấu trùng của chúng gây ra, nhất là khi chúng có thể truyền lây qua người và gây hậu quả nghiêm trọng. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi tiến hành thực hiện chuyên đề “ Sán dây và bệnh do sán dây chó gây bệnh cho chó và sự truyền lây giữa chó và người của một số loài sán dây chó”. Mục tiêu của chuyên đề: - Tìm hiểu về sán dây. - Các bệnh sán dây ở chó. - Sự truyền lây giữa chó và người.

doc80 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 7228 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Sán dây và bệnh do sán dây gây bệnh trên chó và sự truyền lây giữa chó và người của một số loài sán dây chó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU Từ trước đến nay, chó luôn được xem là người bạn trung thành và thân thiết với con người. Ở Việt Nam, chó được nuôi để giữ nhà, giúp cho việc chăn nuôi và gần đây là để làm cảnh. Thế nhưng, bệnh ở chó mèo thường rất ít được quan tâm hoặc có quan tâm thì chỉ chú ý đến các bệnh truyền nhiễm như dại, carê... mà ít quan tâm đến các bệnh ký sinh trùng do chúng thường không có triệu chứng rõ ràng, không gây chết mà chỉ làm con vật gầy còm, chậm lớn, giảm sức đề kháng... Mặt khác, khi nói đến bệnh ký sinh trùng, người ta cũng chỉ quan tâm đến ký sinh trùng ngoài da gây mất thâm mỹ đối với con vật mà quên rằng ký sinh trùng đường tiêu hóa cũng rất nguy hiểm, đặc biệt là các bệnh do sán dây và ấu trùng của chúng gây ra, nhất là khi chúng có thể truyền lây qua người và gây hậu quả nghiêm trọng. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi tiến hành thực hiện chuyên đề “ Sán dây và bệnh do sán dây chó gây bệnh cho chó và sự truyền lây giữa chó và người của một số loài sán dây chó”. Mục tiêu của chuyên đề: Tìm hiểu về sán dây. Các bệnh sán dây ở chó. Sự truyền lây giữa chó và người. CHƯƠNG 2: ĐẠI CƯƠNG VỀ SÁN DÂY 2.1. Tình hình nghiên cứu 2.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Lêukart (1879) là người đặt cơ sở cho khoa học ký sinh trùng khi lần đầu tiên ông định nghĩa: “Ký sinh trùng là một sinh vật ký sinh (sống nhờ) ở một con vật khác, lấy thức ăn ở con vật ấy làm chất nuôi dưỡng cho chính mình”. Tiếp sau đó các nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu về ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng ở gia súc gia cầm. Bệnh nội ký sinh trùng ở dê được xác định chủ yếu là do giun sán thuộc ngành giun tròn (Nemathelminthes) và ngành giun dẹp với 2 lớp là sán lá (Trematoda) và lớp sán dây (Cestoda) gây ra. Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu ở nước ngoài công bố về tình hình nhiễm giun sán ở chó như sau: Islam, -AWMS; Chizyuka, - HGB (1983), nghiên cứu về sự lưu hành giun sán ký sinh ở chó ở Lusaka, Zambia. Giữa tháng 5/1980 và tháng 4/1982 đã kiểm tra 85 chó nhà địa phương cho thấy 40% chó bị nhiễm với một hay nhiều loài sán ký sinh. Sán được tìm thấy trên chó là Dipylidium canium, Taenia hydatigena, Diphyllobothrium. Sự lưu hành bệnh giun