Chuyên đề Tài nguyên nước và các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước

Tài nguyên nước là thành phần chủyếu của môi trường sống, quyết định sựthành công trong các chiến lược, quy hoạch, kếhoạch phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia. Hiện nay nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm và quan trọng này đang phải đối mặt với nguy cơô nhiễm và cạn kiệt. Nguy cơthiếu nước, đặc biệt là nước ngọt và sạch là một hiểm họa lớn đối với sựtồn vong của con người cũng nhưtoàn bộsựsống trên trái đất. Do đó con người cần phải nhanh chóng có các biện pháp bảo vệvà sửdụng hợp lý nguồn tài nguyên nước. Hiện nay, đã có nhiều hoạt động tuyên truyền chủtrương xã hội hoá công tác bảo vệtài nguyên nước, đưa ra nhiều biện pháp nhằm kêu gọi tất cảcác thành viên trong xã hội nâng cao ý thức, cùng hành động tích cực bảo vệnguồn tài nguyên thiên nhiên này. Bảo vệtài nguyên nước là nhiệm vụcấp bách, nó không chỉ đáp ứng các yêu cầu trước mắt mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sựnghiệp bảo vệTài nguyên và môi trường trong tương lai lâu dài, vì đó là sựsống còn của chính chúng ta và con cháu sau này.

pdf25 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 10245 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tài nguyên nước và các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 CHUYÊN ĐỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 3 CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC ............................................. 4 I. PHÂN BỐ CỦA NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT .............................................................. 4 1. Nước ngọt trên bề mặt đất .......................................................................................... 4 2. Nước ngọt trong lòng đất ............................................................................................ 5 II. TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở VIỆT NAM ...................................................................... 6 III. TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ....................................... 6 1. Nước mặt .................................................................................................................... 6 2.Nước dưới đất .............................................................................................................. 6 CHƯƠNG 2 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC - MỘT SỐ BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC ............................................... 8 I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ ................................................................................................ 8 1. Nhiệt độ ...................................................................................................................... 8 2. Độ màu ....................................................................................................................... 8 3. Độ đục ......................................................................................................................... 8 4. Mùi vị ......................................................................................................................... 8 5. Cặn .............................................................................................................................. 8 6. Tính phóng xạ ............................................................................................................. 8 II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC ........................................................................................... 