Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro kinh doanh là không thể tránh khỏi, đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng với phản ứng dây chuyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp. Sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một nước. Chính vì vậy, ngày nay trên thế giới, khoa học và công nghệ về quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng đã đạt đến trình độ tiên tiến, hiện đại.
Ở Việt Nam hiện nay, cơ chế điều hành lãi suất đang trong tiến trình tự do hóa. Đây là điều kiện tiền đề để các ngân hàng nâng cao tính tự chủ trong định giá các sản phẩm - dịch vụ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, cơ chế này cũng làm gia tăng nguy cơ tiềm ẩn rủi ro lãi suất cho các ngân hàng do sự biến động thường xuyên của lãi suất thị trường.
Xuất phát từ thực tế trên, cùng với những kiến thức đã được học tập, nghiên cứu ở trường và sau một thời gian thực tập tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, em đã chọn đề tài “Tăng cường quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” làm đề tài cho chuyên đề thực tập của mình. Nội dung của chuyên đề tập trung đi sâu vào phân tích thực trạng công tác quản lý rủi ro lãi suất, đánh giá những thành công và tồn tại của công tác này, để từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất ý kiến nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Kết cấu chuyên đề bao gồm ba chương:
Chương I: Tổng quan về hoạt động quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại
Chương II: Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chương III: Ý kiến đề xuất nhằm tăng cường quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
82 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3044 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tăng cường quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 6
LỜI MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9
1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng thương mại 9
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại 9
1.1.2. Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 9
1.2. Rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại 10
1.2.1. Khái niệm rủi ro lãi suất 10
1.2.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất 10
1.2.2.1. Sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản 10
1.2.2.2. Sự thay đổi của lãi suất thị trường khác với dự kiến của NH 10
1.2.2.3. NH sử dụng lãi suất cố định trong các hợp đồng 10
1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro lãi suất 13
1.2.3.1. Khe hở lãi suất 13
1.2.3.2. Thu nhập ròng từ lãi và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) 15
1.2.4. Các mô hình lượng hóa rủi ro lãi suất 16
1.2.4.1. Mô hình định giá lại 16
1.2.4.2. Mô hình thời lượng 17
1.3. Hoạt động quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại 19
1.3.1. Mục tiêu của quản lý rủi ro lãi suất 19
1.3.2. Các biện pháp quản lý rủi ro lãi suất 19
1.3.2.1. Duy trì sự phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản 20
1.3.2.2. Sử dụng hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi lãi suất 20
1.3.2.2.1. Hợp đồng tương lai 20
1.3.2.2.2. Hợp đồng quyền chọn 22
1.3.2.2.3. Hợp đồng hoán đổi lãi suất 25
1.3.2.3. Sử dụng lãi suất trần, sàn và khoảng trần - sàn lãi suất 27
1.3.2.3.1. Trần lãi suất 27
1.3.2.3.2. Sàn lãi suất 28
1.3.2.3.3. Khoảng trần – sàn lãi suất 29
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 30
2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 30
2.1.1. Lịch sử hình thành 30
2.1.2. Thuận lợi và khó khăn 31
2.1.2.1. Thuận lợi 31
2.1.2.2. Khó khăn 32
2.1.3. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 33
2.2. Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 38
2.2.1. Diễn biến lãi suất trong thời gian qua (từ năm 2006 đến nay) 38
2.2.1.1. Lãi suất VND 39
2.2.1.2. Lãi suất USD 42
2.2.2. Thực trạng rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 44
2.2.2.1. Thực trạng khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất luỹ kế trên tổng tài sản 44
