Chuyên đề Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam đến năm 2020

1. Tính tất yếu của đề tài Sự nghiệp đổi mới kinh tế Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu nhất định, trước hết phải kể đến lĩnh vực nông nghiệp với thành tựu lớn nhất về phát triển sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Từ một nước nông nghiệp thiếu đói kéo dài, hiện nay Việt Nam không chỉ tự túc được lương thực ổn định, mà còn vươn lên đẩy mạnh xuất khẩu và trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Thành tựu đó chứng minh đường lối đổi mới nông nghiệp của Đảng nói chung, định hướng chiến lược sản xuất và xuất khẩu gạo nói riêng là đúng đắn. Đối với Việt Nam xuất khẩu gạo có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó không những thúc đẩy sản xuất phát triển mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động đặc biệt là người nông dân. Ngoài ra, ngoại tệ thu được từ xuất khẩu là nguồn vốn cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, chuyển sang kinh tế thị trường, trong điều kiện tình hình kinh tế, chính trị thế giới và khu vực có nhiều biến đổi, cạnh tranh kinh tế toàn cầu diễn ra hết sức gay gắt, thì vấn đề sản xuất và xuất khẩu một sản phẩm nào đó, đòi hỏi phải có một chiến lược phát triển đúng đắn, có sự tính toán kỹ càng, cẩn trọng thì mới có thể thành công và đạt được hiệu quả tối ưu. Trong thời gian qua, hoạt động xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những bất cập cần giải quyết như vấn đề chất lượng sản phẩm, thị trường, Nếu những vấn đề trên được giải quyết một cách hợp lý, xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ có bước phát triển cao hơn trong thời gian tới. Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, chuyên đề: Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam đến năm 2020 được chọn để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Chuyên đề được thực hiện nhằm phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam. Từ đó chuyên đề đề xuất ra những định hướng và giải pháp cụ thể nhằm củng cố, đẩy mạnh và phát triển mặt hàng xuất khẩu chủ lực này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Chuyên đề nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam. Đồng thời chuyên đề cũng đưa ra các định hướng, giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo từ nay đến năm 2020. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Chuyên đề tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1989 đến 2009. 4. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đồng thời cũng sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, đánh giá và so sánh để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề đã đặt ra. Nguồn tư liệu, thông tin sử dụng trong chuyên đề được lấy từ Vụ Xuất Nhập Khẩu (Bộ Công Thương), Tổng cục thống kê Việt Nam, Viện nghiên cứu lúa quốc tế và các nguồn thông tin chính thức khác từ Internet. 5. Kết cấu chuyên đề Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, chuyên đề được trình bày trong 3 chương: • Chương 1: Cơ sở hình thành, chức năng, cơ cấu của Bộ Công Thương và đặc điểm của thị trường gạo thế giới. • Chương 2: Thực trạng xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam. • Chương 3: Định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2020.

doc123 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3087 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRUỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THUƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ ( ( (  CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CUỐI KHÓA Đề tài: THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GẠO CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng Họ và tên sinh viên : Hoàng Quý Lê Lớp : Kinh tế quốc tế 48B HÀ NỘI, 2010 LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội thực hiện bài chuyên đề thực tập cuối khóa “Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam đến năm 2020”. Tôi xin đặc biệt cảm ơn thầy PGS. TS Nguyễn Thường Lạng đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian thực hiện bài chuyên đề này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đã nhiệt tình giúp đỡ trong thời gian tôi thực tập tại đây. Nhờ những sự giúp đỡ trên mà tôi đã có thể hoàn thành bài chuyên đề này một cách tốt nhất. Tuy nhiên, do bản thân còn hạn chế về kĩ năng, kinh nghiệm thực tế nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các cán bộ Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương để tôi có thể nâng cao kiến thức và hoàn thiện hơn bài chuyên đề của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Hoàng Quý Lê LỜI CAM ĐOAN Tôi là Hoàng Quý Lê, sinh viên lớp Kinh tế quốc tế 48B, khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Tôi xin cam đoan chuyên đề thực tập cuối khóa: “Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam đến năm 2020” là hoàn toàn được thực hiện với sự tìm tòi, nghiên cứu của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Thường Lạng và sự giúp đỡ của các cán bộ Vụ xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung của bản chuyên đề này và những quy định của nhà trường và khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế.  