8 III. CÁC BỆNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC .............. 10 CHƯƠNG 3 CÁC TÁC ĐỘNG GÂY SUY THOÁI CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC ...................................................................................................................................... 12 I. ẢNH HƯỞNG DO HOẠT ĐỘNG SỐNG CỦA CON NGƯỜI .............................. 12 2 II. ẢNH HƯỞNG DO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP .............................................. 15 III. ẢNH HƯỞNG DO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ .................... 18 IV. ẢNH HƯỞNG DO MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN KHÁC ...................................... 19 CHƯƠNG 4 BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC ......................................................... 20 I. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NHẰM BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC ........................ 20 II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC ĐƠN GIẢN .............................................. 22 III. NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN CÙNG NÊU CAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC ........................................................... 23 A. Trách nhiệm của nhà nước và chính quyền địa phương .......................................... 23 B. Trách nhiệm của người dân ..................................................................................... 23 3 MỞ ĐẦU Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, quyết định sự thành công trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia. Hiện nay nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm và quan trọng này đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt. Nguy cơ thiếu nước, đặc biệt là nước ngọt và sạch là một hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con người cũng như toàn bộ sự sống trên trái đất. Do đó con người cần phải nhanh chóng có các biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước. Hiện nay, đã có nhiều hoạt động tuyên truyền chủ trương xã hội hoá công tác bảo vệ tài nguyên nước, đưa ra nhiều biện pháp nhằm kêu gọi tất cả các thành viên trong xã hội nâng cao ý thức, cùng hành động tích cực bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Bảo vệ tài nguyên nước là nhiệm vụ cấp bách, nó không chỉ đáp ứng các yêu cầu trước mắt mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp bảo vệ Tài nguyên và môi trường trong tương lai lâu dài, vì đó là sự sống còn của chính chúng ta và con cháu sau này. 4 CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC I. PHÂN BỐ CỦA NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT Lượng nước tự nhiên có 97% là nước mặn phân bổ ở biển và đại dương, 3,5% còn lại phân bố ở đất liền. Tổng lượng nước lớn nhưng lượng nước ngọt mà con người có thể sử dụng được rất ít và chỉ có thể khai thác được từ các nguồn sau: 1. Nước ngọt trên bề mặt đất: - Lượng nước mưa rơi xuống mặt đất, - Nước tồn tại trong các sông, rạch, ao, hồ, - Một phần rất ít nước từ đầm lầy và băng tuyết. Sự phân bố của nước trên đất liền 5 2. Nước ngọt trong lòng đất: Nước dưới đất có loại nước mặn, nước lợ và nước ngọt, trong đó nước ngọt chỉ có lưu lượng nhất định. Nước dưới đất được tàng trữ trong các lỗ hổng và khe hở đất đá. Hình 2: Các tầng chứa nước dưới đất a) Tầng chứa nước: Các lớp đất đá có thành phần hạt thô (cát, sạn, sỏi), khe hở, nứt nẻ, có tính thấm nước, dẫn nước tốt mà con người có thể khai thác nước phục vụ cho nhu cầu của mình gọi là các