2.2.2.2. Tình hình tuân thủ Nghị quyết ALCO về giới hạn khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất luỹ kế trên tổng tài sản 46
2.2.2.3. Thực trạng tổn thất do rủi ro lãi suất gây ra 47
2.2.3. Các biện pháp quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 47
2.2.3.1. Chương trình quản lý giá trị chịu rủi ro lãi suất (VaR lãi suất) 47
2.2.3.2. Dự báo lãi suất và thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt 49
2.2.3.3. Sử dụng các công cụ phái sinh 51
2.2.3.4. Điều chỉnh cơ cấu kỳ hạn nguồn và tài sản 55
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 57
2.3.1. Những mặt đã đạt được 57
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 59
2.3.2.1. Hạn chế 59
2.3.2.2. Nguyên nhân 60
2.3.2.2.1. Nguyên nhân khách quan 60
2.3.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan 61
CHƯƠNG III : Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 63
3.1. Định hướng quản lý rủi ro lãi suất của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 63
3.1.1. Mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 63
3.1.2. Định hướng quản lý rủi ro lãi suất giai đoạn 2006 – 2010 64
3.2. Đề xuất tăng cường quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 65
3.2.1. Xây dựng quy chế quản lý rủi ro lãi suất phù hợp với mô hình tổ chức mới 66
3.2.2. Lựa chọn phương pháp đo lường khe hở lãi suất phù hợp, kết hợp với làm tốt công tác dự báo lãi suất để nhận biết rủi ro lãi suất 67
3.2.3. Bổ sung các chỉ tiêu lượng hóa rủi ro lãi suất 69
3.2.4. Nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng chống rủi ro lãi suất 71
3.2.4.1. Điều chỉnh kỳ hạn của nguồn và tài sản, thực hiện điều hành, cân đối vốn có hiệu quả 71
3.2.4.2. Mở rộng số lượng các giao dịch phái sinh lãi suất 73
3.2.4.3. Các giải pháp khác 75
3.3. Kiến nghị 76
3.3.1. Đối với NHNN Việt Nam 76
3.3.2. Đối với Chính phủ 77
KẾT LUẬN 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NH: Ngân hàng
NHTM: Ngân hàng thương mại
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
BIDV: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
FED: Federal Reserve
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Biểu đồ 1.1 : Biểu đồ giao dịch cho các hợp đồng tương lai
Biểu dồ 1.2 : Biểu đồ về giao dịch NH mua quyền
Biểu đồ 1.3 : Biểu đồ giao dịch NH bán quyền
Sơ đồ 1.4 : Mô hình hợp đồng hoán đổi lãi suất
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV năm 2008
Bảng 2.2 : Diễn biến lãi suất cơ bản trong năm 2008
Biểu đồ 2.3 : Biểu đồ lãi suất của FED giai đoạn 2001 – 2008
Bảng 2.4 : Tình hình khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất lũy kế trên tổng tài sản đối với USD năm 2008
Bảng 2.5 : Tình hình khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất lũy kế trên tổng tài sản đối với VND năm 2008
Bảng 2.6 : Tình hình tuân thủ giới hạn khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất luỹ kế trên tổng tài sản đối với USD năm 2008
Bảng 2.7 : Tình hình tuân thủ giới hạn khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất luỹ kế trên tổng tài sản đối với VND năm 2008
Biểu đồ 2.8 : Biểu đồ thu nhập ròng từ lãi và tổn thất do rủi ro lãi suất gây ra đối với BIDV
Biểu đồ 2.9 : Biểu đồ giá trị VaR lãi suất trong 3 tháng cuối năm 2008
Bảng 2.10 : Diễn biến giá trị VaR lãi suất trong năm 2008
Sơ đồ 2.10 : Cơ chế giao dịch Hoán đổi tiền tệ chéo đề xuất cho Cty A
Bảng 2.11 : Kết quả giao dịch hoán đổi lãi suất năm 2008
Biểu đồ 2.12 : Biểu đồ cơ cấu kỳ hạn thực tế VND và USD
Sơ đồ 3.1 : Quy trình quản lý rủi ro lãi suất tại NHTM
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro kinh doanh là không thể tránh khỏi, đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng với phản ứng dây chuyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp. Sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một nước. Chính vì vậy, ngày nay trên thế giới, khoa học và công nghệ về quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng đã đạt đến trình độ tiên tiến, hiện đại.
Ở Việt Nam hiện nay, cơ chế điều hành lãi suất đang trong tiến trình tự do hóa. Đây là điều kiện tiền đề để các ngân hàng nâng cao tính tự chủ trong định giá các sản phẩm - dịch vụ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, cơ chế này cũng làm gia tăng nguy cơ tiềm ẩn rủi ro lãi suất cho các ngân hàng do sự biến động thường xuyên của lãi suất thị trường.
Xuất phát từ thực tế trên, cùng với những kiến thức đã được học tập, nghiên cứu ở trường và sau một thời gian thực tập tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, em đã chọn đề tài “Tăng cường quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” làm đề tài cho chuyên đề thực tập của mình. Nội dung của chuyên đề tập trung đi sâu vào phân tích thực trạng công tác quản lý rủi ro lãi suất, đánh giá những thành công và tồn tại của công tác này, để từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất ý kiến nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Kết cấu chuyên đề bao gồm ba chương:
Chương I: Tổng quan về hoạt động quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại
Chương II: Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chương III: Ý kiến đề xuất nhằm tăng cường quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Với những gì thể hiện trong chuyên đề, em hy vọng có thể đóng góp một vài ý kiến có giá trị thực tiễn để tăng cường công tác quản lý rủi ro lãi suất nói chung và công tác quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, vì điều kiện thời gian, kiến thức và sự nghiên cứu còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, trao đổi và ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các cán bộ trong phòng Quan hệ khách hàng 1 và bất cứ ai quan tâm đến đề tài này để bài viết của em được hoàn thiện và sâu sắc hơn.
Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban Giám đốc và các cán bộ của phòng Tổ chức nhân sự, phòng Quan hệ khách hàng 1 - Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã tạo mọi điều kiện hướng dẫn, chỉ bảo và tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập.
Các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế quốc dân, đặc biệt là các thầy cô giáo của khoa Ngân hàng – Tài chính đã dìu dắt, dạy dỗ em trong suốt quá trình học tập tại trường.
ThS. Hoàng Lan Hương, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình viết đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 04 năm 2009
Sinh viên: Nguyễn Ngọc Bình
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng thương mại
Khái niệm ngân hàng thương mại
NHTM là một trong những loại hình tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau để đưa ra một cách chính xác khái niệm của nó. Cách tiếp cận sau đây có thể coi là ưu việt nhất:
NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán - và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
Trong nền kinh tế thị trường, NHTM là tổ chức trung gian tài chính lớn nhất, đóng vai trò làm cầu nối giữa những người cần vốn và những người cung cấp vốn trên thị trường. Nó có hai hoạt động cơ bản đó là: huy động vốn và sử dụng vốn.
Huy động vốn: NHTM huy động vốn bằng cách: Nhận tiền gửi của khách hàng, vay các tổ chức tín dụng khác, phát hành giấy nợ, vay NHNN.
Sử dụng vốn: NH sử dụng vốn vào các hoạt động sau: Chiết khấu, cho vay, bảo lãnh, cho thuê, đầu tư vào tài sản tài chính và các hoạt động khác.
Hoạt động kinh doanh của NHTM có quy mô rất lớn và vô cùng phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế nên nó chịu sự quản lý đặc biệt của pháp luật.
1.2. Rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm rủi ro lãi suất
Lãi suất là giá cả của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc các dạng tài sản khác nhau. Cũng như nhiều giá cả hàng hoá khác, lãi suất của các khoản cho vay, tiền gửi và chứng khoán thường xuyên biến động, có thể làm gia tăng lợi nhuận cho NH hoặc ngược lại gây tổn thất cho NH.