sán ký sinh ở đường tiêu hóa chó trong vùng nông thôn ở Nigeria, theo tác giả Basa, SS; Ounkoya, AB; Ezeocoli, CD (1983), tại Chori, Bắc Nigeria, kiểm tra chó thấy 14 con bị nhiễm Taenia spp. Tỷ lệ nhiễm có khuynh hướng cao trong mùa mưa. Macko-JK (1954 – 1970) điều tra thành phần giun sán ký sinh trên vịt (Anas platyhynchos) ở Slovakia, Tiệp Khắc có 16 loài của lớp Cestoda. Mc Laughline – JD; Burt – MDB (1973) đã phát hiện được 16 loài thuộc lớp Cestoda có liên quan đến sự phát triển của vịt trong giai đoạn từ vịt con đến vịt trưởng thành, sự di chuyển nơi cư trú và những thay đổi chế độ dinh dưỡng đối với vịt. Theo Moskalev – VA ( 1976) ở Liên Xô nghiên cứu giun sán ký sinh ở hệ tiêu hóa vịt cho thấy hầu hết vịt từ 7 ngày tuổi đếu bị nhiễm phổ biến với Cestoda. 2.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Tài liệu về ký sinh trùng trên dê đầu tiên ở Việt Nam được nghiên cứu bởi Hourdermer (1983, Bắc bộ), ông đã phát hiện hệ giun sán trên dê và tỷ lệ nhiễm như sau: - Lớp Trematoda: Fasciola hepatica 35%, Eurytrema pancreaticum 15%, Homalogaster paloniae 5%. - Lớp Cestoda: Cysticercus tenuicollis 10%       - Lớp Nematoda: Oesphagostomum venulosum 70%, Oesphagostomum columbianum 20%, Mecistocirrus digitatus 40%. Nguyễn Trọng Nội (1967) cho biết dê ở các lứa tuổi nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa, nặng nhất là dê dưới 1 năm tuổi, dê lớn thường mắc bệnh mãn tính. Mù hè, thu, thường thấy dê nhiễm nhiều nhất. Phan Thế Việt (1977), giun sán ký sinh tìm thấy ở Việt Nam gồm các lớp họ giun sán ký sinh định danh như sau:lớp Trematoda, lớp Nematoda và lớp Cestoda, trong lớp Cestoda dê bị nhiễm các loài Taenia hydatigena, ấu trùng Cysticercus tenuicollis và  Moniezia expansa. Trịnh Văn Thịnh ( 1977), đã mổ khám dê 4 tháng tuổi thấy cường độ nhiễm sán dây là 14 con/ cá thể. Trong quyển “Công trình nghiên cứu Ký sinh trùng ở Việt Nam”, tập 2 thì thành phần giun sán ký sinh ở chó đến trước năm 1945, theo Hourderer (1938), bao gồm các loài như: Dipylidium canimum, Cysticercus cellulosae, Taenia pisiformis, Taenia hydatigena... Tác giả Trần Thị Thanh Hằng (1989) điều tra tỉ lệ nhiễm giun sán ở chó tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỉ lệ nhiễm sán dây là 4 loài. Hồ Tòng Nhân (1997) tiến hành mổ khảo sát chó tại thị xã Vĩnh Long thấy nhiễm 2 loài sán dây Taenia hydatigena, Dipylidium canimum. Theo các tác giả Lương Văn Huấn, Lê Hoàng Nhiệm (1995) cho biết một số sán dây từ chó có thể truyền lây sang người như Taenia hydatigena, Dipylidium canimum. Theo Joyeux và Trương Tấn Ngọc (1950) điều tra tại Chợ Lớn cho thấy vịt bị nhiễm Cestoda với tỉ lệ là 0,1 – 0,5% ở vịt con và 3 – 10% ở vịt lớn. Tài liệu tổng hợpnăm 1969 từ các điều tra nghiên cứu của Trịnh Văn Thịnh (1963 – 1969), bộ Nông Trường (1967), Nguyễn Thị Lê (1968), Phan Thế Việt (1969), Phạm Văn Khuê (1969) đã phát hiện 28 loài giun sán ký sinh ở vịt trong đó có 7 loài thuộc lớp Cestoda. 