tầng chứa nước. b) Tầng cách nước: Là tầng đất đá với thành phần hạt mịn (sét, bột sét), có hệ số thấm nhỏ, khả năng cho nước thấm xuyên qua yếu, khả năng khai thác nước trong tầng này thấp. 6 II. TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở VIỆT NAM Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc, đây là một ưu điểm để phát triển kinh tế vì chúng không những cung cấp lượng nước ngọt khá lớn cho nền kinh tế nước nhà mà còn giúp tăng cường hệ thống giao thông thủy. Toàn Việt Nam có 9 hệ thống sông lớn: Sông Cửu Long, sông Đồng Nai, sông Mã, sông Cả, sông Thái Bình, sông Thu Bồn, sông Ba. Lượng nước có thể chủ động sử dụng là 325x109 m3/ngày. Ngoài ra còn có 460 hồ vừa và lớn. Hàng năm, Việt Nam có lượng mưa trung bình là 2.050 mm trong năm, cao nhất là 2.640mm và thấp nhất là 1.600 mm và tập trung chủ yếu vào các tháng 7,8 và 9 chiếm đến 90% lượng mưa của cả năm, đây là nguồn nước ngọt dồi dào bổ cấp cho nước sông rạch và nước dưới đất . Trữ lượng nước dưới đất ở Việt Nam dồi dào, nằm trong các tầng chứa nước. Trữ lượng nước dưới đất theo các tài liệu thăm dò vào khoảng 1,2x109 m3/ngày, thăm dò sơ bộ là 15x109 m3/ngày. Theo thống kê đến năm 2005 cho thấy, nhiều tỉnh thành trong cả nước đang khai thác nước dưới đất với lưu lượng khá lớn sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất Công nghiệp, Nông nghiệp Dịch vụ. • Hà Nội : 750 000 m3/ngày • Thành phố Hồ Chí Minh : 1.600.000 m3/ngày • Tây Nguyên : 500 000 m3/ngày III. TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1. Nước mặt: Là nguồn nước từ các Sông lớn như Sông Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông với hệ thống kênh rạch dài khoảng 7.880km, tổng diện tích mặt nước 35.500 ha. Nước nhạt được khai thác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất. 2. Nước dưới đất: Riêng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trữ lượng tiềm năng nước dưới đất tại các tầng chứa nước là: 2.501.059m3/ngày. Phân bổ như sau: 7 Trữ lượng nước dưới đất trong các tầng chứa nước (đơn vị tính:1000m3/ngày) Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện có trên 100.000 giếng khai thác nước ngầm, đa số khai thác tập trung ở tầng chứa nước Pleistocen và Pliocen. 56,61% tổng lượng nước khai thác dùng cho mục đích sản xuất, còn lại dùng trong sinh hoạt. 8 CHƯƠNG 2 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC - MỘT SỐ BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC Nguồn nước có thể sử dụng được cho các mục đích khác nhau của con người, chúng ta phải xác định các tính chất vật lý, tính chất hóa học của nước để đánh giá chất lượng nguồn nước. Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nguồn nước dựa vào các yếu tố sau: I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ 1. Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước ổn định và phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Nhiệt độ của nước ảnh hưởng đến quá trình xử lý và các nhu cầu tiêu thụ. 2. Độ màu: Màu của nước do các chất lơ lửng trong nước tạo nên, các chất lơ lửng này có thể là thực vật hoặc các chất hữu cơ dưới dạng keo. Độ màu không gây độc hại đến sức khỏe. 3. Độ đục: Độ đục để đánh giá sự có mặt của các chất lơ lửng trong nước ảnh hưởng đến độ truyền ánh sáng. Độ đục không gây độc hại đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến quá trình lọc và khử trùng nước. 4. Mùi vị: Các chất khí, khoáng và một số hóa chất hòa tan trong nước làm cho nước có mùi. Các mùi vị thường gặp: mùi đất, mùi tanh, mùi thúi, mùi hóa học đặc trưng như Clo, amoniac, vị chát, mặn, chua… 5. Cặn: Gồm có cặn lơ lửng và cặn hòa tan (vô cơ và hữu cơ), cặn không gây độc hại đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước. 6. Tính phóng xạ: Nước ngầm thường nhiễm các chất phóng xạ tự nhiên, thường nước này vô hại đôi khi có thể dùng để chữa bệnh. Nhưng nếu chỉ tiêu này bị nhiễm bởi các chất phóng xạ từ nước thải, không khí, từ các chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép thì rất nguy hiểm. II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC 1. Độ pH: Phản ánh tính axit hay tính kiềm của nước. pH ảnh hưởng đến các hoạt động sinh học trong nước, tính ăn mòn, tính hòa tan. 2. Độ axít: Trong nước thiên nhiên độ axít là do sự có mặt của CO2, CO2 này hấp thụ từ khí quyển hoặc từ quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thải công nghiệp (chiếm đa số) và nước phèn. Độ axít không gây độc hại đến sức khỏe con người nhưng ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước cấp và nước thải. 3. Độ kiềm: do 3 ion chính HCO3-, OH-, CO32-làm cho nước có độ kiềm. Nước có độ kiềm cao làm cho người sử dụng nước cảm thấy khó chịu trong người. Độ kiềm ảnh hưởng đến quá trình keo tụ, khử sắt, làm mềm nước, kiểm tra độ ăn mòn, khả năng đệm của nước 9 thải, của bùn. 4. Độ cứng: Độ cứng của nước biểu thị hàm lượng các ion Ca2+ và Mg2+. Độ cứng không gây độc hại đến sức khỏe con người, nhưng dùng nước có độ cứng cao sẽ tiêu hao nhiều xà bông khi giặt đồ, tăng độ ăn mòn đối với các thiết bị trao đổi nhiệt, nồi hơi tạo nên cặn bám, khe nứt gây nổ nồi hơi. 5. Clorua (Cl-): Clorua trong nước biểu thị độ mặn. Clorua không gây độc hại đến sức khỏe con người nhưng dùng lâu sẽ gây nên bệnh thận. 6. Sunfat (SO42-): Sunfat tiêu biểu cho nguồn nước bị nhiễm phèn hoặc nước có nguồn gốc khoáng chất hoặc hữu cơ. Sunfat gây độc hại đến sức khỏe con người vì sunfat có tính nhuận tràng. Nước có Sunfat cao sẽ có vị chát, uống vào sẽ gây bệnh tiêu chảy. 7. Sắt (Fe2+, Fe3+): Sắt tồn tại trong nước dạng sắt 3 (dạng keo hữu cơ, huyền phù), dạng sắt 2 (hòa tan). Sắt cao tuy không gây độc hại đến sức khỏe con người nhưng nước sẽ có mùi tanh khó chịu và nổi váng bề mặt, làm vàng quần áo khi giặt, hư hỏng các sản phẩm ngành dệt, giấy, phim ảnh, đồ hộp, đóng cặn trong đường ống và các thiết bị khác làm tắc nghẽn các ống dẫn nước. 8. Mangan (Mg2+): Mangan có trong nước với hàm lượng thấp hơn sắt nhưng cũng gây nhiều trở ngại giống như sắt. 9. Ôxy hòa tan (DO): Ôxy hòa tan trong nước phụ thuộc vào các yếu tố: nhiệt độ, áp suất và đặc tính của nguồn nước (thành phần hóa học, vi sinh, thủy sinh). Xác định lượng ôxy hòa tan là phương tiện để kiểm soát ô nhiễm và kiểm tra hiệu quả xử lý. 10. Nhu cầu ôxy hóa học (COD): Là lượng ôxy cần thiết để ôxy hóa hết các hợp chất hữu cơ có trong nước. Nước nhiễm bẩn sẽ có độ ôxy hóa cao phải tốn nhiều hóa chất cho công tác khử trùng. 11. Nhu cầu Ôxy sinh hóa (BOD): Là lượng ôxy cần thiết để vi khuẩn sử dụng phân hủy chất hữu cơ dưới điều kiện hiếu khí. Chỉ tiêu này để đánh giá khả năng tự làm sạch của nguồn nước. BOD càng cao chứng tỏ mức độ ô nhiễm càng nặng. 12. Florua (F-): Trong thiên nhiên, các hợp chất của florua khá bền vững, ít bị phân hủy bởi quá trình làm sạch. Nếu thường xuyên dùng nước có florua lớn hơn 1,3mg/l hoặc nhỏ hơn 0,7mg/l đều dễ mắc bệnh hư hại men răng. 13. Dihydro sunfua (H2S): Khí này là sản phẩm của quá trình phân hủy các chất hữu cơ, rác thải. Khí này làm nước có mùi trứng thối khó chịu, với nồng độ cao, nó có tính ăn mòn vật liệu. 14. Các hợp chất của axít Silicic (Si): trong nước nếu có các hợp chất axit silicic sẽ rất nguy hiểm do cặn silicát lắng động trên thành nồi, thành ống làm giảm khả năng truyền nhiệt và gây tắc ống. 15. Phốt phát (PO42-): Có phốt phát vô cơ và phốt phát hũu cơ. Trong môi trường tự nhiên, phốt phát hữu cơ hầu hết là những chất mang độc tính mạnh dưới dạng thuốc diệt côn trùng, các vũ khí hóa học. Phốt phát làm hóa chất bón cây, chất kích thích tăng trưởng, chất tạo bọt trong bột giặt, chất làm mềm nước, kích thích tăng trưởng nhiều loại vi sinh vật, phiêu sinh vật, tảo… phốt phát gây nhiều tác động trong việc bảo vệ môi trừơng. 