Do đó, rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến gắn với thay đổi của lãi suất và nhiều nhân tố khác như cấu trúc và kỳ hạn của tài sản và nguồn, quy mô và kỳ hạn của các hợp đồng kỳ hạn,…
1.2.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất
1.2.2.1. Sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản
1.2.2.2. Sự thay đổi của lãi suất thị trường khác với dự kiến của NH
NH sử dụng lãi suất cố định trong các hợp đồng
Có thể hiểu rõ tác động của từng nguyên nhân qua ví dụ sau:
Ví dụ: Giả sử NH A đang có nhu cầu cho vay 100 triệu có thời hạn 1 năm với lãi suất cố định là 10%/ năm, 100 triệu có thời hạn 2 năm, với lãi suất cố định là 11%/năm. NH A tìm kiếm nguồn bằng cách vay trên thị trường liên NH 200 triệu với lãi suất cố định là 6%/năm, nếu vay 1 năm và 7%/năm, nếu vay 2 năm.
Tình trạng tái tài trợ (Kỳ hạn của tài sản dài hơn kỳ hạn của nguồn tiền)
Giả sử NH vay trên thị trường liên NH kỳ hạn 1 năm.
Sau 1 năm, 100 triệu cho vay được trả và 200 triệu tiền đi vay phải trả. Khoản gốc thu được chỉ đủ trang trải 50% nhu cầu chi trả (ảnh hưởng của lãi coi như bằng 0). Đối với khoản cho vay 1 năm, NH thu được chênh lệch lãi suất là: 10% - 6% = 4%.
Để có tiền trả 100 triệu còn lại, NH cần vay thêm 100 triệu trên thị trường liên NH. Như vậy, NH phải tài trợ khoản cho vay 2 năm bằng một khoản vay vào năm thứ hai. Cách tài trợ như trên được gọi là tái tài trợ.
Chênh lệch lãi suất mà NH thu được phụ thuộc vào lãi suất mà NH phải trả khi tái tài trợ. Nếu lãi suất trên thị trường liên NH không đổi, chênh lệch lãi suất mà NH thu được của khoản cho vay 2 năm là:
Chênh lệch lãi suất = 11% - 6% = 5%.
NH sẽ thu được 5%/năm, trong cả 2 năm. Khi lãi suất thị trường liên NH giảm, chênh lệch lãi suất thu được năm thứ hai sẽ lớn hơn 5% và khi lãi suất lăng, chênh lệch lãi suất thu được sẽ giảm, thậm chí có thể NH còn bị lỗ.
Năm 1: Chênh lệch lãi suất thu được từ 200 triệu cho vay là:
Năm 2: Giả sử lãi suất trên thị trường giảm 1%. Do khoản cho vay với lãi suất cố định nên NH vẫn chỉ thu được lãi suất như năm 1. Kỳ hạn đi vay trên thị trường liên NH chỉ là 1 năm, do vây, vào năm thứ hai, lãi suất được đặt lại, chỉ còn 5%. Chênh lệch lãi suất thu được năm thứ hai:
Chênh lệch lãi suất = 11% - 5% = 6%
Bình quân mỗi năm NH thu được chênh lệch:
Giả sử lãi suất trên thị trường liên NH tăng thêm 4%, chênh lệch lãi suất năm thứ hai là: 11% - 10% = 1%
Bình quân mỗi năm NH thu được chênh lệch là:
Tại sao NH lại dùng nguồn có kỳ hạn ngắn để cho vay với kỳ hạn hơn? Một lý do là NH kỳ vọng sẽ thu được chênh lệch lãi suất cao hơn. Nếu NH cho vay với kỳ hạn như huy động, chênh lệch lãi suất thu được là: 10% - 6% = 4%.
Khi thay đổi kỳ hạn NH thấy rằng chênh lệch lãi suất năm 1 chắc chắn sẽ cao hơn, đạt 4,5%. Tuy nhiên chênh lệch lãi suất năm 2 lại chưa chắc chắn, tuỳ thuộc vào mức độ và xu hướng thay đổi của lãi suất thị trường.
NH sẽ thay đổi kỳ hạn nếu nhà quản lý dự đoán rằng lãi suất trên thị trường liên NH sẽ giảm, hoặc tăng song mức tăng sẽ không vượt quá tỷ lệ làm cho chênh lệch lãi suất bình quân 2 năm nhỏ hơn 4%.