2.2. Đặc điểm hình thái – vòng đời – phân loại Sán dây ở gia súc gia cầm thuộc lớp Cestoda, ngành Plathelminthes, ký sinh ở gia súc gia cầm ở hai hình thức: ấu trùng và sán trưởng thành. 2.2.1. Đặc điểm hình thái Sán dây thuộc lớp Cestoda, cơ thể hầu hết có thân dài, dẹp, hướng lưng bụng giống như dãi băng, kích thước từ vài milimét đến vài chục mét. Cơ thể gồm ba phần: - Phần đầu (scolex): hình cầu, trên đỉnh đầu có giác bám hoăc rãnh bám. Một số loài trên đỉnh đầu có mõm hút và rất nhiều móc; số lượng, hình thái và cách sắp xếp các móc thay đổi tùy theo loài. Một số loài còn có móc trên giác bám. - Phần cổ (neck segment): gồm những đốt sán nối tiếp sau đầu, có khả năng sinh ra các đốt thân, cơ quan sinh sản ở các đốt cổ chưa hình thành rõ ràng. - Phần thân (strobila): là những đốt sau phần cổ, do các đốt có mức độ thành thục sinh dục khác nhau nên có hình dạng cấu tạo khác nhau, chia làm ba loại gồm: + Đốt chưa thành thục (immature segment): giáp với đốt cổ, cơ quan sinh dục chưa phát triển đầy đủ, chỉ thấy cơ quan sinh dục đực. + Đốt thành thục (mature segment): ở giữa thân, cơ quan sinh dục đã phát triển đầy đủ, gồm tinh hoàn, buồng trứng, tuyến noãn hoàng, tử cung, âm đạo, ống bài tiết và một số cơ quan khác. + Đốt chửa (đốt già - gravid segment): ở cuối thân sán, bên trong tử cung chứa đầy trứng, cơ quan sinh dục đực thoái hóa. Đốt chửa có hình 4 cạnh, chiều dài lớn hoặc bé hơn chiều rộng tùy loài, đốt có thể rời khỏi cơ thể theo phân ra ngoài. Sán dây không có khoang cơ thể, sán được bao bọc bằng lớp da cơ gồm các lớp: vỏ, dưới vỏ và cơ. Vỏ là lớp cuticun, bên ngoài có nhiều lỗ thoát nhỏ, lớp dưới vỏ gồm nhiều tế bào lớn, giữa vỏ và lớp dưới vỏ là màng bazan. Lớp cơ gồm nhiều bó cơ vòng và cơ dọc, bên trong lớp cơ là các cơ quan nội tạng như thần kinh, bài tiết, sinh dục... - Bộ phận thần kinh: ít phát triển, gồm có hạch thần kinh trung ương ở phân bố ở đốt đầu, từ đó có hai dây thần kinh nhỏ chạy xuyên qua các đốt về cuối thân. Bộ phận thần kinh nằm ở khắp thân sán thông với hạch ở đầu. - Bộ phận tiêu hóa: sán dây không có hệ tiêu hóa, sán lấy thức ăn bằng thẩm thấu, đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt với sán lá. - Bộ phận tuần hoàn và hô hấp tiêu giảm, hô hấp kiểu yếm khí. - Bộ phận bài tiết: hai ống bài tiết chính bắt đầu ở phần cuối cơ thể bằng một lỗ bài tiết chung, sau đó đi về phía trước dọc hai bên thân đến đầu rồi ngoặc lại về phía sau cuối cùng đóng kín lại, do vậy thường có ấn tượng là sán có bốn ống bài tiết dọc. Ở mỗi đốt sán còn có những ống ngang nối liền với hai ống chính, ở chỗ nối liền phần cuối thân cả hai ống làm thành một túi đựng nước tiểu chung và có thể co bóp. Khi đốt cuối rụng đi thì không hình thành túi đựng nước tiểu mới nữa mà mỗi một ống bài tiết của thân thông ra ngoài bằng một lỗ đặc biệt. - Bộ phận sinh dục: Trong mỗi đốt sán đều có đầy đủ cơ quan sinh dục đực và cái. Quá trình phát triển như sau: ở gần đốt cổ là đốt chưa thành thục, nên cơ quan sinh dục đực và cái chưa phân chia rõ rệt. Sau khi các cơ quan dần dần được hình thành, bộ phận sinh dục đực hình thành trước và thành thục dần, tiếp đó bộ phận sinh dục cái hình thành, cuối cùng phát triển thành đốt sán thành thục. Sau khi giao phối bộ phận sinh dục đực và các bộ phận khác thoái hóa trước, bộ phận sinh dục cái thóai hóa sau, chỉ còn tử cung phát triển rất mạnh, trong đốt sán chỉ có tử cung chứa đầy trứng gọi là đốt sán chửa. Đốt sán này sẽ rụng đi, theo phân ra ngoài và là nguồn gieo rắc căn bệnh. - Cơ quan sinh dục đực: gồm nhiều tinh hoàn, mỗi tinh hòan được nối với ống dẫn tinh riêng, nhiều ống này hợp lại thành ống dẫn tinh chung và dương vật. Dương vật nằm ở đọan cuối ống dẫn tinh chung, có màng bao bọc ở ngoài gọi là túi dương vật, trong túi dương vật cò có túi chứa tinh. Dương vật thông ra bên ngoài qua lỗ sinh dục đực nằm ở cạnh đốt hoặc ở giữa đốt sán; căn cứ vào đặc điểm này giúp ta phân loại sán dây. - Cơ quan sinh dục cái: ở giữa có túi trứng (ngã tư sinh dục – Ootuype) thông với buồng trứng, tuyến dinh dưỡng, tuyến Mehlis, tử cung và âm đạo. Phần cuối của âm đạo là lỗ sinh dục cái, thông với bên ngoài cạnh lỗ sinh dục đực tạo thành lỗ sinh dục. Cơ quan sinh dục cái có một buồng trứng chia ra hai thùy, trứng sau khi thành thục đi vào tử cung. Tử cung những sán dây thuộc Bộ Pseudophyllidea có hình ống, có lỗ thông ra ngoài nên trứng được đẻ ra bên ngoài, tuyến noãn hoàng phân tán, trứng hình bầu dục, có nắp, bên trong có chứa mầm sán coracidium. Ngược lại, sán dây thuộc Bộ Cyclophyllidea tử cung phân nhánh, dạng túi khép kín không có lỗ thông với bên ngoài nên trứng sán không theo phân ra ngoài mà cùng với đốt chửa ra ngoài, tuyến nõan hoàng tập trung, có hình khối, trứng hình tròn hoặc bầu dục, có 4 lớp vỏ, bên trong có phôi 6 móc (mầm sán Onchosphere). Bảng so sánh sự khác nhau giữa 2 Bộ sán dây Cyclophyllidea và Pseudophyllidea Nội dung so sánh  Cyclophyllidea  Pseudophyllidea   Cơ quan bám hút Đốt sán Lỗ sinh dục Tinh hoàn Buồng trứng Tuyến noãn hoàng Tử cung chứa trứng Lỗ tử cung Trứng  Có 4 giác hút Chia đốt rõ, đốt chửa rụng đi Ở một bên hoăc hai bên Ở giữa ống bài tiết, có ít Phân thùy như cái quạt hoặc chia 2 thùy như cái chuông Thành khối Chia nhánh cành cây có túi trứng Không có Không nắp  Có 2 rãnh bám Chia đốt không rõ Ở giữa hoặc 2 bên Phân tán, có nhiều Phân 2 thùy ở giữa ống bài tiết Hình chấm, phân tán nhiều Hình ống, hình túi Thường có, ở giữa mặt bụng Có nắp   2.2.2. Vòng đời Hầu hết các loài sán dây ký sinh ở gia súc và người cần 2 – 3 ký chủ trong quá trình phát triển; có loài không cần ký chủ trung gian. Sán dây thụ tinh theo phương thức thụ tinh giao nhau hoặc tự thụ tinh, mỗi loài sán dây có vòng đời phát triển riêng, dưới đây là vòng đời của sán dây Bộ Cyclophyllidea và Pseudophyllidea, hai bộ có liên quan nhiều nhất với thú y. ( Vòng đời sán dây bộ Pseudophyllidea: Ví dụ: sán dây