16. Nitơ (N) và các hợp chất chứa Nitơ (NH4+, NO2-, NO3-): Sự phân hủy của rác thải, các chất hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp tạo thành các sản phẩm 10 amoniac, nitrít, nitrát. Sự hiện diện của các hợp chất này là chất chỉ thị để nhận biết trạng thái nhiễm bẩn của nguồn nước. 17. Kim loại nặng: có mặt lợi và mặt hại: - Mặt lợi: với hàm lượng hữu ích, giúp duy trì và điều hòa những hoạt động của cơ thể. - Mặt hại: với hàm lượng cao gây khó chịu hoặc dẫn đến ngộ độc. 18. Các thành phần độc hại khác: Là thành phần các chất mà chỉ tồn tại trong nước với một hàm lượng rất nhỏ cũng đủ gây độc hại đến tính mạng con người, thậm chí gây tử vong, đó là các chất: Asen (As), Berili (Be), Cadimi (Cd), Xyanua (CN), Crôm (Cr), Thủy ngân (Hg), Niken (Ni), Chì (Pb), Antimoan (Sb), Selen (Se), Vanadi (V). Một vài gam thủy ngân hoặc Cadimi có thể gây chết người, với hàm lượng nhỏ hơn chúng tích lũy trong các bộ phận của cơ thể cho tới lúc đủ hàm lượng gây ngộ độc. Chì tích lũy trong xương, Cadimi tích lũy trong thận và gan, thủy ngân tích lũy trong các tế bào não. 19. Chất béo và dầu mỡ: Chất béo và dầu mỡ dễ phân tán và khuyết tán rộng. Chất béo đưa vào nguồn nước từ các nguồn nước thải, các lò sát sinh, công nghiệp sản xuất dầu ăn, lọc dầu, chế biến thực phẩm… Chất béo ngăn sự hòa tan ôxy vào nước, giết các vi sinh vật cần thiết cho việc tự làm sạch nguồn nước. 20. Thuốc diệt cỏ và trừ sâu: Thuốc diệt cỏ và trừ sâu ngoài việc gây ô nhiễm vùng canh tác còn có khả năng lan rộng theo dòng chảy, gây ra các tổn thương trên hệ thần kinh nếu tiếp xúc lâu ngày, chúng cũng có thể tích tụ trong cơ thể gây ra những biến đổi gen hoặc các bệnh nguy hiểm. 21. Tổng số vi trùng: Chỉ tiêu này để đánh giá mật độ vi trùng trong nước, các vi khuẩn này hoặc sống trong nước, hoặc từ đất rửa trôi vào nước hoặc từ các chất bài tiết. Chỉ tiêu này không đánh giá về mặt độc hại đối với sức khỏe mà chỉ đánh giá chất lượng nguồn nước. 22. Coliform: Coliform sống ký sinh trong đường tiêu hóa của người và động vật, chỉ tiêu này dùng để xem xét sự nhiễm bẩn của nước bởi các chất thải. 23. E. Coli: Chỉ tiêu này đánh giá sự nhiễm phân của nguồn nước nhiều hay ít (nhiễm phân người hoặc động vật), gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đôi khi thành dịch bệnh lan truyền. III. CÁC BỆNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC Hiện nay tỷ lệ người nhiễm giun sán, giun đũa, giun móc... ở Việt Nam được xem là cao nhất thế giới. Những khảo sát gần đây cho thấy gần 100% trẻ em từ 4 - 14 tuổi ở nông thôn nhiễm giun đũa, từ 50 - 80% nhiễm giun móc. Các bệnh viêm da dị ứng, sán lá gan, lá lợn vẫn đang hoành hành… "Vấn nạn" ô nhiễm nguồn nước và môi trường càng trở nên cấp bách hơn, khi các loại bệnh xảy ra, đặc biệt là ỉa chảy, lỵ ngày càng có xu hướng gia tăng. Trong 6 tháng đầu năm 2003, dịch bệnh viêm não cấp của trẻ nhỏ dưới 15 tuổi lây truyền qua đường tiêu hoá đã gây ra 323 ca mắc bệnh trong đó có 33 ca tử vong. Các bệnh lây lan qua đường nước: 11 Hiện ở Việt Nam chưa phát hiện loại bệnh nào có liên quan đến asen, nhưng theo nhiều nghiên cứu của thế giới, người uống nước ô nhiễm asen lâu ngày sẽ có triệu chứng đầu tiên như có các đốm sẫm màu trên thân thể hay đầu các chi, đôi khi gây niêm mạc trên lưỡi hoặc sừng hoá