Sinh viên Hoàng Quý Lê   MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH, CHỨC NĂNG, CƠ CẤU CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI 3 1.1 Cơ sở hình thành của Bộ Công Thương 3 1.2 Chức năng và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương 3 1.2.1 Vị trí và chức năng 3 1.2.2 Cơ cấu tổ chức 3 1.3 Vị trí, chức năng và nhiệm vụ quyền hạn của Vụ xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương 6 1.4 Đặc điểm của thị trường gạo thế giới 8 1.5 Kinh nghiệm quốc tế trong việc thúc đẩy xuất khẩu gạo và bài học đối với Việt Nam 13 1.5.1 Hoa Kỳ 13 1.5.2 Thái Lan 15 1.5.3 Bài học đối với Việt Nam 17 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU VÀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM 20 2.1 Vị trí chiến lược của xuất khẩu gạo trong nền kinh tế quốc dân 20 2.1.1 Xuất khẩu gạo làm tăng thu ngoại tệ, tích lũy vốn cho quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước 20 2.1.2 Xuất khẩu đóng vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển 21 2.1.3 Xuất khẩu gạo có tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân 22 2.1.4 Phát huy lợi thế so sánh của đất nước 23 2.2 Chuỗi giá trị gạo tại Việt Nam 25 2.3 Thực trạng sản xuất gạo của Việt Nam 27 2.3.1 Về diện tích 28 2.3.2 Về năng suất 30 2.3.3 Về sản lượng 32 2.3.4 Thực trạng chế biến lúa gạo 36 2.4 Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam 37 2.4.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu 37 2.4.2 Chất lượng gạo 39 2.4.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam 44 2.4.3.1 Tình hình chung 44 2.4.3.2 Các quốc gia và khu vực chủ yếu nhập khẩu gạo của Việt Nam 47 2.4.4 Giá xuất khẩu gạo 52 2.4.5 Các kênh phân phối gạo 54 2.4.6 Khả năng đấu thầu của mặt hàng gạo Việt Nam 57 2.4.7 Thương hiệu mặt hàng gạo của Việt Nam 59 2.4.8 Hiệu quả xuất khẩu gạo 60 2.5 Thực trạng thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam 63 2.5.1 Hỗ trợ về vốn nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo 63 2.5.2 Xúc tiến thương mại mặt hàng gạo 64 2.5.3 Đổi mới công nghệ nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo 68 2.5.4 Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ xuất khẩu 69 2.5.5 Đơn giản thủ tục hành chính thúc đẩy xuất khẩu gạo 70 2.6 Đánh giá về hoạt động thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam 71 2.6.1 Những thành tựu đạt được và nguyên nhân 71 2.6.2 Những hạn chế và nguyên nhân 73 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 75 3.1 Triển vọng thị trường gạo thế giới đến năm 2020 75 3.2 Cơ hội và thách thức đối với sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam 76 3.2.1 Cơ hội 76 3.2.2 Thách thức 78 3.3 Dự báo sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020 79 3.4 Mục tiêu và định hướng xuất khẩu gạo 82 3.4.1 Mục tiêu chủ yếu 82 3.4.2 Định hướng 82 3.5 Các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo 84 3.5.1 Giải pháp từ phía nhà nước 84 3.5.1.1 Thực hiện tốt quy hoạch phân vùng thâm canh trồng lúa cho xuất khẩu 84 3.5.1.2 Giải pháp về luật pháp và chính sách 85 3.5.1.3 Các giải pháp về đầu tư 87 3.5.1.4 Thực hiện đồng bộ các giải pháp khoa học - kỹ thuật trong sản xuất gạo xuất khẩu 90 3.5.1.5 Giải pháp hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại 93 3.5.2 Giải pháp từ phía các doanh nghiệp 94 3.5.2.1 Ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến gạo xuất khẩu 94 3.5.2.2 Giải pháp về phát triển thị trường 95 3.5.2.3 Giải pháp về xúc tiến thương mại 99 3.5.2.4 Hình thành chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu gạo 99 KẾT LUẬN 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104 PHỤ LỤC 108 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT  Các ký hiệu viết tắt  Nghĩa đầy đủ     Tiếng Anh  Tiếng Việt   1  APEC  Asia Pacific Economic Cooperation  Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương   2  ASEAN  The Association of Southeast Asian Nations  Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á   3  