Chênh lệch lãi suất năm 2 an toàn cho NH:
Lãi suất thị trường liên NH an toàn:
Nếu lãi suất trên thị trường liên NH năm thứ 2 tăng tới 7,5% thì chênh lệch lãi suất năm 2 chỉ còn 3,5%, giảm 1% so với năm 1. Kết cục chung, chênh lệch lãi suất bình quân 2 năm đạt 4%. Nếu lãi suất tăng quá dự tính (quá 7,5%) sẽ gây ra tổn thất cho NH.
Tình trạng tái đầu tư (Kỳ hạn của tài sản nhỏ hơn kỳ hạn của nguồn tài trợ)
Các giả thiết tương tự như trên song nguồn vay 2 năm với lãi suất cố định 7%/năm. Sau 1 năm, 100 triệu được hoàn trả, thu được chênh lệch lãi suất là 3%. NH có thể cho vay một khoản mới: tái đầu tư khoản cho vay vừa hoàn trả. Nếu lãi suất cho vay không đổi, chênh lệch lãi suất thu được là 3%. Khi lãi suất cho vay tăng hoặc giảm, chênh lệch lãi suất sẽ tăng hoặc giảm theo.
Kết luận
Ở cả hai trường hợp trên đều có sự không phù hợp về kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn trong điều kiện các hợp đồng huy động và tài trợ với lãi suất cố định. Tình trạng này được kết hợp với thay đổi lãi suất ngoài dự kiến trên thị trường làm nảy sinh tổn thất cho NH.
1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro lãi suất
Khe hở lãi suất
Khe hở lãi suất đo sự không phù hợp về kỳ hạn giữa nguồn và tài sản. Việc xác định trạng thái khe hở nhạy cảm lãi suất một cách thường xuyên sẽ giúp các NH nhận biết rủi ro lãi suất tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của mình.
Khe hở lãi suất = Tài sản nhạy cảm lãi suất - Nguồn nhạy cảm lãi suất.
Các tài sản và nguồn nhạy cảm lãi suất thường là các loại mà số dư nhanh chóng chuyển sang lãi suất mới khi lãi suất thay đổi, như các khoản tiền gửi ngắn hạn, các khoản cho vay và đi vay trên thị trường liên NH, chứng khoán ngắn hạn của Chính phủ, các khoản cho vay ngắn hạn. Các loại tài sản và nguồn trung và dài hạn với lãi suất cố định thuộc loại ít nhạy cảm với lãi suất. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới quy mô của nguồn và tài sản nhạy cảm:
Nhu cầu về kỳ hạn của người sử dụng;
Khả năng về kỳ hạn của người gửi và người cho vay;
Chuyển hoán kỳ hạn của nguồn.
Sự khác biệt của nguồn và tài sản là tất yếu. Vì vậy NH khó và không cần thiết duy trì sự phù hợp tuyệt đối về kỳ hạn giữa các nguồn và các loại tài sản khác nhau trong mọi thời kỳ. Trước hết, kỳ hạn trên thường là do khách hàng đi vay và gửi tiền quyết định. Thứ hai, sự thay đổi của các loại lãi suất rất khác nhau và mức độ nhạy cảm của nguồn và tài sản đối với lãi suất cũng khác nhau. Thứ ba, sự khác biệt về nguồn và tài sản nhạy cảm có thể tạo thu nhập cao hơn cho NH. Khi duy trì khe hở nhạy cảm khác 0, nếu lãi suất thay đổi theo hướng phù hợp thì thu nhập của NH sẽ tăng. Giả sử lãi suất thay đổi với mức độ nào đó không có lợi cho NH, mức độ giảm thu nhập từ lãi của NH sẽ tỷ lệ thuận với quy mô khe hở lãi suất.
Trong trường hợp NH đang duy trì khe hở lãi suất dương (Tài sản nhạy cảm lớn hơn nguồn nhạy cảm):
Nếu lãi suất trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất tăng;
Nếu lãi suất trên thị trường giảm, chênh lệch lãi suất giảm.