trên bàn tay, bàn chân. Asen có thể gây ung thư gan, phổi, bàng quang và thận, gây bệnh tim mạch, cao huyết áp... Trầm trọng hơn trong những năm gần đây xuất hiện các “Làng ung thư” do ô nhiễm môi trường đặc biệt là sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm như ở Hà Tây, Thạch Sơn, Nghệ An, Quảng Trị… do tiếp súc và sử dụng nguồn nước và môi trường ô nhiễm trầm trọng trong thời gian dài. Qua số liệu điều tra các hộ gia đình tại một số quận huyện ngoại thành trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh …, Các gia đình đều sử dụng nước giếng khoan hoặc giếng đào nhưng phần lớn không có hệ thống xử lý nước, nước bơm lên là dùng ăn uống trực tiếp, đây chính là nguyên nhân dể mắc phải các chứng bệnh nêu trên. 12 CHƯƠNG 3 CÁC TÁC ĐỘNG GÂY SUY THOÁI CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC Ngày nay, nhu cầu phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận cao, con người đã lờ đi các tác động ảnh hưởng đến các nhân tố tự nhiên và môi trường một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển và các nước nghèo đã làm cho môi trường nước bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn. Sự gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân chính gây áp lực lên nguồn nước. Vì nhu cầu nước cho phát triển nông nghiệp để gia tăng lương thực thực phẩm, phát triển công nghiệp để gia tăng hàng hóa và gia tăng thêm nhiều hình thức dịch vụ… I. ẢNH HƯỞNG DO HOẠT ĐỘNG SỐNG CỦA CON NGƯỜI - Các dòng nước mặt (sông, kênh rạch…) đặc biệt là ở vùng đô thị đều bị ô nhiễm trầm trọng bởi rác thải, nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư xả vào kênh rạch chưa qua xử lý. Tình trạng lấn chiếm lòng, bờ sông kênh rạch để sinh sống, xả rác và nước thải trực tiếp trên bề mặt gây ô nhiễm nước mặt, cản trở lưu thông của dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh tạo nước tù. Môi trường yếm khí gia tăng phân hủy các hợp chất hữu cơ, không những gây mùi hôi thối, ô nhiễm nguồn nước và môi trường mà còn gây khó khăn trong việc lấy nguồn nước mặt để xử lý thành nguồn nước sạch cấp cho nhu cầu xã hội. 13 - Nhu cầu nước sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt và các hoạt động khác của con người gia tăng, dẫn đến tình trạng khai thác nước dưới đất tràn lan gây cạn kiệt nguồn nước và ảnh hưởng đến môi trường như sụp lún, nhiễm mặn… 14 - Nhiều giếng khoan thi công không đúng kỹ thuật (Kết cấu giếng không tốt, giếng gần khu vực nhà vệ sinh, hệ thống xử lý nước thải…), giếng khoan hư không được trám lấp là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. - Nhiều sự cố gây thất thoát nước do đường ống dẫn nước cũ gẫy bể lâu ngày, rò rỉ nước từ van hư củ. Lười hoặc quên tắt van cũng là nguyên nhân gây lãng phí nước. 15 - Giữa nước mặn và nước nhạt có một ranh giới, khi họat động khai thác nước dưới đất quá mức đường ranh giới này sẽ tiến dần đến công trình khai thác, mực nước mặn xâm nhập dần, đẩy lùi mực nước ngọt vào sâu và làm nhiễm mặn các công trình khai thác trong khu vực. Mặt khác do nước biển tràn vào hoặc do con người dẫn nước biển vào sâu trong ruộng để làm muối, dẫn đến xâm nhập mặn vào tầng chứa nước. - Để gia tăng môi trường sống, con người phá rừng lấp đất, sang ruộng cất nhà làm đường dẫn đến mất khả năng giữ nước của đất, lượng nước bề mặt không được thấm bổ cập vào nước ngầm mà chảy vào sông rạch ra biển. Ngoài ra còn gây ngập lụt, trược lỡ đất. II. ẢNH HƯỞNG DO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP - Việc chăn nuôi gia súc gia cầm ở hộ gia đình vùng nông thôn còn chưa có ý thức tiết kiệm nguồn nước trong việc vệ sinh, vệ sinh chuồng trại, chưa có hệ thống xử lý chất thải