Diphyllobothrium latum ký sinh ở nguời và gia súc; sán trưởng thành đẻ trứng theo phân ra ngoài, rơi vào nước sau 10 – 15 ngày nở thành ấu trùng coracidi có lông và chuyển động trong nước bị giáp xác như cyclops nuốt phải, khi vào tới ruột giáp xác, ấu trùng mất lông và chui vào thành ruột phát triển thành ấu trùng procercoid đầu chứa phôi 6 móc. Vật chủ bổ sung là cá ăn giáp xác, sau 1 - 4 tuần thì thành ấu trùng plerocercoid ở trong cơ thịt của cá dài 6mm, đốt đầu có rãnh bám không rõ lắm, không chia đốt. Khi vật chủ cuối cùng ăn phải cá chưa nấu chín, vào đến ruột phát triển thành sán trưởng thành. ( Vòng đời của sán dây bộ Cyclophyllidea - Không cần ký chủ trung gian: Ví dụ sán Hymenolepis nana ký sinh ở người và chuột. Đốt sán chửa rụng đi chứa rất nhiều trứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thuận lợi qua một thời gian thành trứng sán đủ sức gây bệnh, lẫn vào thức ăn nước uống và phát triển thành sán trưởng thành mất 10 – 12 ngày. - Cần ký chủ trung gian: + Vật chủ trung gian là động vật có xương sống: đốt sán chửa rụng đi theo phân ra ngoài, trứng sán phân tán ra, vật chủ trung gian ăn phải, thai 6 móc nở ra chui vào niêm mạc ruột, theo máu về các vị trí mà ấu trùng ký sinh. Khi vật chủ cuối cùng ăn phải ấu trùng này sẽ thành sán trưởng thành. Ví dụ: gạo heo; sán trưởng thành Taenia solium ở ruột non người, đốt sán chửa ra ngoài, heo ăn phải trứng sán, thai 6 móc theo máu về bắp thịt thành gạo heo. Khi người ăn phải thịt heo có gạo chưa nấu chín sẽ thành sán trưởng thành Taenia solium. +Vật chủ là động vật không xương sống: ví dụ sán dây Moniezia ký sinh ở ruột non gia súc nhai lại, đốt sán chửa theo phân ra ngoài bị nhện đất Oribatidmites ăn phải, nở thành ấu trùng Cycticercoid. Khi gia súc ăn cỏ có lẫn nhện đất mang ấu trùng thì sẽ thành sán trưởng thành và gây bệnh. Bảng so sánh vòng đời của 2 bộ Cyclophyllidea và Pseudophyllidea  Sinh sản hữu tính  Biến thái hoặc sinh sản vô tính  Sinh sản hữu tính   Nội dung Cyclophyllidea Pseudophyllidea  Vật chủ cuối cùng Trưởng thành => Trưởng thành =>  Ngoại cảnh Trứng và thai 6 móc => Trứng => Coracidi =>  Vật chủ trung gian Cysticercus Coenurus Echinococcus Cysticercoid Strobilocereus Dithyridium Procereoid  Vật chủ bổ sung => plerocercoid =>  Vật chủ cuối cùng Trưởng thành Trưởng thành   2.2.3. Ấu trùng của sán dây Trong quá trình phát riển của sán dây dù trưởng thành hay ấu trùng có thể gây bệnh cho gia súc, gia cầm và người. Tác dụng gây bệnh của ấu trùng cũng tương tự như nhau, tác dụng gây bệnh của sán trưởng thành hoàn toàn khác với ấu trùng. Vì vậy phải nghiên cứu bệnh của cả sán dây trưởng thành và do ấu trùng gây ra. Chẩn đóan chính xác các dạng ấu trùng sán dây có ý nghĩa quan trọng trong vệ sinh thực phẩm, nhất là trong kiểm nghiệm thịt. ( Một số ấu sán có liên quan đến thú y (căn cứ theo hình thái ấu trùng). * Ấu trùng sán thuộc bộ Cyclophyllidea do trứng có thai 6 móc phát triển thành: - Cysticercus: một bọc, hình tròn hoăc bầu dục, có màng mỏng bọc ở ngoài, là một tổ chức liên kết, bên trong có nước trong suốt và một đầu sán màu trắng. Đấu này thường dính với màng trong, khi lấy đầu sán cho lên phiến kính và ép mạnh cho đầu sán nhô ra thì thấy có một giác bám, một số còn có móc nhỏ. Độ to nhỏ của bọc thay đổ tùy theo loại, như gạo heo, gạo bò chỉ to bằng hạt gạo, hoặc bằng quả trứng, quả bưởi (Cysticercus temicollis). - Coenurus: hình tròn hoặc bầu dục, bên trong có dịch trong suốt và rất nhiều đầu sán bám vào màng sinh sản (có tới 300 đầu sán). Đó là điểm quan trọng phân biệt hai loại ấu trùng này. Ví dụ: Coenurus cerebralis \ký sinh ở não cừu. - Echinococcus: Bọc hình tròn hoặc bầu dục, độ to nhỏ thay đổi theo từng loại, bằng hạt đậu có khi bằng quả bưởi. Trong bọc chứa nhiều dịch trong suốt, bên ngoài bọc nhiều lớp mô kitin rất dày, trong cùng là lớp mô sinh sả, từ lớp này sinh ra nhiều lớp bọc con và bọc con sinh ra nhiều bọc cháu. Ngoài ra, lớp mô sinh sản còn sinh ra nhiều đầu sán và những bọc chứa nhiều đầu sán. Những đấu sán này phần nhiều rời khỏi lớp mô và rơi vào trong nước. Đặc điểm của loại ấu trùng này là trong bọc có nhiều bọc con, bọc cháu và rất nhiều đầu sán. Ví dụ: Echinococcus granulosus ký sinh ở chó mèo và thú ăn thịt. - Cysticerecoid: ấu trùng hình túi có đuôi: phần trước phình to, phần sau kéo dài thành đuôi, thường ký sinh ở động vật không xương sống ở dưới nước hay trên cạn. Ví dụ: ấu trùng sán dây Moniezia expansa phát triển trong cơ thể nhện đất. - Strobilocercus: Cơ thể dài có hiện tượng phân đốt giả, trên đầu có móc, đoạn cuối có bọc nhỏ. Ấu trùng ký sinh ở gan chuột và các loài gặm nhấm khác; sán trưởng thành ký sinh ở ruột mèo. Ví dụ: sán Hydatigena taeniaeformis ký sinh ở ruột chó mèo có ấu trùng là Strobilocercus fasciolaris. - Dithyridium: ấu trùng hình túi, đầu có 4 giác bám, không có móc, có đuôi dài nhưng không có bọc nhỏ ở đuôi. Ví dụ: Mesocestoides lineatus ký sinh ở ruột loài thú ăn thịt, ấu trùng ký sinh trong ruột động vật gặm nhấm. * Ấu trùng sán dây thuộc bộ Pseudophyllidea: trứng sán nở ra Coracidi và phát triển trong cơ thể ký chủ trung gian và ký chủ bổ sung thành các dạng ấu trùng là Procercoid và Plerocercoid. - Procercoid: là giai đọan ấu trùng của sán dây Diphyllothium,cơ thể dài 0,5 – 0,6 mm, ký sinh ở động vật không xương sống. - Plerocercoid: là dạng ấu trùng 2 của sán dây Pseudophyllidae, cơ thể dài đến 1m, ký sinh trong cơ bụng cá, lưỡng thê, bò sát; có khi ký sinh ở gan và nhiều cơ quan khác. 2.2.4. Phân loại sán dây: Cơ thể sán dây thuộc lớp Cestoda phân đốt, có nhiều loài ký sinh ở gia súc và người. Gồm 5 bộ là Monophyllidea, Dyphillidea, Tetraphyllidea, Pseudophyllidea và Cyclophyllidea, trong đó có 2 bộ sau liên quan đến thú y nhiều. - Bộ Pseudophyllidea: đốt đầu có hai rãnh bám hoặc chỉ có một rãnh, tử cung hình hoa chia nhiều nhánh, có lỗ tử cung cố định thông ra ngoài trên mặt đốt sán, trứng có nắp, ký