Trong trường hợp NH đang duy trì khe hở lãi suất âm (Tài sản nhạy cảm nhỏ hơn nguồn nhạy cảm):
Nếu lãi suất trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất giảm;
Nếu lãi suất trên thị trường giảm, chênh lệch lãi suất tăng.
Ví dụ: NH A đang có trạng thái nhạy cảm với lãi suất như sau:
Tài sản
Số dư
Lãi suất
Nguồn vốn
Số dư
Lãi suất
Tài sản nhạy cảm
80
5%
Nguồn nhạy cảm
120
4%
Tài sản kém nhạy cảm
120
7%
Nguồn kém nhạy cảm
80
6%
Chênh lệch lãi suất của NH trong kỳ:
Nếu lãi suất thị trường tăng thêm 1%, chênh lệch lãi suất của NH trong kỳ:
(giảm 0,2%)
(Số tuyệt đối là 2,4)
Khe hở nhạy cảm = 80 – 120 = - 40
Vậy từ khe hở nhạy cảm ta có thể dự đoán tổn thất khi lãi suất thay đổi:
Thu nhập từ lãi giảm = Khe hở nhạy cảm × Mức gia tăng = - 40 × 1% = - 0,4
Chênh lệch lãi suất giảm =
=
Thu nhập ròng từ lãi và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)
Thu nhập ròng từ lãi = Tổng thu từ lãi - Tổng chi phí trả lãi
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên = Thu nhập ròng từ lãi / Tổng tài sản sinh lời
Việc so sánh hai chỉ tiêu này qua từng thời kỳ sẽ giúp các nhà quản lý NH biết được rủi ro lãi suất đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hay chưa và tác động của nó đến thu nhập của NH như thế nào.
Thu nhập ròng từ lãi và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của NH chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố như:
Những thay đổi trong lãi suất.
Những thay đổi trong mức chênh lệch giữa lãi thu về từ tài sản và chi phí trả lãi cho vốn huy động (thường được phản ánh trong sự thay đổi hình dạng của đường cong thu nhập giữa lãi suất ngắn hạn và lãi suất dài hạn, vì phần lớn nguồn vốn của NH có kỳ hạn ngắn trong khi tài sản của NH thường có kỳ hạn dài hơn).
Những thay đổi về giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất mà NH nắm giữ khi mở rộng hoặc thu hẹp quy mô hoạt động của mình.
Những thay đổi về giá trị nguồn vốn phải trả lãi mà NH sử dụng để tài trợ cho danh mục tài sản sinh lời khi mở rộng hoặc thu hẹp hoạt động.
Những thay đổi về cấu trúc của tài sản và nợ mà NH thực hiện khi tiến hành chuyển đổi tài sản, nợ giữa lãi suất cố định và lãi suất thả nổi, giữa kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài, giữa tài sản mang mức thu nhập thấp hơn với tài sản mang lại mức thu nhập cao (ví dụ như NH tiến hành chuyển tiền mặt thành các khoản cho vay, hay chuyển các khoản cho vay tiêu dùng, cho vay bất động sản có mức lãi suất cao thành các khoản cho vay thương mại với lãi suất thấp,…).
Các mô hình lượng hóa rủi ro lãi suất
Hiện nay, trên thế giới có hai mô hình lượng hóa rủi ro lãi suất đang được các NH hiện đại áp dụng, đó là:
Mô hình định giá lại (The repricing model)
Mô hình thời lượng (The duration model)
Mô hình định giá lại
Nội dung của mô hình định giá lại là việc phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị ghi sổ nhằm xác định chênh lệch giữa lãi suất thu được từ tài sản có và lãi suất thanh toán cho vốn huy động sau một thời gian nhất định. Theo đó, để lượng hóa rủi ro lãi suất, các NH tính số chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ đối với từng kỳ hạn và đặt chúng trong mối quan hệ với độ nhạy cảm lãi suất của thị trường. Độ nhạy cảm lãi suất trong trường hợp này chính là khoảng thời gian mà tài sản có và tài sản nợ được định giá lại (theo mức lãi suất mới của thị trường).