ASEM  The Asia – Europe Meeting  Diễn đàn hợp tác Á - Âu   4  CIF  Cost - Insurance - Freight  Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí   5  EU  European Union  Liên minh Châu Âu   6  FAO  Food and Agriculture Organization of the United Nations  Tổ chức Nông lương thế giới   7  FDI  Foreign Direct Investment  Đầu tư trực tiếp nước ngoài   8  FOB  Free On Board  Giao hàng trên tàu   9  GMP  Good Manufacturing Practices  Thực tiễn sản xuất tốt   10  HACCP  Hazard Analysis and Critical Control Point  Nguyên tắc phân tích và xác định các mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn   11  IRRI  International Rice Research Institute  Viện nghiên cứu lúa quốc tế   10  ISO  International Organization for Standardization  Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa   11  ODA  Official Development Assistance  Hỗ trợ phát triển chính thức   12  USD  The United States of Dollar  Đô la Mỹ   13  WTO  World Trade Organization  Tổ chức thương mại thế giới   DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG Hình  Trang   1.1  Cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương  4   2.1  Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2000  45   2.2  Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2009  45   2.3  Top 10 nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2009  47   2.4  Sản lượng gạo xuất khẩu sang châu Phi (tấn) và tỷ lệ phần trăm trong tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2000 đến 2009  51   2.5  So sánh giá FOB gạo 5% tấm của Thái Lan và Việt Nam  53   2.6  Sơ đồ kênh phân phối gạo tại Việt Nam  55   3.1  Đồ thị dự báo xu hướng gia tăng sản lượng gạo xuất khẩu từ 2010 đến 2020  81   Bảng      2.1  Diện tích lúa các năm phân theo vùng  28   2.2  Diện tích gieo trồng lúa của cả nước qua các năm phân theo vụ  30   2.3  Năng suất lúa cả năm phân theo vùng  31   2.4  Sản lượng lúa các năm phân theo vụ  33   2.5  Sản lượng lúa qua các năm phân theo vùng  34   2.6  Sản lượng và trị giá gạo xuất khẩu từ năm 1989 - 2009  38   2.7  Chất lượng gạo xuất khẩu từ năm 1989-2001 (% với tổng số lượng xuất khẩu năm đó)  42   2.8  Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam tháng 11/2005  61   2.9  Chỉ tiêu mức tăng thu nhập ngoại tệ xuất khẩu gạo giai đoạn từ năm 2000 đến 2009  62   3.1  Dự báo sản lượng gạo xuất khẩu từ 2010 đến 2020  80   LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính tất yếu của đề tài Sự nghiệp đổi mới kinh tế Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu nhất định, trước hết phải kể đến lĩnh vực nông nghiệp với thành tựu lớn nhất về phát triển sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Từ một nước nông nghiệp thiếu đói kéo dài, hiện nay Việt Nam không chỉ tự túc được lương thực ổn định, mà còn vươn lên đẩy mạnh xuất khẩu và trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Thành tựu đó chứng minh đường lối đổi mới nông nghiệp của Đảng nói chung, định hướng chiến lược sản xuất và xuất khẩu gạo nói riêng là đúng đắn. Đối với Việt Nam xuất khẩu gạo có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó không những thúc đẩy sản xuất phát triển mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động đặc biệt là người nông dân. Ngoài ra, ngoại tệ thu được từ xuất khẩu là nguồn vốn cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, chuyển sang kinh tế thị trường, trong điều kiện tình hình kinh tế, chính trị thế giới và khu vực có nhiều biến đổi, cạnh tranh kinh tế toàn cầu diễn ra hết sức gay gắt, thì vấn đề sản xuất và xuất khẩu một sản phẩm nào đó, đòi hỏi phải có một chiến lược phát triển đúng đắn, có sự tính toán kỹ càng, cẩn trọng thì mới có thể thành công và đạt được hiệu quả tối ưu. Trong thời gian qua, hoạt động xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những bất cập cần giải quyết như vấn đề chất lượng sản phẩm, thị trường,… Nếu những vấn đề trên được giải quyết một cách hợp lý, xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ có bước phát triển cao hơn trong thời gian tới. Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, chuyên đề: Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam đến năm 2020 được chọn để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Chuyên đề được thực hiện nhằm phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam. Từ đó chuyên đề đề xuất ra những định hướng và giải pháp cụ thể nhằm củng cố, đẩy mạnh và phát triển mặt hàng xuất khẩu chủ lực này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Chuyên đề nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam. Đồng thời chuyên đề cũng đưa ra các định hướng, giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo từ nay đến năm 2020. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Chuyên đề tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1989 đến 2009. 4. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đồng thời cũng sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, đánh giá và so sánh để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề đã đặt ra. Nguồn tư liệu, thông tin sử dụng trong chuyên đề được lấy từ Vụ Xuất Nhập Khẩu (Bộ Công Thương), Tổng cục thống kê Việt Nam, Viện nghiên cứu lúa quốc tế và các nguồn thông tin chính thức khác từ Internet. 5. Kết cấu chuyên đề Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, chuyên đề được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở hình thành, chức năng, cơ cấu của Bộ Công Thương và đặc điểm của thị trường gạo thế giới. Chương 2: Thực trạng xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam. Chương 3: Định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2020. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH, CHỨC NĂNG, CƠ CẤU CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI 1.1 Cơ sở hình thành của Bộ Công Thương Bộ Công thương Việt Nam của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một Bộ mới được thành lập từ khoá XII của Quốc hội năm 2007 trên cơ sở sát nhập Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại. 1.2 Chức năng và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương Ngày 27/12/2007, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định số 189/2007/NĐ-CP, quy định chức năng và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương. 1.2.1 Vị trí và chức năng Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác, lưu thông hàng hoá trong nước; xuất nhập khẩu, quản lý thị trường, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, dịch vụ thương mại, hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế, quản lý cạnh tranh, kiểm soát độc quyền, áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. 1.2.2 Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương được thể hiện ở hình 1.1 và ở phụ lục 4. Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương Nguồn: Lãnh đạo Bộ gồm Bộ trưởng và các Thứ trưởng. Các đơn vị giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước gồm: 1. Vụ Kế hoạch. 2. Vụ Tài chính. 3. Vụ Tổ chức cán bộ. 4. Vụ Pháp chế. 5. Vụ Hợp tác quốc tế. 6. Thanh tra Bộ. 7. Văn phòng Bộ. 8. Vụ Khoa học và Công nghệ. 9. Vụ Công nghiệp nặng. 10. Vụ Năng lượng. 11. Vụ Công nghiệp nhẹ. 12. Vụ Xuất nhập khẩu. 13 . Vụ Thị trường trong nước. 14. Vụ Thương mại miền núi. 15. Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương. 16. Vụ Thị trường châu Âu. 17. Vụ Thị trường châu Mỹ. 18. Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á. 19. Vụ Chính sách thương mại đa biên. 20. Vụ Thi đua - Khen thưởng. 21. Cục Điều tiết điện lực. 22. Cục Quản lý cạnh tranh. 23. Cục Quản lý thị trường. 24. Cục Xúc tiến thương mại. 25. Cục Công nghiệp địa phương. 26. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp. 27. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin. 28. Thương vụ tại các nước và các vùng lãnh thổ. 29. Cơ quan Đại diện của Bộ Công Thương tại thành phố Hồ Chí Minh. 30. Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh. Các đơn vị sự nghiệp bao gồm: 1. Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách công nghiệp. 2. Viện Nghiên cứu Thương mại. 3. Báo Công thương. 4. Tạp chí Công nghiệp. 5. Tạp chí Thương mại . 6. Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán Bộ Công Thương Trung ương. 1.3 Vị trí, chức năng và nhiệm vụ quyền hạn của Vụ xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương Vị trí và chức năng Vụ Xuất nhập khẩu là cơ quan thuộc Bộ Công Thương, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, các hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ quyền hạn 1. Xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, các cơ chế, chính sách về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, gia công hàng hóa với nước ngoài, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hoá trong phạm vi cả nước; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi ban hành. 2. Tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hoá. Chủ trì đàm phán với các nước có liên quan về xuất xứ hàng hoá trong các hiệp định, thỏa thuận song phương và đa phương. Tổ chức cấp và kiểm tra các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá. 3. Thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp về hành rào kỹ thuật thương mại trong WTO của Bộ Công Thương. 4. Thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp về các biện pháp kiểm dịch động thực vật trong WTO của Bộ Công Thương. 5. Tổ chức cấp các loại giấy chứng nhận xuất nhập khẩu hàng hoá, miễn thuế, phân chỉ tiêu hạn mức, hạn ngạch; các loại giấy chứng nhận về hàng hoá và hạn ngạch thuế quan. 6. Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thương nhân nước ngoài không có đại diện tại Việt Nam. 7. Quản lý hoạt động kinh doanh của các cửa hàng miễn thuế theo quy định của pháp luật. 8. Xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách về kiểm soát xuất khẩu theo các Nghị quyết của Liên hợp quốc, điều ước quốc tế và các thỏa thuận mà Việt Nam là bên tham gia hoặc ký kết. 9. Tham mưu giúp Bộ trưởng trong công tác điều hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, quản lý nhập khẩu, giảm nhập siêu, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá. 10. Tham mưu giúp Bộ trưởng về cơ chế hoạt động của các khu thương mại tự do, khu bảo thuế, khu phi thuế trong các khu kinh tế. 11. Giúp Bộ trưởng tham gia đàm phán ký kết các hiệp định song biên về mở cửa thị trường, các thoả thuận công nhận tiêu chuẩn, quy chuẩn, tham gia xây dựng hàng rào cản kỹ thuật trong thương mại, tạo điều kiện cho xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đối với từng quốc gia, từng khu vực và từng vùng lãnh thổ phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 12. Chủ trì tham gia với Bộ Tài chính về chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thủ tục hải quan về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và chính sách về tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hoá. 13. Chủ trì hoặc tham gia với các Bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội có liên quan trong việc xây dựng các đề án phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá, phát triển dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá. 14. Tham gia tổ chức các hoạt động thông tin thị trường; tham gia các hoạt động về xúc tiến thương mại, đầu tư sản xuất phục vụ xuất khẩu hàng hoá, về cân đối tiền hàng, cán cân thương mại, về ghi nhãn hàng hoá, thương hiệu và quảng bá sản phẩm, hàng hoá của Việt Nam. 15. Chủ trì tham gia với các Bộ, ngành liên quan về cửa khẩu thông quan hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu. 16. Lập báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về đánh giá tình hình hoạt động về xuất và nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương. 17. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao. 1.4 Đặc điểm của thị trường gạo thế giới Tính thời vụ trong sản xuất và trao đổi Do lương thực là sản phẩm của sản xuất nông nghiệp nên nó mang tính thời vụ của sản xuất, từ đó cũng hình thành thời vụ của xuất khẩu và nhập khẩu. Các nước sản xuất có khí hậu khác nhau, thời gian gieo trồng khác nhau nên thời vụ nói trên cũng khác nhau. Tùy theo khả năng dự trữ lương thực khác nhau mà khả năng điều hành xuất khẩu của mỗi nước khác nhau. Ở Hoa Kỳ, khả năng về kho dự trữ bảo quản rất lớn nên có thể phân bố lượng xuất khẩu dàn ra các tháng trong năm; còn ở các nước khác, lượng kho dự trữ nhỏ, do vậy việc bán và giao hàng tập trung với lượng lớn hơn ngay sau khi thu hoạch. Một số nước như Canada phải tập trung xuất khẩu và giao hàng trước khi mùa đông làm đóng băng các đường vận tải thủy. Chính vào những thời điểm đó, thị trường chịu tác động cụ thể của những yếu tố trên. Gạo là lương thực sản xuất chủ yếu để tiêu thụ tại chỗ Các nước châu Á và châu Phi sản xuất khoảng 85% sản lượng gạo thế giới nhưng lượng gạo đưa ra trao đổi trên thị trường thế giới chỉ chiếm khoảng 4 – 5%. Phần lớn gạo được tiêu thụ tại chỗ ở nơi trồng trong khi các loại lương thực khác được xuất khẩu với lượng lớn hơn nhiều. Chẳng hạn ngô đứng sau lúa mì về sản lượng trao đổi, đạt khoảng 60 triệu tấn (chiếm khoảng 30% khối lượng trao đổi ngũ cốc). Nguyên nhân là do thị trường hạn chế, chỉ cần một thay đổi nhỏ của một nước sản xuất gạo cũng ảnh hưởng đến cung cầu và giá cả. Gạo là lương thực chủ yếu của các nước đang phát triển Một loạt các nước đang phát triển là khu vực sản xuất và tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới như Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan,.... Các nước châu Á và châu Phi tiêu thụ gạo nhiều nhất, chiếm tới 85% sản lượng gạo thế giới và chiều hướng này đang có xu hướng tăng dần. Chính vì vậy, mỗi khi có sự biến động về nhu cầu ở những nước tiêu thụ gạo chính như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Pakistan... thì cung cầu và giá gạo trên thị t
Luận văn liên quan