sinh ở người và gia súc. Ví dụ: sán Dyphillobothrium latum và D. erinacei. - Bộ Cyclophyllidea: đầu có bốn giác bám, không có lỗ tử cung, đốt sán chửa rụng đi theo phân ra ngoài, trứng sán không có nắp; trong bộ này có năm họ liên quan đến thú y: + Họ Anoplocephalidae: đầu và giác bám không có móc, không có mõm hút, đầu có giác bám to. Ví dụ: Anoplocephala magna, Monezia enpansa… + Họ Taeniidae: có nhiều tinh hòan, tử cung có hình trụ và phân nhiều nhánh ngang, vỏ trứng dày, màu xám, sán trưởng thành ký sinh ở người và loài ăn thịt, ấu trùng ở loài thú ăn cỏ và ăn tạp như Taeniarhynchus saginatus, Tania hydatigena. + Họ Davaineidea: mõm hút hình gối có 2 -3 hàng móc, gồm nhiều móc, trên giác bám cũng có móc nhỏ. Ví dụ: Davainea proglottina, Raillietina tetregona… + Họ Dilepididae: Có hoăc không có mõm hút, nếu có thì trên mõm hút có móc, giác bám có hoặc không có móc. Ví dụ: Amoebotaenia sphenoides, Diphylidium… + Họ Hymenolepididea: chiều rộng đốt sán lớn hơn chiều dài, mỗi đốt có 1 – 4 tinh hoàn. Có hoặc không có mõm hút, nếu có mõm chỉ có một hàng móc hay mõm đơn giản. Ký chủ trung gian là côn trùng, có khi không cần ký chủ trung gian. Ví dụ: Drepanidotaenia lanceola ở ruột non ngỗng. 2.2.5. Tính miễn dịch: Miễn dịch ký sinh trùng gồm: - Miễn dịch tự nhiên: Tính miễn dịch này có thể hoàn toàn hay tương đối. Ví dụ người hoàn toàn không cảm nhiễm với Plasmodium của loài gậm nhắm hay của gà và ngược lại. - Miễn dịch thu được trong các bệnh ký sinh trùng không bao giờ tiến tới tiêu diệt hoàn toàn ký sinh trùng nên cò gọi là miễn dịch không hoàn toàn. Trong trạng thái miễn dịch ấy những hoạt động phòng ngự của cơ thể ký chủ không cho ký sinh trùng phát triển, hình thành một thế thăng bằng giữa ký sinh trùng và ký chủ. - Miễn dịch chủ động gây ra do tiêm vacxin hay một kháng nguyên chết, khó thực hiện, trừ một số bệnh giun tròn và đơn bào; có thể gây trạng thái phòng nhiễm đối với một số bệnh như lê dạng trùng, biên trùng… - Miễn dịch bị động do tiêm huyết thanh của con vật đã được miễn dịch. * Kháng nguyên và kháng thể: Cũng như kháng nguyên của vi trùng, siêu vi trùng, kháng nguyên của ký sinh trùng là bản thân ký sinh trùng hay những sản vật bài tiết phân tiết của nó. Ký chủ phản ứng lại tác động kích thích của ký sinh trùng bằng cách sinh ra kháng thể là thành phần globulin của huyết thanh nó. Kích thích của ký sinh trùng càng mạnh, thì phản ứng của cơ thể càng mạnh, kháng thể sinh ra sẽ có hiệu quả chống kháng nguyên mạnh. Do sự phát triển và tác động của ký sinh trùng thường là thứ cấp tính hay mãn tính, nên tính miễn dịch đối với bệnh ký sinh trùng thường chỉ là tương đối . Kháng nguyên và kháng thể cũng có tính đặcdị: ký sinh trùng loại nào phát sinh kháng nguyên loại ấy, ký chủ sinh kháng thì cũng chỉ nhằm một loại ký sinh trùng nhất định. Nhưng trong bệnh ký sinh trùng, lại có hiện tượng phản ứng miễn dịch nhóm, tức là kháng nguyên chống được kháng nguyên của nhữ